Nhìn lại ‘Bá quyền Panduranga’ và bối cảnh miền Nam Champa thế kỷ 8-9

Tác giả: Đổng Thành Danh

Dẫn luận     

“Bá quyền Panduranga”[1] là thuật ngữ được Georges Maspero đưa ra trong công trình kinh điển về lịch sử Champa của mình, như là một tên gọi chính thức của một chương sách thể hiện lịch sử của một thời kỳ mà mọi dữ liệu thu được về Champa đều tập trung ở phương Nam, ám chỉ khu vực Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận hiện nay (Maspero, 1928). Khái niệm trên của Maspero bắt nguồn từ một giả định, rằng Champa là một thực thể chính trị thống nhất từ Bắc chí Nam, rằng khi mà hầu hết các dữ kiện lịch sử đều tập trung về phương Nam (tức vùng Kauthara và Panduranga) trong thế kỷ thứ 8 và 9. Trung tâm chính trị của vương quốc Champa đã được thay thế bởi các thủ lĩnh phương Nam tựa như là một cuộc dời đô trong những kịch bản quen thuộc được thấy trong lịch sử Trung Hoa hay Đại Việt. Giả định trên được hình thành trên cơ sở ghép nối cơ học hai nguồn tư liệu khác nhau là ghi chép các sử gia Trung Quốc và các bia ký Champa, nhưng trong suốt một thời gian dài, giả định này đã có một chỗ đứng vững chắc trong giới học giả (Vương Khả Lâm, 1936; Coedes, 1944, 2011; Dorohime, 1965; Lương Ninh, 2004, 2006), cho đến khi các nguồn sử liệu khác được bổ sung cung cấp cho chúng ta những cái nhìn mới về Champa. Continue reading “Nhìn lại ‘Bá quyền Panduranga’ và bối cảnh miền Nam Champa thế kỷ 8-9”

Tìm hiểu vấn đề an toàn của tên lửa vũ trụ Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tên lửa dùng để thăm dò vũ trụ đều phải có công suất cực lớn, phóng đi với vận tốc cực nhanh, có thế mới thắng được sức hút của Trái Đất, đi vào vũ trụ. Để đưa vật thể lên quỹ đạo vòng quanh Trái Đất, nó phải đạt tốc độ vũ trụ cấp một (7,9 km/s). Để đưa vật thể ra khỏi bầu khí quyển của Trái Đất, bay xa vào vũ trụ sâu, nó phải đạt tốc độ vũ trụ cấp hai (11,2 km/s). Chế tạo và sử dụng tên lửa mạnh là việc rất phức tạp.

Thống kê của Liên Xô và Mỹ cho thấy các trục trặc về tên lửa chiếm 51% tổng số lần phóng vệ tinh thất bại, gây tổn thất rất lớn về người và tài sản. Vì thế bảo đảm độ an toàn cao khi phóng tên lửa là vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong ngành hàng không vũ trụ, không những bảo đảm an toàn tại bãi phóng mà cả an toàn cho dân cư ở gần bãi phóng. Continue reading “Tìm hiểu vấn đề an toàn của tên lửa vũ trụ Trung Quốc”

Nhìn lại vai trò của McNamara trong Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Fredrik Logevall, Rethinking ‘McNamara’s War’, The New York Times, 28/11/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngày 29/11/1967, Tổng thống Lyndon Johnson tuyên bố rằng Robert McNamara, Bộ trưởng Quốc phòng, sẽ rời vị trí của mình để trở thành người điều hành Ngân hàng Thế giới. “Cho đến tận hôm nay, tôi cũng không biết mình đã nghỉ việc hay bị sa thải nữa,” McNamara chia sẻ nhiều thập niên sau đó. “Có lẽ là cả hai.”

