Nhật ký Bắc Kinh (12/02/21): Ẩn ý từ cuộc điện đàm đầu tiên giữa Tập và Biden

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asia, 02/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ba tuần sau khi lên kế nhiệm Donald Trump, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc điện đàm đầu tiên với người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình vào sáng thứ Năm (11/02/2021) theo giờ Bắc Kinh.

Cuộc gọi trùng ngay Tết Nguyên đán, dịp lễ quan trọng nhất để dành thời gian cho gia đình ở Trung Quốc. Ngoài ra thứ Năm cũng là ngày đầu tiên trong chuỗi ngày lễ năm mới kéo dài một tuần.

Bên nào đã mời trước? Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (12/02/21): Ẩn ý từ cuộc điện đàm đầu tiên giữa Tập và Biden”

Việt Nam Mật Chiến (Phần 4)

Tác giả: Tiền Giang | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hai Đảng Cộng sản Trung Quốc và Liên Xô thỏa thuận về vấn đề viện trợ Việt Nam

Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô mở tiệc chiêu đãi Hồ Chí Minh ngay tối hôm ông đến Moskva, chỉ có điều là Stalin không đến dự bữa tiệc ấy. Sau này Stalin nói với Mao Trạch Đông: “Hồ Chí Minh yêu cầu Liên Xô trực tiếp viện trợ Việt Nam, giúp họ đánh người Pháp. Nhưng chúng tôi có những suy nghĩ khác về vấn đề đó.”

Ý tưởng nói trên của Stalin nhất trí với quan điểm ông từng nói với Lưu Thiếu Kỳ trước đấy hơn nửa năm, tức việc viện trợ Việt Nam có thể sẽ do Trung Quốc chịu trách nhiệm. Đồng thời Stalin còn có băn khoăn, lo ngại Hồ Chí Minh là “người theo chủ nghĩa dân tộc”, sẽ đi cùng Josip Broz Tito của Nam Tư. Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 4)”

20/07/1973: Lý Tiểu Long qua đời ở tuổi 32

Nguồn: Actor and martial-arts expert Bruce Lee dies at age 32, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, nam diễn viên kiêm chuyên gia võ thuật Lý Tiểu Long (Bruce Lee) đã qua đời ở Hong Kong ở tuổi 32 vì chứng phù não, nhiều khả năng là do phản ứng với thuốc giảm đau được kê đơn. Trong sự nghiệp ngắn ngủi của mình, ông đã trở thành một ngôi sao điện ảnh nổi tiếng ở châu Á và sau đó là ở Mỹ.

Lý Tiểu Long, tên thật là Lý Chấn Phiên, sinh ngày 27/11/1940 tại San Francisco, California khi cha ông, một ngôi sao kinh kịch Trung Quốc, đang đi lưu diễn ở Mỹ. Gia đình họ chuyển về Hong Kong năm 1941. Lớn lên, Lý Tiểu Long trở thành một diễn viên nhí, xuất hiện trong khoảng 20 bộ phim Trung Quốc; ông cũng theo học khiêu vũ và luyện Vịnh Xuân Quyền. Năm 1959, Lý Tiểu Long trở lại Mỹ, nơi ông theo học tại Đại học Washington và mở một trường dạy võ thuật ở Seattle. Continue reading “20/07/1973: Lý Tiểu Long qua đời ở tuổi 32”

Chuyên gia Mỹ: Sức mạnh quốc gia của Trung Quốc là viển vông

Nguồn: VOA Chinese| Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Trong 20 năm qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã không ngừng tăng cường đàn áp nội bộ và những hành động gây thù chuốc oán với bên ngoài của họ thường khiến nhiều nhà quan sát bối rối. Một mặt, họ cho rằng việc ĐCSTQ tăng cường đàn áp là biểu hiện của sự bất an. Mặt khác, việc thực hiện ngoại giao chiến lang để gây thù chuốc oán với mọi phía dường như cũng cho thấy Bắc Kinh có đủ tự tin vào sức mạnh của mình, điều đó khiến nước này không thể không thực hiện một bước nhảy vọt để thách thức trật tự quốc tế hiện thời. Tuy nhiên, ông Michael Beckley, Phó Giáo sư Khoa học Chính trị tại Đại học Tufts – Mỹ, sau nhiều năm nghiên cứu về sức mạnh quốc gia và quân sự của nước này đã đưa ra kết luận rằng, sự kiểm soát, đàn áp bên trong và các hành động khiêu khích bên ngoài của ĐCSTQ đều là sự phản ánh một cảm giác bất an về một tương lai không còn dài của chính họ. Continue reading “Chuyên gia Mỹ: Sức mạnh quốc gia của Trung Quốc là viển vông”

Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản 2021: Nhân tố Đài Loan và triển vọng hợp tác an ninh Nhật-Đài

Tác giả: Huỳnh Tâm Sáng & Phan Văn Tìm

Khu vực xung quanh eo biển Đài Loan đang là điểm nóng an ninh tại châu Á do cạnh tranh Mỹ-Trung ngày càng gay gắt và Trung Quốc gia tăng các hoạt động quân sự. Trong bài phát biểu đánh dấu 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào ngày 1/7/2021, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh thống nhất Đài Loan là sứ mệnh lịch sử và Trung Quốc sẽ hành động kiên quyết để đánh bại bất kỳ nỗ lực nào nhằm khiến Đài Loan trở nên độc lập.

Nhân tố Đài Loan

Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản năm 2021 (sau đây gọi là Sách trắng) phát hành vào ngày 13/7 đã thể hiện lập trường của quốc gia này về an ninh khu vực. Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên trong lịch sử công bố sách trắng quốc phòng, Nhật Bản công khai đề cập về tầm quan trọng của sự ổn định ở eo biển Đài Loan. Continue reading “Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản 2021: Nhân tố Đài Loan và triển vọng hợp tác an ninh Nhật-Đài”

18/07/1995: Hồi ký ‘Dreams from My Father’ của Barack Obama được xuất bản

Nguồn: Barack Obama’s “Dreams from My Father” is published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1995, Dreams from My Father: A Story of Race and Inheritance, hồi ký của Barack Obama, một giáo sư luật lúc bấy giờ còn ít người biết đến, đã được xuất bản. Obama đã viết cuốn sách trước khi bước vào chính trường và 13 năm sau khi nó được xuất bản, ông được bầu làm Tổng thống thứ 44 của Mỹ.

Dreams from My Father kể lại câu chuyện của gia đình Obama – ông sinh năm 1961 ở Hawaii với mẹ là người da trắng đến từ Kansas và cha là người da đen đến từ Kenya. Như những gì Obama viết trong phần giới thiệu, cuốn sách cũng là “hành trình của một cậu bé nhằm tìm kiếm cha mình, và qua đó, cũng là tìm kiếm ý nghĩa cho cuộc sống của chính cậu với tư cách là một người Mỹ da đen.” Continue reading “18/07/1995: Hồi ký ‘Dreams from My Father’ của Barack Obama được xuất bản”

Hồ Quý Ly thoát mưu sát, tiếm ngôi nhà Trần

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng 3 năm Quang Thái thứ 11 [19/3-16/4/1398] (Minh Hồng Vũ thứ 31),Vua Trần Thuận Tông truyền ngôi cho Thái tử An, tức Trần Thiếu Đế. Thái tử lên ngôi, đổi niên hiệu là Kiến Tân năm thứ nhất; tôn Khâm thánh hoàng hậu làm Hoàng thái hậu. Lê Quý Ly tự xưng là Đại vương, thay vua giữ chính quyền trong nước:

Quý Ly có chí cướp ngôi vua đã lâu, nhưng trót thề với Nghệ Tông [sự việc xảy ra vào năm 1394], nay trái lời thề cũng có ý ngại, bèn ngầm sai đạo sĩ Nguyễn Khánh ra vào trong cung, khuyên nhà vua rằng:

Cảnh tiên thanh thú, khác hẳn trần gian, các thánh đế triều ta chỉ ham chuộng về Phật giáo, chưa có vị nào giao du với người tiên đắc đạo. Nay bệ hạ ở nơi cửu ngũ [chỉ ngôi Vua][1] tôn nghiêm, nhọc lòng với muôn việc, chi bằng truyền ngôi cho Đông cung theo tiên tu đạo để cho cái đức khiêm cung thuần hoà ngày thêm sáng sủa.Continue reading “Hồ Quý Ly thoát mưu sát, tiếm ngôi nhà Trần”

17/07/1944: Nổ lớn ở Cảng Chicago giết chết 332 người

Nguồn: An ammunition ship explodes in the Port Chicago disaster, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, một tàu chở đạn đã phát nổ trong lúc đang chất hàng ở Cảng Chicago, California, giết chết 332 người. Khi ấy, chiến dịch quân sự của Mỹ trong Thế chiến II ở Thái Bình Dương đang diễn ra tích cực và người ta cho rằng quy trình kém cỏi và thiếu đào tạo chính là nguyên nhân dẫn đến thảm họa.

