15/03/1917: Sa hoàng Nicholas II thoái vị

Nguồn: Czar Nicholas II abdicates Russian throne, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, trong cuộc Cách mạng Tháng Hai, Sa hoàng Nicholas II, người trị vì nước Nga từ năm 1894, đã bị quân nổi dậy ở Petrograd buộc phải thoái vị, và một chính quyền lâm thời sẽ lên thay thế ông.

Lên ngôi vào ngày 26/05/1894, Nicholas vốn dĩ không được đào tạo, cũng không có tính cách của một quân vương, và điều đó chẳng ích gì cho chế độ chuyên chế mà ông phải gắng duy trì trong một thời đại đang khao khát sự thay đổi. Kết cục thảm khốc của Chiến tranh Nga-Nhật đã dẫn đến Cách mạng Nga năm 1905, nhưng Sa hoàng chỉ khiến tình hình tồi tệ hơn khi ký một tuyên ngôn hứa hẹn xây dựng chính phủ mang tính đại diện và đảm bảo tự do dân sự cơ bản ở Nga. Continue reading “15/03/1917: Sa hoàng Nicholas II thoái vị”

Quãng thời gian tự cách ly huyền thoại của Issac Newton

Nguồn: Gillian Brockell, “During a pandemic, Isaac Newton had to work from home, too. He used the time wisely.”, The Washington Post, 13/03/2020.

Biên dịch: Đỗ Minh Châu

Isaac Newton khoảng 20 tuổi khi Đại dịch hạch Luân Đôn xảy ra. Lúc đó ông chưa được phong tước hiệp sĩ hay mang bộ tóc giả trang trọng đó. Lúc đó ông mới chỉ là một sinh viên đại học bình thường tại Trinity College của Đại học Cambridge.

Phải 200 năm sau đó các nhà khoa học mới phát hiện ra vi khuẩn gây nên bệnh dịch hạch, nhưng ngay cả khi không biết chính xác nguyên nhân, mọi người thời đó vẫn thực hiện một số điều tương tự như chúng ta đang làm để phòng tránh dịch bệnh. Continue reading “Quãng thời gian tự cách ly huyền thoại của Issac Newton”

14/03/1991: Nhóm ‘Birmingham Six’ được ra tù

Nguồn: Birmingham Six released from prison, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1991, trước làn sóng nghi ngờ về tội lỗi thực sự của họ, chính quyền Anh Quốc đã trao trả tự do cho “Birmingham Six,” sáu người đàn ông Ireland bị tống vào tù 16 năm trước vì vụ đánh bom khủng bố năm 1974 nhắm vào hai quán rượu ở Birmingham, Anh.

Ngày 21/11/1974, hai quả bom của Quân đội Cộng hòa Ireland (IRA) đã phát nổ tại hai quán rượu khác nhau ở Birmingham, khiến 21 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương. Đợt tấn công bằng bom này là một phần trong cuộc xung đột đang diễn ra giữa chính phủ Anh và IRA về tình trạng của Bắc Ireland. Continue reading “14/03/1991: Nhóm ‘Birmingham Six’ được ra tù”

Vua Lý Nhân Tông phạt Tống

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Cuộc chiến Lý Tống chính thức mở màn vào tháng 10 năm 1075. Theo sử Trung Quốc, Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên, Tổng chỉ huy cuộc chiến là Lý Thượng Cát, có lẽ họ ghi lại theo âm Việt, nên chép sai tên Lý Thường Kiệt.  Căn cứ vào tờ chiếu Vua Tống truy tặng quan chức Chỉ huy các châu, động, thuộc hai lộ Quảng Tây và Quảng Đông tử trận, thấy được tổng quát chiến lược của Lý Thường Kiệt: ông cho mở hai mặt trận từ hai phía tây và đông, rồi đánh kẹp vào thành Ung [Nam Ninh], khiến viên Tri Ung châu Tô Giam phải đơn độc chịu trận.

