AI là tin xấu cho phương Nam toàn cầu

Nguồn: Rachel Adams, “AI Is Bad News for the Global South,” Foreign Policy, 17/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Làn sóng công nghệ sắp tới sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng toàn cầu.

Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi cấu trúc nền kinh tế toàn cầu của chúng ta, nhưng không nhất thiết là tất cả mọi người đều sẽ được hưởng lợi. Những người ủng hộ AI ca ngợi tiềm năng của nó trong việc giải quyết những thách thức toàn cầu khó khăn và thậm chí xóa đói giảm nghèo, nhưng thành tựu của nó trong lĩnh vực đó vẫn rất ít ỏi. Thay vào đó, bất bình đẳng toàn cầu hiện đang gia tăng. Những quốc gia là nơi phát triển AI và có khả năng dễ dàng đưa những công nghệ này vào ngành công nghiệp sẽ chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế. Nhưng phần còn lại của thế giới, nơi phải đối mặt với những rào cản quan trọng trong việc áp dụng AI, sẽ ngày càng tụt hậu. Continue reading “AI là tin xấu cho phương Nam toàn cầu”

Thách thức từ kỷ nguyên già hóa và suy giảm của dân số toàn cầu

Nguồn: Nicholas Eberstadt, “The Age of Depopulation,” Foreign Affairs, 10/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Làm sao để sống sót trong một thế giới già hóa?

Dù vẫn chưa có nhiều người nhận ra điều này, nhưng loài người sắp bước vào một kỷ nguyên mới của lịch sử. Hãy gọi đó là “thời đại suy giảm dân số.” Lần đầu tiên kể từ Cái chết Đen vào những năm 1300, dân số hành tinh sẽ suy giảm. Nhưng, trong khi lần sụt giảm dân số thời trung cổ là do một căn bệnh chết người do bọ chét gây ra, thì lần sụt giảm dân số sắp tới hoàn toàn là do những lựa chọn của con người. Continue reading “Thách thức từ kỷ nguyên già hóa và suy giảm của dân số toàn cầu”

Tại sao nhập cư hàng loạt tốt cho các xã hội Phương Tây?

Nguồn: Gideon Rachman, “In praise of mass immigration,” Financial Times, 22/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tỷ lệ nhập cư cao là dấu hiệu cho thấy một xã hội lành mạnh và năng động.

“Khi nhìn về phía trước, tôi chợt thấy có linh cảm. Giống như người La Mã, tôi như đang thấy sông Tiber sủi đầy máu…”

Đó là lời cảnh báo hồi năm 1968 của Enoch Powell về nguy cơ nhập cư ồ ạt vào Anh. Giờ đây, những người xem chính trị gia quá cố của Đảng Bảo thủ như một nhà tiên tri sẽ cảm thấy như mình được minh oan. Phản đối làn sóng nhập cư đang ngày càng trở thành vấn đề trọng tâm trong nền chính trị phương Tây. Continue reading “Tại sao nhập cư hàng loạt tốt cho các xã hội Phương Tây?”

Henry Kissinger và Graham Allison nói về cách kiểm soát vũ khí AI

Nguồn: Henry Kissinger và Graham Allison, “The Path to AI Arms Control,” Foreign Affairs, 13/10/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ và Trung Quốc phải hợp tác để ngăn chặn thảm họa.