Nằm cách San Francisco khoảng 30 dặm về phía bắc, Cảng Chicago được phát triển thành một cơ sở đạn dược khi Kho đạn Hải quân tại Đảo Mare, California, không còn đủ khả năng để tự mình đảm nhiệm toàn bộ nỗ lực chiến tranh. Tính đến mùa hè năm 1944, việc mở rộng cơ sở vật chất ở Cảng Chicago đã cho phép hai tàu có thể cùng lúc bốc dỡ hàng hóa. Các đơn vị Hải quân được phân nhiệm vụ bốc dỡ đạn dược nguy hiểm thường là các đơn vị người Mỹ gốc Phi. Những nhóm này thường không được đào tạo về cách xử lý bom đạn. Ngoài ra, các tiêu chuẩn an toàn cũng đã bị ngó lơ để đáp ứng lịch trình dày đặc nhằm vận chuyển lượng đạn dược khổng lồ. Continue reading “17/07/1944: Nổ lớn ở Cảng Chicago giết chết 332 người”

Nhật ký Bắc Kinh (06/02/21): 9 năm sau sự kiện thanh trừng Bạc Hy Lai

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asia, 02/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Đã chín năm kể từ khi một tấn kịch chính trị khai màn ở Trung Quốc và làm rung chuyển Đảng Cộng sản.

Ngày 6 tháng 2 năm 2012, Vương Lập Quân, khi đó là phó thị trưởng Trùng Khánh, đã chạy vào Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thành Đô. Vương là phụ tá thân cận của Bạc Hy Lai, quan chức cấp cao nhất của đảng ở Trùng Khánh, và câu chuyện này đã mở màn cho sự xuống dốc không phanh của Bạc.

Ông Vương, người kiêm chức giám đốc công an Trùng Khánh, đã nói với các quan chức Mỹ rằng vợ của ông Bạc đứng sau vụ sát hại một doanh nhân người Anh. Khi xin tị nạn, Vương được cho là đã chuyển một loạt thông tin mật quan trọng về Bạc cho người Mỹ. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (06/02/21): 9 năm sau sự kiện thanh trừng Bạc Hy Lai”

Thế giới hôm nay: 16/07/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thủ tướng Đức Angela Merkel hứa “sử dụng tất cả sức mạnh của nhà nước” để giúp đỡ những người bị ảnh hưởng bởi lũ lụt nghiêm trọng. Tới nay lũ lụt đã khiến ít nhất 43 người ở Đức và sáu người ở Bỉ thiệt mạng; trong khi hàng chục người khác bị thương hoặc vẫn mất tích. Mưa lớn đổ bộ vào Bỉ, tây bắc Đức và Hà Lan trong những ngày qua, gây ra lũ quét khiến cả người dân và giới chức bị bất ngờ.

Thủ tướng Lebanon Saad Hariri từ chức với lý do bất đồng với tổng thống. Ông Hariri từng lên kế nhiệm sau khi người tiền nhiệm từ chức vì vụ nổ cảng Beirut hồi năm ngoái, và được giao nhiệm vụ thành lập chính phủ mới. Song gần như không thể làm vậy trước cuộc bầu cử quốc hội năm sau. Ở một diễn biến khác, đồng bảng Lebanon xuống thấp nhất mọi thời đại, mất 90% giá trị kể từ cuối năm 2019. Continue reading “Thế giới hôm nay: 16/07/2021”

Bàn thêm về thực trạng giảm sinh của Trung Quốc

Nguồn: Zhongwei Zhao và Guangyu Zhang, “The reality of China’s fertility decline”, East Asia Forum, 08/07/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Việc nới lỏng chính sách một con vào năm 2013 và chấm dứt hoàn toàn chính sách này vào năm 2015 chỉ tạo ra một mức tăng nhỏ và tạm thời trong mức sinh của Trung Quốc. Tổng tỷ lệ sinh của Trung Quốc tiếp tục giảm từ 1,6 ca sinh sống trên một phụ nữ vào năm 2017 xuống còn 1,3 ca vào năm 2020. Do sự thay đổi này, tỷ lệ tăng dân số hàng năm của Trung Quốc giảm xuống mức thấp mới là dưới 0,3% vào năm 2020.

