Con đường đúng đắn để nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Ukraine

Nguồn: Jakub Grygiel, “The Right Way to Quickly End the War in Ukraine,” Foreign Affairs, 25/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thay vì từ bỏ Kyiv, Washington nên cung cấp công cụ để Ukraine giành chiến thắng.

Người Mỹ đã rơi vào bế tắc ở Ukraine. Cách tiếp cận từng bước của Tổng thống Joe Biden không hiệu quả. Thay vào đó, nó đã dẫn đến một cuộc chiến tiêu hao kéo dài và bi thảm. Thành tích chững lại của Ukraine trong năm qua đã làm dấy lên viễn cảnh nghiệt ngã về một chiến thắng của Nga, khiến Kyiv sụp đổ trước đế chế của Moscow. Continue reading “Con đường đúng đắn để nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Ukraine”

01/08/1936: Hitler chủ trì lễ khai mạc Thế vận hội Berlin

Nguồn: Hitler oversees Berlin Olympics opening ceremony, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1936, khi hơn 5.000 vận động viên từ 51 quốc gia tiến vào một sân vận động chật kín 100.000 khán giả, Adolf Hitler đã có bài phát biểu công khai duy nhất của mình tại lễ khai mạc Thế vận hội Berlin: “Tôi tuyên bố Thế vận hội Berlin, Thế vận hội thứ mười một của thời hiện đại, chính thức khai mạc.” Continue reading “01/08/1936: Hitler chủ trì lễ khai mạc Thế vận hội Berlin”

Thế giới hôm nay: 01/08/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ismail Haniyeh, nhà lãnh đạo chính trị của Hamas, đã bị giết trong một “cuộc đột kích của người Do Thái vào nơi ở của ông” ở Tehran, theo lời của nhóm chiến binh Palestine. Ông Haniyeh có mặt tại thủ đô Iran để dự lễ nhậm chức của tổng thống Iran vào thứ Ba. Trước đó, Lực lượng Phòng vệ Israel đã tấn công một thành trì của Hezbollah ở ngoại ô Beirut, thủ đô Lebanon, và được cho là đã giết chết Fuad Shukr, chỉ huy “cấp cao nhất” của lực lượng dân quân người Shia. Israel đổ lỗi cho Hezbollah về vụ tấn công bằng tên lửa khiến 12 trẻ em thiệt mạng tại Cao nguyên Golan do Israel kiểm soát vào ngày 27 tháng 7, song nhóm này phủ nhận.

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ tiếp tục giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25-5,5% – cao nhất trong 23 năm và không thay đổi kể từ tháng 7 năm ngoái – nhưng cho biết đã có “tiến triển” hướng tới mục tiêu lạm phát 2%. Jerome Powell, chủ tịch ngân hàng trung ương, ra hiệu rằng họ đang “tiến gần hơn” đến việc cắt giảm lãi suất, có thể ngay trong cuộc họp tiếp theo vào giữa tháng 9. Continue reading “Thế giới hôm nay: 01/08/2024”

Việc cải tạo đất của Việt Nam giúp cân bằng quyền lực ở Biển Đông

Nguồn: Alexander L. Vuving, “Vietnam’s land reclamation helps balance power in South China Sea,” Nikkei Asia, 28/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những động thái chiến lược của Hà Nội mang lại hy vọng chống lại hoạt động xây đảo hung hăng của Trung Quốc.

Việt Nam đã giành huy chương bạc trong cuộc thi cải tạo đất ở Biển Đông.

Kể từ đầu năm 2022, Hà Nội đã tạo ra 5,8 km2 đất mới xung quanh quần đảo Trường Sa đang tranh chấp, nâng tổng diện tích đất mới mà họ đã cải tạo từ biển trong quần đảo lên khoảng 9,6 km2. Dù trông có vẻ hung hăng, nhưng việc cải tạo đất của Việt Nam xung quanh các đảo có ý nghĩa chiến lược và cơ sở đạo đức mạnh mẽ  tương tự như các cuộc tấn công quân sự của Ukraine vào bên trong lãnh thổ Nga. Continue reading “Việc cải tạo đất của Việt Nam giúp cân bằng quyền lực ở Biển Đông”

Thế giới hôm nay: 31/07/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Lực lượng Phòng vệ Israel đã tấn công một cứ điểm của Hezbollah ở ngoại ô Beirut, Lebanon. Israel đổ lỗi cho nhóm này về vụ tấn công bằng tên lửa khiến 12 trẻ em thiệt mạng tại Cao nguyên Golan do Israel kiểm soát vào ngày 27 tháng 7, và cho biết họ nhắm vào “chỉ huy chịu trách nhiệm.” (Hizbullah nói tên lửa không phải từ họ.) Thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu đã thề rằng nhóm này sẽ “phải trả giá đắt.” Các nhà ngoại giao bao gồm Antony Blinken, ngoại trưởng Hoa Kỳ, đã tìm cách kiềm chế phản ứng của Israel và ngăn chặn chiến tranh lan rộng.

