Trung Quốc muốn Harris hay Trump trở thành Tổng thống Mỹ?

Nguồn: Wang Jisi, Hu Ran, và Zhao Jianwei, “Does China Prefer Harris or Trump,” Foreign Affairs, 01/08/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Vì sao các chiến lược gia Trung Quốc lại cho rằng ít có sự khác biệt giữa hai ứng cử viên

Trong những tuần gần đây, các biến động trong mùa bầu cử tổng thống Mỹ đã thu hút sự quan tâm đáng kể từ cộng đồng quốc tế. Thậm chí, ngay từ trước mùa hè, các nước đã tính toán đến những hệ quả từ việc cựu Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng, hoặc ngược lại, những gì mà một nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Joe Biden có thể mang đến. Với nhiều nước, hai kịch bản này mở ra những viễn cảnh hoàn toàn khác nhau về địa chính trị và vai trò tương lai của nước Mỹ trong các vấn đề quốc tế. Continue reading “Trung Quốc muốn Harris hay Trump trở thành Tổng thống Mỹ?”

08/08/2008: Chiến tranh Nga-Gruzia bắt đầu

Nguồn: 5‑day long Russo‑Georgian War begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2008, cuộc xung đột âm ỉ từ lâu giữa Nga và Gruzia đã bùng nổ thành chiến tranh giữa quốc gia vùng Kavkaz nhỏ bé này và siêu cường nơi nước này từng là một nước cộng hòa thành viên. Cuộc chiến Nga-Gruzia ngắn ngủi kéo dài 5 ngày này là giai đoạn bạo lực nhất trong một cuộc xung đột đã bắt đầu từ hơn một thập kỷ trước. Continue reading “08/08/2008: Chiến tranh Nga-Gruzia bắt đầu”

Thế giới hôm nay: 08/08/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Kamala HarrisTim Walz đã bắt đầu chuyến vận động tranh cử qua các bang chiến trường. Họ sẽ đi qua năm tiểu bang trong năm ngày, bao gồm Wisconsin và Michigan. Bà Harris đã giới thiệu ông Walz là đối tác tranh cử của mình tại một cuộc mít tinh lớn ở Philadelphia vào thứ Ba. Thống đốc Minnesota ngay lập tức chỉ trích Donald Trump và J.D. Vance, và tuyên bố sẽ bảo vệ các quyền tự do cá nhân, chẳng hạn như quyền phá thai. Ông Walz cấp tiến hơn những nhân vật khác trong danh sách rút gọn của bà Harris, vì ông từng chủ trương các biện pháp hạn chế súng và hợp pháp hóa cần sa tại Minnesota.

Thu nhập của Disney cao hơn dự kiến ​​trong quý 3, với thu nhập hoạt động tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này một phần nhờ vào thành công của “Inside Out 2,” một bộ phim hoạt hình đã đạt doanh thu phòng vé hơn 1,5 tỷ đô la kể từ tháng 6. Nhưng nhu cầu cho mảng công viên giải trí và tàu du lịch của Disney lại giảm. Thu nhập hoạt động trong “phân khúc trải nghiệm” đã giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/08/2024”

Tại sao Trung Quốc phản ứng khác biệt với Philippines và Việt Nam ở Biển Đông?