Chính phủ Trung Quốc đã công bố quyết định thực hiện chính sách ba con mới vào tháng 5 năm 2021. Những lo ngại lan rộng về mức sinh giảm và dân số giảm nhanh đã làm đảo lộn chính sách kéo dài nửa thế kỷ, ban đầu được thực hiện nhằm hạn chế quy mô dân số. Có một số điểm rất quan trọng khi xem xét mức sinh thấp và tốc độ tăng dân số của Trung Quốc, cũng như tác động của vấn đề này và cách xử lý chúng trong những thập niên tới. Continue reading “Bàn thêm về thực trạng giảm sinh của Trung Quốc”

15/07/1903: Ford Motor nhận đơn đặt hàng đầu tiên

Nguồn: Ford Motor Company takes its first order, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1903, Ford – công ty xe hơi vừa mới thành lập – đã nhận được đơn đặt hàng đầu tiên từ nha sĩ Ernst Pfenning ở Chicago: một chiếc Model A hai xi-lanh trị giá 850 đô la được trang bị ghế sau. Chiếc xe, sản xuất tại nhà máy của Ford trên Phố Mack (nay là Đại lộ Mack) ở Detroit, đã được giao cho Pfenning chỉ hơn một tuần sau đó.

Henry Ford đã chế tạo chiếc xe chạy bằng xăng đầu tiên của mình – mà ông đặt tên là Quadricycle – ngay trong xưởng phía sau nhà mình vào năm 1896, khi đang làm kỹ sư trưởng cho nhà máy chính của Công ty Đèn điện Edison ở Detroit. Sau hai lần thành lập công ty sản xuất xe hơi thất bại, Ford đã tập hợp được một nhóm 12 cổ đông, bao gồm cả chính ông, để ký các giấy tờ cần thiết nhằm thành lập Công ty Xe hơi Ford vào giữa tháng 06/1903. Continue reading “15/07/1903: Ford Motor nhận đơn đặt hàng đầu tiên”

Thế giới hôm nay: 15/07/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trong năm 2020 Mỹ ghi nhận con số kỷ lục 93.000 người chết vì quá liều ma túy, tăng 29% so với năm trước đó. Ngoài làm trầm trọng thêm tình trạng lo lắng và trầm cảm của một số người, các biện pháp phong tỏa trong đại dịch còn làm giảm khả năng tiếp cận các chương trình trao đổi kim tiêm, các nhóm hỗ trợ và các biện pháp cấp cứu khác. Nhiều loại thuốc gây chết người, chẳng hạn như fentanyl, cũng trở nên phổ biến hơn.

Các quan chức cấp cao Nam Phi đã kêu gọi mọi người không thành lập các nhóm tự vệ, trong bối cảnh cảnh sát và binh lính vất vả trước tình trạng bất ổn trên khắp đất nước, vốn đã khiến 72 người thiệt mạng. Tại nhiều vùng của tỉnh Gauteng và KwaZulu-Natal, người dân đã thành lập các nhóm vũ trang để bảo vệ nhà cửa và cơ sở kinh doanh của họ. Các cuộc biểu tình hiện nay khởi phát sau khi cựu tổng thống Jacob Zuma bị bỏ tù, rồi sau đó leo thang vì sự bất mãn đối với tình trạng bất bình đẳng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 15/07/2021”

Việt Nam Mật Chiến (Phần 3)

Tác giả: Tiền Giang | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Quân ủy Trung ương bố trí cho La Quý Ba một bộ điện đài, với một Trưởng đài và một nhân viên Báo vụ, một nhân viên Cơ yếu và một Cảnh vệ. La Quý Ba chọn Lý Vân Trường làm trợ thủ chính cho mình trong chuyến đi Việt Nam này.