Tổng chưởng lý Venezuela cho biết hơn 700 người đã bị bắt sau các cuộc biểu tình trên khắp đất nước đế phản đối chiến thắng khó tin của tổng thống độc tài Nicolás Maduro vào Chủ Nhật. Phe đối lập Venezuela cho biết gần ba phần tư số phiếu bầu mà họ có được cho thấy ứng cử viên của họ, Edmundo González, dẫn trước ông Maduro rất xa. María Corina Machado, lãnh đạo chính của phe đối lập, đã bị cấm ra tranh cử. Continue reading “Thế giới hôm nay: 31/07/2024”

Những hạn chế trong lệnh cấm chip của Mỹ đối với Trung Quốc

Nguồn: Hanna Dohmen, Jacob Feldgoise và Charles Kupchan, “The Limits of the China Chip Ban,” Foreign Affairs, 24/07/2024.

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Washington rốt cuộc lại có thể có lợi cho Bắc Kinh

Vào năm 2022, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã triển khai các biện pháp kiểm soát xuất khẩu nhằm ngăn chặn Bắc Kinh tiếp cận các chất bán dẫn tiên tiến và thiết bị để sản xuất chúng tại Trung Quốc. Mục tiêu công khai của các biện pháp hạn chế này là nhằm ngăn chặn khả năng Trung Quốc phát triển được các công nghệ trí tuệ nhân tạo tiên tiến có thể sử dụng để hiện đại hóa vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí thông thường khác. Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Gina Raimondo khẳng định rằng các biện pháp kiểm soát này “tập trung hết sức” vào việc ngăn chặn khả năng phát triển quân sự của Bắc Kinh. Tuy nhiên, những biện pháp này cũng có thể bảo vệ lợi thế công nghệ và kinh tế của Mỹ so với Trung Quốc. Mặc dù việc dẫn đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo không được chính thức nêu rõ là một mục tiêu của các biện pháp hạn chế, các quan chức Mỹ, bao gồm cả Raimondo và Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan, đã thường xuyên khẳng định đây là trọng tâm của lợi thế cạnh tranh kinh tế của quốc gia, từ đó góp phần thúc đẩy an ninh quốc gia của Mỹ. Continue reading “Những hạn chế trong lệnh cấm chip của Mỹ đối với Trung Quốc”

30/07/1777: Thống đốc đầu tiên của New York nhậm chức

Nguồn: New York’s first elected governor takes office, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1777, Chuẩn tướng George Clinton đã nhậm chức thống đốc dân cử đầu tiên của tiểu bang độc lập New York. Clinton sau đó trở thành thống đốc phục vụ lâu nhất của New York, và cũng là thống đốc phục vụ lâu nhất của toàn nước Mỹ, khi giữ chức vụ này cho đến năm 1795 và một lần nữa từ năm 1801 đến năm 1804. Năm 1805, ông được bầu làm phó tổng thống Mỹ, một chức vụ mà ông giữ dưới thời Tổng thống Thomas Jefferson và James Madison, cho đến khi ông qua đời vào năm 1812. Continue reading “30/07/1777: Thống đốc đầu tiên của New York nhậm chức”

Ai sẽ lấp đầy khoảng trống lãnh đạo của châu Âu?

Nguồn: Bart M. J. Szewczyk, “Who Will Fill Europe’s Leadership Vacuum?,” Foreign Policy, 19/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Paris chỉ thích nói suông, còn Berlin không có chiến lược. Nếu bạn muốn một lãnh đạo nghiêm túc, hãy tìm đến Warsaw.

Cuộc bầu cử gần đây vào Nghị viện châu Âu và Quốc hội Pháp đã làm rung chuyển cục diện chính trị châu Âu. Dù trung tâm của Liên minh châu Âu vẫn được giữ vững, nhưng cơ sở quyền lực của nó đã thay đổi. Sự trỗi dậy của phe cực hữu ở Pháp và Đức đã hủy hoại chính phủ ở Paris và làm suy yếu chính phủ ở Berlin, làm tê liệt bộ đôi thường nắm giữ vị trí trung tâm trong việc ra quyết định của EU. Trước khi Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen được Nghị viện Châu Âu phê chuẩn thêm một nhiệm kỳ 5 năm nữa vào ngày 18/07, bà phải đàm phán với các nghị sĩ cánh hữu và thủ tướng theo chủ nghĩa dân túy của Ý, Giorgia Meloni. Continue reading “Ai sẽ lấp đầy khoảng trống lãnh đạo của châu Âu?”