Về phía tây, chiến trận chính thức mở màn vào tháng 10/1075, tại động Cổ Vạn, vị trí ở vùng hạ lưu sông Tả Giang, cách thành Ung châu [Nam Ninh] khoảng 20 km. Về phía tây nam: Continue reading “Vua Lý Nhân Tông phạt Tống”

13/03/1942: Quân đội Mỹ thành lập đoàn quân khuyển

Nguồn: U.S. Army launches K-9 Corps, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1942, Quân đoàn Hậu cần (QMC) của Quân đội Hoa Kỳ đã bắt đầu huấn luyện những chú chó cho Chương trình Chó nghiệp vụ Chiến tranh (War Dog Program), hay “Quân đoàn K-9”, mới được thành lập.

Hơn một triệu chú chó đã phục vụ ở cả hai phía trong Thế chiến I, truyền đi những bức điện dọc theo mạng lưới chiến hào phức tạp và mang lại một biện pháp xoa dịu tâm lý cho các binh sĩ. Chú chó nổi tiếng nhất trong cuộc chiến khi ấy là Rin Tin Tin, một chú chó con bị bỏ rơi (của đội chó Đức) được tìm thấy ở Pháp vào năm 1918 và được đưa tới Hoa Kỳ, nơi Rin Tin Tin đã tham gia bộ phim câm ‘The Man from Hell’s River’ năm 1922. Là ngôi sao điện ảnh động vật đầu tiên, Rin Tin Tin đã khiến cho giống chó chăn cừu Đức vốn ít được biết đến trở nên nổi tiếng khắp cả nước. Continue reading “13/03/1942: Quân đội Mỹ thành lập đoàn quân khuyển”

Thế giới hôm nay: 13/03/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Liên minh châu Âu lên án việc Donald Trump đột ngột thông báo cấm mọi chuyến bay đến Mỹ từ 26 quốc gia châu Âu trong 30 ngày. EU cho biết quyết định này đã được đưa ra mà không có tham vấn trước. Các hành khách đang tranh giành nhau để có vé bay về Mỹ. Nhiều quốc gia châu Âu áp đặt các hạn chế nghiêm ngặt lên công dân của mình để ngăn chặn covid-19; Ireland và Pháp đóng cửa các trường học và đại học. Trên toàn cầu, các nhà chức trách hiện đã xác nhận 124.000 ca nhiễm covid-19 và 4.600 trường hợp tử vong.

Thị trường tài chính có thêm một ngày chao đảo. Lệnh cấm đi lại của ông Trump đẩy giá cổ phiếu sụt giảm. Giao dịch tại New York bị dừng lần thứ hai trong tuần này sau khi chỉ số S&P 500 giảm 7% ngay sau khi mở cửa. Stoxx 600 của châu Âu giảm 11,5%, mức giảm kỷ lục trong một ngày, trong khi chỉ số FTSE 100 xuống thấp nhất trong 8 năm. Cổ phiếu của các hãng hàng không và kinh doanh lữ hành đặc biệt tồi tệ, cũng như của một số công ty dầu khí. Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/03/2020”

Covid-19 và virus của nỗi sợ hãi

Nguồn: Ian Buruma, “The Virus of Fear”, Project Syndicate, 06/03/2020.

Biên dịch: Đỗ Minh Châu

Vào tháng 9 năm 1923, trận động đất lớn Kanto đã tàn phá phần lớn Tokyo, chủ yếu là do bão lửa. Tin đồn lan truyền, và thường được lặp lại trên báo chí chính thống, cáo buộc những người Triều Tiên, một nhóm thiểu số còn nghèo và bị coi thường, đã lên kế hoạch lợi dụng thảm họa bằng cách bắt đầu một cuộc bạo loạn. Dân phòng Nhật Bản, được trang bị gươm, giáo tre, và thậm chí cả súng, đã truy lùng bất cứ ai nghe hoặc nhìn giống người Triều Tiên. Có tới 6.000 người đã bị sát hại trong khi cảnh sát thờ ơ và đôi khi tham gia cùng.