Năm nay đánh dấu kỷ niệm 78 năm kết thúc cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại và bắt đầu thời kỳ không có chiến tranh giữa các cường quốc dài nhất trong thời hiện đại. Bởi vì Thế chiến II đã diễn ra chỉ hai thập niên sau Thế chiến I, nên bóng ma của Thế chiến III, với những vũ khí có sức tàn phá khủng khiếp đến mức có thể tiêu diệt toàn bộ nhân loại, đã bao trùm suốt nhiều thập niên Chiến tranh Lạnh. Khi Mỹ thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki buộc Nhật Bản phải đầu hàng vô điều kiện ngay lập tức, không ai có thể tưởng tượng được rằng thế giới sẽ chứng kiến một lệnh cấm sử dụng vũ khí hạt nhân trong bảy thập niên tới. Điều thậm chí còn khó tin hơn là, gần tám thập niên sau đó, chỉ còn 9 quốc gia có vũ khí hạt nhân. Khả năng lãnh đạo mà Mỹ thể hiện trong những thập niên này – để tránh xảy ra chiến tranh hạt nhân, làm chậm quá trình phổ biến vũ khí hạt nhân, và xây dựng một trật tự quốc tế mang lại hòa bình cho các cường quốc trong hàng chục năm – sẽ đi vào lịch sử như một trong những thành tựu quan trọng nhất của Mỹ. Continue reading “Henry Kissinger và Graham Allison nói về cách kiểm soát vũ khí AI”

Tại sao Tập Cận Bình bỗng lo lắng về an ninh lương thực của Trung Quốc?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “For Xi, China’s diet is too dependent on U.S., Ukraine,” Nikkei Asia, 01/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bắc Kinh hiện đang đảo ngược chính sách để có nhiều trang trại hơn rừng cây.

“Thối lâm hoàn canh” (Trả lại đất rừng để canh tác) là một khẩu hiệu thịnh hành trên mạng internet Trung Quốc dạo gần đây. Các video clip về công viên và rừng bị biến thành đất nông nghiệp đang lan truyền một cách chóng mặt.

Đối với những người biết đến quá khứ gần đây của Trung Quốc, đó là một thực tế  bị đảo ngược. Chính sách cơ bản của chính phủ trong hai thập niên qua là hoàn toàn ngược lại: “Thối canh hoàn lâm” (Biến đất canh tác thành rừng). Continue reading “Tại sao Tập Cận Bình bỗng lo lắng về an ninh lương thực của Trung Quốc?”

Đã đến lúc hình thành Đối tác Mỹ – Nhật về vấn đề đại dịch

Nguồn: James Gannon, It’s Time for a Japan-US Pandemic Partnership, The Diplomat, 20/01/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngoài trách nhiệm đạo đức, Nhật Bản và Mỹ có những lợi ích hấp dẫn trong việc hợp tác chặt chẽ hơn để ứng phó với đại dịch COVID-19 trên phạm vi quốc tế.

Omicron đang bắt đầu lan tràn khắp hai nước Mỹ và Nhật, làm cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa thủ tướng mới của Nhật Bản, Kishida Fumio, và Tổng thống Mỹ Joe Biden bị hoãn. Tạm thời, hai nhà lãnh đạo sẽ gặp mặt trong một hội nghị thượng đỉnh trực tuyến vào ngày 21/01. Sẽ là khôn ngoan nếu hai bên nhân cơ hội này chuẩn bị cơ sở cho việc khởi động quan hệ Đối tác Đại dịch Mỹ-Nhật nhằm giúp chấm dứt COVID-19 trên khắp thế giới. Continue reading “Đã đến lúc hình thành Đối tác Mỹ – Nhật về vấn đề đại dịch”

Cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung nhìn từ khía cạnh nhân khẩu học

Nguồn: Nicholas Eberstadt, “America Hasn’t Lost Its Demographic Advantage”, Foreign Affairs, 24/05/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ưu thế toàn cầu của Hoa Kỳ dựa rất nhiều vào yếu tố nhân khẩu học. Sau sự sụp đổ và tan rã của Liên Xô, Hoa Kỳ trở thành quốc gia đông dân thứ ba thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ. So với các nước phát triển khác, Hoa Kỳ duy trì mức sinh và nhập cư cao bất thường — một hiện tượng mà tôi gọi là “chủ nghĩa biệt lệ Hoa Kỳ về nhân khẩu học” trong một bài trên tạp chí này hồi năm 2019. Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, tổng dân số Hoa Kỳ và số lượng những người trong độ tuổi lao động (từ 20 đến 64 tuổi) đã tăng nhanh hơn so với các nước phát triển khác — và cũng nhanh hơn so với các đối thủ là Trung Quốc và Nga. Dân số trong độ tuổi lao động gia tăng thúc đẩy năng suất quốc gia ở các nền kinh tế nơi chính phủ có thể phát triển và khai thác thành công nguồn nhân lực. Đối với các quốc gia phúc lợi hiện đại, tốc độ già hóa dân số chậm hơn cũng giúp kéo dãn gánh nặng tài chính vốn được gây ra bởi các dàn xếp hiện tại. Continue reading “Cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung nhìn từ khía cạnh nhân khẩu học”

Đình chỉ bảo hộ bằng sáng chế vắc-xin Covid-19: Hiểu thế nào cho đúng?

