Các bằng chứng lịch sử về QĐ Hoàng Sa cần được kiểm tra kỹ lưỡng

Tác giả:  Bill Hayton | Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Những lời bình luận của Giáo sư Li Dexia về quần đảo Hoàng Sa đã tóm gọn một cách hữu ích những luận điểm ủng hộ “tuyên bố chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc đối với quần đảo này. Tác giả biết rõ về những luận điểm đó; bài viết của bà vào năm 2003, Đường 9 Đoạn trên Bản đồ biển Nam Trung Hoa của Trung Quốc  (The Dotted Line on the Chinese Map of the South China Sea) là một trong những tài liệu đầu tiên nói về quan điểm này của Trung Quốc được viết bằng tiếng Anh. Continue reading “Các bằng chứng lịch sử về QĐ Hoàng Sa cần được kiểm tra kỹ lưỡng”

#180 – Người giàu – kẻ nghèo trong chính trị thế giới: Số phận buồn thảm của Phương Nam

Nguồn: Charles W. Kegley, JR. & Gregory A. Raymond, The Global Future: A Brief Introduction to World Politics (Chapter 5), (Boston, MA: Wadsworth, 2010)

Biên dịch: Lê Tuấn Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Global Future

Một xã hội loài người mà dựa trên cơ sở nhiều quốc gia nghèo đói và chỉ một số ít thịnh vượng, đặc trưng bởi những hòn đảo thịnh vượng giữa một biển nghèo đói, là không bền vững.

Thiabo Mbeki – Cựu tổng thống Nam Phi

Ngày 4 tháng 2 năm 1992, Hugo Chavez Frías, một đại tá bốc đồng và có sức thu hút, đã lãnh đạo một cuộc đảo chính quân sự chống lại chính phủ Venezuela. Khi mà lực lượng thua kém nhiều về số lượng của mình không giành được quyền kiểm soát Caracas và không bắt giữ được Tổng thống Carlos Andrés Pérez, Continue reading “#180 – Người giàu – kẻ nghèo trong chính trị thế giới: Số phận buồn thảm của Phương Nam”

Bàn về cách tiếp cận của lý luận phương Tây về Trật tự thế giới

Tác giả: TS. Vũ Lê Thái Hoàng[1]

Tóm tắt

Bước vào thế kỷ 21, dưới tác động mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hoá và cách mạng khoa học công nghệ, hệ thống QHQT đang trải qua những thay đổi nhanh chóng và ở trong thời kỳ quá độ từ trật tự hai cực thời Chiến tranh lạnh sang một mô hình trật tự mới phù hợp với thực tiễn QHQT mới. Tuy nhiên, chưa có sự nhất trí cao trong cả giới học thuật và giới hoạch định chính sách về dự báo chiều hướng phát triển của một trật tự thế giới mới, một phần do khác biệt trong cách hiểu về trật tự thế giới và những thuộc tính của nó cũng như trong sử dụng các tiêu chí phân tích, dự báo trật tự thế giới. Bài viết này bàn về cách tiếp cận của một số trường phái lý luận phương Tây về trật tự thế giới, qua đó góp phần làm rõ hơn khái niệm trật tự thế giới với những thuộc tính cơ bản (tính ổn định, tính có thể dự đoán, tính hợp lệ, tính thứ bậc/đẳng cấp, tính khả biến) và một số tiêu chí chủ yếu để nhận dạng trật tự thế giới (chủ thể chính, phân bổ sức mạnh giữa các chủ thể chính, luật chơi và tập hợp lực lượng của các chủ thể chính, phương thức của trật tự, công cụ của trật tự và cấu trúc địa lý của trật tự). Continue reading “Bàn về cách tiếp cận của lý luận phương Tây về Trật tự thế giới”

“New thinking” about the history issue: Japan’s lost chance in China?

Author: Đỗ Thị Thủy*

Introduction

China and Japan have undergone a long history of bilateral relations fraught with traumas and bitterness. The memory of Japanese aggression in China during the World War II is still haunting many hearts and minds in both countries. The unresolved history issue thus ranks very high in their bilateral agenda. Taking a retrospective look at the evolution of the history issue, it seems that the management of this issue represents the patterns of cooperation and struggle between the two East Asian powers. While many former enemies have become true friends in international relations today, this is not the case of China and Japan. The Cold War period elapsed without Sino-Japanese reconciliation as the way France and Germany did although there had been time China and Japan were ‘de facto allies’ against Soviet hegemony in East Asia. The post-Cold War period witnesses the rapid rise of China, Japan’s strive to become a “normal country”, and a tensed dispute between the two countries over the history issue. It is against this context that this study aims to examine what stays behind the history issue in China-Japan relations. Continue reading ““New thinking” about the history issue: Japan’s lost chance in China?”

