Cuộc đấu tranh đòi đất đầu tiên trong bang giao Việt-Trung (P2)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

2. Nhà Tống kinh doanh vùng đất mới chiếm, nhưng bị Đại Việt gây áp lực

Trình Di, tự Chính Thúc [1032-1085], nhà lý học và giáo dục nổi tiếng thời Bắc Tống ảnh hưởng lớn đến hậu thế;  người học chữ Nho thời xưa đều tự nhận là môn đệ, nên thành ngữ có câu “cửa Khổng sân Trình”. Là học giả đối lập với Thừa tướng Vương An Thạch, người chủ trương xâm lăng nước Đại Việt, nên ông theo dõi khá kỹ về cuộc chiến tranh này. Ông quê tại đất Hà Nam, lời của ông được đệ tử Tô Sung ghi lại trong sách Hà Nam Trình Thị Di Thư [河南程氏遺書], sách này có phần đề cập đến cuộc chiến Việt-Trung, tổng kết phía Trung Quốc tổn thất đến 30 vạn người: Continue reading “Cuộc đấu tranh đòi đất đầu tiên trong bang giao Việt-Trung (P2)”

Trận Tết Mậu Thân chỉ là bước khởi đầu

Nguồn: Edwin Moise, “The Tet Offensive Was Just the Beginning”, The New York Times, 01/02/2018.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chiến dịch Tết Mậu Thân, làn sóng tấn công của cộng sản trên khắp miền Nam Việt Nam, bắt đầu vào ngày 30 và 31/01/1968. Chiến dịch này đã phần nào tạo được bất ngờ. Các chỉ huy người Mỹ biết rằng một điều gì đó đang đến gần, nhưng họ đã không mong đợi một kiểu tấn công lan rộng như vậy.

Một phần là vì họ đã đánh giá thấp cả quy mô lẫn khả năng chịu đựng giao tranh quy mô lớn của lực lượng Cộng sản. Ngày 01/02, Tướng William Westmoreland nói rằng địch đã “sắp hết hơi” (about to run out of steam.) Sau đó, ông tái khẳng định, kẻ thù đã nhanh chóng hết hơi, rằng “ở hầu hết mọi nơi, trừ ngoại ô Sài Gòn và Huế, giao tranh đã kết thúc chỉ sau hai hoặc ba ngày.” Continue reading “Trận Tết Mậu Thân chỉ là bước khởi đầu”

Cuộc đấu tranh đòi đất đầu tiên trong bang giao Việt-Trung (P1)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Đừng hỏi tổ quốc làm gì cho bạn. Hãy hỏi bạn có thể làm gì cho tổ quốc.

J.F. Kennedy

Lời giới thiệu

Lý Nhân Tông là  vị Vua giữ ngôi cao lâu dài nhất trong lịch sử nước ta, với 56 năm trị vì, đất nước được thái bình thịnh vượng; lại có các tướng giỏi như Thái phó Lý Đạo Thành, Thái úy Lý Thường Kiệt phụ giúp, lập nên võ công hiển hách, phạt Tống, bình Chiêm; khiến lân bang phải nể sợ. Bấy giờ nước ta bị mất một số đất vào tay nhà Tống; qua tháng năm dài, khi dùng binh đe dọa, khi thư từ ngoại giao, nhà vua kiên trì đòi đất. Có lúc Vua đích thân gửi thư cho Vua Triết Tông nhà Tống, nội dung với lòng thiết tha tấc đất của tổ tiên, có đoạn như sau: Continue reading “Cuộc đấu tranh đòi đất đầu tiên trong bang giao Việt-Trung (P1)”

Những nạn nhân bị lãng quên của chất độc da cam

Nguồn: Viet Thanh Nguyen & Richard Hughes, “The Forgotten Victims of Agent Orange”, The New York Times, 15/09/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Phan Thanh Hung Duc, 20 tuổi, nằm đó bất động và lặng im, thân mình được che phủ bởi một chiếc áo thun trắng in hình một ngôi đền Campuchia trang trí công phu. Miệng anh há hốc, ngực nhô lên khó nhọc, tay chân thì dị dạng. Anh trông như thể đang bị đóng băng trong đau đớn cực hình. Duc là một trong hàng ngàn nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam.