Nguồn: Dalindyebo Shabalala, “US support for waiving COVID-19 vaccine patent rights puts pressure on drugmakers – but what would a waiver actually look like?”, The Conversation, 10/05/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Mỹ và Châu Âu đang tranh luận về việc đình chỉ bảo hộ bằng độc quyền sáng chế đối với vắc-xin Covid-19, một động thái có thể cho phép nhiều công ty tham gia sản xuất vắc-xin hơn trên phạm vi toàn thế giới. Tuy vậy, vấn đề này không đơn giản như chúng ta nghĩ.

Ngày 5 tháng 5 năm 2021, Hoa Kỳ tuyên bố họ ủng hộ ý tưởng tạm thời dừng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc-xin Covid-19, mặc dù tuyên bố này còn khá mơ hồ. Một số nước châu Âu vẫn phản đối đề xuất này ngay cả khi phạm vi của nó đã được thu hẹp.

164 thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sẽ phải mất nhiều tuần đàm phán để có thể đạt được bất cứ một thỏa thuận nào và sau đó cần thêm nhiều tháng nữa để bắt đầu quá trình sản xuất. Continue reading “Đình chỉ bảo hộ bằng sáng chế vắc-xin Covid-19: Hiểu thế nào cho đúng?”

Bài học từ COVID-19: Hiểm hoạ của công nghệ chỉnh sửa gen

Nguồn:  Vivek Wadhwa, “The Genetic Engineering Genie Is Out of the Bottle, Foreign Policy, 11/9/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Trận đại dịch tiếp theo có thể được tạo ra trong ga-ra để xe của một ai đó, chỉ cần sử dụng những kỹ thuật di truyền giá thành thấp và phổ biến.

Là người thường đưa ra những thuyết âm mưu, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng virus gây ra COVID-19 do con người cố tình tạo ra hoặc do một tai nạn trong phòng thí nghiệm tại Viện Virus học Vũ Hán, Trung Quốc. Việc virus bị phát tán không loại trừ khả năng là do một tai nạn nhưng trong trường hợp này, tác nhân gây bệnh không phải là một tổ hợp các loại virus đã biết như thường thấy đối với những thứ được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Một bài báo của tạp chí Nature Medicine từng kết luận: “Nếu ai đó đang tìm cách tạo ra một chủng coronavirus mới như một mầm bệnh thì họ sẽ tạo ra nó trên cơ sở của một loại virus gây bệnh đã được biết đến.” Continue reading “Bài học từ COVID-19: Hiểm hoạ của công nghệ chỉnh sửa gen”

Giải pháp nào để thế giới vượt qua khủng hoảng Covid-19?

Tác giả: Tạ Hoàng Tấn

Thế giới của chúng ta đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng mang tính thảm họa: Đại dịch Covid-19. Trong lịch sử thế giới hiện đại, chưa từng có một thời khắc nào mà loài người chúng ta phải đối diện với một cuộc khủng hoảng có quy mô rộng lớn đến như thế. Đại dịch Covid-19 đã tấn công loài người chúng ta trên khắp các chiến tuyến: Từ thành thị đến nông thôn, từ vùng biển đến vùng trời, từ châu Á sang châu Âu, từ châu Âu sang châu Mỹ… Không một vùng đất nào của Địa Cầu thoát khỏi sự kiềm tỏa của Đại dịch Covid-19. Đây thật sự là một cuộc khủng hoảng mang tính toàn cầu.

