Tư liệu lịch sử về quan hệ Hồ Chí Minh – Stalin những năm 1950

Biên dịch: Hồ Anh Hải

1. Đối thoại thân mật Hồ Chí Minh – Stalin ngày 16/02/1950

Tạp chí Triển vọng, tiếng Trung Quốc, xuất bản tại Hong Kong, số 511 tháng 11/1983 có đăng một bài trích trong cuốn “Trải nghiệm tám năm ở Bộ Ngoại giao” của ông Ngũ Tu Quyền[1] nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Bài này viết về sự kiện Liên Xô và Trung Quốc ký kết Hiệp ước Hữu hảo đồng minh tương trợ Xô-Trung ngày 14/02/1950 tại Moskva. Tối 16/2, phía Liên Xô tổ chức chiêu đãi tiễn đoàn Trung Quốc về nước.[2] Chủ tịch Hồ Chí Minh được mời tới dự, ngồi cùng bàn với Stalin, Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai. Dưới đây dịch nguyên văn đoạn Ngũ Tu Quyền kể về mấy câu đối thoại giữa Hồ Chí Minh với Stalin tại buổi chiêu đãi nói trên: Continue reading “Tư liệu lịch sử về quan hệ Hồ Chí Minh – Stalin những năm 1950”

Đừng để ‘triều cống’ đánh lừa: Quan hệ Trung Hoa và Đông Nam Á thời Tống

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Bài viết này đặt lại vấn đề tiếp cận quan hệ “triều cống” như mô thức trung tâm trong các nghiên cứu quan hệ giữa Đông Nam Á với Trung Hoa. Thông qua việc khảo sát tương tác giữa các vương quốc Đông Nam Á với nhà Tống (thế kỷ X-XIII), bài viết lập luận rằng có sự dịch chuyển liên tục trong cấu trúc tương tác giữa Trung Hoa với Đông Nam Á mà khái niệm “triều cống” tỏ ra cứng nhắc và không phản ánh hết được những thay đổi của mô hình tương tác này, bao gồm việc di cư và sự bùng nổ của thương mại tư nhân. Điều này có thể gợi ý về sự cần thiết phải đặt triều cống trong khung cảnh của các mối tương tác hơn là đặt các mối tương tác trong khung cảnh triều cống. Với cách thức đó, bài viết này thách thức góc nhìn truyền thống về vai trò và quyền lực của ‘triều cống’ trong lịch sử bang giao Đông Á. Continue reading “Đừng để ‘triều cống’ đánh lừa: Quan hệ Trung Hoa và Đông Nam Á thời Tống”

Thời đại đồ sắt và nghề luyện sắt của tổ tiên người Việt

Tác giả: Trần Gia Ninh

Lời giới thiệu của Tia Sáng: Cho đến nay, các nghiên cứu khảo cổ học, lịch sử cho thấy người Việt cổ luyện kim thành thạo từ sớm, với những dấu vết của luyện kim đồng thau ngay từ giai đoạn kết thúc của văn hóa Phùng Nguyên (niên đại 4000-3500 năm cách ngày nay). Đối với đồ sắt, các phát hiện khảo cổ học gần đây cũng cho thấy dấu hiệu của nghề luyện sắt từ thế kỷ 2-3 trước Công nguyên với những vết tích lò luyện sắt, hòn quặng sắt, xỉ sắt hình giọt nước tại di chỉ Đồng Mỏm, xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Các hiện vật sắt, gỉ sắt không rõ hình dạng, chức năng cũng được phát hiện tại di chỉ Đường Mây, Cổ Loa, Hà Nội. Các nhà khảo cổ học, lịch sử vẫn đang tiếp tục tìm kiếm những minh chứng mới về nghề luyện sắt của người Việt cổ. Bài viết dưới đây của tác giả Trần Gia Ninh, tập hợp từ những tài liệu thành văn, bước đầu đưa ra một góc nhìn về lịch sử nghề luyện sắt của người Việt cũng như vị trí của nó trong bối cảnh khu vực. Continue reading “Thời đại đồ sắt và nghề luyện sắt của tổ tiên người Việt”