Pham Thi Phuong Khanh, 21 tuổi, là một nạn nhân khác. Cô lặng lẽ kéo chiếc khăn che lại khuôn mặt mình khi một người khách đến thăm Làng Hòa Bình ở Bệnh viện Từ Dũ, TP. Hồ Chí Minh, bắt đầu chụp ảnh chiếc đầu to lớn của cô. Giống như Hung Duc, Khanh là nạn nhân của Chiến dịch Ranch Hand (Operation Ranch Hand) – một nỗ lực của quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, nhằm tiêu diệt nơi trú ẩn cũng như nguồn cung thực phẩm của kẻ thù bằng cách phun thuốc diệt cỏ. Continue reading “Những nạn nhân bị lãng quên của chất độc da cam”

Quan hệ Anh–Việt trước năm 1858: Góc nhìn của người Anh

Tác giả: Trần Ngọc Dũng

Bài viết này giải thích một phần nguyên nhân tại sao chính Pháp chứ không phải Anh là người nổ súng xâm lược Việt Nam, thông qua quá trình chuyển biến quan hệ Anh – Việt trước năm 1858. Những phân tích về vị trí, vai trò kinh tế, chính trị của Việt Nam ở Đông Á dưới góc nhìn của “người bên ngoài” – người Anh sẽ đem đến lời giải cho bước ngoặt của lịch sử này.

Trước đó, mặc dù người Anh đã chuyển quan điểm nhìn nhận Việt Nam từ chỗ như một thị trường trung gian, bổ trợ cho hai thị trường tiềm năng Trung Quốc, Nhật Bản cho đến như một căn cứ có thể khống chế toàn bộ vùng biển Đông, con đường thương mại nối Ấn Độ Dương với Trung Quốc, và bàn đạp cho việc tiếp cận Trung Quốc từ phía Nam. Tuy nhiên, trong so sánh với tiềm năng của Xiêm, Singapore hay Hồng Kông, người Anh đã không lựa chọn Việt Nam, điều này phần nào dẫn đến việc Pháp có thể tiếp cận và tấn công xâm lược Việt Nam năm 1858. Continue reading “Quan hệ Anh–Việt trước năm 1858: Góc nhìn của người Anh”

Đánh bom Đường mòn Hồ Chí Minh

Nguồn: Merrill A. Mcpeak, “Bombing the Ho Chi Minh Trail”, The New York Times, 26/12/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tôi đã dành cả năm 1967 bay trên bầu trời cùng Thunderbirds (Lôi Điểu), phi đội biểu diễn thuộc Không quân Hoa Kỳ, trong lòng canh cánh nỗi lo rằng chiến tranh Việt Nam sẽ kết thúc trước khi tôi kịp đặt chân đến đó. Những anh bạn phi công của tôi đều đang ở nơi tiền tuyến, còn tôi đây lại đang biểu diễn trước đám đông hò reo thay vì đối đầu quân địch – làm việc tuyển mộ thay vì chiến đấu – trong một nhiệm vụ mà tôi sẽ chẳng thể rời đi trước khi hoàn thành chuyến lưu diễn dài hai năm.

Nhưng tôi không cần phải lo lắng; cuộc chiến sẽ đợi tôi. Đến lượt mình, tôi được giao 269 nhiệm vụ, rất nhiều trong số chúng là tối mật, bởi đúng ra chúng tôi không được phép bay qua Lào. Nhưng chúng tôi vẫn cứ làm, và công việc chính của chúng tôi là ngăn chặn dòng phương tiện vận tải trên Đường mòn Hồ Chí Minh. Continue reading “Đánh bom Đường mòn Hồ Chí Minh”