Thật ra mọi chuyện khá rõ ràng: Ông đã bị sa thải. Nhưng ông không phải người duy nhất bối rối. Bối cảnh mà McNamara rời khỏi Lầu Năm Góc quả thật mơ hồ – và sự mù mờ ấy nói lên nhiều điều về McNamara, về Johnson và chính trị trong nước trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Continue reading “Nhìn lại vai trò của McNamara trong Chiến tranh Việt Nam”

Mâu thuẫn ngày càng tăng giữa Bắc Kinh và các tín đồ Thiên chúa giáo

Nguồn: Walter Russell Mead, “Beijing’s Collision With Christians”, WSJ, 21/12/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Với việc Nghị viện châu Âu đe dọa ngăn chặn một hiệp định đầu tư với Trung Quốc vì Bắc Kinh đàn áp người Hồi giáo ở Tân Cương, dư âm cuộc đàn áp Hồng Kông vẫn còn vang dội, và việc tranh luận về chính sách Trung Quốc của chính quyền Mỹ tiếp theo đang nóng lên, đây có vẻ là một thời điểm không phù hợp để Bắc Kinh bắt đầu một cuộc cãi vã quốc tế lớn khác về nhân quyền.

Nhưng logic đó không mấy quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc ngày nay; việc dập tắt bất đồng chính kiến ​​trong nước được ưu tiên hơn so với việc cải thiện hình ảnh quốc tế của đất nước. Đây là một tin xấu đối với những người theo đạo Thiên chúa ở Trung Quốc, những người đang đối mặt với sự thù địch ngày càng tăng từ một đảng cầm quyền mà cho đến vài năm trước vẫn sẵn sàng làm ngơ trước sự gia tăng của các “nhà thờ tư gia” không chính thức trên khắp đất nước. Continue reading “Mâu thuẫn ngày càng tăng giữa Bắc Kinh và các tín đồ Thiên chúa giáo”

45 đời tổng thống Hoa Kỳ: Donald J. Trump – Tổng thống thứ 45

Tác giả: William A. Degregorio

HỌ VÀ TÊN:

Donald John Trump. Người chú của ông là Donald G. Trump, một kỹ sư điện, nhà phát minh và nhà vật lý, giảng dạy ở Viện Công nghệ Massachusetts (M.I.T).

MÔ TẢ NGOẠI HÌNH:

Năm 2017, Trump được ghi nhận có chiều cao 1m88 và cân nặng 107kg, được cho là thừa cân theo một số biểu đồ chiều cao cân nặng chuẩn. Sau này, chiều cao của ông được điều chỉnh thành 1m90. Có vẻ ông đã nhuộm da, nên nước da có màu vàng cam, và màu mái tóc cũng vậy khi chải lật. Khi còn trai trẻ, ông được tờ New York Times mô tả là có “sức thu hút”. Continue reading “45 đời tổng thống Hoa Kỳ: Donald J. Trump – Tổng thống thứ 45”

45 đời tổng thống Hoa Kỳ: Barack Obama – Tổng thống thứ 44

Tác giả: William A. Degregorio

HỌ VÀ TÊN:

Barack Hussein Obama. Ông được đặt tên theo tên cha, Barack Obama, người Kenya, lúc nhỏ làm nghề chăn cừu.

NGOẠI HÌNH:

Obama cao khoảng 1,85m, tuy nhiên khi chụp ảnh cạnh Bill Clinton cao khoảng 1,88m thì Obama lại trông cao hơn. Sự khác biệt của Obama với các ứng viên tổng thống khác là ông có vẻ như giảm cân trong chiến dịch tranh cử. Có lẽ lần ông mô tả bản thân hay nhất là tại một cuộc mít tinh lớn ở Denver khi nhắc đến thị trưởng thành phố này, John Hickenlooper. Obama đã nói rằng, thật tuyệt vời khi được đứng trên bục cùng với một người đàn ông khác cũng cao lớn, gầy guộc và có cái họ rất buồn cười. Giống như George Herbert Walker Bush (Tổng thống thứ 41, như các nhà báo thường gọi để phân biệt với con trai của ông là George W. Bush, Tổng thống thứ 43) và Bill Clinton, Obama là người thuận tay trái. Bác sĩ của Obama tuyên bố ông có sức khỏe “tuyệt vời” mặc dù có lưu ý về tiền sử hút thuốc lá không thường xuyên. Continue reading “45 đời tổng thống Hoa Kỳ: Barack Obama – Tổng thống thứ 44”

Ngành thám hiểm vũ trụ Trung Quốc có bước tiến lớn

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 24/11/2020, Trung Quốc đã phóng thành công tàu thăm dò Mặt Trăng có tên Thường Nga-5 (Chang’e 5), bắt đầu thực thi sứ mệnh thứ 3 trong Chương trình thăm dò Mặt Trăng — phần cốt lõi trong kế hoạch phát triển khoa học kỹ thuật của Trung Quốc. Theo tin mới nhất, bộ phận trở về của tàu vũ trụ Chang’e 5 sẽ hạ cánh xuống vùng Nội Mông Cổ vào ngày 17/12/2020, mang theo khoảng 2 kg mẫu đất đá Mặt Trăng.