Đại dịch Covid-19 hầu như phá hủy hạ tầng y tế của nhiều quốc gia: Bệnh viện bị quá tải, máy thở không đủ để đáp ứng nhu cầu của người bệnh, khẩu trang không đủ cho người dân, đồ bảo hộ không đủ cho nhân viên y tế, hệ thống xét nghiệm không theo kịp tốc độ lây nhiễm… Chính vì những lý do này mà số ca nhiễm và số ca tử vong không ngừng gia tăng. Continue reading “Giải pháp nào để thế giới vượt qua khủng hoảng Covid-19?”

Cuộc đại di cư vì biến đổi khí hậu

Nguồn: The New York Times & ProPublica, 07/2020  

Lược dịch: Thôi Thanh Minh

Trong phần lớn lịch sử nhân loại, con người đã sống trong một khoảng dao động nhiệt độ rất hẹp, tại những nơi mà khí hậu cho phép sản xuất dư thừa thức ăn. Nhưng khi hành tinh chúng ta ấm dần, vành đai sống đột ngột bị dịch chuyển về phía Bắc. Theo một nghiên cứu tiên phong gần đây trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences (Hoa Kỳ), nhiệt độ Trái Đất trong 50 tới có thể sẽ tăng với mức độ lớn hơn cả 6000 năm trước cộng lại. Những vùng cực nóng, giống như sa mạc Sahara, hiện chiếm ít hơn 1% diện tích đất của hành tinh, đến năm 2070 sẽ chiếm đến 1/5 diện tích và có thể sẽ đẩy 1/3 dân số bấy giờ ra ngoài vùng khí hậu thích hợp mà con người đã phát triển trong hàng ngàn năm. Nhiều người sẽ cố trụ lại, chịu đựng cái nóng, cái đói và hỗn loạn chính trị, nhưng những người khác sẽ buộc phải bước đi. Một nghiên cứu năm 2017 của Science Advances cho thấy rằng đến năm 2100, nhiệt độ sẽ tăng đến mức ở nhiều nơi, trong đó bao gồm một số vùng của Ấn Độ và Đông Trung Quốc, chỉ ra ngoài trong một vài giờ thôi cũng khiến cả những người khoẻ mạnh nhất phải tử vong. Continue reading “Cuộc đại di cư vì biến đổi khí hậu”

Hai mặt đối lập của ‘chủ nghĩa cộng sản tự do’

Nguồn: Slavoj Žižek, “Nobody has to be vile: The Philanthropic Enemy”, London Review of Books, 06/04/2006.

Người dịch: Lê Thành Trung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Từ năm 2001, Davos và Porto Alegre đã trở thành cặp thành phố sinh đôi của toàn cầu hóa: Davos, một khu nghỉ dưỡng xa hoa ở Thụy Sĩ, nơi giới tinh hoa của thế giới trong lĩnh vực quản lý, chính trị và truyền thông góp mặt ở Diễn đàn Kinh tế Thế giới, dưới sự bảo vệ nghiêm ngặt của cảnh sát, để thuyết phục chúng ta (và cả bọn họ) rằng toàn cầu hóa là phương thuốc tốt nhất; Porto Alegre, thành phố cận nhiệt đới ở Brazil, nơi nhóm người chống lại tầng lớp thượng lưu và phản đối toàn cầu hóa tụ họp để thuyết phục chúng ta (và cả bọn họ) rằng chủ nghĩa toàn cầu hóa tư bản không phải là định mệnh không thể tránh khỏi – như khẩu hiệu chính thức của họ rằng ‘một thế giới khác là điều có thể’. Tuy nhiên, dường như những buổi gặp mặt ở Porto Alegre không còn giữ được năng lượng vốn có – chúng ta dần nghe ít tin tức về họ hơn trong những năm qua. Những ngôi sao sáng của Porto Alegre nay đâu rồi? Continue reading “Hai mặt đối lập của ‘chủ nghĩa cộng sản tự do’”