Nguồn: Andrew Taffer, “The Puzzle of Chinese Escalation vs Restraint in the South China Sea,” War on the rocks, 26/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines đã leo thang đáng kể trong những tháng gần đây xung quanh Bãi Cỏ Mây, một rạn san hô chìm nằm ở phía đông Quần đảo Trường Sa. Lực lượng Hải cảnh Trung Quốc đã nhiều lần cố gắng ngăn chặn việc cung cấp thực phẩm, nước uống, và vật tư xây dựng cho lực lượng thủy quân lục chiến Philippines đóng trên tàu BRP Sierra Madre, một tàu chiến thời Thế chiến II đã neo đậu ở bãi cạn này kể từ năm 1999. Trong ít nhất hai sự cố kể từ tháng 3, các biện pháp cưỡng bức của phía Trung Quốc đã khiến thủy thủ Philippines bị thương. Nguy cơ leo thang là rất nghiêm trọng. Mỹ cho biết nghĩa vụ phòng thủ của họ theo Hiệp ước Phòng thủ Chung mở rộng “đến các cuộc tấn công vũ trang vào lực lượng vũ trang, tàu công, hoặc máy bay của Philippines – bao gồm cả lực lượng Hải cảnh của nước này – ở bất kỳ đâu trên Biển Đông.” Continue reading “Tại sao Trung Quốc phản ứng khác biệt với Philippines và Việt Nam ở Biển Đông?”

Thế giới hôm nay: 07/08/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Kamala Harris đã chọn Tim Walz, thống đốc Minnesota, làm ứng viên phó tổng thống. Ông Walz mang tư tưởng cấp tiến hơn những nhân vật khác được cho là có tên trong danh sách rút gọn của bà Harris, khi đã chủ trương các lệnh hạn chế súng và hợp pháp hóa cần sa ở Minnesota. Ông sẽ tham gia cùng bà Harris tại một cuộc mít tinh lớn ở Philadelphia vào cuối ngày thứ Ba, trước khi tháp tùng bà trong chuyến đi vận động qua các bang chiến trường trong tuần này.

Hamas đã chỉ định Yahya Sinwar, thủ lĩnh của nhóm này tại Gaza và là kiến ​​trúc sư của vụ tấn công ngày 7 tháng 10, làm tổng lãnh đạo. Việc bổ nhiệm diễn ra sau khi Ismail Haniyeh, người giữ chức vụ này từ năm 2017, bị ám sát tại Iran hôm 31 tháng 7. Trong khi đó, quân đội Israel cho biết họ đã giết chết 45 chiến binh Palestine ở Gaza kể từ thứ Hai. Các nhân viên y tế đưa tin rằng những người không tham chiến, bao gồm cả một nhà báo, cũng đã thiệt mạng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/08/2024”

Cánh cửa địa ngục đang mở ra trước mắt Netanyahu

Nguồn: Thần Phong, 晨枫:内塔尼亚胡正注视着“地狱之门”的打开, Guancha, 02/08/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Ngày 31/7, thủ lĩnh chính trị Hamas Ismail Haniyeh đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công ở Tehran, thủ đô của Iran. Đây là một sự leo thang khác của cuộc xung đột Israel-Palestine kể từ khi Israel tấn công Lebanon trong những ngày gần đây.

Cuộc tấn công này của Israel chắc chắn sẽ khơi dậy lòng căm thù nơi người dân Palestine một lần nữa. Kể từ chiến dịch “Cơn lũ Al-Aqsa” vào tháng 10 năm ngoái, người dân Palestine đã thể hiện tinh thần chống lại Israel với một quyết tâm mạnh mẽ. Trong cuộc tiến công, Hamas đã thể hiện năng lực tổ chức và quân sự xuất sắc, đồng thời cũng thể hiện được ý chí chiến đấu kiên cường sau khi quân đội Israel xâm chiếm Gaza, điều này hoàn toàn khác với cách mà quân đội Ả Rập đã đầu hàng trong cuộc chiến Ả Rập-Israel trước đây. Trong điều kiện cực kỳ gian khổ, Hamas đã điều chỉnh chiến lược sao cho phù hợp với tình hình, vừa kiên cường chiến đấu, vừa tránh những hành động mù quáng, tác chiến hết sức bài bản. Continue reading “Cánh cửa địa ngục đang mở ra trước mắt Netanyahu”

06/08/1926: Ederle trở thành phụ nữ đầu tiên bơi qua Eo biển Manche

Nguồn: Gertrude Ederle becomes first woman to swim English Channel, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1926, trong lần thử sức thứ hai, Gertrude Ederle, 20 tuổi, đã trở thành người phụ nữ đầu tiên bơi 34 km từ Dover, Anh, đến Mũi Griz-Nez qua Eo biển Manche, nơi ngăn cách Vương quốc Anh với cực tây bắc của Pháp.

