#209 – Chương trình “Mười bốn điểm” của Tổng thống Wilson

131025102010-woodrow-wilson-story-top

Nguồn: “Woodrow Wilson’s ‘Fourteen Points’”, in Arthur S. Link et al., eds., The Papers of Woodrow Wilson, vol. 45 (1984), 536.>>PDF

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Lời giới thiệu: Ngày 18/1/1918, tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson đã phát biểu trước Quốc hội Hoa Kỳ, tuyên bố rằng việc Hoa Kỳ tham gia vào Thế chiến I là do các nguyên nhân về đạo đức. Trong bài phát biểu của mình, ông đã đề xuất 14 điểm tập trung vào các nguyên tắc theo hơi hướng tự do chủ nghĩa, ví dụ như tự do thương mại, thỏa thuận mở, dân chủ và quyền tự quyết của các dân tộc. Các đề xuất của ông sau đó đã trở thành nền tảng cho các điều khoản dẫn tới sự đầu hàng của nước Đức. Bài phát biểu về Chương trình “14 điểm” của Wilson cũng được coi là một bài đọc nền tảng về chủ nghĩa tự do trong các khóa học về Lý thuyết Quan hệ quốc tế. Dự án Nghiencuuquocte.net xin trân trọng giới thiệu bản dịch của bài đọc quan trọng này!   Continue reading “#209 – Chương trình “Mười bốn điểm” của Tổng thống Wilson”

#165 – Lý thuyết giản lược và lý thuyết hệ thống

Nguồn: Kenneth N. Waltz (1979). “Reductionist and Systemic Theories” (Chapter 4) in K. N. Waltz, Theory of International Politics (Reading, Mass.: Addison-Wesley Pub. Co.), pp. 60-78.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Theory of International Politics

Các Chương 23 ở trên mang tính phê phán rất cao. Nói gì thì nói, phê phán là một công việc mang tính tiêu cực nhưng nhằm đạt được kết quả tích cực sau này. Để có được những kết quả tích cực như vậy, trong chương này tôi sẽ suy xét lại các thiếu sót lý thuyết đã được chỉ ra ở các chương trước, sau đó chỉ ra một lý thuyết chính trị quốc tế mang tính hệ thống bao gồm những gì, cái gì một lý thuyết như vậy có thể mang lại và cái gì nó không thể. Continue reading “#165 – Lý thuyết giản lược và lý thuyết hệ thống”

#114 – Bản chất của quyền lực quốc gia

Nguồn: Hans J. Morgenthau (1948). “The Essence of National Power”, in H.J. Morgenthau, Politics among Nations: The Struggle for Power and Peace (New York, NY: Alfred A. Knopf), pp. 73-79.

Biên dịch: Phạm Khánh Ly | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

1. Quyền lực quốc gia là gì?

Chúng ta đã nói rằng khi đề cập đến khái niệm quyền lực (hay sức mạnh), chúng ta muốn nói tới quyền lực của một người chi phối tư tưởng và hành động của những người khác, một hiện tượng được tìm thấy bất kể khi nào có loài người sống và tương tác với nhau trong xã hội. “Quyền lực của một đất nước” hay “quyền lực quốc gia” đã được thảo luận như thể một khái niệm hiển nhiên, đã được giải thích khá đầy đủ bởi những gì chúng ta đã nói về quyền lực nói chung. Tuy nhiên, mặc dù chúng ta dễ dàng hiểu rằng các cá nhân đều tìm kiếm quyền lực, nhưng khát vọng về quyền lực trong các quần thể được gọi là các quốc gia sẽ được lý giải ra sao? Quốc gia là gì? Chúng ta muốn nói lên điều gì khi gắn những khát vọng và hành động cho một quốc gia? Continue reading “#114 – Bản chất của quyền lực quốc gia”

#113 – Lý thuyết giản lược

Nguồn: Kenneth N. Waltz (1979). “Reductionist Theories” (Chapter 2) in K. N. Waltz, Theory of International Politics (Reading, Mass.: Addison-Wesley Pub. Co.), pp. 18-37.

Biên dịch: Trần Xuân Thủy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Theory of International Politics

Một trong những mặt đáng thất vọng của các nghiên cứu chính trị quốc tế là việc năng lực giải thích đạt được những tiến bộ rất ít ỏi bất chấp khối lượng công việc khổng lồ đã được thực hiện trong những thập niên gần đây. Không có gì tăng lên, kể cả là những lời phê bình. Thay vào đó, một vài kiểu tóm tắt, những lời phê bình hời hợt được lặp đi lặp lại, và cả những sai lầm cũng được lặp lại. Thay vì thêm vào hàng tá những nghiên cứu có sẵn, Continue reading “#113 – Lý thuyết giản lược”

#104 – Chủ nghĩa tự do và nền chính trị thế giới

 

Nguồn: Michael W. Doyle (1986). “Liberalism and World Politics”, The American Political Science Review, Vol. 80, No. 4 (Dec.), pp. 1151-1169.>>PDF

Biên dịch: Phạm Trang Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #58 – Dân chủ có đem lại hòa bình hay không?