Thế giới hôm nay: 30/07/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Mỹ và Đức kêu gọi công dân rời khỏi Lebanon vì lo ngại Israel gây chiến với Hezbollah, một lực lượng dân quân người Shia do Iran hậu thuẫn. Thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu tuyên bố sẽ có phản ứng “nghiêm khắc” sau khi một quả tên lửa giết chết 12 người ở Cao nguyên Golan do Israel kiểm soát vào thứ Bảy. Hezbollah, lực lượng đã nhiều lần tấn công tên lửa vào Israel kể từ đầu cuộc chiến ở Gaza, phủ nhận trách nhiệm về vụ tấn công.

Bộ trưởng tài chính Anh Rachel Reeves đưa ra đánh giá ảm đạm về tình hình tài chính của đất nước trước Hạ viện. Bà Reeves cho biết bà sẽ bịt “hố đen” 22 tỷ bảng Anh (28 tỷ đô la) bằng cách cắt giảm chi tiêu cho cơ sở hạ tầng và hủy bỏ các khoản trợ giá nhiên liệu mùa đông cho những người về hưu khá giả. Bà hứa sẽ không tăng “thuế đối với người lao động,” nhưng không loại trừ khả năng tăng thuế khác vào mùa thu. Continue reading “Thế giới hôm nay: 30/07/2024”

Nga đang cố gắng đầu độc nguồn nước của Phần Lan?

Nguồn: Elisabeth Braw, “Is Russia Trying to Poison Finland’s Water?,” Foreign Policy, 26/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những vụ đột nhập tại các nhà máy xử lý nước là một ví dụ điển hình của chiến dịch vùng xám. Người Phần Lan có thể không bao giờ biết ai đã làm điều đó, nhưng họ phải biết chống lại nỗi sợ.

Mùa hè này, những kẻ xâm nhập bí ẩn đã đột nhập vào các tháp nước và nhà máy xử lý nước của Phần Lan. Chúng không lấy đi bất cứ thứ gì, nhưng điều này không có gì đáng ngạc nhiên, vì sẽ không có gì để trộm cả. Tuy nhiên, vẫn có những lý do khác khiến người ta muốn đột nhập vào các nhà máy xử lý nước: để do thám cho các cuộc tấn công trong tương lai – hoặc khiến công chúng lo lắng về độ an toàn của nước trong vòi của họ. Bằng cách vô hiệu hóa quá trình xử lý nước hoặc thêm chất gây ô nhiễm, kẻ xâm nhập có thể biến chất lỏng mang lại sự sống thành nguồn gieo rắc bệnh tật. Continue reading “Nga đang cố gắng đầu độc nguồn nước của Phần Lan?”

Ukraine thay đổi thái độ đối với Trung Quốc

Tác giả: Niu Danqin, “乌克兰,对中国态度有变化,映象网, 25/07/2024.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ukraine đã thay đổi thái độ đối với Trung Quốc.

Sở dĩ có cảm giác như vậy là vì tôi đã xem tuyên bố mới nhất của ông Kuleba, Ngoại trưởng Ukraine, tuyên bố của ông tại Quảng Châu và tuyên bố của ông sau cuộc gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.

Đây là lần đầu tiên sau khi nổ ra cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine hồi tháng 3/2022, Ngoại trưởng Ukraine đến thăm Trung Quốc từ ngày 23 đến 26/7/2024.

Khách đến nhanh và đi chậm. Chính Kuleba nói: Đối thoại với Trung Quốc là rất quan trọng. Continue reading “Ukraine thay đổi thái độ đối với Trung Quốc”

Thế giới hôm nay: 29/07/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu đã cắt ngắn chuyến thăm Mỹ để tham dự cuộc họp nội các hôm Chủ Nhật sau vụ tấn công tên lửa khiến 12 thanh niên thiệt mạng trên một sân bóng đá ở Cao nguyên Golan. Phản ứng đầu tiên của Israel đối với cuộc tấn công đẫm máu nhất vào một khu vực do Israel kiểm soát kể từ khi giao tranh Israel-Hezbollah nổ ra là tiến hành không kích vào Lebanon ngay trong đêm. Ông Netanyahu cho biết Hezbollah, một nhóm chiến binh Lebanon do Iran hậu thuẫn, sẽ “phải trả giá đắt.” Hezbollah phủ nhận việc nhắm mục tiêu vào thị trấn này.