Vào ngày 23/10/1905, Ederle đã chào đời tại Thành phố New York trong một gia đình người Đức nhập cư. Bà không học bơi cho đến khi 9 tuổi và mãi đến năm 15 tuổi mới học được cách bơi đúng cách. Chỉ hai năm sau, tại Thế vận hội Paris năm 1924, Ederle đã giành huy chương vàng ở nội dung tiếp sức 4 x 100 mét và huy chương đồng ở nội dung bơi tự do 100 và 400 mét. Continue reading “06/08/1926: Ederle trở thành phụ nữ đầu tiên bơi qua Eo biển Manche”

Mỹ nên hành động như thế nào với Iran và Israel?

Nguồn: Richard Haass, “What the US should do on Iran-Israel – and what it should not,” Financial Times, 02/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bất chấp sức mạnh của mình, ảnh hưởng của Mỹ rõ ràng vẫn còn hạn chế. Nhưng hạn chế không có nghĩa là không có ảnh hưởng.

Trung Đông đã đến giai đoạn mà ngày càng khó – nếu không muốn nói là không thể – phân biệt giữa hành động và phản ứng.

Sau một cuộc tấn công gần như chắc chắn là do nhầm lẫn của Hezbollah vào một ngôi làng của người Druze ở Cao nguyên Golan bị chiếm đóng tuần trước, Israel đã đáp trả bằng một cuộc không kích giết chết một chỉ huy cấp cao của Hezbollah. Tiếp đến là vụ ám sát Ismail Haniyeh – lãnh đạo chính trị của Hamas và nhà đàm phán chính của phong trào này trong các cuộc đàm phán ngừng bắn ở Gaza – ở Iran. Vài ngày trước đó, cũng đã có một cuộc giao tranh quân sự qua lại giữa Israel và Houthis, tổ chức thứ ba được Iran hậu thuẫn. Continue reading “Mỹ nên hành động như thế nào với Iran và Israel?”

Thế giới hôm nay: 06/08/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thị trường chứng khoán toàn cầu lao dốc vì lo ngại suy thoái kinh tế và bong bóng trí tuệ nhân tạo. Chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones và S&P 500 của Mỹ đã giảm mạnh nhất trong gần hai năm, lần lượt giảm 2,6 %— hơn 1.000 điểm — và 3%. Stoxx Europe 600 giảm 2,2% khi đóng cửa. Topix, chỉ số chuẩn của Nhật Bản, cũng lao dốc 12%. Nhu cầu trái phiếu đang tăng vọt khi các nhà đầu tư tìm cách đổ tiền vào các tài sản an toàn hơn.

Một thẩm phán tại Washington, DC, đã trao cho Bộ Tư pháp Hoa Kỳ một chiến thắng trước Google, với phán quyết gã khổng lồ công nghệ đã vi phạm luật chống độc quyền để thống trị lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến. Thẩm phán đồng ý rằng hành động của Google — trả hàng tỷ đô la cho Apple và các công ty khác để được chọn là công cụ tìm kiếm mặc định trên nền tảng của họ — đã tạo ra rào cản gia nhập đối với các đối thủ cạnh tranh. Đây là một trong số nhiều vụ kiện chống độc quyền lớn mà chính phủ Hoa Kỳ đã khởi xướng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 06/08/2024”

Thất bại kỳ lạ của Anh: Sự sụp đổ của đảo Crete năm 1941 và bài học cho Đài Loan

Nguồn: Iskander Rehman, “Britain’s Strange Defeat: The 1941 Fall Of Crete And Its Lessons For Taiwan, War on the Rock, 28/05/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Vào những giờ đầu tiên ngày 20 tháng 5 năm 1941, từng phi đội tiêm kích Messerschmitts và Stukas của Đức bất ngờ xuất hiện trên bầu trời xanh biếc không một gợn mây trên đảo Crete. Chúng tàn phá các khẩu đội phòng không khi những người bảo vệ hòn đảo đang còn mơ ngủ bằng những cuộc oanh tạc và ném bom bổ nhào khốc liệt, theo sau là một đội hình ném bom Dornier 17 và Junker 88 lũ lượt kéo đến. Đằng sau đội hình này là một đội quân trên không thực sự – hơn 70 tàu lượn chở quân từ Trung đoàn Bão tố của Sư đoàn Dù số 7 và từng đợt Junker 52 chở đầy những lính nhảy dù trẻ tuổi đang lo lắng. Continue reading “Thất bại kỳ lạ của Anh: Sự sụp đổ của đảo Crete năm 1941 và bài học cho Đài Loan”

Trung Quốc thắng thế phương Tây ở thị trường các nước phương Nam

Nguồn: “Chinese companies are winning the global south,” The Economist, 01/08/2024.

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Sự bành trướng ra nước ngoài của các công ty Trung Quốc mang đến những bài học quan trọng cho các doanh nghiệp phương Tây.

Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, các tập đoàn lớn của các nước công nghiệp phát triển đã chi phối thương mại toàn cầu. Ngày nay, người tiêu dùng và người lao động tại hầu hết các quốc gia đều ít nhiều chịu ảnh hưởng từ các hoạt động kinh doanh có phạm vi rải khắp thế giới của các tập đoàn đa quốc gia đến từ Mỹ, châu Âu và ở một mức độ thấp hơn là Nhật Bản. Những tập đoàn lớn này hiện đối mặt với nguy cơ bị đe dọa, khi mà các công ty Trung Quốc trong các ngành công nghiệp, từ ô tô cho đến quần áo, đang mở rộng ra nước ngoài với tốc độ đáng kinh ngạc. Một cuộc cạnh tranh thương mại mới đã bắt đầu. Chiến trường không phải là Trung Quốc hay các nước phát triển, mà là các nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng ở các nước thuộc phương Nam toàn cầu (Global South). Continue reading “Trung Quốc thắng thế phương Tây ở thị trường các nước phương Nam”

Thị trường bất động sản mâu thuẫn với ‘Trung Hoa mộng’ của Tập Cận Bình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “‘Chinese dream’ gives way to an urban legend in Shenzhen,” Nikkei Asia, 01/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đau đầu về vấn đề bất động sản, các cặp vợ chồng Trung Quốc đã giả ly hôn để vay vốn.

Trong bối cảnh khủng hoảng bất động sản kéo dài ở Trung Quốc, một “truyền thuyết đô thị” đã bắt đầu lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội nước này: Thâm Quyến, siêu đô thị với hơn 12 triệu dân ở tỉnh Quảng Đông, đang phải hứng chịu một đợt bùng nổ số người ly hôn.

“Truyền thuyết đô thị” này bắt đầu lan truyền vào mùa thu, khi hội nghị trung ương ba của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 20 dự kiến sẽ được tổ chức. Continue reading “Thị trường bất động sản mâu thuẫn với ‘Trung Hoa mộng’ của Tập Cận Bình”

04/08/1753: George Washington trở thành thành viên cấp cao của Hội Tam Điểm

Nguồn: George Washington becomes a Master Mason, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1753, George Washington, một nông dân trẻ tuổi ở Virginia, đã trở thành Bậc thầy (Master Mason), cấp bậc cơ bản cao nhất trong Hội Tam Điểm (Freemasonry). Buổi lễ được tổ chức tại Hội quán Tam điểm số 4 ở Fredericksburg, Virginia. Washington khi đó chỉ mới 21 tuổi và sẽ sớm chỉ huy chiến dịch quân sự đầu tiên của mình với tư cách là một thiếu tá trong lực lượng dân quân thuộc địa Virginia. Continue reading “04/08/1753: George Washington trở thành thành viên cấp cao của Hội Tam Điểm”

Lê – Mạc tương tranh dưới thời Mạc Mậu Hợp (P3)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Tiết chế Trịnh Tùng hai lần mang quân tiến chiếm thành Đông Đô, cuối cùng Mạc Mậu Hợp bị giết, triều đình nhà Lê chuẩn bị trở về thành Đông Đô.

Tháng 2 năm Hưng Trị thứ 1 [26/2-25/3/1588], tức Lê Thế Tông năm Quang Hưng thứ 11, Minh Vạn Lịch năm thứ 16, nhà Mạc thấy quân nhà Lê mỗi ngày một mạnh, bèn định kế phòng thủ. Hạ lệnh cho quân dân các huyện trong bốn trấn đắp thêm ba lớp lũy ngoài thành Đông Đô, bắt đầu từ phường Nhật Chiều [Nhật Tân, Hà Nội] vượt qua Hồ Tây, qua cầu Dừa [phường Thịnh Quang, Hà Nội] đến cầu Dền [ô Cầu Dền, Hà Nội] suốt đến Thanh Trì, giáp phía tây bắc sông Nhị Hà, cao hơn thành Thăng Long cũ đến vài trượng, rộng 25 trượng, đào 3 lớp hào, đều trồng tre, dài tới mấy mươi dặm để bọc lấy phía ngoài thành. Continue reading “Lê – Mạc tương tranh dưới thời Mạc Mậu Hợp (P3)”

Cuộc chiến bí mật của UAE tại Sudan

Nguồn: John Prendergast and Anthony Lake, “The UAE’s Secret War in Sudan”, Foreign Affairs, 31/07/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Trong vòng bốn tháng tới, 2,5 triệu người Sudan có thể chết vì các nguyên nhân liên quan đến nạn đói. Con số này gấp đôi số người chết đói dưới chế độ Pol Pot ở Campuchia trong bốn năm và gấp 2,5 lần số người chết trong nạn đói năm 1983–85 ở Ethiopia – nạn đói đã truyền cảm hứng cho ca khúc từ thiện “We are the World”. Như Martin Griffith, quan chức nhân đạo hàng đầu của Liên Hợp Quốc, gần đây đã nói: “Tôi không nghĩ rằng chúng ta từng có con số người có nguy cơ chết đói lớn như thế này.” Continue reading “Cuộc chiến bí mật của UAE tại Sudan”

03/08/1492: Columbus khởi hành từ Tây Ban Nha

Nguồn: Columbus sets sail from Spain, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1492, từ Cảng Palos của Tây Ban Nha, nhà thám hiểm người Ý Christopher Columbus đã giương buồm chỉ huy ba con tàu – Santa Maria, Pinta và Nina – trong hành trình tìm kiếm tuyến đường biển phía tây đến Trung Quốc, Ấn Độ, và các đảo vàng và gia vị huyền thoại của Châu Á. Continue reading “03/08/1492: Columbus khởi hành từ Tây Ban Nha”

Ukraine vẫn còn quá tham nhũng để gia nhập phương Tây

Nguồn: Anchal Vohra, “Ukraine Is Still Too Corrupt to Join the West,” Foreign Policy, 29/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chiến lược giành chiến thắng trong cuộc chiến bằng cách gia nhập các tổ chức phương Tây đang gặp phải một trở ngại lớn trong nước.

Chiến lược của Ukraine nhằm đánh bại Nga bằng cách gia nhập cộng đồng chính trị và các thể chế an ninh của phương Tây đã bị cản trở bởi cuộc đấu tranh kéo dài với nạn tham nhũng, một vấn đề vẫn vượt xa các tiêu chuẩn phương Tây. Và vấn đề này mở rộng đến tận trung tâm của nhà nước Ukraine. Nhiều thẩm phán, chính trị gia, và quan chức hàng đầu đã phải đối mặt với cáo buộc tham nhũng, trong khi Bộ Quốc phòng trở thành trung tâm của nhiều vụ bê bối tham nhũng, chẳng hạn như việc mua trứng và áo khoác mùa đông với giá quá cao, mua 100.000 quả đạn súng cối không bao giờ được giao, hoặc nhận hối lộ từ những người đàn ông muốn trốn nghĩa vụ quân sự. Continue reading “Ukraine vẫn còn quá tham nhũng để gia nhập phương Tây”