Lý Vân Trường sinh năm 1912, người Đài Sơn, Quảng Đông, thời trẻ từng du học Nhật, năm 1936 vào Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Nhật. Thời Kháng chiến chống Nhật dạy học ở trường Đại học Kháng Nhật Diên An. Năm 1939 đi Tân Cương công tác cùng Mao Trạch Dân và một số đảng viên. Năm 1939, quân phiệt Tân Cương là Thịnh Thế Tài theo đuôi Tưởng Giới Thạch phát động phong trào chống Cộng sản, bắt giam Đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc công tác tại Tân Cương, Lý Vân Trường cũng bị bắt, tháng 6/1946 mới được ra tù. Lý Vân Trường về Diên An làm thư ký cho Vương Chấn Lữ, đoàn trưởng Lữ đoàn 359, rồi đến quân khu Lã Lương công tác cùng La Quý Ba. Trước tháng 10/1949, Lý Vân Trường về Bắc Kinh làm việc tại Ban Tổ chức Trung ương Đảng. Sau đó làm Phó Hiệu trưởng trường Trung học Hoa Bắc một thời gian. Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 3)”

Thế giới hôm nay: 14/07/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nam Phi sẽ đóng cửa một số điểm tiêm chủng vì tình trạng bạo lực bất ổn. Đến nay đã có ít nhất 45 người thiệt mạng và gần 800 người bị bắt vì bạo loạn và cướp bóc sau khi cựu tổng thống Jacob Zuma bị kết án tù giam vào tuần trước. Vụ giẫm đạp tại một trung tâm mua sắm vào đêm thứ Hai vừa rồi cũng khiến mười người thiệt mạng. Hiện quân đội đã được triển khai, trong khi tổng thống Cyril Ramaphosa lên án bạo lực.

Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ tăng 0,9% trong tháng 6 – mức lạm phát tháng cao nhất kể từ năm 2008 – sau khi đã tăng 0,6% trong tháng 5. Tuy nhiên, Fed dự đoán áp lực lạm phát chỉ mang tính tạm thời và sẽ giảm bớt một khi các gián đoạn chuỗi cung ứng vì đại dịch được khắc phục. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/07/2021”

Biểu tình bùng nổ ở Cuba: Tại sao người dân giận dữ?

Nguồn: The Cuban government cracks down on protesters”, The Economist, 13/07/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 11/7, hàng nghìn người biểu tình tự phát đã xuống đường tại hơn 50 thị xã và thành phố của Cuba. Họ mang theo một danh sách dài những nỗi bất bình: tình trạng mất điện liên tục, các cửa hàng tạp hóa trống rỗng, nền kinh tế thất bại, một chính phủ đàn áp, và tình hình ngày càng tuyệt vọng liên quan đến covid-19. Trong một màn thể hiện sự bất mãn chưa từng thấy trên hòn đảo cộng sản, có lẽ trong suốt sáu thập niên qua, người dân ở mọi lứa tuổi vừa hô vang vừa diễu hành, một số người trong số họ hô theo nhịp điệu của những chiếc thìa khua vào chảo rán. “Patria y Vida” (Quê hương và Cuộc sống) – một câu nhại theo khẩu hiệu cách mạng “Patria o Muerte (Tổ quốc hay là chết), đồng thời cũng là tên của một bài hát phổ biến chỉ trích chính phủ – chính là khẩu hiệu kêu gọi tập hợp lực lượng của họ, cùng với những khẩu hiệu như “Tự do” và “Đả đảo chế độ độc tài”. Continue reading “Biểu tình bùng nổ ở Cuba: Tại sao người dân giận dữ?”

13/07/2013: Hashtag #BlackLivesMatter lần đầu tiên xuất hiện

Nguồn: The hashtag #BlackLivesMatter first appears, sparking a movement, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2013, bực tức và đau buồn sau khi nghe tin George Zimmerman, người đàn ông Florida đã giết một thiếu niên da đen vào năm 2012, được tha bổng, Alicia Garza, cư dân Oakland, California, đã đăng một thông điệp trên Facebook. Cụm từ “Black Lives Matter” (Mạng sống của người da đen cũng quan trọng) trong bài đăng của cô đã sớm trở thành một khẩu hiệp tập hợp, làm dấy lên một phong trào trên khắp nước Mỹ và trên toàn thế giới.