Con đường tới thế giới bền vững

Tác giả: Lê Trung Kiên & Lê Đình Tĩnh

Trong bối cảnh tình hình thế giới ngày càng trở nên bất định, chủ nghĩa bảo hộ, dân túy gia tăng, tác động nhiều mặt tới quá trình  toàn cầu hóa, hội nhập và liên kết kinh tế, đồng thời đặt ra những vấn đề cơ bản về quản trị và mô hình phát triển của từng quốc gia. Sự xung đột giữa các mô hình phát triển khác nhau không chỉ ảnh hưởng tới triển vọng kinh tế toàn cầu mà còn liên quan tới đời sống của hảng tỷ người dân của các quốc gia liên quan. Tháng 1/2020, Tạp chí Foreign Affairs xuất bản Chuyên san “Con đường tới thế giới bền vững” tổng hợp hơn 20 bài báo đáng chú ý nhất đã xuất bản trên Tạp chí liên quan tới các chủ đề thảo luận của Hội nghị thường niên Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) Davos 2020. Bài viết này giới thiệu tóm lược các nội dung của Chuyên san trên liên quan đến chủ đề  mô hình phát triển kinh tế thế giới, các vấn đề đặt ra và giải pháp để ứng phó. Continue reading “Con đường tới thế giới bền vững”

Phân tích hệ lụy của đại dịch Covid-19 đối với Đông Nam Á

Tác giả: Bilahari Kausikan

Dịch bệnh Covid-19 dường như đã đạt đỉnh tại Trung Quốc. Ban đầu, Trung Quốc xử lý khủng hoảng thiếu khéo léo khi không phổ biến thông tin, tạo điều kiện cho virus lan ra khắp Trung Quốc và vượt ra khỏi biên giới. Nhưng các biện pháp hà khắc mà chỉ hệ thống xã hội chủ nghĩa kiểu Lênin có khả năng áp dụng đã giúp kiểm soát bệnh dịch, mặc dù khá tốn kém chi phí. Dù sao, Trung Quốc không phải gánh chịu tổn thất cho tất cả các biện pháp đó. Tâm chấn toàn cầu hiện đang ở châu Âu và ngày càng có xu hướng lan sang Mỹ. Giống như Trung Quốc, phương Tây dò dẫm những phản ứng ban đầu. Các nền dân chủ chậm phản ứng cho đến khi bị sốc thành hành động. Tuy nhiên, đây là những hệ thống kiên cường với khả năng kinh tế, khoa học và hành chính mạnh mẽ, và các hệ thống này đã bắt đầu phát huy tác dụng. Các phí tổn cho tất cả mọi người sẽ lớn. Tuy nhiên, sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi cuối cùng họ sẽ nắm bắt được căn bệnh và kiểm soát nó theo cách riêng của họ. Continue reading “Phân tích hệ lụy của đại dịch Covid-19 đối với Đông Nam Á”

Tại sao Hoa Kỳ bất ngờ trước đại dịch Covid-19?

Nguồn: Jeffrey Frankel, “Foreseeable Unforeseeables”, Project Syndicate, 27/03/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Các sự kiện như đại dịch COVID-19, vụ sụp đổ thị trường nhà ở tại Mỹ năm 2007-2009 và các cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 thường được gọi là sự kiện “thiên nga đen”. Thuật ngữ này có nghĩa là không ai có thể đoán trước chúng sẽ xảy ra. Nhưng, trên thực tế, những sự kiện này đều liên quan đến những ẩn số đã biết (known unknowns), hơn là những gì cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Donald Rumsfeld từng gọi là “ẩn số chưa biết” (unknown unknowns).

Rốt cuộc, trong mỗi trường hợp, các nhà phân tích am hiểu đều biết được không chỉ điều đó có thể xảy ra, mà còn cả khả năng nó sẽ xảy ra trên thực tế nữa. Mặc dù tính chất và thời điểm chính xác của những sự kiện này không thể dự đoán được với độ chính xác cao, nhưng mức độ nghiêm trọng của hậu quả là có thể đoán được. Nếu các nhà hoạch định chính sách đã xem xét các rủi ro và thực hiện các bước phòng ngừa trước, họ có thể đã ngăn chặn hoặc giảm nhẹ được thiệt hại do thảm họa. Continue reading “Tại sao Hoa Kỳ bất ngờ trước đại dịch Covid-19?”