Dựa trên lượng văn liệu ngày càng nhiều về khoa học chính trị quốc tế, tôi khảo sát lại tuyên bố truyền thống của chủ nghĩa tự do rằng các chính phủ được xây dựng trên cơ sở tôn trọng tự do cá nhân thực hiện việc “kiềm chế” và “các ý định hòa bình” trong chính sách đối ngoại của họ. Tôi xem xét ba truyền thống lý thuyết khác biệt của chủ nghĩa tự do, thuộc về ba nhà lý thuyết: Schumpeter, một nhà tư bản dân chủ mà cách giải thích của ông về thuyết hòa bình nhờ dân chủ thường được chúng ta viện dẫn; Machiavelli, một nhà cộng hòa cổ điển mà hào quang của ông là một chủ nghĩa đế quốc chúng ta thường thực hành; và Kant, một nhà cộng hòa tự do mà lý thuyết về chủ nghĩa quốc tế của ông là lời giải thích tốt nhất cho thực tế của chúng ta. Bất chấp những mâu thuẫn của thuyết hòa bình dân chủ và chủ nghĩa đế quốc tự do, tôi thấy rằng, với Kant và các nhà cộng hòa dân chủ khác, chủ nghĩa tự do đã để lại một di sản nhất quán cho quan hệ đối ngoại. Các nhà nước tự do khác với các loại nhà nước khác. Chúng thực sự hòa bình. Nhưng chúng cũng có xu hướng tạo ra chiến tranh (với các nước phi tự do – NHĐ). Các nhà nước tự do đã tạo ra một nền hòa bình riêng biệt, như Kant đã tranh luận rằng chúng sẽ như vậy, và cũng đã phát hiện những nguyên nhân bắt nguồn từ các tư tưởng tự do dẫn tới sự hiếu chiến, điều ông đã lo ngại sẽ xảy ra. Tôi kết luận bằng cách lập luận rằng sự khác biệt giữa chủ nghĩa hòa bình dân chủ, chủ nghĩa đế quốc tự do, và chủ nghĩa quốc tế của Kant không phải điều bất thường. Chúng có nguồn gốc từ các quan niệm khác nhau về công dân và nhà nước. Continue reading “#104 – Chủ nghĩa tự do và nền chính trị thế giới”

#69 – Cấu trúc vô chính phủ và cân bằng quyền lực

european_union2

Nguồn: Kenneth N. Waltz (1979). “Anarchic Orders and Balances of Power” (Chapter 6) in K. N. Waltz,Theory of International Politics (Reading, Mass.: Addison-Wesley Pub. Co.), pp. 102-128.

Biên dịch: Phạm Trang Nhung | Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Chúng ta còn hai việc phải làm: một là nghiên cứu các đặc tính của vô chính phủ và các dự tính về kết cục của những thể chế vô chính phủ; hai là nghiên cứu xem những dự tính này thay đổi như thế nào khi cấu trúc của một hệ thống vô chính phủ thay đổi thông qua những thay đổi trong cán cân sức mạnh giữa các quốc gia. Nhiệm vụ thứ hai, mà tôi giải quyết ở chương 7, 8 và 9, đòi hỏi việc so sánh nhiều hệ thống quốc tế khác nhau. Nhiệm vụ thứ nhất, sẽ được tôi tập trung giải quyết ngay bây giờ, được thực hiện tốt nhất bằng cách so sánh giữa hành vi và kết quả trong các môi trường vô chính phủ và có thứ bậc. Continue reading “#69 – Cấu trúc vô chính phủ và cân bằng quyền lực”

#54 – Sự va chạm giữa các nền văn minh?