Những nét đặc trưng về Vua Đinh Tiên Hoàng

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tư chất lãnh tụ của vua Đinh Tiên Hoàng, tức Đinh Bộ Lĩnh, đã sớm xuất hiện từ thuở nhi đồng. Bấy giờ cha là Đinh Công Trứ, từng làm Thứ sử châu Hoan [Nghệ An] cho Dương Diên Nghệ và Ngô Quyền, chẳng may mất sớm; mẹ là Đàm Thị đem về động Hoa Lư [Ninh Bình] nuôi nấng; ngài thường đi chăn trâu ngoài đồng, chơi với đám trẻ con, chúng đều chịu phục. Cương Mục chép:[1]

Hễ ngài đi đâu, chúng cứ phải tréo tay làm kiệu rước đi, giống như kiệu thật; lại lấy bông lau làm cờ rước kèm hai bên làm như nghi vệ Thiên tử. Kéo nhau đi đánh trẻ con thôn khác: đi đến đâu, ở đấy cũng phải phục tùng. Đám thì kiếm củi, thổi cơm; đám thì nộp lương, giúp việc. Mẹ thấy thế, mừng lắm, giết lợn nhà để khao chúng. Khi đã hơi lớn, ngài sai bảo được những người ở ấp lân cận. Phụ lão trong các sách[2] đều bảo nhau rằng: Continue reading “Những nét đặc trưng về Vua Đinh Tiên Hoàng”

Lịch sử ảnh hưởng toàn cầu của Chủ nghĩa Mao

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đinh Nho Minh

Maoism: A Global History. Tác giả: Julia Lovell. Bodley Head; 624 trang; £30. Sẽ được xuất bản ở Hoa Kỳ bởi Knof vào tháng Chín; $37.50.

Tên của các nhà độc tài khát máu nhất thế kỉ 20 đồng nghĩa với cái ác. Hitler, Pol Pot, Stalin: nói đùa về họ thường cũng chẳng hay ho chút nào. Nhưng một bạo chúa khác có ảnh hưởng ôn hòa hơn. Thật vậy, nhiều người vẫn tôn trọng ông. Khuôn mặt của ông xuất hiện trên gần như mọi đồng tiền của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Hàng nghìn người xếp hàng hàng ngày để được nhìn thi hài của ông trong buồng kính. Khi Barack Obama còn là Tổng thống, một nhà thiết kế Trung Quốc chèn bộ quần áo của Mao với khuôn mặt của Obama và in lên áo phông. Nhiều người—bao gồm các du khách phương Tây—mua chúng vì tò mò. Họ có lẽ không hiểu rằng những chiếc áo này đang so sánh vị lãnh đạo người Mỹ với một người đã khiến hàng chục triệu người phải chết. Continue reading “Lịch sử ảnh hưởng toàn cầu của Chủ nghĩa Mao”

Graham Martin: Đại sứ Mỹ cuối cùng tại Nam Việt Nam

Sáng ngày 30/04/1975, Graham Martin là đại sứ Hoa Kỳ cuối cùng tại VNCH bước lên trực thăng rời thành phố Sài Gòn.

Một trong những lý do ông Martin chỉ ra đi vào phút chót là ông tin vào khả năng của Tướng Lê Minh Đảo có thể cầm chân lực lượng cộng sản ở Xuân Lộc.

Nhờ đó, Hoa Kỳ có thể có cơ hội “đàm phán” cho một giải pháp “thứ ba” nào đó ở Sài Gòn với phe cách mạng.

Nhưng còn có ý kiến nói Đại sứ Martin quá gắn bó về tình cảm với cuộc chiến nên từ chối ra lệnh di tản sớm hơn cho người Mỹ, điều sau này khiến ông bị chỉ trích. Continue reading “Graham Martin: Đại sứ Mỹ cuối cùng tại Nam Việt Nam”

Điệp viên Hoàn hảo: Richard Sorge, Trùm Gián điệp của Stalin

Tác giả: The Economist | Biên dịch: Đinh Nho Minh

An Impeccable Spy: Richard Sorge, Stalin’s Master Agent.  Tác giả: Owen Matthews. Bloomsbury; 448 trang ; Giá: $30 và £25.