Chương trình thăm dò Mặt Trăng của Trung Quốc chia làm 3 bước: “Bay vòng, Đổ bộ, Trở về”, tức 3 sứ mệnh. Trong 10 năm đầu tiên của thế kỷ 21, Trung Quốc đã hoàn thành thành công Sứ mệnh thứ nhất: phóng các tàu Chang’e 1 (phóng tháng 10/2007) và Chang’e 2 (10/2010) làm vệ tinh bay vòng xung quanh Mặt Trăng, tiến hành khảo sát thiên thể này và gửi các tài liệu khảo sát về Trái Đất. Sau đó lại hoàn thành thành công Sứ mệnh thứ hai: phóng tàu thăm dò Chang’e 3 (12/2013) rồi Chang’e 4 (12/2018) đổ bộ lên bề mặt Mặt Trăng và cho xe robot đi lại trên đó tiến hành các khảo sát tại chỗ và gửi kết quả về Trái Đất. Continue reading “Ngành thám hiểm vũ trụ Trung Quốc có bước tiến lớn”

Giải mã ‘chính sách đối ngoại vì tầng lớp trung lưu’ của Biden

Người dịch: Phan Nguyên

Một báo cáo ít được chú ý được Quỹ Carnegie vì Hoà bình Quốc tế (Carnegie Endowment for International Peace) công bố ngay trước cuộc bầu cử tổng thống ngày 3 tháng 11 được coi là đãvạch ra lộ trình chính sách đối ngoại cho chính quyền của Tổng thống đắc cử Joe Biden.

Với tiêu đề “Để chính sách đối ngoại Hoa Kỳ phục vụ tốt hơn cho tầng lớp trung lưu”, báo cáo lập luận rằng không có phương pháp tiếp cận chính sách đối ngoại lớn nào hiện nay – cho dù làchủ nghĩa quốc tế tự do sau Chiến tranh Lạnh được các chính quyền Đảng Cộng hòa và Dân chủ kế tiếp áp dụng, chính sách “Nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Donald Trump, hay việc tập trung vào biến đổi khí hậu hoặc cắt giảm quy mô chi tiêu quốc phòng của Mỹ do các tổ chức cấp tiến đề xuất – thu hút được sự ủng hộ rộng rãi ở Mỹ.

Continue reading “Giải mã ‘chính sách đối ngoại vì tầng lớp trung lưu’ của Biden”

Làm thế nào để kiểm soát các gã khổng lồ công nghệ?

Nguồn: Jason Furman,“Tech Giants and Social Media Need Smart Regulation”, WSJ, 09/12/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Nền kinh tế số nên có một bộ quy tắc ứng xử để nâng cao tính cạnh tranh đồng thời khuyến khích sự đổi mới sáng tạo.

Những vụ kiện chống độc quyền nhắm vào Google và gần đây nhất nhắm vào Facebook là bước đi đáng hoan nghênh của chính phủ Mỹ nhằm lấy lại quyền lực của mình. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở các vụ kiện là chưa đủ. Chúng sẽ chỉ trở thành những cuộc chiến pháp lý dài lê thê và khả năng cao là chẳng thay đổi được nhiều các hành vi kìm hãm sự cạnh tranh. Chính phủ Anh mới đây đã thông báo thành lập một cơ quan quản lý mới với tên gọi Đơn vị quản lý thị trường kỹ thuật số (Digital Markets Unit) với nhiệm vụ thực thi bộ quy tắc ứng xử trong nền kinh tế số. Hoa Kỳ có thể làm theo cách này của Anh bên cạnh việc theo đuổi các vụ kiện. Continue reading “Làm thế nào để kiểm soát các gã khổng lồ công nghệ?”