Islamophobia-293x300

Nguồn: Samuel P. Huntington (1993). “The Clash of Civilizations?” Foreign Affairs, No. 72 (Summer), pp. 22-49.>>PDF

Biên dịch: Lưu Ngọc Trâm | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hình thái tiếp theo của xung đột

Chính trị thế giới đang bước vào một giai đoạn mới, và các nhà trí thức đã không hề ngần ngại đưa ra vô số quan điểm về hình hài của nó – sự cáo chung của lịch sử, sự trở lại của mối thâm thù giữa các quốc gia – dân tộc, và sự suy tàn của các quốc gia – dân tộc dưới sức ép của chủ nghĩa bộ lạc, chủ nghĩa toàn cầu và các chủ nghĩa khác. Mỗi quan điểm đều nắm bắt một khía cạnh nào đó của hiện thực đang hình thành. Tuy nhiên tất cả đều không nắm bắt được một khía cạnh quan trọng, thực tế là trung tâm, của hình hài khả dĩ của chính trị thế giới trong những năm sắp tới. Continue reading “#54 – Sự va chạm giữa các nền văn minh?”

#49 – Quyền lực chính trị

qlchinhtri

Nguồn: Hans J. Morgenthau (1948). “Political Power”, in H.J. Morgenthau, Politics among Nations: The Struggle for Power and Peace (New York, NY: Alfred A. Knopf), pp. 13-20.

Biên dịch: Võ Hoàng Phương Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

I. Quyền lực chính trị là gì?[1]

Chính trị quốc tế, giống như mọi loại chính trị khác, là một cuộc tranh giành quyền lực. Bất kể mục đích cuối cùng của chính trị quốc tế là gì, quyền lực luôn luôn là mục đích tức thì. Chính trị gia và các dân tộc có thể rốt cuộc muốn tìm kiếm tự do, an ninh, sự thịnh vượng, hay chính bản thân quyền lực. Họ có thể xác định mục tiêu của mình trên góc độ lý tưởng về tôn giáo, triết học, kinh tế hoặc xã hội. Họ có thể hy vọng rằng những lý tưởng trên có thể thành hiện thực thông qua chính nội lực của mình, qua sự can thiệp của Chúa trời, hoặc thông qua sự phát triển tự nhiên của những vấn đề nhân sinh. Continue reading “#49 – Quyền lực chính trị”

#37 – Quá trình kiến tạo xã hội của chính trị cường quyền

world-politics_full_600

Nguồn: Alexander Wendt (1992). “Anarchy is what States Make of it: The Social Construction of Power Politics”, International Organization, Vol. 46, No. 2 (Spring), pp. 391-425. >>PDF

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Cuộc tranh luận giữa trường phái hiện thực và trường phái tự do lại nổi lên như là trục chính của các lý thuyết quan hệ quốc tế.[1] Vốn chủ yếu tập trung vào các lý thuyết về bản chất con người từ lần tranh luận trước, lần tranh luận này quan tâm nhiều hơn đến vấn đề các quốc gia bị ảnh hưởng như thế nào bởi “cấu trúc” (tình trạng vô chính phủ và phân bổ quyền lực), “tiến trình” (tác động qua lại [giữa các quốc gia] và sự học hỏi [hành vi nào là thích hợp trong hệ thống quan hệ quốc tế vô chính phủ như vậy]) và các thể chế (institutions). Liệu có phải chính sự thiếu vắng một quyền lực chính trị siêu nhà nước đã buộc các quốc gia phải thi hành chính sách chính trị cường quyền? Liệu các thiết chế (regimes) quốc tế có giải quyết được tình trạng này, và với điều kiện nào? Trong tình trạng vô chính phủ cái gì là cho trước và bất biến, còn cái gì có thể thay đổi được? Continue reading “#37 – Quá trình kiến tạo xã hội của chính trị cường quyền”

#36 – Sự cáo chung của lịch sử?

wwall_1109

Nguồn: Francis Fukuyama (1989). “The End of History?”, The National Interest, No. 16 (Summer), pp. 3-18. >>PDF

Biên dịch: Nguyễn Phú Lợi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Lời giới thiệu: Năm 1989, khi những cải cách ở Trung Quốc và Liên Xô đang diễn ra sâu rộng và cuộc Chiến tranh Lạnh chuẩn bị chính thức kết thúc, Francis Fukuyama đã xuất bản bài viết gây tiếng vang “Sự cáo chung của lịch sử?” trên tạp chí The National Interest. Dựa trên các tư tưởng của Hegel, Fukuyama cho rằng vào thời điểm bấy giờ có thể coi lịch sử đã “cáo chung” theo nghĩa rằng “đó là điểm kết thúc trong cuộc tiến hóa tư tưởng của loài người và sự phổ quát hóa của dân chủ tự do phương Tây với tư cách là thể thức cuối cùng của sự cai trị con người” bởi các hệ tư tưởng cạnh tranh, điển hình là chủ nghĩa Mác-Lênin, đã bị đánh bại. Dù nhiều luận điểm trong bài viết còn gây tranh cãi nhưng rõ ràng đây là một bài viết có nhiều ảnh hưởng, thể hiện qua việc đến nay đã được trích dẫn hơn 10.000 lần. Nghiencuuquocte.net xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc bản dịch của bài viết này. Continue reading “#36 – Sự cáo chung của lịch sử?”