Vì sao Anh, Mỹ làm ngơ khi Hitler tàn sát người Do Thái?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tháng 1/2005, trong dịp kỷ niệm 60 năm ngày quân đội Liên Xô giải phóng Trại Tập trung Auschwitz (27/01/1945), Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan cùng nhiều đại biểu đã lên tiếng kêu gọi loài người phải cảnh giác kịp thời vạch trần và tố cáo nạn diệt chủng. Báo chí nhiều nước đã nhắc lại một sự thật khó hiểu trong Thế chiến II là Chính phủ các nước Đồng minh phương Tây đã làm ngơ trước việc phát xít Đức giết hại hàng triệu người Do Thái trong các trại tập trung chúng lập ra ở Đông và Nam châu Âu. Sự khó hiểu đó là một trong những cái gọi là “Bí ẩn của Thế chiến II”, hiện đã được đưa ra ánh sáng.

Sau khi Thế chiến II chấm dứt, các nhà sử học trên thế giới đã tranh luận rất nhiều về hai vấn đề: các nước Anh, Mỹ có biết kế hoạch diệt chủng người Do Thái của phát xít Đức hay không, và nếu biết thì tại sao họ không ngăn chặn? Chính quyền các nước phương Tây và một số nhà sử học cho rằng phương Tây không hay biết gì về kế hoạch ấy và do đó không ngăn chặn được. Ngược lại, một số nhà sử học cho rằng các nước phương Tây đã biết ý định của phát xít Đức nhưng vì những lý do nào đấy họ đã làm như không biết gì cả. Continue reading “Vì sao Anh, Mỹ làm ngơ khi Hitler tàn sát người Do Thái?”

Ai từng trợ giúp Khmer Đỏ kháng chiến?

Vụ xử cựu chủ tịch nước Khieu Samphan và phó TBT đảng cộng sản Nuon Chea nhắc lại vai trò của các nước hỗ trợ cho chế độ Khmer Đỏ.

“Trong bốn năm Khmer Đỏ thống trị Campuchia, họ đã gây ra nạn giết người hàng loạt thuộc hàng kinh khủng nhất của thế kỷ 20. Chế độ tàn bạo này, cầm quyền từ 1975-1979, gây ra cái chết của gần 2 triệu người. Dưới sự lãnh đạo của nhà Marxist Pol Pot, quân Khmer Đỏ nỗ lực đưa Campuchia trở lại thời Trung Cổ, buộc hàng triệu người phải bỏ thành thị về sống trong các công xã nông thôn. Chương trình cải tạo xã hội gây ra hậu quả thảm khốc. Nhiều gia đình chết cả nhà vì bị hành hình, đói, bệnh hoặc lao lực.”

Vai trò các cường quốc và láng giềng

Trung Quốc thời Hoa Quốc Phong và Đặng Tiểu Bình là nước bảo trợ chính cho Khmer Đỏ, nhưng Hoa Kỳ là nước cổ vũ chính cho Trung Quốc. Washington đã dính líu vào Campuchia từ khi Henry Kissinger làm Cố vấn an ninh Quốc gia và Ngoại trưởng thời hai tổng thống Richard Nixon và Gerard Ford. Continue reading “Ai từng trợ giúp Khmer Đỏ kháng chiến?”

Ảnh hưởng của Kinh Dịch tới tư duy người Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong một thời gian dài trước đây, cứ đến mùa công bố giải Nobel vào đầu tháng 10 hàng năm, dư luận Trung Quốc lại ồn ào về một vấn đề hầu như muôn thủa: Vì sao năm nay nước ta lại không giành được giải Nobel?