Những năm cuối triều Vua Trần Nhân Tông

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Vào ngày 17 tháng 3 năm Trùng Hưng thứ 4 [1288], sau khi chiến thắng quân Nguyên trên sông Bạch Đằng, Vua Trần Nhân Tông và Thái thượng hoàng trở về quê cũ Long Hưng [huyện Đông Hưng, Thái Bình] làm lễ dâng tù tại Chiêu Lăng:[1]

Hai vua trở về phủ Long Hưng. Ngày 17, đem các tướng giặc bị bắt là Tích Lệ Cơ Ngọc, Nguyên soái Ô Mã Nhi, Tham chính Sầm Đoàn, Phàn Tiếp, Nguyên soái Điền, các Vạn hộ, Thiên hộ làm lễ dâng tù thắng trận ở Chiêu Lăng.

Trước đó quân Nguyên đã khai quật Chiêu Lăng muốn phá đi, nhưng không phạm được tới quan tài. Đến khi giặc thua, chân ngựa đá ở lăng đều bị lấm bùn. Cho đó là thần linh giúp ngầm vậy. Khi vua cử lễ bái yết, có làm thơ rằng: Continue reading “Những năm cuối triều Vua Trần Nhân Tông”

45 đời tổng thống Hoa Kỳ: George Washington – Tổng thống đầu tiên

Tác giả: William A. Degregorio

HỌ VÀ TÊN:

George Washington. Có lẽ ông được đặt tên theo luật sư George Eskridge – người đã nuôi nấng mẹ Washington khi bà mồ côi.

NGOẠI HÌNH:

Washington là một người to béo, khỏe mạnh – cao khoảng 1,88m, thời kỳ sung sức nhất ông nặng gần 80kg, sau tăng lên hơn 90kg. Ông có dáng đứng thẳng, vai rộng, vạm vỡ, bàn tay và bàn chân to (giày cỡ 13), khuôn mặt dài, gò má cao, mũi to, thẳng, cằm cương nghị, cặp mắt màu xanh xám bên dưới hàng lông mày rậm và mái tóc màu nâu sẫm; trong những dịp trang trọng, ông rắc phấn bột lên tóc và buộc gọn phần đuôi tóc. Làn da trắng có những vết sẹo của bệnh đậu mùa mà ông mắc phải khi còn trẻ. Ông bị rụng răng, có lẽ do bệnh viêm nướu, và mang hàm răng giả. Continue reading “45 đời tổng thống Hoa Kỳ: George Washington – Tổng thống đầu tiên”

Về truyền thuyết Kiến quốc phu nhân giúp vua Lê đánh thành Cổ Lộng

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tạp chí Tri Tân, số 2, ngày 10/6/1941 có bài nghiên cứu của học giả Chu Thiên Hoàng Minh Giám với nhan đề Một nữ anh hùng bị mai một! Bà Lương giết giặc Minh hạ thành Cổ Lộng.Trong bài viết, học giả trưng lên sự tích liệt nữ họ Lương, ghi trong U Linh Lục do Thượng thư Lê Tung, vị quan đời Lê Uy Mục [1505] soạn. Học giả thuật lại như sau:

Về khoảng cuối đời Trần, một gia đình họ Lương ở làng Chuế Cầu, tổng Tử Mặc, huyện Ý Yên nay thuộc Nam Định chỉ được một người con gái, có chí khí, có sức khỏe hơn người, lại thêm nhan sắc diễm lệ. Cha mẹ muốn kén những chỗ sang trọng xứng đáng để trao tơ. Song Lương thị xin với cha mẹ chỉ lấy người trong làng, dù hèn hạ cũng cam; miễn là được sớm hôm hầu hạ cha mẹ. Cha nghe nói cảm động, cũng chiều ý con, đem gả cho một người cùng làng là Đinh Tuấn. Hai vợ chồng ăn ở với nhau rất hoà thuận. Continue reading “Về truyền thuyết Kiến quốc phu nhân giúp vua Lê đánh thành Cổ Lộng”