Với cuộc đại đối đầu về hệ tư tưởng và địa chính trị, thế kỉ 20 là bối cảnh tự nhiên cho các hoạt động gián điệp. Những kế hoạch được hình thành ở các đại sứ quán, quán bar và hội quán bí mật đã quyết định số phận các quốc gia, khiến cho công việc gián điệp trở nên quan trọng tột cùng. Và trong số họ, Richard Sorge có lẽ là người giỏi nhất. Ông là “một cá nhân không hoàn hảo, nhưng là một điệp viên hoàn hảo—dũng cảm, tài năng, và kiên nhẫn”, theo Owen Matthews trong câu chuyện thú vị và cảm động về cuộc đời của Sorge. Continue reading “Điệp viên Hoàn hảo: Richard Sorge, Trùm Gián điệp của Stalin”

Hơn 800 triệu người châu Á hiện nay là hậu duệ của 11 cụ tổ thời xưa?

Tổng hợp và ghi chú: Nguyễn Hải Hoành

Một nghiên cứu mới đây cho thấy hơn 800 triệu người đang sống thời nay đều là hậu duệ của 11 cụ tổ, trong đó có Genghis Khan, tức Thành Cát Tư Hãn (1162-1227), vị hoàng đế tàn bạo của Mông Cổ.

Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học di truyền ở Đại học Leicester nước Anh. Họ đã phát hiện 11 trình tự [sequence] độc đáo trong nhiễm sắc thể Y (đoạn DNA chỉ có ở nam giới) hiện vẫn tồn tại trong cơ thể người châu Á hiện đại. Qua phân tích một cách hệ thống DNA của hơn 5000 nam giới, nhóm nghiên cứu đã truy ngược dòng phụ hệ [huyết thống nam giới – male lineages] đến những tổ tiên gần nhau của họ. Continue reading “Hơn 800 triệu người châu Á hiện nay là hậu duệ của 11 cụ tổ thời xưa?”

Ngô Quyền củng cố nền độc lập (939-944)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Ngô Quyền người xã Đường Lâm tỉnh Sơn Tây [theo An Nam Kỷ Yếu, quê tại  châu Ái, Thanh Hóa], là tướng giỏi của Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ, nên được Tiết độ sứ gả con gái cho; rồi cho giữ Ái Châu. Sau khi phản tướng Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ [937], Ngô Quyền mang quân từ châu Ái ra Bắc, đánh Kiều Công Tiễn; Công Tiễn không chống nổi bèn mang của cải đút lót cho vua Nam Hán để xin cứu viện.

Đối phó với thù trong giặc ngoài, Ngô Quyền ra tay diệt tan bè lũ Kiều Công Tiễn trước, rồi chuẩn bị chiến trận chống Nam Hán. Vua Nam Hán muốn nhân loạn chiếm nước Việt, bèn sai con là Vạn vương Hoằng Thao mang thủy quân sang đánh, riêng Vua Hán đóng quân tại cửa biển để làm thế yểm trợ. Hậu quả Hoằng Thao chết trận, quân tan, vua Hán khóc ròng, rút quân trở về nước, Tư Trị Thông Giám của Tư Mã Quang chép về sự kiện này như sau: Continue reading “Ngô Quyền củng cố nền độc lập (939-944)”

Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha: Bi kịch của một vị Bồ Tát (P2)

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Xem thêm: Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha: Bi kịch của một vị Bồ Tát (P1)

Cuộc đời Thiều Chửu-Nguyễn Hữu Kha rẽ ngoặt kể từ khi nơi ông tạm trú là ấp Đồng Tâm, xã Đồng Liên, huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên bắt đầu phát động phong trào Cải cách ruộng đất (CCRĐ). Đây là một cuộc đấu tranh giai cấp long trời lở đất chưa từng thấy ở nước ta, có sự chỉ đạo của các cố vấn Trung Quốc theo đường lối giáo điều không thích hợp với tình hình Việt Nam. Continue reading “Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha: Bi kịch của một vị Bồ Tát (P2)”

Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha: Bi kịch của một vị Bồ Tát (P1)

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Đạo Phật cho rằng bất cứ sinh linh nào chịu khó tu hành tập luyện thì cũng có thể đắc đạo và thành Phật, tức Bậc Giác Ngộ. Vì thế không ai có thể biết xưa nay từng có bao nhiêu vị Phật cùng các chức vị của họ. Có lẽ Bồ Tát là những vị Phật gần dân nhất, “con người” nhất, như Quán Thế Âm Bồ Tát, Địa Tạng Bồ Tát. Còn có giải thích: Bồ Tát là người đã đắc đạo có thể lên ngôi Phật nhưng tự nguyện không nhập Niết Bàn, không lên cõi Tây phương cực lạc hưởng thú vui nhàn hạ mà nán lại hạ giới để cứu giúp chúng sinh chưa giác ngộ đang còn mê hoặc chìm đắm trong bể khổ.

Từ Bồ Tát thường được dùng để gọi những người có lòng nhân ái vị tha như trời biển. Dân ta có câu tục ngữ “Của người Bồ Tát, của mình lạt buộc”. Continue reading “Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha: Bi kịch của một vị Bồ Tát (P1)”

Tầm nhìn đa tầng về lịch sử Đại Việt thời Lý-Trần

Tác giả: Momoki Shiro

Lời giới thiệu: Suốt hơn ba mươi năm nay, tôi say mê nghiên cứu lịch sử Việt Nam, nhất là giai đoạn Lý-Trần. Nhưng tài liệu nghiên cứu về thời Lý-Trần không thể nói là phong phú. Cho nên, một mặt tôi đã cố gắng đọc lại thật kỹ nguyên văn của các tài liệu quen thuộc (Đại Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, An Nam chí lược…) song song với việc khai thác tài liệu mới (tài liệu khảo cổ và văn khắc cũng như tài liệu nước ngoài, nhất là của Trung Quốc), mặt khác, tôi đã tìm mọi cách học tập và áp dụng những lý luận và tầm nhìn mới như khu vực học và sử học toàn cầu. Dưới đây tôi xin nêu lên một số vấn đề đáng chú ý về lịch sử thời Lý-Trần khi phân tích dưới quan điểm Sử học toàn cầu (như đã giới thiệu trong kỳ trước [Tia Sáng, số 6 năm 2019]). Continue reading “Tầm nhìn đa tầng về lịch sử Đại Việt thời Lý-Trần”

Phạm Quỳnh với sự nghiệp văn hóa nước nhà

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Hiếm thấy ai trong giới trí thức Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20 quan tâm nhiều đến sự nghiệp giữ gìn và xây dựng nền văn hóa nước nhà như Thượng Chi Phạm Quỳnh (1892-1945). Mối quan tâm ấy không ngoài mục đích trước hết nhằm tránh thảm họa dân tộc ta bị đồng hóa rồi biến mất bởi nền văn hóa của kẻ thống trị. Nhận thức của ông về văn hóa có nhiều điểm rất sâu sắc, đúng đắn, đáng để chúng ta suy ngẫm, nhất là trong thời đại toàn cầu hóa và nước ta đang phải chống lại mưu toan bành trướng của tư tưởng Đại Hán. Song dường như các nhận thức cùng đóng góp của ông trong lĩnh vực này chưa được công luận xem xét tương xứng. Continue reading “Phạm Quỳnh với sự nghiệp văn hóa nước nhà”

Tại sao nên kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế về chủ quyền Biển Đông?