Đây không phải là một hiện tượng chỉ xảy ra tại riêng Nhật Bản. Những vụ đám đông tàn sát các dân tộc thiểu số vẫn còn quá phổ biến. Khi người Hindu giáo bắt đầu giết người Hồi giáo ở Delhi gần đây, cảnh sát Ấn Độ rất thụ động, hoặc cũng đồng lõa như chính quyền Nhật Bản năm 1923. Người ta không cần quay lại lịch sử châu Âu hay Mỹ quá xa để tìm ra những trường hợp tương tự, hoặc thậm chí những vụ giết người hàng loạt tồi tệ hơn. Continue reading “Covid-19 và virus của nỗi sợ hãi”

12/03/1776: Kêu gọi công nhận vai trò của phụ nữ trong Cách mạng Mỹ

Nguồn: Public Notice urges recognition of “humane ladies,” History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, tại Baltimore, Maryland, một thông báo đã xuất hiện trên các tờ báo địa phương công nhận sự hy sinh của phụ nữ vì sự nghiệp cách mạng. Thông báo kêu gọi mọi người thừa nhận những đóng góp của phụ nữ, đồng thời tuyên bố rằng, “Sự cần thiết phải chăm sóc chu đáo tất cả những người có thể bị thương vì sự nghiệp của đất nước, thúc giục chúng ta vinh danh những người phụ nữ nhân đạo, những người sẵn lòng trao cho chúng ta vải vụn và ga giường cũ để làm gạc băng bó.”

Trên chiến trường cũng như ở hậu phương, phụ nữ vẫn luôn hỗ trợ sự nghiệp cách mạng bằng công việc điều dưỡng. Nhưng quyên góp băng gạc và đôi khi giúp sử dụng chúng chỉ là một trong các hình thức hỗ trợ của phụ nữ Mỹ. Từ những ngày biểu tình chống thuế Anh, sự đồng tâm và góp sức của phụ nữ đã luôn rất quan trọng đối với thành công của cách mạng. Continue reading “12/03/1776: Kêu gọi công nhận vai trò của phụ nữ trong Cách mạng Mỹ”

Khufu: Vị pharaoh xây Đại Kim tự tháp Giza

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Khufu (2609 TCN – 2584 TCN), hay còn có tên Hy Lạp là Cheops, là vị pharaoh Ai Cập thứ hai của Vương triều thứ Tư. Ông nổi tiếng vì đã xây dựng Đại Kim tự tháp (Great Pyramid) tại Giza.

Khufu có tên đầy đủ là Khnum-Khufwy, nghĩa là ‘[thần] Khnum bảo vệ tôi’. Ông là con trai của Sneferu với Nữ hoàng Hetepheres I và được cho là có ba đời vợ. Khufu nổi tiếng vì đã xây dựng Đại Kim tự tháp tại Giza – một trong bảy kỳ quan của thế giới. Ngoài điều đó ra thì người ta biết rất ít về ông. Đáng tiếc thay, bức tượng duy nhất của ông còn sót lại đến ngày nay là tác phẩm điêu khắc hoàng gia Ai Cập nhỏ nhất từng được phát hiện: một bức tượng bằng ngà cao 7,5cm được tìm thấy ở Abydos. Continue reading “Khufu: Vị pharaoh xây Đại Kim tự tháp Giza”

Chủ nghĩa tư bản đang đi tới sụp đổ?

Lược dịch:  Nguyễn Hải Hoành và Đông Tỉnh

Lời giới thiệu:  Nhân dịp cuốn sách Chủ nghĩa tư bản giãy chết[1] của nhà nhân học và xã hội học Paul Jorion[2] (trong hình) ra mắt bạn đọc, báo Pháp Diễn đàn (La Tribune) số ra ngày 21/3/2011 có đăng bài phỏng vấn tác giả, do nhà báo Eric Benhamou thực hiện. Dưới đây là bản lược dịch.

Hỏi:  Năm 2007 ông đã dự đoán về cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản Mỹ. Giờ đây ông cho rằng chủ nghĩa ấy đang giãy chết. Vậy bao giờ sẽ cấp giấy chứng tử?