#34 – Chính trị quốc tế: Một cách tiếp cận kép

League-of-Nations-Manchuria

Nguồn: Hans J. Morgenthau (1948). “International Politics: A Dual Approach”, in H.J. Morgenthau, Politics among Nations: The Struggle for Power and Peace (New York, NY: Alfred A. Knopf), pp. 3-9.

Biên dịch: Cao Phương Ngọc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Lời giới thiệu: Năm 1948, tác giả Hans J. Morgenthau xuất bản cuốn sách Politics among Nations: The Struggle for Power and Peace [Chính trị giữa các quốc gia: Cuộc đấu tranh vì quyền lực và hòa bình]. Cuốn sách giới thiệu khái niệm “chủ nghĩa hiện thực” trong chính trị, trên nền tảng đó trình bày về vấn đề chính trị cường quyền trong quan hệ quốc tế, nhấn mạnh vai trò của yếu tố quyền lực trong định hình chính sách và cách hành xử giữa các quốc gia với nhau. Tác phẩm đã đưa Morgenthau trở thành một trong những người có ảnh hưởng nhất không chỉ đối với giới học giả mà còn cả giới làm chính sách đối ngoại ở Mỹ cũng như các nước khắp thế giới từ sau Thế chiến thứ hai. Cuốn sách cũng đã trở thành một trong những tác phẩm kinh điển đối với  lĩnh vực nghiên cứu quan hệ quốc tế. Vì vậy, từ số này, Nghiencuuquocte.net sẽ lựa chọn và lần lượt giới thiệu tới quý độc giả một số chương tiêu biểu của cuốn sách. Xin mời các bạn đón đọc. Continue reading “#34 – Chính trị quốc tế: Một cách tiếp cận kép”

#32 – Chiến tranh là một công cụ của chính sách

Spanish-american-war

Nguồn: Carl von Clausewitz (2007). “War is an Instrument of Policy”, in C. v. Clausewitz, On War, translated by Michael Howard & Peter Paret (Oxford: Oxford University Press), pp. 252-258.

Biên dịch: Phạm Trang Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đến nay chúng ta đã xem xét sự không tương hợp giữa chiến tranh và mọi mối quan tâm khác của con người, dù là về mặt cá nhân hay xã hội – một sự khác biệt xuất phát từ bản chất của con người, và do vậy không có triết lý nào có thể giải quyết. Chúng ta đã khảo sát sự không tương hợp này từ nhiều góc độ do đó không có bất kì yếu tố mâu thuẫn nào của nó còn bị bỏ sót. Bây giờ chúng ta phải tìm ra sự thống nhất mà những yếu tố mâu thuẫn này kết hợp nên trong đời thực, Continue reading “#32 – Chiến tranh là một công cụ của chính sách”

#27 – Nguồn gốc hành vi của Liên Xô

Stalin poses ad demagod WW2 Propaganda Poster

Nguồn: X (George F. Kennan) (1947), “The Sources of Soviet Conduct”, Foreign Affairs, No. 25 (July), pp. 566-582. >>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thị Hạnh | Hiệu đính: Bùi Hải Thiêm

Lời giới thiệu: Năm 1947, một bài viết có tựa đề “Nguồn gốc hành vi của Liên Xô” được đăng trên tạp chí Foreign Affairs dưới bút danh X đã trở thành tâm điểm của dư luận nước Mỹ. Bài viết đề cập những yếu tố như cách thức vận hành, nền tảng quyền lực và thế giới quan của chính quyền Liên Xô, phân tích những thách thức mà nước này đặt ra cho Mỹ và các nước phương Tây, đồng thời đề xuất các giải pháp ứng phó. Bài viết thực tế bắt nguồn từ một bức điện mà George F. Kennan, Phó Đại sứ Mỹ tại Matx-cơ-va, gửi về cho Bộ Quốc phòng Mỹ vào năm 1946. Bức điện và bài viết của Kennan được coi là một trong những nền tảng quan trọng dẫn tới chính sách ngăn chặn của Mỹ đối với Liên Xô, thúc đẩy sự ra đời của cuộc Chiến tranh Lạnh chia rẽ hai nước này cũng như nền chính trị thế giới trong suốt hơn 40 năm. Đây cũng là một bài đọc kinh điển thường được đưa vào tập bài đọc nhập môn chuyên ngành Quan hệ quốc tế của các trường đại học trên thế giới. Ban Biên tập Nghiencuuquocte.net xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc bài viết quan trọng này. Continue reading “#27 – Nguồn gốc hành vi của Liên Xô”

#22 – Quy luật và Lý thuyết

IAPC_mainimg

Nguồn: Waltz, Kenneth N. (1979). “Laws and Theories” (Chapter 1) in K. N. Waltz, Theory of International Politics (Reading, Mass.: Addison-Wesley Pub. Co.), pp. 1-17.