Cơn “khát Nobel” ấy đã phần nào giải tỏa sau khi Mạc Ngôn được trao giải Nobel Văn học năm 2012. Song giải Nobel Khoa học – giải danh giá nhất – thì mãi đến năm 2015 mới có một công dân Trung Quốc giành được: đó là bà Đồ U U (giải Nobel Y-Sinh). Thực ra từ năm 1957 tới nay đã có một số người Hoa được trao giải Nobel Khoa học, nhưng tất cả đều có quốc tịch nước khác. Ngay nước Nhật láng giềng xưa từng nườm nượp kéo nhau sang học sư phụ Trung Quốc, từ cuối thế kỷ XIX họ quay sang học người Âu Mỹ, thực hành “Thoát Á nhập Âu”, nhờ thế nhanh chóng hiện đại hóa, vượt xa sư phụ cũ, từ năm 1949 tới nay đã giành được 21 giải Nobel Khoa học. Vì sao Trung Quốc không làm được như vậy? Continue reading “Ảnh hưởng của Kinh Dịch tới tư duy người Trung Quốc”

Người Đức nghĩ gì về nạn diệt chủng của phát xít Đức?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Cho đến bây giờ, nhiều người vẫn chưa thể hiểu được tại sao nước Đức văn minh bậc nhất thế giới – nơi từng sinh ra những tài năng như văn hào Goethe, triết gia Hegel, bác học Humboldt v.v. – lại là thủ phạm của cuộc diệt chủng người Do Thái vô cùng tàn bạo trong Thế chiến II. Hiện nay, những người Đức cao tuổi rất khó trả lời con cháu là tại sao ngày xưa họ lại cam tâm đi theo Hitler làm những việc hoàn toàn mất nhân tính như vậy. Chế độ phát xít bị coi như một vết nhơ của dân tộc, vì thế nhiều người Đức đã cố xoá hết các di tích vật thể của nó. Nhưng những người Đức chân chính thì luôn nhắc lại quá khứ ô nhục đó để cảnh giác với chủ nghĩa phát xít mới và để cho thế hệ sau biết phải làm gì để tránh dẫm lên vết xe đổ. Continue reading “Người Đức nghĩ gì về nạn diệt chủng của phát xít Đức?”

Màu da người lính trong chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Gerald F. Goodwin, “Black and White in Vietnam”, The New York Times, 18/07/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Năm 1967, phóng viên NBC Frank McGee đã dành gần một tháng tới sinh sống với các binh sĩ thuộc Sư đoàn Không quân 101 (101st Airborne Division) tại Việt Nam. Dù đây là đoàn quân thường xuyên tham gia vào những đợt giao tranh dữ dội, điều McGee quan tâm lại rất khác: trải nghiệm của những người lính Mỹ gốc Phi.

Phóng sự của McGee, sau được dựng thành phim tài liệu Same Mud, Same Blood (NBC), xoay quanh câu chuyện của trung sĩ Lewis B. Larry, một người Mỹ gốc Phi đến từ Mississippi, cùng 40 người đàn ông, da đen và da trắng, dưới quyền chỉ huy của anh. “Sách lịch sử của chúng ta hiếm khi đề cập đến những người lính da đen,” McGee nói trong bộ phim. “Những người lính trong cuộc chiến này, da đen lẫn da trắng, muốn lịch sử của mình được viết như thế nào?” Câu trả lời không hề dễ dàng. Continue reading “Màu da người lính trong chiến tranh Việt Nam”

Tội ác diệt chủng của phát xít Đức

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Ngoài các đặc điểm chung của chủ nghĩa phát xít như độc tài, chuyên chế, phản dân chủ, xâm lược, dã man tàn bạo, phát xít Đức có một điểm độc đáo là tàn sát nhằm tiêu diệt những người chúng cho là “hạ đẳng” dù họ không phải là đối tượng chiến tranh. Hành vi nói trên xuất phát từ quan điểm chủng tộc bệnh hoạn cực đoan ích kỷ của Hitler: coi chủng tộc German là thượng đẳng (chúng tự lấy tên là người Aryan), các dân tộc Do Thái, Gypsy, Slavơ là hạ đẳng, cần giết hết để lấy không gian cho chúng sinh tồn. Phát xít Nhật cũng có quan điểm cho dân tộc Nhật là dòng dõi thần thánh, cần thống trị toàn châu Á để xây dựng “Đại Đông Á” ngang ngửa với Âu, Mỹ; nhưng chưa tới mức bệnh hoạn như Hitler. Continue reading “Tội ác diệt chủng của phát xít Đức”