Chiến dịch tranh cử tổng thống của Kamala Harris đã huy động được 200 triệu đô la kể từ khi bà tuyên bố ra tranh cử vào tuần trước. Hầu hết các khoản quyên góp đến từ những người chưa đóng góp cho Joe Biden trong chu kỳ bầu cử này. Bà cũng nhận được ủng hộ của một số tỷ phú, bao gồm Reed Hastings, đồng sáng lập Netflix, người được cho là đã quyên góp 7 triệu đô la cho một siêu Ủy ban Hành động Chính trị (PAC) ủng hộ Harris. Continue reading “Thế giới hôm nay: 29/07/2024”

Mục tiêu cải cách năm 2029 của Trung Quốc cho thấy Tập đang lo lắng

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s new 2029 reform goal shows Xi Jinping is worried,” Nikkei Asia, 18/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mục tiêu mới cũng có thể là canh bạc sẽ giúp Trung Quốc nổi lên mạnh mẽ sau khi phân tách kinh tế khỏi Mỹ.

Hồi tuần trước, cuộc họp quan trọng kéo dài 4 ngày của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã làm thất vọng phần lớn khán giả toàn cầu, những người đang mong đợi các sáng kiến chính sách lớn được thiết kế để vực dậy nền kinh tế ốm yếu nói chung và cuộc khủng hoảng bất động sản kéo dài nói riêng. Continue reading “Mục tiêu cải cách năm 2029 của Trung Quốc cho thấy Tập đang lo lắng”

28/07/1965: Tổng thống Johnson công bố tăng quân tới Việt Nam

Nguồn: President Johnson announces more troops to Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, Tổng thống Lyndon B. Johnson tuyên bố rằng ông đã ra lệnh tăng lực lượng quân sự của Mỹ tại Việt Nam, từ 75.000 người lên 125.000 người. Johnson cũng cho biết ông sẽ yêu cầu tăng thêm nếu cần thiết. Ông còn chỉ ra rằng để đáp ứng nhu cầu nhân lực quân sự ngày càng tăng, số lượng người được gọi nhập ngũ hàng tháng sẽ được nâng từ 17.000 lên 35.000 người. Đồng thời, Johnson tái khẳng định rằng Mỹ sẵn sàng thương lượng một giải pháp hòa bình cho cuộc chiến và kêu gọi Liên Hiệp Quốc và bất kỳ quốc gia thành viên nào giúp đỡ để đạt được mục tiêu này. Continue reading “28/07/1965: Tổng thống Johnson công bố tăng quân tới Việt Nam”

Tại sao các cường quốc châu Á hướng tầm nhìn chiến lược sang châu Âu?

Nguồn: C. Raja Mohan, “Asian Powers Set Their Strategic Sights on Europe, Foreign Policy, 10/07/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Sau 500 năm, tình thế đã đảo ngược, với một châu Âu rời rạc trở thành mục tiêu cho tham vọng địa chính trị ngày càng gia tăng của châu Á.

Điều thường được mô tả như “sự trỗi dậy của phần còn lại” – sự trỗi dậy tương đối của các cường quốc ngoài phương Tây – đã được cảm nhận rõ nét ở châu Á. Khi nhà hàng hải người Bồ Đào Nha Vasco da Gama đến bờ biển Kerala ở tây nam Ấn Độ vào năm 1498, nó đánh dấu sự khởi đầu của 500 năm thống trị của châu Âu (và sau này là của Mỹ) đối với châu Á – với cả hàm ý thuộc địa, đế quốc và địa chính trị. Thời kỳ phi thực dân hóa từ giữa thế kỷ 20 trở đi đã không thay đổi nhiều sự thống trị của phương Tây, cũng không chấm dứt sự lệ thuộc của châu Á vào châu Âu. Continue reading “Tại sao các cường quốc châu Á hướng tầm nhìn chiến lược sang châu Âu?”

27/07/1996: Đánh bom tại Công viên Centennial Olympic

Nguồn: Bombing at Centennial Olympic Park, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1996, tại Atlanta, Georgia, Thế vận hội Mùa hè lần thứ 26 đã bị gián đoạn do vụ nổ một quả bom ống chứa đầy đinh tại Công viên Centennial Olympic. Vụ đánh bom xảy ra trong một buổi hòa nhạc miễn phí và nó đã cướp đi mạng sống của một người mẹ đưa con gái đến nghe nhạc rock, đồng thời làm bị thương hơn 100 người khác, trong đó một nhà quay phim người Thổ Nhĩ Kỳ đã qua đời do một cơn đau tim sau vụ nổ. Continue reading “27/07/1996: Đánh bom tại Công viên Centennial Olympic”

Trump, Harris, và những chiến dịch đầy nỗi sợ

Nguồn: Gideon Rachman, “Trump, Harris and a fear-filled campaign?,” Financial Times, 22/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ tiết lộ ứng viên nào khiến cử tri sợ hãi nhất.