Thận trọng với sự phình to quyền lực nhà nước trong đại dịch

Nguồn: The state in the time of covid-19”, The Economist, 26/03/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Chỉ trong vài tuần, một con virus có đường kính một phần mười nghìn milimet đã biến đổi các nền dân chủ phương Tây. Các nước đã đóng cửa các doanh nghiệp và buộc người dân ở nhà. Họ đã hứa chi hàng nghìn tỷ đô la để giữ cho nền kinh tế không sụp đổ. Nếu Hàn Quốc và Singapore là một chỉ dẫn, quyền riêng tư y tế và điện tử sắp bị gạt sang một bên. Đó là sự mở rộng mạnh mẽ nhất của quyền lực nhà nước kể từ sau Thế chiến II.

Hết điều cấm kỵ này đến điều cấm kỵ khác đã bị phá vỡ. Không chỉ dưới hình thức đe dọa phạt tiền hoặc bỏ tù đối với những người bình thường làm những việc bình thường, mà còn về quy mô và phạm vi của vai trò chính phủ trong nền kinh tế. Ở Mỹ, Quốc hội đã sẵn sàng thông qua một gói cứu trợ trị giá gần 2 nghìn tỉ đô la, tương đương 10% GDP, gấp đôi những gói cứu trợ được hứa hẹn trong giai đoạn 2007-09. Bảo đảm tín dụng của Anh, Pháp và các quốc gia khác tương đương 15% GDP. Các ngân hàng trung ương đang in thêm tiền và sử dụng nó để mua những tài sản mà họ từng từ chối. Ít nhất, các chính phủ đang tìm cách ngăn chặn tình trạng phá sản trong một thời gian. Continue reading “Thận trọng với sự phình to quyền lực nhà nước trong đại dịch”

Màu sắc địa chính trị trong trợ giúp y tế của Trung Quốc cho Ý

Nguồn: Theresa Fallon, “China, Italy, and Coronavirus: Geopolitics and Propaganda”, The Diplomat, 20/03/2020.

Biên dịch: Đỗ Minh Châu

Ở Ý, Trung Quốc không còn được xem như là quốc gia khởi nguồn của dịch COVID-19, mà là một người bạn trong thời điểm hoạn nạn.

Ý đã luôn là một phần thưởng địa chính trị hậu hĩnh trong mọi thời đại bởi vị trí chiến lược của nó giữa Địa Trung Hải cũng như sự thịnh vượng và các kỹ năng hữu dụng của người dân nơi đây. Và bây giờ, đã đến lượt của một cường quốc đang trỗi dậy – Trung Quốc- để tìm cách mở rộng ảnh hưởng của mình tại đây.

Năm ngoái, Ý đã ký một Bản ghi nhớ với Trung Quốc về việc tham gia Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường. Ý là quốc gia G-7 đầu tiên và cho đến nay là duy nhất tham gia. Sau nhiều năm trì trệ, Ý hy vọng sẽ mang lại một động lực cần thiết cho tăng trưởng kinh tế qua việc hợp tác với Trung Quốc. Động thái này đã bị các đồng minh của Ý ở phương Tây chế nhạo và gây tranh cãi trong nước, với một thành viên trong chính phủ liên minh hiện nay (Đảng cánh hữu Lega của nguyên phó thủ tướng Matteo Salvini) chống lại nó. Tuy nhiên sau tất cả, việc ký Bản ghi nhớ đã không mang lại cho Ý nhiều hợp đồng từ Trung Quốc hơn so với những quốc gia không làm vậy – ví dụ như Pháp. Continue reading “Màu sắc địa chính trị trong trợ giúp y tế của Trung Quốc cho Ý”

Covid-19 và virus của nỗi sợ hãi

Nguồn: Ian Buruma, “The Virus of Fear”, Project Syndicate, 06/03/2020.