Nước Nga trong mắt người Trung Quốc

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời người dịch: Trung Quốc (TQ) hiện đang có quan hệ nhìn bề ngoài rất thân thiện với Nga. Nhiều người cho rằng đó chỉ là một cuộc “hôn nhân vụ lợi”, bởi lẽ nếu đi sâu tìm hiểu sẽ có thể thấy mối quan hệ giữa hai nước lớn này tồn tại những vấn đề có lịch sử rất phức tạp, tới mức coi nhau là kẻ thù tiềm tàng lớn nhất (mời đọc “Người Nga nghĩ gì trước sự trỗi dậy của TQ”). Mối quan hệ đó có ảnh hưởng sâu xa tới tình hình TQ, Nga cũng như tình hình thế giới, kể cả Việt Nam. Những người TQ mang tư tưởng bành trướng Đại Hán (như tác giả bài dưới đây) kết tội Nga và Liên Xô là “hàng xóm xấu” chủ yếu vì đã xâm chiếm nhiều lãnh thổ của TQ, theo họ là tới gần 6 triệu km2 (bằng 60% diện tích đại lục TQ hiện nay)! Không ít người TQ tin theo quan điểm này và vì vậy họ căm ghét Nga và Liên Xô hơn cả Mỹ. Thực ra nhiều “lãnh thổ bị chiếm” đó ở rất xa TQ, hoàn toàn chưa từng có người TQ cư trú nhưng chính quyền TQ xưa nay cứ nhận là của họ, tương tự mánh lới hiện nay họ dùng “Đường 9 đoạn” để nhận xằng hầu hết diện tích Biển Đông. Có thể thấy những tư liệu bài này đưa ra có nhiều chỗ sai sự thực, nếu không nói là bịa đặt. Bài rất dài, chúng tôi chỉ lược dịch. Các ghi chú trong dấu ngoặc [  ] là của người dịch.                                             Continue reading “Nước Nga trong mắt người Trung Quốc”

Sử Việt nhìn từ phận đàn bà: Trường hợp thái hậu Dương Vân Nga

Tác giả: Trần Trọng Dương

Lịch sử Việt Nam nếu nhìn từ thân phận đàn bà thì đó là những tiếng nói vô thanh, tức là không có (hoặc rất ít) giọng nói cất lên từ phía phụ nữ, mà chỉ là những tiếng lồng đa thanh của những kẻ đàn ông cho những khuôn mặt đàn bà đã phôi pha theo dòng chảy thời gian. Hình tượng Thái hậu Dương Vân Nga trong lịch sử là một trong những điển hình cho điều đó. Trong khi Đinh Tiên Hoàng hiện lên như là một biểu tượng đa năng, như là câu chuyện của những đại tự sự với những xu hướng chính trị cùng chiều; thì Dương hậu được kiến tạo như là một hình ảnh phụ bị cuốn theo và phụ họa cho những giọng nói của đàn ông. Trong khi, các sử gia Nho giáo chỉ coi Dương hậu như là một bài học cho sự vi phạm đạo vợ chồng, phê phán để làm gương cho các bậc hoàng đế và vương hậu đời sau; thì các nghiên cứu trong thế kỷ 20 lại lấy bà như là một biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam biết hy sinh hạnh phúc cá nhân để giữ gìn sự thống nhất và bảo vệ nền độc lập dân tộc. Continue reading “Sử Việt nhìn từ phận đàn bà: Trường hợp thái hậu Dương Vân Nga”