Đáp:   Sự xuống dốc của chủ nghĩa tư bản Mỹ là điều đã xác định, bởi lẽ nó đã lâm vào một động thái kích nổ mà có lẽ chỉ một số biện pháp có thể ngăn chặn, song các nhà lãnh đạo của chúng ta rõ ràng sẽ không áp dụng các biện pháp đó; và mọi sự trì hoãn càng làm cho quá trình phục hồi nếu có sẽ càng thêm khó khăn. Chớ nên ảo tưởng với sự ngóc dậy của thị trường chứng khoán hoặc vẻ ngoài khỏe mạnh của các ngân hàng. Tình trạng mất cân đối vẫn còn nguyên đó. Nhưng khủng hoảng tài chính đã làm cho các quốc gia bị suy hao. Họ không còn phương tiện để duy trì một chế độ bảo đảm an sinh xã hội hằng cho phép duy trì niềm tin rằng tất cả mọi người đều được hưởng lợi từ chế độ này. Continue reading “Chủ nghĩa tư bản đang đi tới sụp đổ?”

11/03/1861: Hợp bang miền Nam thông qua hiến pháp mới

Nguồn: Confederate states adopt new constitution, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1861, tại Montgomery, Alabama, các đại biểu đến từ Nam Carolina, Mississippi, Florida, Alabama, Georgia, Louisiana và Texas đã thông qua Hiến pháp của Hợp bang miền Nam Hoa Kỳ (Confederate States of America).

Hiến pháp này tương tự như Hiến pháp ngày nay của Hoa Kỳ, thậm chí còn lặp lại nhiều chỗ diễn đạt, nhưng thực ra lại gần hơn với Các Điều khoản Hợp bang (Articles of Confederation) – hiến pháp ban đầu sau Chiến tranh Cách mạng Mỹ – nhất là trong việc phân quyền lớn cho các tiểu bang. Hiến pháp này cũng có những khác biệt đáng kể so với Hiến pháp Hoa Kỳ trong việc bảo vệ chế độ nô lệ, quy định rằng chế độ nô lệ được “công nhận và bảo vệ” tại những bang và vùng lãnh thổ theo chế độ nô lệ. Continue reading “11/03/1861: Hợp bang miền Nam thông qua hiến pháp mới”

Thảm kịch của cách mạng: Những bài học từ quá khứ

Nguồn: Daniel Chirot, “The Tragedy of Revolution: Lessons from the Past”, The American Interest, 03/03/2020.

Biên dịch: Mặc Lý

Một điểm quan trọng cần nhớ: Những người ôn hòa ít khi hiểu được những tay cấp tiến cực đoan nguy hiểm như thế nào.

Những cuộc cách mạng bạo động nhất của thế kỷ 20 thường khó ai lường được. Khi cách mạng nổ ra, kết quả khác xa với những gì đa số người ủng hộ ban đầu mong đợi. Hầu hết mọi cuộc cách mạng chính trị cận đại lớn đều kết thúc bằng thảm kịch với vài trăm ngàn người chết và trong những trường hợp cực đoan nhất, nhiều triệu người chết, những cái chết không cần thiết. Dù vậy, nhiều người vẫn còn nghĩ rằng cách mạng là cần thiết, có tác động tích cực về lâu dài. Thế tại sao rất nhiều cuộc cách mạng đã trở thành thảm kịch như vậy? Continue reading “Thảm kịch của cách mạng: Những bài học từ quá khứ”

10/03/1917: Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu sơ tán khỏi Baghdad

Nguồn: Turkish troops begin evacuation of Baghdad, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, chưa đầy hai tuần sau khi chiếm lại được thành phố chiến lược Kut-al-Amara trên sông Tigris vùng Lưỡng Hà, quân Anh dưới quyền chỉ huy của Sir Frederick Stanley Maude đã tấn công luôn Baghdad, khiến các đối thủ người Thổ Nhĩ Kỳ của họ buộc phải bắt đầu di tản toàn bộ khỏi thành phố.