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Người có lương tâm trên thế giới, đều công nhận việc Trung Quốc ngang nhiên vẽ đường 9 đoạn giành chủ quyền hầu hết lãnh hải tại Biển Đông, là hành động chà đạp lẽ phải. Nhưng nói đến việc kiện Trung Quốc thì một số người còn ngần ngại, vì sợ nước này gây khó khăn, họ thường nại cớ rằng cha ông mình thời xưa đánh thắng họ, vẫn sang triều cống, “tránh voi chẳng xấu mặt”. Xin thưa mỗi thời một khác: thời xưa nước mình đơn độc, không có đồng minh; đối với nước Trung Quốc lớn hơn hàng chục lần phải thực hiện sách lược ‘độc lập thật, thần phục giả’; cứ vài năm sai sứ sang triều cống vài con voi có sẵn trên rừng, một ít tấm quyên, tấm lụa, xin cầu phong, để yên mà sống. Như vậy còn rẻ hơn so với  nước Tống đất rộng văn minh, hàng năm phải nạp cho bộ tộc Liêu mọi rợ phương bắc 20 vạn xấp lụa, mười vạn lượng bạc, Vua Tống phải xưng làm anh em với Liêu, trong hòa ước gọi là “ Thiền Uyên chi minh”! Continue reading “Tại sao nên kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế về chủ quyền Biển Đông?”

Thái độ của Tổng hội Phật giáo Việt Nam sau biến cố tháng 11/1963

Tác giả: Nguyễn Đăng Hòa

Để thuận lợi cho một số bạn đọc chưa có dịp tiếp cận được các sự kiện lịch sử- chính trị tại Nam Việt Nam trong năm 1963, chúng tôi xin điểm qua về lực lượng lãnh đạo quân sự- chính trị tại Miền Nam lúc bấy giờ là Hội đồng Quân nhân Cách mạng, cũng như về các vị trong Ủy Ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo.

Hội đồng Quân nhân Cách mạng là nhóm tướng lĩnh Quân đội Việt Nam Cộng hòa thực hiện cuộc đảo chính lật đổ nền Đệ Nhất Cộng hòa của Tổng thống Ngô Đình Diệm và nắm thực quyền lãnh đạo về chính trị và quân sự suốt thời gian từ 01/11/1963 đến 26/10/1964, đứng đầu là Tướng Dương Văn Minh. Ngày 04/11/1963, Hội đồng công bố danh sách Ban chấp hành gồm: Continue reading “Thái độ của Tổng hội Phật giáo Việt Nam sau biến cố tháng 11/1963”

Khúc Tiên Chúa nhân thời cơ giành độc lập

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Ngót một ngàn năm đô hộ, đất nước ta có những cuộc nổi dậy ở tầm mức lớn, như khởi nghĩa Hai Bà Trưng tồn tại trong vòng 3 năm [4-43], nhà Tiền Lý được18 năm [544-602], cuối cùng lại rơi vào vòng nô lệ. Phải đợi đến lượt Khúc Thừa Dụ, vị lãnh tụ đầu tiên thuộc họ Khúc, được người đời tôn là Khúc Tiên Chúa;[i] đất nước ta bắt mới đầu giành độc lập.

Sách Khâm Định Việt Sử Cương Mục chép: Continue reading “Khúc Tiên Chúa nhân thời cơ giành độc lập”

Cuộc chiến của thế hệ Baby Boomer ở Việt Nam

Nguồn: James Wright, “The Baby Boomer War”, The New York Times, 11/04/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong tất cả những câu chuyện về Chiến tranh Việt Nam, có một đặc điểm nổi bật hơn nhiều so với phần còn lại trong ký ức người Mỹ: Đó là cuộc chiến của thế hệ Baby Boomer (những người sinh ra sau Thế chiến II).[1] Đến mùa xuân năm 1967, hầu hết lính Mỹ thiệt mạng trong cuộc chiến đều ra đời vào năm 1946 hoặc sau đó.