Bài học từ Thảm sát Huế

Nguồn: Olga Dror, “Learning From the Hue Massacre”, The New York Times, 20/02/2018.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Là một phần trong Chiến dịch Tết Mậu Thân (Tet offensive), Trận Huế bắt đầu bằng đợt tấn công của lực lượng cộng sản rạng sáng 30/01/1968. Cố đô khi ấy được bảo vệ bởi Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH), các đơn vị dân quân địa phương, cùng với Thủy quân Lục chiến và Không quân Hoa Kỳ. Trong khi đó, lực lượng nòng cốt của cộng sản ở Huế là quân đội Bắc Việt (Quân đội Nhân dân Việt Nam, QĐNDVN) với sự hỗ trợ của các đơn vị cộng sản miền Nam – Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, còn được gọi là Việt Cộng, cũng như những người cảm tình với cộng sản, nhiều người trong số họ là cựu thành viên của Phong trào Đấu tranh (Struggle Movement) do các nhà sư và sinh viên Phật giáo tổ chức tại Huế vào năm 1965, sau trở thành phong trào Phật giáo Nổi dậy (Buddhist Uprising) mà QLVNCH đàn áp vào năm 1966. Nhiều thành viên của phong trào này đã chạy trốn đến vùng núi và gia nhập phe cộng sản; đến Chiến dịch Tết Mậu Thân, họ trở về Huế trong hàng ngũ những người cộng sản. Continue reading “Bài học từ Thảm sát Huế”

Donald Trump và 5 cuộc chiến định vị lại nước Mỹ và thế giới

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Khi nói đến tình hình thế giới hiện nay, câu chuyện cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung và xa hơn một chút là nguy cơ đối đầu toàn diện về kinh tế, chính trị, chiến lược, khoa học kỹ thuật giữa cường quốc số một và số hai trong việc tranh ngôi bá chủ toàn cầu cùng các tác động của cuộc đối đầu này dường như đang chi phối mối quan tâm của thế giới.

Cuộc đối đầu này sẽ kéo dài bao lâu? Sau nhiệm kỳ của Tổng thống Trump hay sẽ kéo dài tới 45 năm như Chiến tranh lạnh Mỹ – Xô trước đây? Khó ai có thể dự báo chính xác, nhưng chắc chắn sẽ không kết thúc nhanh chóng.

Tỷ phú giàu nhất Trung Quốc Jack Ma đã “chuẩn bị tinh thần” cho giới lãnh đạo chính trị và kinh doanh Trung Quốc rằng Trung Quốc và thế giới cần phải chuẩn bị cho một cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ có thể kéo dài đến 20 năm, tức sẽ kéo dài nhiều năm sau khi Trump không còn là Tổng thống Mỹ nữa. Continue reading “Donald Trump và 5 cuộc chiến định vị lại nước Mỹ và thế giới”

Khi chủ nghĩa cộng sản truyền cảm hứng cho người Mỹ

Nguồn: Vivian Gornick, “When Communism Inspired Americans”, The New York Times, 29/04/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại một cuộc biểu tình ở thành phố New York vào năm 1962, nhà báo theo chủ nghĩa tự do nổi tiếng Murray Kempton đã chia sẻ trước nhóm khán giả gồm nhiều người cộng sản lớn tuổi: “Trong đời mình, tôi được biết nhiều người cộng sản. Tôi biết họ không phải khi là tội phạm. Tôi biết họ khi là những nhà hoạt động xã hội – và chúng tôi cũng có những lúc bất đồng. Dù đất nước này có đối xử không tốt với các anh, thì đất nước vẫn thật may mắn khi có các anh. Các anh đã bị bắt, bị theo dõi, bị nghe lén; con cái các anh bị sa thải. Thế nhưng, ngay cả như vậy, tôi vẫn có thể kể tên rất nhiều người tôi biết, những người vẫn còn hào hiệp, yêu đời và vững tin.” Ông cũng nói thêm, “Xin gửi lời chào trân trọng đến các anh và hy vọng thời gian sẽ làm mọi chuyện trở nên tốt hơn.” Continue reading “Khi chủ nghĩa cộng sản truyền cảm hứng cho người Mỹ”

60 năm trận pháo chiến dài nhất lịch sử Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

18 giờ 30 phút ngày 23/8/1958, mấy trăm khẩu trọng pháo của Giải phóng quân Trung Quốc (GPQTQ) do Mao Trạch Đông lãnh đạo bố trí trên chiều dài bờ biển 30 km ở Hạ Môn bất ngờ bắn những loạt đạn đầu tiên lên đảo Kim Môn do quân đội Quốc Dân Đảng (QDĐ) của Tưởng Giới Thạch chiếm giữ, mở đầu trận pháo kích lớn nhất lịch sử Trung Quốc. Trong 2 giờ liền, hơn 50 nghìn quả đạn dội xuống đối phương.