Biên dịch: Nguyễn Hướng Đạo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp, Nguyễn Võ Dân Sinh

Tôi viết cuốn sách này với ba mục tiêu: thứ nhất, khảo sát những lý thuyết chính trị quốc tế cùng với cách thức nghiên cứu các vấn đề liên quan vốn được cho là cơ bản và quan trọng về mặt lý thuyết; thứ hai, xây dựng một lý thuyết chính trị quốc tế nhằm sửa chữa và cải thiện những sai lầm trong các lý thuyết hiện tại; và thứ ba, đưa ra một số ứng dụng của lýthuyết vừa được đưa ra. Nhưng việc cần làm trước tiên để có được kết quả ấn tượng đó là chỉ ra lý thuyết là gì và đâu là các yêu cầu đối với việc kiểm chứng chúng. Continue reading “#22 – Quy luật và Lý thuyết”

#18 – Chủ nghĩa hiện thực cấu trúc sau Chiến tranh Lạnh

missiles

Nguồn: Waltz, Kenneth N. (2000). “Structural Realism after the Cold War”, International Security, Vol. 25, No. 1. (Summer, 2000), pp. 5-41.

Biên dịch: Lưu Bảo Nam Dung | Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Một bộ phận các nhà nghiên cứu chính trị quốc tế tin rằng chủ nghĩa hiện thực đã trở nên lỗi thời.[1] Theo họ, mặc dù các khái niệm của chủ nghĩa hiện thực về tình trạng vô chính phủ, nguyên tắc tự cứu và cân bằng quyền lực có thể phù hợp trong quá khứ nhưng nay đã bị thay thế do tình hình thay đổi và bị áp đảo bởi các tư tưởng tốt hơn. Thời đại mới cần những tư tưởng mới. Tình hình chuyển biến yêu cầu các lý thuyết hoặc phải được xem xét lại hoặc phải được thay thế bởi những lý thuyết hoàn toàn khác. Continue reading “#18 – Chủ nghĩa hiện thực cấu trúc sau Chiến tranh Lạnh”

#7 – Cuộc đối thoại ở Melos

Discurso_funebre_pericles-2

Nguồn: Thucydides, “The Melian Dialogue”, History of the Peloponnesian War (Harmondsworth: Penguin Classics, 1954), pp. 400-408.

Biên dịch và Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Lời giới thiệu: Cuốn sách Lịch sử cuộc Chiến tranh Peloponnesse của Thucydides miêu tả lại cuộc xung đột giữa thành Athens và thành Sparta diễn ra từ năm 431 đến năm 404 TCN, liên quan đến phần lớn các thành bang của Hy Lạp ở phía bên này hay bên kia cuộc chiến. Melos, một hòn đảo nhỏ nằm ở ngoài khơi bờ biển phía đông nam của Hy Lạp, cố gắng giữ độc lập và trung lập nên đã chống lại nỗ lực của Athens trong việc biến họ thành một nước chư hầu triều cống. Athens sau đó cử một đội quân viễn chinh tới chinh phạt hòn đảo, hay ít nhất buộc nó tham gia vào liên minh với mình. Trước khi ra lệnh tấn công, các tướng lĩnh Athens đã cử người tới thương lượng với người Melos. Trong cuộc thương lượng đó, câu nói “kẻ mạnh làm bất cứ những gì mình có thể, còn kẻ yếu thì phải chấp nhận những gì họ phải chấp nhận” của người Athens đã trở thành một ví dụ kinh điển cho chủ nghĩa hiện thực trong quan hệ quốc tế. Dù đã diễn ra từ hơn 2.000 năm trước, những luận điểm của người Athens và người Melos trong cuộc đối thoại về mối quan hệ giữa nước mạnh và nước yếu, giữa chiến tranh và hòa bình, giữa lựa chọn đồng minh và kẻ thù… vẫn còn hết sức tương thích với hiện thực chính trị quốc tế ngày nay. Ban Biên tập Nghiencuuquocte.net xin trân trọng giới thiệu với các bạn bản dịch của văn bản quan trọng này. Continue reading “#7 – Cuộc đối thoại ở Melos”