Garza cho biết mình “đau buồn sâu sắc” sau khi Zimmerman được trắng án. Cô lại càng buồn hơn khi chứng kiến nhiều người đổ lỗi cho nạn nhân, Trayvon Martin, chứ không phải “căn bệnh” phân biệt chủng tộc. Patrice Cullors, một nhà hoạt động vì cộng đồng ở Los Angeles và là bạn của Garza, đã đọc bài đăng của bạn mình và phản hồi với phiên bản đầu tiên của #BlackLivesMatter. Continue reading “13/07/2013: Hashtag #BlackLivesMatter lần đầu tiên xuất hiện”

Thế giới hôm nay: 13/07/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ít nhất sáu người đã thiệt mạng và 219 người bị bắt ở Nam Phi sau chuỗi ngày cướp bóc và bạo loạn phản đối việc bỏ tù cựu tổng thống Jacob Zuma. Quân đội đã tuyên bố sẽ triển khai binh sĩ đến các tỉnh Gauteng và KwaZulu-Natal để dập tắt bạo lực, trong khi đồng rand lao dốc. Ông Zuma, người ngồi tù từ hôm thứ Tư, đang đệ đơn kháng án.

Tổng thống Joe Biden nói Mỹ ủng hộ người dân Cuba “đang dũng cảm đấu tranh cho các quyền phổ cập cơ bản”. Ngày hôm qua chứng kiến hàng nghìn người xuống đường ở các thành phố trên khắp Cuba để biểu tình phản đối khó khăn chồng chất do đại dịch (riêng ở thủ đô Havana, họ bị lực lượng chống bạo động trấn áp). Đây là lần đầu tiên diễn ra biểu tình lớn đến vậy ở Cuba kể từ năm 1994; hiện các nhà hoạt động cho biết ít nhất 80 người đã bị bắt. Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/07/2021”

Tại sao người VN phản ứng trái ngược trước vắc-xin TQ và phương Tây?

Nguồn: Hoàng Thị Hà, “A Tale of Two Vaccines in Vietnam”, Fulcrum, 12/07/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Hai sự kiện tương tự nhau nhưng phản ứng của người dân lại hoàn toàn khác nhau. Ngày 7/7, Việt Nam tiến hành tiếp nhận 97.000 liều vắc-xin Pfizer được chuyển về nước. Thứ trưởng Y tế Việt Nam và Đại biện lâm thời Đại sứ quán Hoa Kỳ đã chủ trì buổi lễ chuyển giao. Số lượng khiêm tốn này là lô đầu tiên trong số 31 triệu liều vắc-xin mà chính phủ Việt Nam đặt hàng từ Pfizer-BioNTech, một công ty liên kết giữa Mỹ và Đức. Chỉ hai tuần trước đó, một buổi lễ tương tự đã được tổ chức để tiếp nhận 500.000 liều vắc-xin Sinopharm do Trung Quốc tài trợ. Bộ trưởng Y tế Việt Nam và Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam cũng tham dự buổi lễ.

Nhìn chung, có sự cân bằng trong cấp độ lễ tân và ý nghĩa chính trị mà chính phủ Việt Nam dành cho cả hai sự kiện. Tuy nhiên, phản ứng của công chúng trên cả phương tiện truyền thông chính thống và mạng xã hội cho thấy thái độ đa phần tiêu cực đối với vắc-xin Trung Quốc, trái ngược với sự đón nhận nhiệt tình của họ đối với vắc-xin phương Tây. Continue reading “Tại sao người VN phản ứng trái ngược trước vắc-xin TQ và phương Tây?”

Thế giới hôm nay: 12/07/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các cửa hàng ở Johannesburg bị cướp phá và đường xá bị chặn do bạo lực lẻ tẻ lan rộng sau khi cựu tổng thống Nam Phi Jacob Zuma bị bắt giam. Ông Zuma bị kết án 15 tháng tù vì khinh thường tòa án hôm thứ Tư, khiến những người ủng hộ ông tức giận. Cảnh sát nói có tội phạm lợi dụng bất ổn; và tới nay đã có hơn 60 người bị bắt.

Chuyến bay chở khách đầu tiên của Virgin Galactic, một công ty thám hiểm không gian do Sir Richard Branson đồng sáng lập, đã đưa ông vào vũ trụ thành công. Khởi hành từ New Mexico, Sir Richard đã bay hơn 80 km vào bầu khí quyển Trái đất. Trong khi đó tỷ phú Jeff Bezos kỳ vọng thực hiện một chuyến bay tương tự vào ngày 20 tháng 7 với công ty riêng của ông, Blue Origin. Continue reading “Thế giới hôm nay: 12/07/2021”