Nghe tin ấy, Tưởng Giới Thạch hôm trước vừa thị sát Kim Môn trở về Đài Bắc, chẳng hiểu Mao định làm gì. Tưởng điện ngay cho Tổng thống Mỹ Eisenhower đề nghị viện trợ, và bảo con trai là Tưởng Kinh Quốc đến ngay Kim Môn để động viên binh sĩ. Mỹ, Liên Xô và toàn thế giới sửng sốt, không biết Trung Quốc muốn gì? Giải phóng Đài Loan ư? Continue reading “60 năm trận pháo chiến dài nhất lịch sử Trung Quốc”

Tư duy của Lenin và Cách mạng Tháng Mười Nga

Nguồn: Tariq Ali, “What Was Lenin Thinking?”, The New York Times, 03/04/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vladimir Lenin đã suy nghĩ gì trên chuyến hành trình dài tới Ga Phần Lan tại Petrograd vào năm 1917?

Như bao người khác, Lenin đã vô cùng bất ngờ với tốc độ thành công của Cách mạng Tháng Hai. Khi đi từ Zurich băng qua châu Âu để về Nga, trên một chuyến tàu được niêm phong kín của Hoàng đế Đức, ông hẳn đã nhận ra rằng đây là cơ hội không thể bỏ qua.

Việc các đảng tự do yếu kém chiếm ưu thế trong chính phủ mới là điều đã được lường trước. Điểm khiến Lenin lo lắng là những báo cáo gửi đến ông, trong đó viết rằng chính những người Bolshevik mới đang lung lay về con đường phía trước. Họ, cùng với hầu hết các đảng cánh tả khác, đã tin tưởng vào lý thuyết Marxist chính thống, rằng ở giai đoạn này, Cách mạng Nga chỉ có thể là cách mạng dân chủ – tư sản. Chủ nghĩa xã hội chỉ có thể phát triển ở các nền kinh tế tiên tiến như Đức, Pháp hay thậm chí là Mỹ, chứ không phải ở đất nước của các nông dân như Nga. (Leon Trotsky và các đồng sự trí thức của ông nằm trong số ít những người bất đồng với quan điểm đó). Continue reading “Tư duy của Lenin và Cách mạng Tháng Mười Nga”

Việt Nam: Lịch sử một dân tộc ‘dễ bị tổn thương’

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Mùa hè năm 1371, Thăng Long thêm một lần nữa bị đốt cháy bởi bàn tay của những người từ bên ngoài. Cuộc tập kích của người Chăm làm vua Trần phải bỏ chạy lánh nạn về phía Bắc. Trong kinh thành bỏ ngỏ, những kẻ xâm lược “đốt phá cung điện, cướp lấy con gái , ngọc lụa đem về.” Đây không phải là lần đầu tiên kinh đô của Đại Việt bị hủy hoại. Và đó chưa phải là lần cuối cùng. Hoàng Thành đã in “dấu giày” của không chỉ một đạo quân nước ngoài. Người Hán đã ở đấy, và cả người Nam Chiếu, người Champa, người Mông Cổ, người Pháp, người Nhật. Thăng Long còn bốc cháy bởi chính bàn tay của người Việt với tần suất nhiều không kém, từ những nhà sư nổi dậy, các hào trưởng chống lại triều đình, các thủ lĩnh nông dân, kiêu binh, các vị tướng nổi loạn, và tranh chấp triều đại. Mồi lửa của những thăng trầm biến động đó không chỉ chôn vùi Cửu Trùng Đài, mà còn cuốn theo vận mệnh của quốc gia trong nhiều cuộc khủng hoảng và sụp đổ. Continue reading “Việt Nam: Lịch sử một dân tộc ‘dễ bị tổn thương’”