Để hiểu chiến tranh, chúng ta phải hiểu điều gì đã thúc đẩy thế hệ người Mỹ này không đơn thuần chỉ phản chiến mà còn thực sự chiến đấu, và sau đó là cố gắng tìm cách thoát ra. Người ta dễ dàng bắt đầu chiến tranh hơn là kết thúc nó. Và đối với bản thân người lính chiến, ký ức tồn tại rất lâu sau khi cuộc chiến dừng lại. Continue reading “Cuộc chiến của thế hệ Baby Boomer ở Việt Nam”

Chân dung ‘Bạo chúa miền Trung’ Ngô Đình Cẩn

Tác giả: Phan Bùi Bảo Thy

Ngô Đình Cẩn (1910 – 1964), là người con thứ 8 trong gia đình có 9 anh chị em (6 trai, 3 gái) của quan thượng thư triều Nguyễn, Micae Ngô Đình Khả và bà Anna Phạm Thị Thân. Cuối năm 1955, khi người anh thứ 4 trong gia đình là Ngô Đình Diệm phế truất Quốc trưởng Bảo Đại một cách “hợp pháp” để trở thành Tổng thống Việt Nam Cộng hòa (VNCH) thì ở miền Trung Việt Nam, Ngô Đình Cẩn bắt đầu tác oai tác quái.

Với bản tính thâm độc, tàn bạo và vô luân, với chức danh “Cố vấn chỉ đạo các đoàn thể cách mạng trong nước và hải ngoại” được ông anh Tổng thống bổ nhiệm, Ngô Đình Cẩn đã gieo rắc vô vàn nỗi tang thương cho những người yêu nước và nhân dân vô tội ở miền Trung và cao nguyên Trung phần. Người đời gọi Cẩn là “bạo chúa miền Trung”, tội lỗi của Cẩn và gia đình họ Ngô trong 9 năm cầm quyền ở miền Nam Việt Nam đã được nhiều sách, báo ở trong và ngoài nước ghi lại. Continue reading “Chân dung ‘Bạo chúa miền Trung’ Ngô Đình Cẩn”

GS Vũ Văn Mẫu trong thời kỳ biến động Phật giáo 1963

Tác giả: Nguyễn Đăng Hòa

Vũ Văn Mẫu sinh năm 1914, mất ngày 20/08/1998 tại Paris, thọ 84 tuổi, ông là một học giả lớn về luật của Việt Nam, một chính trị gia nổi tiếng trước năm 1975 ở Sài Gòn. Ông từng là Thượng Nghị sĩ trong Liên danh Hoa Sen, Khối Dân tộc, từng giữ chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao rồi Thủ tướng của Việt Nam Cộng hòa. Ngoài ra ông còn là Thẩm phán Tòa Thượng thẩm Sài Gòn, giáo sư thực thụ Đại học Luật khoa Sài Gòn.

Gia đình ông ở làng Quất Động, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay là xã Quất Động, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội). Continue reading “GS Vũ Văn Mẫu trong thời kỳ biến động Phật giáo 1963”

Alan Turing và bi kịch của một thiên tài khoa học

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Chính phủ Anh Quốc chính thức xin lỗi thiên tài

Alan Turing (1912-1954) là nhà khoa học Anh Quốc lừng danh và là người anh hùng từng lập công lớn hàng đầu trong cuộc kháng chiến chống phát xít Đức nhưng lại bị chính quyền đối xử tàn nhẫn trong suốt mấy năm cuối đời. Tình trạng ấy khiến dân chúng nước Anh phẫn nộ. Cuối tháng 8/2009, nhà khoa học máy tính John Graham-Cumming và sinh viên Cameron Buckner phát trên mạng hai bản thỉnh nguyện yêu cầu Chính phủ Anh chính thức xin lỗi Alan Turing. Hai bản thỉnh nguyện này đã thu được chữ ký của hàng chục nghìn người, trong đó có nhà văn Ian McEwan, nhà khoa học Richard Dawkins, nhân sĩ đấu tranh bảo vệ quyền của người đồng tính Peter Tatchell…

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày mở đầu Thế chiến II và thể theo nguyện vọng của công chúng, ngày 10/9/2009, Thủ tướng Anh Gordon Brown đã thay mặt Chính phủ nói lời xin lỗi Alan Turing. Bản tuyên bố này phát trên website number10.gov.uk của Phủ Thủ tướng Anh. Continue reading “Alan Turing và bi kịch của một thiên tài khoa học”