Biên dịch: Đỗ Minh Châu

Vào tháng 9 năm 1923, trận động đất lớn Kanto đã tàn phá phần lớn Tokyo, chủ yếu là do bão lửa. Tin đồn lan truyền, và thường được lặp lại trên báo chí chính thống, cáo buộc những người Triều Tiên, một nhóm thiểu số còn nghèo và bị coi thường, đã lên kế hoạch lợi dụng thảm họa bằng cách bắt đầu một cuộc bạo loạn. Dân phòng Nhật Bản, được trang bị gươm, giáo tre, và thậm chí cả súng, đã truy lùng bất cứ ai nghe hoặc nhìn giống người Triều Tiên. Có tới 6.000 người đã bị sát hại trong khi cảnh sát thờ ơ và đôi khi tham gia cùng.

Đây không phải là một hiện tượng chỉ xảy ra tại riêng Nhật Bản. Những vụ đám đông tàn sát các dân tộc thiểu số vẫn còn quá phổ biến. Khi người Hindu giáo bắt đầu giết người Hồi giáo ở Delhi gần đây, cảnh sát Ấn Độ rất thụ động, hoặc cũng đồng lõa như chính quyền Nhật Bản năm 1923. Người ta không cần quay lại lịch sử châu Âu hay Mỹ quá xa để tìm ra những trường hợp tương tự, hoặc thậm chí những vụ giết người hàng loạt tồi tệ hơn. Continue reading “Covid-19 và virus của nỗi sợ hãi”

Tại sao đại dịch kiểu cúm Tây Ban Nha sẽ không lặp lại?

Nguồn: Jeremy Brown, “The Coronavirus Is No 1918 Pandemic, The Atlantic, 03/03/2020.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chúng ta vừa mới tưởng niệm 100 năm Đại dịch Cúm Tây Ban Nha 1918, trận dịch kéo dài chỉ vài tháng nhưng đã giết chết 50 đến 100 triệu người trên khắp thế giới, bao gồm 675.000 người ở Mỹ. Trận dịch tiếp tục được xem như một thước đo, và nhiều nhà bình luận đã so sánh nó với đợt bùng phát coronavirus mới. Dù vậy, điều quan trọng nhất trong phép so sánh này không phải là sự tương đồng giữa chúng, mà trái lại chính là tiến bộ to lớn ngành y học của chúng ta đã đạt được sau một thế kỷ. Dù chuyện gì xảy ra tiếp theo, cũng sẽ không có một 1918 thứ hai. Continue reading “Tại sao đại dịch kiểu cúm Tây Ban Nha sẽ không lặp lại?”

Hậu quả địa chính trị của dịch nCoV

Tác giả: Ridvan Bari Urcosta | Giới thiệu: Minh Anh

Điều gì sẽ xảy ra nếu các kịch bản tồi tệ nhất về nCoV trở thành hiện thực và dịch bệnh này phát triển nhanh hơn so với các biện pháp phòng ngừa mà cộng đồng quốc tế và Trung Quốc đang triển khai? Dịch viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra ở Trung Quốc có thể sẽ đạt đỉnh vào tháng này. Trong bối cảnh đó, hãy cùng nhau xem xét các hậu quả  địa chính trị và kinh tế của dịch bệnh này.

Dịch nCoV bùng phát vào thời điểm đà tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang chậm lại, nợ công tăng lên, nhu cầu nội địa suy giảm và cuộc chiến thương mại với Mỹ vẫn tiếp diễn. Tỷ lệ tăng trưởng GDP 6,1% trong năm 2019 gần chạm mức thấp nhất trong ngưỡng mục tiêu mà Bắc Kinh đặt ra và giảm mạnh so với con số 6,6% của năm 2018. Hôm 15/1, Trung Quốc và Mỹ đã ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, bước đầu cho  việc kết thúc cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Tuy nhiên, chưa kịp vui mừng thì chỉ vài ngày sau đó, dịch nCoV đã bắt đầu trở nên nghiêm trọng. Continue reading “Hậu quả địa chính trị của dịch nCoV”