Bàn về trách nhiệm của quốc gia trong quan hệ quốc tế

Tác giả: Đỗ Thanh Hải*

Ngày nay, khi quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa diễn ra mạnh mẽ, các quốc gia không còn là các ốc đảo riêng biệt, mà gắn bó với nhau ngày càng chặt chẽ thông qua vô vàn các mối liên kết khác nhau, từ chính trị, kinh tế đến văn hóa và giáo dục. Trong mạng lưới liên kết này, quyết định và hành động của một quốc gia, ngay cả khi chúng chỉ mang tính chất nội bộ, cũng tạo ra các hậu quả trực tiếp và gián tiếp đến các quốc gia khác và cộng đồng quốc tế. Continue reading “Bàn về trách nhiệm của quốc gia trong quan hệ quốc tế”

#174 – Sự trỗi dậy của chủ nghĩa chuyên chế cạnh tranh

Nguồn: Steven Levitsky & Lucan A.Way (2002). “Elections Without Democracy: The Rise of Competitive Authoritarianism”, Journal of Democracy, Vol. 13, No. 2, pp. 51-65.>>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thị Tố Uyên | Hiệu đính: Nghiêm Hồng Sơn 

Bài liên quan: Sự trỗi dậy của nền dân chủ phi tự do

Thế giới hậu Chiến tranh Lạnh được đánh dấu mới sự sinh sôi nảy nở của các chế độ chính trị lai. Trong suốt thập niên 1990, bằng những cách khác nhau và ở những mức độ khác nhau, các chính thể ở hầu khắp châu Phi (Ghana, Kenya, Mozambique, Zambia, Zimbabwe), Đại lục Âu Á hậu cộng sản (Albania, Croatia, Nga, Serbia, Ucraina), châu Á (Malaysia, Đài Loan) và châu Mỹ Latinh (Haiti, Mexico, Paraguay, Peru) đã kết hợp các nguyên tắc dân chủ với sự cai trị chuyên chế. Continue reading “#174 – Sự trỗi dậy của chủ nghĩa chuyên chế cạnh tranh”

Nghiên cứu chính sách đối ngoại Trung Quốc từ góc độ Lý luận Quan hệ quốc tế

Tác giả: Đỗ Thị Thủy*

Mặc dù Trung Quốc là một nền văn minh lâu đời và đã có các mối quan hệ, giao lưu quốc tế từ rất sớm nhưng cho đến nay có thể nói chưa có một trường phái lý thuyết về QHQT nào của riêng Trung Quốc được trình bày một cách bài bản, logic, và có ảnh hưởng như các học thuyết của phương Tây (chủ nghĩa hiện thực, tự do, Mác-xít). Việc nghiên cứu chính sách đối ngoại của Trung Quốc trước đây thường dựa trên nghiên cứu lịch sử và kinh nghiệm hành vi của nước này. Từ khi nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời, nền tảng lý luận cơ bản của CSĐN Trung Quốc được xác định là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông. Tuy nhiên, nhiều học giả (đặc biệt là các học giả phương Tây) cũng cho rằng việc áp dụng các thuyết phương Tây truyền thống ngoài mô hình Mác-xít như chủ nghĩa hiện thực hay chủ nghĩa tự do cũng làm sáng tỏ nhiều vấn đề trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Và trong khi các học giả Trung Quốc vẫn không ngừng tìm tòi một “lý thuyết QHQT mang màu sắc Trung Quốc”, có thể thấy rằng những lý luận trong giới nghiên cứu chính trị quốc tế về Trung Quốc đã và đang có ảnh hưởng lớn đến CSĐN đương đại của nước này. Continue reading “Nghiên cứu chính sách đối ngoại Trung Quốc từ góc độ Lý luận Quan hệ quốc tế”

#173 – Quyền lực và sự tương thuộc trong kỷ nguyên thông tin

Nguồn: Robert O. Keohane & Joseph S. Nye (1998). “Power and Interdependence in the Information Age”, Foreign Affairs, Vol. 77, No. 5 (Sep. – Oct.), pp. 81-94.