Tìm hiểu hệ thống chính đảng Hoa Kỳ

Tác giả: Marjorie Randon Hershey

So với một thế kỷ có lẻ vừa qua đi, giờ đây chính trị Hoa Kỳ ở vào thế phân cực hơn bao giờ hết. Người của phe Dân chủ và phe Cộng hòa trong chính phủ không thể đồng thuận về bất cứ vấn đề gì. Các cuộc tấn công đảng phái căng thẳng thường xuyên diễn ra – như khi một thành viên Quốc hội thuộc Đảng Dân chủ nói với đồng sự, “Nếu anh bị ốm, người Mỹ à, thì chương trình chăm sóc sức khỏe của phe Cộng hòa sẽ là: Chết nhanh lên!” và một thành viên Đảng Cộng hòa tại nghị viện phản đòn, “Khi gặp chiếc xe nào dán biểu tượng Obama 2012, tôi xem chủ nhân của nó là mối đe dọa cho quỹ gen của chúng ta”. Kể cả bên ngoài Washington, cảm nhận của phe Dân chủ và Cộng hòa dành cho phía bên kia cũng hết sức lạnh nhạt trong những năm gần đây.(1) Continue reading “Tìm hiểu hệ thống chính đảng Hoa Kỳ”

Tại sao văn hóa Trung Quốc chưa trỗi dậy?

Tác giả: Hồ Kiến Hoa (Trung Quốc)| Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Dưới đây là tóm lược bài phát biểu của học giả nổi tiếng Trung Quốc Hồ Kiến Hoa[1] tại Diễn đàn học thuật lần VIII do Thương vụ Ấn thư quán tổ chức ngày 22/7/2017. Bài này đã đăng trên tạp chí “Ngôn ngữ học ngày nay” ngày 8/1/2018, dưới tiêu đề “Lập trường của ngôn ngữ học Trung Quốc nhìn từ góc độ ngôn ngữ học đương đại”. Khi biên dịch chúng tôi chỉ giữ lại phần nói về văn hóa, văn minh Trung Quốc, lược bỏ những phần không liên quan.

Bốn chục năm cải cách mở cửa vừa qua là bốn chục năm Trung Quốc bận bịu với việc học tập các loại lý luận do “ông thầy” phương Tây sáng lập. Continue reading “Tại sao văn hóa Trung Quốc chưa trỗi dậy?”

Những điều ít biết về đội vệ binh Thụy Sĩ của Tòa Thánh Vatican

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Ai đến thăm Toà Thánh Vatican đều không thể không tìm đến ngắm nhìn đội vệ binh Thuỵ Sĩ cao lớn oai nghiêm mặc quân phục cổ xưa ba màu vàng lam đỏ, tay cầm giáo dài, chuyên canh gác cổng ra vào của quốc gia nhỏ nhất thế giới này.

Vatican nằm trên lãnh thổ Italy tại sao không dùng người Italy làm vệ binh mà lại dùng người Thuỵ Sĩ và đã dùng họ suốt 5 thế kỷ qua? Đây thật là một câu hỏi thú vị không phải bất cứ ai cũng biết lời giải đáp. Continue reading “Những điều ít biết về đội vệ binh Thụy Sĩ của Tòa Thánh Vatican”

Người Trung Quốc đánh giá chữ Hán như thế nào?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Chữ Hán ra đời cách nay hơn 3.300 năm, từng có đóng góp lớn cho sự nghiệp thống nhất Trung Quốc (TQ). Chữ Hán là thứ tượng trưng cho văn hóa Trung Hoa, là báu vật thiêng liêng tổ tiên để lại. Người Hoa coi chữ Hán như chữ của thần thánh, mấy nghìn năm qua không ai dám nhận xét, cải tiến, phát triển loại chữ này. Cho tới nay ai đánh giá không tốt về chữ Hán sẽ bị dư luận đả kích ngay. Thiển nghĩ, nếu cứ để chữ Hán phát triển tự nhiên trong đông đảo dân chúng thì rất có thể nó cũng có lịch sử tương tự các loại chữ viết cổ đại khác (chữ Ai Cập cổ, chữ hình Nêm), tức là biến mất và thay bằng loại chữ tiên tiến hơn. Tiếc rằng, chữ Hán sau khi ra đời đã bị tầng lớp vua quan và trí thức phong kiến coi là thứ công cụ độc quyền dùng để giữ vững chế độ phong kiến, thi hành chính sách ngu dân nhằm dễ dàng áp bức bóc lột nhân dân lao động. Continue reading “Người Trung Quốc đánh giá chữ Hán như thế nào?”

Quốc gia tầm trung và định hướng ngoại giao chuyên biệt: Hàm ý với Việt Nam đến năm 2030

Tác giả: Vũ Lê Thái Hoàng & Đỗ Thị Thủy

Cục diện thế giới hai thập niên đầu thế kỷ XXI chứng kiến xu thế toàn cầu hóa, hợp tác, liên kết. Hệ thống quốc tế hình thành từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đang đối mặt với thách thức gia tăng từ cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn cùng với chủ nghĩa dân tộc, dân túy nổi lên mạnh mẽ, sự thiếu hụt vai trò dẫn dắt các nghị sự toàn cầu trong khi các thách thức an ninh truyền thống cũng như phi truyền thống đang nổi lên gay gắt (đại dịch COVID-19 là một ví dụ). Cục diện đó kéo theo nhiều hệ lụy sâu rộng, đa chiều, về lâu dài có thể làm thay đổi bản chất trật tự thế giới theo hướng đa cực, đa trung tâm, đặt ra cả cơ hội và thách thức cho các nước vừa và nhỏ làm sao bảo vệ tốt nhất lợi ích của mình trong quan hệ quốc tế. Continue reading “Quốc gia tầm trung và định hướng ngoại giao chuyên biệt: Hàm ý với Việt Nam đến năm 2030”

Cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ ba

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Vừa mới thua trận trở về vào năm trước, vào đầu năm Chí Nguyên thứ 23 [1286] Nguyên Thế Tổ lại ra lệnh xâm lăng nước Đại Việt, mệnh các hành tỉnh điều phái các tướng sĩ cùng quân lính:

“…. Ngày Tân Mão tháng giêng năm Chí Nguyên thứ 23 [18/2/1286] mệnh bọn A Lý Hải Nha bàn những điều cần làm để đánh dẹp Giao Chỉ. Continue reading “Cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ ba”

Các cuộc cách mạng phẩm giá

Tác giả: Francis Fukuyama | Người dịch: Khắc Giang, Quang Thái, Bảo Linh

Nhu cầu được thừa nhận phẩm giá một cách bình đẳng thổi luồng sinh khí cho Cách mạng Pháp, và nó vẫn tiếp tục sống động cho đến ngày nay.

Ngày 17 tháng Mười hai năm 2010, cảnh sát tịch thu hàng hóa trên xe chở rau của một người bán hàng rong ở Tunisia tên là Mohamed Bouazizi, lấy lý do anh không có giấy phép. Theo lời gia đình kể lại, anh bị một nữ cảnh sát, Faida Hamdi, tát ngay trước mặt mọi người, cũng là người đã tịch thu cả cân điện tử của anh và nhổ nước bọt vào mặt anh (việc Hamdi là nữ có thể tăng thêm cảm giác nhục nhã trong một nền văn hóa trọng nam). Bouazizi đã đến văn phòng thống đốc để phàn nàn và lấy lại chiếc cân, nhưng thống đốc từ chối gặp anh. Bouazizi sau đó đổ xăng lên người và tự thiêu, hét lên, “Các người muốn tôi sống sao?” Continue reading “Các cuộc cách mạng phẩm giá”

Mười khác biệt trong cách bỏ phiếu của người Mỹ so với thế giới

Nguồn: Eric Bjornlund, “10 Problematic Ways in Which U.S. Voting Differs From the World’s”, Foreign Policy, 03/11/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Nhiều người Mỹ không biết quá trình bầu cử của họ kỳ lạ như thế nào so với phần còn lại của thế giới — từ Đại cử tri đoàn cho đến cách xác định phạm vi địa lý các khu vực bỏ phiếu. Nhưng ngay cả bản thân quy trình bỏ phiếu cũng rất khác so với các nền dân chủ khác, khiến việc bỏ phiếu trở nên khó khăn hơn và làm tăng nguy cơ gian lận cũng như tranh chấp giữa các đảng phái. Dưới đây là 10 khác biệt trong cách người Mỹ bỏ phiếu so với thế giới:

    1. Ngày Bầu cử được tổ chức vào ngày làm việc. Hầu hết các nền dân chủ khác đều bỏ phiếu vào cuối tuần hoặc chuyển ngày bầu cử của họ thành ngày nghỉ, có nghĩa là nhiều người hơn có thể bỏ phiếu mà không phải lo lắng về việc bỏ lỡ công việc. Continue reading “Mười khác biệt trong cách bỏ phiếu của người Mỹ so với thế giới”