Cuộc chiến chip toàn cầu có thể biến thành cuộc chiến đám mây

Nguồn: Chris Miller, “The global chip war could turn into a cloud war,” Financial Times, 30/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Phe diều hâu an ninh ở Washington lo ngại rằng các thỏa thuận cơ sở hạ tầng sẽ gây rủi ro cho tương lai của AI.

Nếu các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) có thể biến đổi nền kinh tế toàn cầu, thì các trung tâm dữ liệu đào tạo chúng sẽ là các nhà máy của tương lai. Các chính phủ trên khắp thế giới coi các trung tâm dữ liệu có khả năng AI là một nguồn lực chiến lược – một nguồn lực mà họ đang chạy đua để kiểm soát. Continue reading “Cuộc chiến chip toàn cầu có thể biến thành cuộc chiến đám mây”

Thế giới hôm nay: 02/08/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nga đã trả tự do cho hơn một chục công dân phương Tây bị giam giữ tại nước này trong khuôn khổ của một cuộc trao đổi tù nhân. Trong số những người được trả tự do có Evan Gershkovich, một nhà báo người Mỹ gần đây đã bị kết án 16 năm tù tại Nga vì tội gián điệp, và Paul Whelan, một cựu lính thủy đánh bộ. Vladimir Kara-Murza, một chính trị gia và nhà báo người Anh-Nga, cũng đã được trả tự do. Đổi lại, các chính phủ phương Tây đã trả tự do cho một số công dân Nga, bao gồm một cựu sĩ quan tình báo và sát thủ, Vadim Krasikov, người đang thụ án tù tại Đức.

Lực lượng vũ trang Israel xác nhận đã giết chết chỉ huy quân sự của Hamas, Muhammad Deif, trong một cuộc không kích vào Khan Younis ở miền nam Gaza. Ông Deif chịu trách nhiệm chỉ đạo các cuộc tấn công của nhóm chiến binh này khiến gần 1.200 người Israel thiệt mạng vào ngày 7 tháng 10. Thông báo được đưa ra một ngày sau vụ ám sát Ismail Haniyeh, nhà lãnh đạo chính trị của Hamas, tại Iran. Bộ trưởng quốc phòng Israel Yoav Gallant tuyên bố cái chết của ông Deif cho thấy Israel đang “đạt được các mục tiêu của cuộc chiến”. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/08/2024”

Biến đổi cơ cấu xã hội ảnh hưởng sâu sắc đến chính trị Mỹ

Nguồn: Phòng Ninh, 房宁:社会结构演变深刻影响美国政治, Aisixiang, 13/07/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Trong xã hội hậu hiện đại, cơ cấu xã hội, các nhóm xã hội và bản sắc chính trị của con người ở các nước phát triển phương Tây đã nảy sinh những biến đổi mang tính lịch sử. Trong đó, lập trường chính trị của cử tri Mỹ đã không còn đơn thuần dựa trên kinh tế, mà đã chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như sắc tộc, tôn giáo, giới tính, tuổi tác… Sắc tộc là yếu tố có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong số này. Điều này phản ánh tính đa nguyên và phức tạp được cấu thành bởi bản sắc chính trị và các nhóm chính trị trong xã hội hậu hiện đại. Sự thay đổi này đòi hỏi chúng ta phải có hiểu biết sâu sắc hơn về logic nội tại của nền chính trị Mỹ, nhằm đáp ứng những xu thế mới trong bầu cử. Continue reading “Biến đổi cơ cấu xã hội ảnh hưởng sâu sắc đến chính trị Mỹ”