Biên dịch: Vũ Thị Thu | Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương

Sự bền bỉ của các quốc gia

Trong suốt thế kỷ 20, những người theo trường phái hiện đại chủ nghĩa cho rằng công nghệ sẽ làm biến đổi chính trị thế giới. Năm 1910, Norman Angell từng khẳng định sự tương thuộc kinh tế sẽ làm cho chiến tranh trở thành điều phi lý và hướng tới viễn cảnh mà những cuộc chiến này chỉ còn là dĩ vãng. Continue reading “#173 – Quyền lực và sự tương thuộc trong kỷ nguyên thông tin”

Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.11): Chính sách kinh tế mới và Thế Chiến II

Awesome Color Photos of the Attack on Pearl Harbor (6)

Nguồn: Alonzo L. Hamby, Outline of U.S. History (New York: Nova Publishers, 2007), Ch. 11.

“Chúng ta phải là kho vũ khí vĩ đại của nền dân chủ”
– Tổng thống Franklin D. Roosevelt,1941

Roosevelt và chính sách Kinh tế Mới

Vào năm 1933, vị tổng thống mới Franklin D. Roosevelt đã mang tới một bầu không khí tự tin và niềm lạc quan, và điều đó đã mau chóng tập hợp được dân chúng đến với tấm biểu ngữ chương trình của ông mang tên Chính sách kinh tế mới (New Deal). Điều duy nhất khiến chúng ta sợ hãi chính là bản thân nỗi khiếp sợ – vị tổng thống đã tuyên bố như vậy trong diễn văn nhậm chức của mình trước dân tộc. Continue reading “Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.11): Chính sách kinh tế mới và Thế Chiến II”

#168 – Các lý thuyết về chính trị thế giới

Nguồn: Charles W. Kegley, JR. & Gregory A. Raymond, The Global Future: A Brief Introduction to World Politics (Chapter 2), (Boston, MA: Wadsworth, 2010).

Biên dịch: Lê Thùy Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Global Future 

Có một sự liên kết không thể tránh khỏi giữa thế giới trừu tượng của lý thuyết và thế giới thực của chính sách. Chúng ta cần lý thuyết để hiểu được ý nghĩa của “cơn bão thông tin” đến với chúng ta mỗi ngày. Dù các nhà hoạch định chính sách là những người khinh thường “lý thuyết” nhưng họ cũng phải dựa vào những ý tưởng (thường không được nói ra) của riêng họ về việc thế giới vận hành như thế nào để đưa ra quyết định… Tất cả mọi người đều sử dụng lý thuyết dù họ có nhận ra điều đó hay không.

Stephen M. Walt – Nhà khoa học chính trị Continue reading “#168 – Các lý thuyết về chính trị thế giới”

Rethinking the end of the Cold War and Francis Fukuyama’s ‘End of History’ hyphothesis

Title: Rethinking the end of the Cold War and Francis Fukuyama’s ‘End of History’ hyphothesis

Author: Đỗ Thị Thủy

Source: International Studies, No. 24, June 2011, pp. 239-260.

Abstract:

The year 1991 marked a turning point in the world history – one of the two superpowers (the Soviet Union – USSR) collapsed, putting an end to the bipolar system and nearly half a century of the intense confrontation between the United States (US) & the USSR in their global Cold War. Two decades have passed since that day but scholars keep debating about its end, perhaps no less heated as they did about its origins. The fact that no single international relations theory managed to predict such an end and even had difficulties explaining it makes the end of the Cold War more attractive and controversial for both historians and theorists. Coming out right after this very end, Francis Fukuyama‟s book “The end of history and the last man” furthered the debate as it provoked the idea that the end of the Cold War would be the end of all kinds of IR theory and mankind‟s history toward a long-lasting peace and stability dominated by liberalism and Western values.

How can we explain the end of the Cold War? Did it really end? Why did IR theory fail to predict such an end? Is the end of the Cold War an end to theory and history? These questions have been and are still shaping a great debate between international historians and IR theorists. This year marks the 20th anniversary of the Cold War‟s end – a perfect time for revisiting these issues. With the hope to contribute to the clarification of the aforesaid puzzles, this paper will review the debate and give its own assessment.

Download: >>PDF

#165 – Lý thuyết giản lược và lý thuyết hệ thống

Nguồn: Kenneth N. Waltz (1979). “Reductionist and Systemic Theories” (Chapter 4) in K. N. Waltz, Theory of International Politics (Reading, Mass.: Addison-Wesley Pub. Co.), pp. 60-78.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Theory of International Politics

Các Chương 23 ở trên mang tính phê phán rất cao. Nói gì thì nói, phê phán là một công việc mang tính tiêu cực nhưng nhằm đạt được kết quả tích cực sau này. Để có được những kết quả tích cực như vậy, trong chương này tôi sẽ suy xét lại các thiếu sót lý thuyết đã được chỉ ra ở các chương trước, sau đó chỉ ra một lý thuyết chính trị quốc tế mang tính hệ thống bao gồm những gì, cái gì một lý thuyết như vậy có thể mang lại và cái gì nó không thể. Continue reading “#165 – Lý thuyết giản lược và lý thuyết hệ thống”

Từ ngữ thú vị (41-50)

 

50. Phân biệt Bill và Act
Trong một số hệ thống pháp luật, đặc biệt là Mỹ, ‘Bill’ chỉ một ‘dự luật’ được đưa ra thảo luận tại quốc hội và chưa có giá trị pháp lý, còn ‘Act’ là một “đạo luật” hoặc ‘luật’, tức là dự luật đã được quốc hội thông qua và tổng thống ký ban hành thành luật, đã có hiệu lực pháp lý.
Trong bối cảnh Việt Nam, ‘dự luật’ và ‘luật’ thường được dịch lần lượt sang tiếng Anh là ‘draft law’ và ‘law’. Continue reading “Từ ngữ thú vị (41-50)”

Vietnam’s hedging strategy against China since normalization

Title: Vietnam’s hedging strategy against China since normalization

Author: Lê Hồng Hiệp

Source: Contemporary Southeast Asia, Volume 35, Number 3, December 2013, pp. 333-368.

Abstract:

Since the normalization of Sino-Vietnamese relations in 1991, Vietnam’s China policy has been shaped by a combination of approaches which can be best described as a multi-tiered, omni-directional hedging strategy. The article argues that hedging is the most rational and viable option for Vietnam to manage its relations with China given its historical experiences, domestic and bilateral conditions, as well as changes in Vietnam’s external relations and the international strategic environment. The article examines the four major components of this strategy, namely economic pragmatism, direct engagement, hard balancing and soft balancing. The article goes on to assess the significance of each component and details how Vietnam has pursued its hedging strategy towards China since normalization.

Download: >>PDF

#164 – Tác động chính trị của toàn cầu hóa

Nguồn: Suzanne Berger (2000). “Globalization and Politics”, American Review of Political Science, No. 3, pp. 43-62.

Biên dịch: Phạm Thị Thu Hà | Hiệu đính: Phạm Thị Huyền Trang

Bài liên quan: #28 – Hãy suy nghĩ lại: Toàn cầu hóa 

Chương này tập trung vào các vấn đề quan trọng được công chúng và các học giả quan tâm hiện nay, đó là ảnh hưởng của sự thay đổi kinh tế thế giới đến chính trị và xã hội của các quốc gia. Trong hai thập kỷ qua, đã có sự tăng trưởng đáng kể của vốn đầu tư gián tiếp, đầu tư trực tiếp nước ngoài và trao đổi thương mại qua biên giới song song với việc nhiều rào cản thương mại về hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia được gỡ bỏ. Continue reading “#164 – Tác động chính trị của toàn cầu hóa”

Vietnam’s Domestic–Foreign Policy Nexus: Doi Moi, Foreign Policy Reform, and Sino-Vietnamese Normalization

Title: Vietnam’s Domestic–Foreign Policy Nexus: Doi Moi, Foreign Policy Reform, and Sino-Vietnamese Normalization

Author: Lê Hồng Hiệp

Source: Asian Politics & Policy—Volume 5, Number 3—Pages 387–406.

Abstract:
This article examines the link between Vietnam’s adoption of the Doi Moi (renovation) policy and transformations in its China policy in the late 1980s and early 1990s as a case study of the domestic–foreign policy nexus. The article argues that during this period, changes in Vietnam’s foreign policy in general and its China policy in particular originated first and foremost from the Vietnamese Communist Party’s (VCP) domestic agenda of promoting economic reform and protecting the regime’s survival. As the VCP considered hostile relations with China as detrimental to both its economic reform and regime security, it strived to mend relations with China as quickly as possible. Against this backdrop, Vietnam made a number of important concessions to China regarding the Cambodian issue in order to accelerate the normalization process, which eventually concluded in late 1991.

Download: >>PDF

#160 – Nhật Bản có thể giữ vững cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân hay không?

Nguồn: Nobumasa Akiyama & Kenta Horio, “Can Japan Remain Committed to Nonproliferation?”, The Washington Quarterly, Vol. 36, No. 2, pp. 151-165.>>PDF

Biên dịch và Hiệu đính: Trần Thị Thục Huyền

Bài liên quan: #66 – Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân

Chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân là một minh chứng tuyệt vời cho sự thành công của chủ nghĩa quốc tế tự do thời kì hậu chiến: mặc dù khả năng phát triển công nghệ hạt nhân ngày càng phổ biến, chỉ có chín quốc gia trên thế giới sở hữu vũ khí hạt nhân. Chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân đã phần nào tạo điều kiện cho hợp tác quốc tế về sử dụng năng lượng hạt nhân một cách hoà bình bằng cách giảm các mối đe doạ và nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân. Continue reading “#160 – Nhật Bản có thể giữ vững cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân hay không?”

#159 – Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với chế độ Pol Pot

ieng4

Nguồn: John D. Ciorciari (2013). “China and the Pol Pot Regime”, Cold War History,  Vol. 14, No. 2, pp. 215-235.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Bài liên quan: Bồi thường cho nạn nhân bị xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng: Trường hợp Campuchia

Quá khứ từng ủng hộ chế độ Pol Pot đến nay vẫn là một trong những khía cạnh nhạy cảm nhất trong lịch sử Chiến tranh Lạnh của Trung Quốc. Từ tháng 4/1975 đến tháng 1/1979, Trung Quốc là đối tác bên ngoài chính yếu của chính phủ Campuchia Dân chủ tàn bạo. Chính phủ Trung Quốc từ lâu đã luôn cố hạ thấp mối quan hệ thân cận này, trong khi giới lãnh đạo Campuchia ngày nay lại mong muốn tái lập mối ràng buộc gần gũi với Bắc Kinh.[1] Continue reading “#159 – Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với chế độ Pol Pot”

Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.10): Chiến tranh, thịnh vượng và suy thoái

American troops in Vladivostok parading before the building occupied by the staff of the Czecho-Slovaks.  Japanese marines are standing at attention as they march by.  Siberia, August 1918.  Underwood and Underwood.  (War Dept.) Exact Date Shot Unknown NARA FILE #:  165-WW-558C-4 WAR & CONFLICT BOOK #:  354

Nguồn: Alonzo L. Hamby, Outline of U.S. History (New York: Nova Publishers, 2007), Ch. 10.

“Công việc chính của người Mỹ là kinh doanh”
– Tổng thống Calvin Coolidge, 1925

Chiến tranh và các quyền trung lập

Đối với công chúng Mỹ, cuộc chiến tranh bùng nổ ở châu Âu vào năm 1914 – khi quân đội Đức – áo – Hung tấn công Anh-Pháp-Nga – đã gây nên một cú sốc. Lúc đầu, cuộc chiến ấy có vẻ như ở rất xa nước Mỹ, nhưng lại gây ra những ảnh hưởng về kinh tế và chính trị rất nhanh chóng và sâu sắc. Năm 1915, nền công nghiệp Mỹ đang bị suy thoái nhẹ nay đã được phục hồi nhờ những đơn đặt hàng quân trang và vũ khí từ các nước đồng minh phương Tây. Cả hai phe đã sử dụng những phương tiện tuyên truyền nhằm đánh thức những tình cảm mạnh mẽ của người Mỹ – một phần ba trong số họ là người nước ngoài hoặc có cha, mẹ hay cả bố và mẹ đều là người nước ngoài. Hơn nữa, cả Anh và Đức trước kia đều đã phản đối vận tải đường biển của Mỹ ở ngoài khơi và điều đó đã khiến Tổng thống Woodrow Wilson lên tiếng phản đối kịch liệt. Continue reading “Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.10): Chiến tranh, thịnh vượng và suy thoái”

#155: Bắc di cư: Dân Công giáo tị nạn từ miền Bắc và vai trò của họ tại Việt Nam CH, 1954-1959

Nguồn: Peter Hansen (2009). “Bac Di Cu: Catholic Refugees from the North of Vietnam, and Their Role in the Southern Republic, 1954–1959”, Journal of Vietnamese Studies, Vol. 4, No. 3, pp. 173 -211.

Biên dịch và Hiệu đính: Đỗ Hải Yến

Bài liên quan: #141 – Phát Diệm: Chủ nghĩa dân tộc, tôn giáo và bản sắc trong chiến tranh Pháp – Việt Minh 

Gia Kiệm, một thị trấn khoảng tám mươi ngàn dân, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh chừng năm mươi kilômét về phía Bắc, trên đường đến Đà Lạt. Thị trấn nổi bật bởi sự phồn thịnh và quy củ, nhưng điểm đặc biệt nhất là sự phong phú của các nhà thờ Công giáo vốn nằm rải rác trên trục đường chính, chỉ cách nhau vài trăm mét. Gia Kiệm không phải là một cộng đồng lâu đời. Continue reading “#155: Bắc di cư: Dân Công giáo tị nạn từ miền Bắc và vai trò của họ tại Việt Nam CH, 1954-1959”