Mỗi khi nhắc đến kịch tính chính trị, người Mỹ vẫn là nhà vô địch thế giới không thể chối cãi. Joe Biden đã công bố quyết định không tái tranh cử tổng thống chỉ vài ngày sau vụ ám sát hụt của Donald Trump.

Dù những tình tiết bất ngờ trong cuộc bầu cử vẫn tiếp tục gây sốc và bối rối, nhưng những khía cạnh khác của cuộc đua tổng thống năm nay lại diễn ra theo một kịch bản có thể đoán trước được. Từ trước khi Biden chấp nhận điều không thể tránh khỏi và từ chức, rõ ràng là cả Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ đều sẽ tiến hành các chiến dịch dựa trên nỗi sợ. Continue reading “Trump, Harris, và những chiến dịch đầy nỗi sợ”

Chủ nghĩa dân tộc tư tưởng dưới thời Tập Cận Bình

Nguồn:  “The nationalism of ideas ,” The Economist, 25/07/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Tập Cận Bình muốn hệ thống tri thức của Trung Quốc không bị ảnh hưởng bởi các giá trị phương Tây

Ở Bắc Kinh cách đây một phần tư thế kỷ, chúng tôi đã chứng kiến một sự kiện hiếm hoi: một tòa án hình sự tuyên bố một bị cáo vô tội. Khi đó, hơn 90% các phiên tòa hình sự ở Trung Quốc kết thúc bằng án có tội. Lần này, bị cáo – kẻ bị buộc tội cướp có vũ trang – được trả tự do. Sự thiếu hụt bằng chứng và việc anh ta từ chối trả lời các câu hỏi của cảnh sát đã đóng vai trò quyết định. Luật sư bào chữa của anh ta cũng lập luận rằng tốt hơn là nên tha bổng một người có tội hơn là mạo hiểm giam giữ một người vô tội. Continue reading “Chủ nghĩa dân tộc tư tưởng dưới thời Tập Cận Bình”

Thế giới hôm nay: 26/07/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tăng trưởng kinh tế của Mỹ tăng tốc trong quý 2. GDP tăng với tốc độ hàng năm 2,8% so với mức 1,4% của quý 1. Con số này cao hơn dự kiến ​​của các nhà phân tích. Với lạm phát giảm, dữ liệu cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới đang có một pha hạ cánh mềm.

Lực lượng Phòng vệ Israel cho biết họ đã phá hủy khoảng 50 địa điểm thuộc về các nhóm vũ trang ở Gaza kể từ thứ Tư. Các cuộc không kích của Israel đã giết chết ít nhất 129 người Palestine trong năm ngày qua. Trước đó, thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu đã mạnh mẽ bảo vệ cuộc chiến của nước ông ở Gaza trong bài phát biểu dài gần một giờ trước Quốc hội Mỹ. Khoảng một nửa số nghị sĩ Dân chủ trong Quốc hội đã tẩy chay bài phát biểu. Continue reading “Thế giới hôm nay: 26/07/2024”

Di sản đối ngoại của TBT Nguyễn Phú Trọng: Định hình chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam

Tác giả: Phan Xuân Dũng

Sự ra đi của Tổng Bí thư (TBT) Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Nguyễn Phú Trọng đã để lại một khoảng trống lãnh đạo khó lấp đầy, không chỉ vì di sản chính trị mà ông để lại mà còn  vì sự nhạy bén ngoại giao của ông. Lãnh đạo Việt Nam trong thời kỳ xung đột và căng thẳng địa chính trị gia tăng, ông đã khéo léo thực hiện việc “xử lý đúng đắn, hiệu quả quan hệ với các nước lớn”.

TBT Trọng nhậm chức vào năm 2011, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng quyết đoán ở Biển Đông. Trong chuyến thăm đầu tiên của ông tới Trung Quốc năm đó, hai nước đã ký Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển, bao gồm cả tranh chấp về Hoàng Sa và Trường Sa. Động thái này thể hiện phương châm của TBT Trọng và Việt Nam trong việc tách biệt vấn đề Biển Đông khỏi các lĩnh vực hợp tác khác với Trung Quốc, nhằm ngăn chặn xung đột trên biển, đồng thời xây dựng quan hệ song phương ổn định. Continue reading “Di sản đối ngoại của TBT Nguyễn Phú Trọng: Định hình chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam”