#70 – Hãy suy nghĩ lại: Vấn đề chủ quyền

Nguồn: Stephen D. Krasner (2001). “Think Again: Sovereignty”, Foreign Policy, No. 122 (Jan. – Feb.), pp. 20-29.

Biên dịch: Trần Thị Diệu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Quan điểm về nhà nước như một thực thể tự trị và độc lập đang sụp đổ dưới “đòn công kích” kết hợp của các liên minh tiền tệ, CNN, Internet và các tổ chức phi chính phủ. Nhưng những ai tuyên bố về sự diệt vong của“chủ quyền” dường như đã hiểu sai lịch sử. Các quốc gia – dân tộc có bản năng sinh tồn mạnh mẽ và cho đến lúc này đã thích nghi với những thách thức mới, ngay cả thách thức đặt ra bởi toàn cầu hóa. Continue reading “#70 – Hãy suy nghĩ lại: Vấn đề chủ quyền”

#69 – Cấu trúc vô chính phủ và cân bằng quyền lực

european_union2

Nguồn: Kenneth N. Waltz (1979). “Anarchic Orders and Balances of Power” (Chapter 6) in K. N. Waltz,Theory of International Politics (Reading, Mass.: Addison-Wesley Pub. Co.), pp. 102-128.

Biên dịch: Phạm Trang Nhung | Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Chúng ta còn hai việc phải làm: một là nghiên cứu các đặc tính của vô chính phủ và các dự tính về kết cục của những thể chế vô chính phủ; hai là nghiên cứu xem những dự tính này thay đổi như thế nào khi cấu trúc của một hệ thống vô chính phủ thay đổi thông qua những thay đổi trong cán cân sức mạnh giữa các quốc gia. Nhiệm vụ thứ hai, mà tôi giải quyết ở chương 7, 8 và 9, đòi hỏi việc so sánh nhiều hệ thống quốc tế khác nhau. Nhiệm vụ thứ nhất, sẽ được tôi tập trung giải quyết ngay bây giờ, được thực hiện tốt nhất bằng cách so sánh giữa hành vi và kết quả trong các môi trường vô chính phủ và có thứ bậc. Continue reading “#69 – Cấu trúc vô chính phủ và cân bằng quyền lực”

#67 – Hệ lụy an ninh của vấn đề biến đổi khí hậu

Nguồn: John Podesta & Peter Ogden (2007). “The Security Implications of Climate Change”, The Washington Quarterly, Vol. 31, No.1, pp. 115-138.>>PDF

Biên dịch: Phan Tuệ Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nếu xét về tác động của biến đổi khí hậu, tương lai ngày càng trở nên rõ ràng hơn.[1] Viễn cảnh của vấn đề khí thải nhà kính được nêu ra bởi Ban Chuyên gia Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) dự báo trước một thế giới mà trong đó con người và các quốc gia sẽ bị đe dọa bởi sự thiếu hụt trầm trọng nguồn nước và lương thực, bởi thiên tai tàn phá khốc liệt, và bởi sự bùng phát của những dịch bệnh chết người.[2] Không có một giải pháp kỹ thuật hay chính trị dự trù nào Continue reading “#67 – Hệ lụy an ninh của vấn đề biến đổi khí hậu”

#66 – Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân

Nguồn: Thomas Plant & Ben Rhode (2013). “China, North Korea and the Spread of Nuclear Weapons”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 55, No. 2, pp. 61-80.

Biên dịch: Lê Thị Thu Hiền | Hiệu đính: Lâm Vũ

Từng được cho là thân thiết gắn bó “như tay với chân” nhưng trong những năm gần đây, mối quan hệ Trung-Triều đã trở nên căng thẳng hơn. Bắc Kinh có những động cơ mâu thuẫn với nhau trong chính sách đối với Bình Nhưỡng và không bằng lòng với việc Bình Nhưỡng khiêu khích gây bất ổn tại khu vực Đông Bắc Á. Một số nhà quan sát cho rằng chính sách Bắc Triều Tiên của Bắc Kinh là phi lý vì nó khiến tinh thần bài Trung bị đẩy lên cao và tạo điều kiện cho quân đội Mỹ hiện diện tại châu Á.1(Sự bảo hộ ngoại giao mà Trung Quốc dành cho Bắc Triều Tiên sau vụ lực lượng Bắc Triều Tiên đánh chìm tàu hộ tống Cheonan Hàn Quốc và nã súng vào đảo Yeonpyeong năm 2010 đã làm xấu đi hình ảnh của Trung Quốc và thúc đẩy Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ tăng cường hợp tác). Việc Trung Quốc mập mờ bảo vệ cho kho vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên có thể sẽ châm ngòi cho việc Seoul và Tokyo một ngày nào đó sẽ tìm kiếm biện pháp răn đe hạt nhân cho riêng mình, mặc dù điều này khó có khả năng xảy ra chừng nào quân đội Mỹ vẫn còn duy trì sự hiện diện một cách đáng kể ở Đông Á.
Continue reading “#66 – Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân”

#65 – Sự kiện Nhân Văn – Giai Phẩm, cuộc thanh trừng năm 1967, và di sản của sự bất đồng chính kiến

nhanvan

Nguồn: Zachary Abuza (2001).The Nhan Van–Giai Pham Affair, the 1967 Purge, and the Legacy of Dissent”,  in Z. Abuza, Renovating Politics in Contemporary Vietnam (London: Lynne Rienner Publisher). [1]

Biên dịch: Vương Thảo Vy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: 46 – “Chủ nghĩa xét lại” ở Việt Nam DCCH: Bằng chứng mới từ kho tư liệu Đông Đức

Văn hóa, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị.

– Hồ Chí Minh

Nhà soạn nhạc Xô Viết phải tìm kiếm những giá trị anh hùng, vĩ đại và cao đẹp, phải chiến đấu chống lại chủ nghĩa hiện đại mang tính phá hoại lật đổ, điển hình cho thời kỳ suy tàn của nền nghệ thuật tư sản. [Âm nhạc phải] mang tính dân tộc về mặt hình thức và xã hội chủ nghĩa về mặt nội dung.

– Maxim Gorky, “Bàn về chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa”, 1934 Continue reading “#65 – Sự kiện Nhân Văn – Giai Phẩm, cuộc thanh trừng năm 1967, và di sản của sự bất đồng chính kiến”

#61 – Wendt hội ngộ phương Đông: Văn hóa hợp tác và xung đột của ASEAN

Nguồn: Stefan Rother (2012). “Wendt meets East: ASEAN cultures of conflict and cooperation”, Cooperation and Conflict, Vol. 47, No.1, pp. 49–67.

Biên dịch: Mai Chí Trung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi bàn luận về các khái niệm hợp tác và xung đột thì các lý thuyết chủ đạo về Quan hệ quốc tế rất khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều có một mẫu số chung: chúng đều bắt nguồn từ những kinh nghiệm và lịch sử học thuật của phương Tây. Thời gian gần đây, một lượng văn liệu về những khả năng hình thành cũng như các lợi ích mà các học thuyết Quan hệ quốc tế phi phương Tây mang lại đang dần xuất hiện. Bài viết này đề xuất một “sự dung hòa”: một cách tiếp cận lý thuyết có thể áp dụng được cho cả quan hệ quốc tế phương Tây lẫn phi phương Tây, trong đó có xét đến cả những bối cảnh lịch sử, tư tưởng và văn hóa. Dựa trên chủ nghĩa kiến tạo xã hội được phát triển bởi Alexander Wendt, bài viết lập luận rằng sự tồn tại của bản sắc tập thể giữa các quốc gia trong một khu vực cụ thể có thể tự thể hiện trong những lôgic hay những văn hóa vô chính phủ riêng biệt. Chúng dựa trên những quy chuẩn của xung đột hoặc hợp tác được thiết lập thông qua sự tương tác, có thể được đề xuất bởi các tác nhân bên ngoài và được bản địa hóa, hoặc có thể bị tác động bởi sự tái định hình bản sắc quốc gia thông qua những sự kiện trong nước. Ngoài ra còn có tình trạng phụ thuộc vào các thói quen văn hóa: những quy chuẩn bắt nguồn từ nhận thức hay ký ức văn hóa của một khu vực có xu hướng bị phớt lờ bởi những sự giải thích vốn chỉ tập trung vào những sự kiện hiện nay hoặc những mô hình hợp tác theo kiểu phương Tây. Các nghiên cứu về khu vực học có thể đóng góp các bối cảnh này.
Continue reading “#61 – Wendt hội ngộ phương Đông: Văn hóa hợp tác và xung đột của ASEAN”

#60 – Định luật thứ Nhất của Chính trị dầu mỏ

Nguồn: Thomas L. Friedman (2006). “The First Law of Petropolitics”, Foreign Policy, No.154 (May/June), pp 28-36.>>PDF

Biên dịch: Trần Nguyễn Hồng Ngọc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp  

Tổng thống Iran phủ nhận việc Đức Quốc Xã diệt chủng người Do Thái, Hugo Chávez cho rằng các nhà lãnh đạo phương Tây nên xuống địa ngục, còn Vladimir Putin thì đang chủ động lấn lướt. Nguyên nhân từ đâu? Họ hiểu rằng giá dầu và tiến trình tự do luôn chuyển động ngược chiều nhau. Đó là định luật đầu tiên của chính trị dầu mỏ, và nó có thể là tiền đề cho những lý giải về một số đặc điểm trong thời đại của chúng ta. Continue reading “#60 – Định luật thứ Nhất của Chính trị dầu mỏ”

#59 – Yếu tố kinh tế trong rạn nứt quan hệ Việt – Trung giai đoạn 1972-75

Nguồn: Kosal Path (2011). “The Economic Factor in the Sino-Vietnamese Split, 1972–75: An Analysis of Vietnamese Archival Sources, Cold War History, 11:4, 519-555.

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Thị Bảo Trân

Dựa trên nguồn tài liệu lưu trữ chưa được khai thác của Việt Nam, bài viết này xem xét tác động của việc Trung Quốc cắt giảm dần dần viện trợ kinh tế cho các nỗ lực chiến tranh và phục hồi kinh tế của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (DCCH) và tác động của nó tới quan hệ Việt Nam – Trung Quốc từ năm 1972 đến năm 1975. Trong khi việc Trung Quốc cắt giảm viện trợ cho Việt Nam DCCH trong giai đoạn này chủ yếu do tầm quan trọng của Bắc Việt Nam giảm sút trong chiến lược an ninh của Trung Quốc cùng với việc Trung Quốc gặp khó khăn kinh tế chủ yếu do cuộc Cách mạng Văn hóa thảm khốc trong giai đoạn 1966-1969 gây ra thì các phản ứng và các chính sách đáp trả của Hà Nội bắt nguồn từ nhận thức đã bén rễ sâu của Hà Nội về sự không chân thành và ẩn ý của Bắc Kinh muốn kiềm giữ Việt Nam ở thế yếu. Mâu thuẫn giữa Việt Nam và Trung Quốc phát sinh sau năm 1975 là điều không thể tránh khỏi; các lãnh đạo Hà Nội ra sức đưa ra các nỗ lực ngoại giao nhằm cải thiện quan hệ kinh tế với Bắc Kinh trong năm 1975 vì họ nhận rõ tầm quan trọng của các khoản viện trợ kinh tế và các hiệp định thương mại ưu đãi của Bắc Kinh đối với kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1976-80). Tuy nhiên, việc Bắc Kinh giữ lập trường không thay đổi, quyết định gấp rút cắt toàn bộ viện trợ, đưa ra các biện pháp trừng phạt kinh tế gây bất lợi cho kế hoạch năm năm lần thứ nhất của Việt Nam vào cuối năm 1975, đồng thời tăng viện trợ quân sự cho Campuchia Dân chủ, tất cả đã đẩy Hà Nội nghiêng gần hơn về phía Matxcơva.

Continue reading “#59 – Yếu tố kinh tế trong rạn nứt quan hệ Việt – Trung giai đoạn 1972-75”

#58 – Dân chủ có đem lại hòa bình hay không?

Nguồn: James Lee Ray (1998). “Does Democracy Cause Peace?” Annual Review of Political Science, No.1, pp. 27-46.

Biên dịch: Trần Tường Vy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tóm tắt

Quan điểm cho rằng các quốc gia theo chế độ dân chủ đã và sẽ không có xu hướng gây chiến với nhau là một quan điểm đi ngược lại với những tư tưởng truyền thống của chủ nghĩa hiện thực và tân hiện thực – những tư tưởng có sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực chính trị quốc tế.  Từ giữa thập niên 1970, sự xuất hiện của các dữ liệu mới cùng với sự phát triển của kỹ thuật phân tích, và sự phát triển mạnh mẽ về mặt lý thuyết đã hỗ trợ cho các chuyên gia đánh giá đưa ra nhiều bằng chứng thực nghiệm ấn tượng để bảo vệ cho mệnh đề hòa bình nhờ dân chủ ở trên. Một số ý kiến Continue reading “#58 – Dân chủ có đem lại hòa bình hay không?”

#55 – Giải cứu các quốc gia thất bại

Nguồn: Gerald B. Helmen & Steven R. Ratner (1992). “Saving Failed States”, Foreign Policy, No. 89 (Winter), pp. 3-20

Biên dịch: Nông Hải Âu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Từ Haiti ở Tây bán cầu tới phần sót lại của Nam Tư ở châu Âu, từ Somalia, Sudan, và Liberia ở châu Phi đến Campuchia ở Đông Nam Á, có một hiện tượng mới đáng lo ngại đang nổi lên: các quốc gia – dân tộc thất bại, hoàn toàn không có khả năng duy trì vai trò một thành viên của cộng đồng quốc tế. Nội chiến, chính phủ tan vỡ, và thiếu thốn kinh tế đang tạo ra ngày càng nhiều hơn tình trạng debellatios, thuật ngữ được dùng mô tả tình trạng bị phá hủy của Đức sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Khi các quốc gia này rơi vào tình trạng hỗn loạn Continue reading “#55 – Giải cứu các quốc gia thất bại”

#54 – Sự va chạm giữa các nền văn minh?

Islamophobia-293x300

Nguồn: Samuel P. Huntington (1993). “The Clash of Civilizations?” Foreign Affairs, No. 72 (Summer), pp. 22-49.>>PDF

Biên dịch: Lưu Ngọc Trâm | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hình thái tiếp theo của xung đột

Chính trị thế giới đang bước vào một giai đoạn mới, và các nhà trí thức đã không hề ngần ngại đưa ra vô số quan điểm về hình hài của nó – sự cáo chung của lịch sử, sự trở lại của mối thâm thù giữa các quốc gia – dân tộc, và sự suy tàn của các quốc gia – dân tộc dưới sức ép của chủ nghĩa bộ lạc, chủ nghĩa toàn cầu và các chủ nghĩa khác. Mỗi quan điểm đều nắm bắt một khía cạnh nào đó của hiện thực đang hình thành. Tuy nhiên tất cả đều không nắm bắt được một khía cạnh quan trọng, thực tế là trung tâm, của hình hài khả dĩ của chính trị thế giới trong những năm sắp tới. Continue reading “#54 – Sự va chạm giữa các nền văn minh?”

#49 – Quyền lực chính trị

qlchinhtri

Nguồn: Hans J. Morgenthau (1948). “Political Power”, in H.J. Morgenthau, Politics among Nations: The Struggle for Power and Peace (New York, NY: Alfred A. Knopf), pp. 13-20.

Biên dịch: Võ Hoàng Phương Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

I. Quyền lực chính trị là gì?[1]

Chính trị quốc tế, giống như mọi loại chính trị khác, là một cuộc tranh giành quyền lực. Bất kể mục đích cuối cùng của chính trị quốc tế là gì, quyền lực luôn luôn là mục đích tức thì. Chính trị gia và các dân tộc có thể rốt cuộc muốn tìm kiếm tự do, an ninh, sự thịnh vượng, hay chính bản thân quyền lực. Họ có thể xác định mục tiêu của mình trên góc độ lý tưởng về tôn giáo, triết học, kinh tế hoặc xã hội. Họ có thể hy vọng rằng những lý tưởng trên có thể thành hiện thực thông qua chính nội lực của mình, qua sự can thiệp của Chúa trời, hoặc thông qua sự phát triển tự nhiên của những vấn đề nhân sinh. Continue reading “#49 – Quyền lực chính trị”

#47 – Cân bằng quyền lực và Chiến tranh thế giới lần thứ nhất

Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “Balance of Power and World War I” (Chapter 3), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 59-86.

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cân bằng quyền lực

Người ta thường cho rằng nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới lần thứ nhất là do vấn đề “cân bằng quyền lực”, một trong những khái niệm thường xuyên được sử dụng trong chính trị quốc tế, song đồng thời cũng là một trong những khái niệm gây nhiều tranh cãi. Khái niệm này thường được sử dụng một cách lỏng lẻo nhằm miêu tả và biện minh đủ loại vấn đề. Nhà triết học người Anh thế kỷ 18 David Hume đã miêu tả cân bằng quyền lực như một nguyên tắc cơ bản của chính trị thực dụng, nhưng Richard Cobden,  một người theo chủ nghĩa tự do của Anh vào thế kỷ 19 đã gọi đó là “một điều không thực tế, không thể miêu tả được và không thể hiểu được.”[1] Còn Woodrow Wilson, tổng thống Mỹ trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất cho rằng cân bằng quyền lực chính là một nguyên tắc xấu xa Continue reading “#47 – Cân bằng quyền lực và Chiến tranh thế giới lần thứ nhất”

#46 – “Chủ nghĩa xét lại” ở Việt Nam DCCH: Bằng chứng mới từ kho tư liệu Đông Đức

Nguồn: Martin Grossheim (2005). “Revisionism’ in the Democratic Republic of Vietnam: New Evidence from the East German Archives”, Cold War History, 5:4, 451-477.

Biên dịch: Nguyễn Thị Thắm | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #65 – Sự kiện Nhân Văn – Giai Phẩm, cuộc thanh trừng năm 1967, và di sản của sự bất đồng chính kiến

Tài liệu này phân tích các cuộc tranh luận nội bộ trong ban lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Việt Nam DCCH) vốn lên đến đỉnh điểm trong suốt thời gian diễn ra Hội nghị Trung ương lần thứ 9 gây nhiều tranh cãi của Đảng Lao Động. Chiến dịch sau đó chống lại “chủ nghĩa xét lại” được xem là một bước đi quyết định của phe Lê Duẩn nhằm loại bỏ những thành phần bị coi là chống Đảng và chuẩn bị kế hoạch tăng cường đấu tranh vũ trang ở miền Nam Việt Nam. Tài liệu cũng đưa ra những thảo luận về ảnh hưởng mà chiến dịch chống chủ nghĩa xét lại gây ra cho mối quan hệ (của Bắc Việt Nam) với Cộng hòa Dân chủ Đức (CHDC Đức). Tài liệu được hoàn thành dựa vào các nguồn chưa được khai thác như các bản báo cáo của đại sứ quán Đông Đức trước đây tại Hà Nội, của các nhà báo Đức ở miền Bắc, hay các hồ sơ từ kho lưu trữ của Bộ An ninh Nhà nước (Stasi). Continue reading “#46 – “Chủ nghĩa xét lại” ở Việt Nam DCCH: Bằng chứng mới từ kho tư liệu Đông Đức”

#43 – Darfur và cuộc tranh luận về diệt chủng

Nguồn: Scott Straus (2005). “Darfur and the Genocide Debate”, Foreign Affairs, Vol. 84, No. 1 (Jan. – Feb.), pp. 123-133.>>PDF

Biên dịch: Dương Mai Hương | Hiệu đính: Phạm Thủy Tiên

Cái tên nói lên điều gì?

Tại khu vực Darfur thuộc miền tây Sudan, cuộc xung đột sắc tộc diễn ra từ tháng 2 năm 2003 đến nay đã cướp đi sinh mạng của hơn 70.000 người và buộc khoảng 1,8 triệu người phải di dời. Căn nguyên của cuộc xung đột này rất phức tạp và nhiều phần của bức tranh vẫn còn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, một số sự kiện quan trọng hiện đã được làm rõ. Thủ phạm chính của các vụ giết chóc và trục xuất là lực lượng dân quân gốc “Ả-rập” do chính phủ hậu thuẫn. Nạn nhân chủ yếu là những người da đen gốc Phi của ba bộ lạc. Cuộc khủng hoảng này hiện là thảm họa nhân đạo lớn nhất hành tinh. Continue reading “#43 – Darfur và cuộc tranh luận về diệt chủng”

#41 – Chủ nghĩa hiện thực tân cổ điển và các lý thuyết về chính sách đối ngoại

Nguồn: Gideon Rose (1998). “Neoclassical Realism and Theories of Foreign Policy”,* World Politics, Vol. 51, No. 1 (Oct.), pp. 144-172.

Biên dịch: Nguyễn Thị Ngọc Ánh | Hiệu đính: Trương Minh Huy Vũ

Trong suốt hai thập niên, lý thuyết về quan hệ quốc tế chủ yếu bị chi phối bởi cuộc tranh cãi giữa các học giả theo chủ nghĩa hiện thực mới và các học giả theo các trường phái khác.[1] Nội dung của hầu hết các cuộc tranh cãi xoay quanh những câu hỏi về bản chất của hệ thống quốc tế và tác động của nó lên các vấn đề quốc tế như chiến tranh và hòa bình. Theo đó, các học giả tranh luận về việc một hệ thống đa cực hay một hệ thống hai cực sẽ tạo ra nhiều mâu thuẫn hơn hay các thể chế quốc tế có gia tăng khả năng hợp tác quốc tế hay không.Vì chủ nghĩa hiện thực mới (CNHTM) tìm cách giải thích những hệ quả mà sự tương tác giữa các quốc gia mang lại, nên nó là một học thuyết về chính trị thế giới. Continue reading “#41 – Chủ nghĩa hiện thực tân cổ điển và các lý thuyết về chính sách đối ngoại”

#40 – Đế chế có thời hạn

empire_main

Nguồn: Niall Ferguson[1] (2006). “Empires with Expiration Dates”,  Foreign Policy (September/October), pp. 46-52.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Ngọc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sự tồn vong của các đế chế đóng vai trò thúc đẩy lịch sử phát triển. Tuy nhiên, những đế chế ra đời trong suốt 100 năm qua đều chịu chung số phận “đoản mệnh”; không một đế chế nào tồn tại đủ lâu để chứng kiến buổi bình minh của thế kỷ mới. Ngày nay, trên thế giới không còn tồn tại đế chế nào nữa, ít nhất là một cách chính thức. Nhưng điều đó có thể sớm thay đổi nếu nước Mỹ – hay thậm chí là Trung Quốc – nắm bắt được vận mệnh đế chế của mình. Làm thế nào để những cường quốc này không đi vào vết xe đổ của những đế chế đã sụp đổ? Continue reading “#40 – Đế chế có thời hạn”

#37 – Quá trình kiến tạo xã hội của chính trị cường quyền

world-politics_full_600

Nguồn: Alexander Wendt (1992). “Anarchy is what States Make of it: The Social Construction of Power Politics”, International Organization, Vol. 46, No. 2 (Spring), pp. 391-425. >>PDF

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Cuộc tranh luận giữa trường phái hiện thực và trường phái tự do lại nổi lên như là trục chính của các lý thuyết quan hệ quốc tế.[1] Vốn chủ yếu tập trung vào các lý thuyết về bản chất con người từ lần tranh luận trước, lần tranh luận này quan tâm nhiều hơn đến vấn đề các quốc gia bị ảnh hưởng như thế nào bởi “cấu trúc” (tình trạng vô chính phủ và phân bổ quyền lực), “tiến trình” (tác động qua lại [giữa các quốc gia] và sự học hỏi [hành vi nào là thích hợp trong hệ thống quan hệ quốc tế vô chính phủ như vậy]) và các thể chế (institutions). Liệu có phải chính sự thiếu vắng một quyền lực chính trị siêu nhà nước đã buộc các quốc gia phải thi hành chính sách chính trị cường quyền? Liệu các thiết chế (regimes) quốc tế có giải quyết được tình trạng này, và với điều kiện nào? Trong tình trạng vô chính phủ cái gì là cho trước và bất biến, còn cái gì có thể thay đổi được? Continue reading “#37 – Quá trình kiến tạo xã hội của chính trị cường quyền”

#36 – Sự cáo chung của lịch sử?

wwall_1109

Nguồn: Francis Fukuyama (1989). “The End of History?”, The National Interest, No. 16 (Summer), pp. 3-18. >>PDF

Biên dịch: Nguyễn Phú Lợi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Lời giới thiệu: Năm 1989, khi những cải cách ở Trung Quốc và Liên Xô đang diễn ra sâu rộng và cuộc Chiến tranh Lạnh chuẩn bị chính thức kết thúc, Francis Fukuyama đã xuất bản bài viết gây tiếng vang “Sự cáo chung của lịch sử?” trên tạp chí The National Interest. Dựa trên các tư tưởng của Hegel, Fukuyama cho rằng vào thời điểm bấy giờ có thể coi lịch sử đã “cáo chung” theo nghĩa rằng “đó là điểm kết thúc trong cuộc tiến hóa tư tưởng của loài người và sự phổ quát hóa của dân chủ tự do phương Tây với tư cách là thể thức cuối cùng của sự cai trị con người” bởi các hệ tư tưởng cạnh tranh, điển hình là chủ nghĩa Mác-Lênin, đã bị đánh bại. Dù nhiều luận điểm trong bài viết còn gây tranh cãi nhưng rõ ràng đây là một bài viết có nhiều ảnh hưởng, thể hiện qua việc đến nay đã được trích dẫn hơn 10.000 lần. Nghiencuuquocte.net xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc bản dịch của bài viết này. Continue reading “#36 – Sự cáo chung của lịch sử?”

#35 – Thế lưỡng nan an ninh và xung đột sắc tộc

201307-eu-bosnia-vii-ronhaviv

Nguồn: Barry A. Posen (1993). “The Security Dilemma and Ethnic Conflict”, Survival, Vol. 35, No. 1 (Spring), pp. 27-47.>>PDF

Biên dịch: Phan Đoàn Hoài Trinh | Hiệu đính: Nguyễn Võ Dân Sinh

Cùng với sự kết thúc Chiến tranh Lạnh là sự nổi lên của các cuộc xung đột dân tộc, sắc tộc và tôn giáo ở lục địa Á-Âu. Tuy nhiên, nguy cơ và cường độ của những cuộc xung đột này khác nhau tùy theo từng vùng miền: người Ucraina và người Nga vẫn tương đối hòa hợp với nhau; người Serbia và người Slovenia có những cuộc đụng độ ngắn, gay gắt; người Serbia, người Croatia và người Hồi giáo Bosnia tiến hành xung đột công khai; người Armenia và người Azeri dường như buộc phải lâm vào một cuộc chiến lâu dài, tiêu hao. Khẳng định rằng nguyên nhân dẫn đến bạo lực là do những hận thù từ xa xưa đến giờ mới được bộc phát không thể giải thích được sự khác biệt đáng kể trong quan hệ giữa các nhóm dân tộc, chủng tộc và tôn giáo. Continue reading “#35 – Thế lưỡng nan an ninh và xung đột sắc tộc”