Ngay sau khi được trao quyền kiểm soát các chiến dịch quân sự ở Lưỡng Hà vào mùa hè năm 1916, Maude bắt đầu tái cấu trúc và bổ sung quân để chuẩn bị cho một cuộc tấn công mới. Mục tiêu trung tâm của chiến dịch sẽ là thành phố Kut, nơi đã bị Thổ Nhĩ Kỳ tước khỏi tay 10.000 lính Anh và Ấn Độ dưới sự chỉ huy của Sir Charles Townshend vào tháng 04/1916, một thất bại thảm hại cho các hoạt động của quân Hiệp ước trong khu vực. Continue reading “10/03/1917: Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu sơ tán khỏi Baghdad”

Thế giới hôm nay: 10/03/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Sau khi giá dầu giảm mạnh, các thị trường tài chính toàn cầu cũng lao dốc, trong bối cảnh lo ngại về sự lây lan của covid-19. Chỉ số  Topix của Nhật Bản giảm 5,6%, S&P/ ASX 200 của Úc giảm 7,3%, Stoxx 600 của Châu Âu và chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 6,6%, trong khi chỉ số S&P 500 của Mỹ giảm hơn 6%. Các nhà đầu tư đang đổ xô vào tài sản trú ẩn an toàn; toàn bộ đường cong lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ lần đầu tiên giảm xuống dưới 1%.

Joe Biden, ứng viên cho đề cử tổng thống Mỹ của Đảng Dân chủ, tiếp tục nhận được sự ủng hộ từ một đối thủ cũ, lần này là của Cory Booker, thượng nghị sĩ bang New Jersey. Vào Chủ nhật, Kamala Harris, người đã rời cuộc đua vào tháng 12, cũng ủng hộ cựu phó tổng thống. Cả ông Booker và bà Harris đều là người Mỹ gốc Phi, một nhóm ủng hộ mạnh mẽ ông Biden. Continue reading “Thế giới hôm nay: 10/03/2020”

Tại sao đại dịch kiểu cúm Tây Ban Nha sẽ không lặp lại?

Nguồn: Jeremy Brown, “The Coronavirus Is No 1918 Pandemic, The Atlantic, 03/03/2020.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chúng ta vừa mới tưởng niệm 100 năm Đại dịch Cúm Tây Ban Nha 1918, trận dịch kéo dài chỉ vài tháng nhưng đã giết chết 50 đến 100 triệu người trên khắp thế giới, bao gồm 675.000 người ở Mỹ. Trận dịch tiếp tục được xem như một thước đo, và nhiều nhà bình luận đã so sánh nó với đợt bùng phát coronavirus mới. Dù vậy, điều quan trọng nhất trong phép so sánh này không phải là sự tương đồng giữa chúng, mà trái lại chính là tiến bộ to lớn ngành y học của chúng ta đã đạt được sau một thế kỷ. Dù chuyện gì xảy ra tiếp theo, cũng sẽ không có một 1918 thứ hai. Continue reading “Tại sao đại dịch kiểu cúm Tây Ban Nha sẽ không lặp lại?”

09/03/1781: Tây Ban Nha bao vây thành phố Pensacola

Nguồn: Spanish siege of Pensacola begins, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1781, sau khi chiếm được các vị trí của Anh ở Louisiana và Mississippi, tướng Tây Ban Nha là Bernardo de Galvez – chỉ huy của lực lượng Tây Ban Nha ở Bắc Mỹ – đã chuyển hướng chú ý sang thành phố Pensacola, Florida, đang do Anh  chiếm đóng. Tướng Galvez và một lực lượng hải quân Tây Ban Nha gồm hơn 40 tàu và 3.500 thủy thủ đã cập bến Đảo Santa Rosa và bắt đầu một cuộc bao vây trong hai tháng đối với các lực lượng chiếm đóng của Anh – sau này được gọi là Trận Pensacola. Continue reading “09/03/1781: Tây Ban Nha bao vây thành phố Pensacola”

Crypto AG: Chương trình tình báo thế kỷ của CIA (P2)

Nguồn: Greg Miller, “The intelligence coup of the century”, The Washington Post, 11/02/2020.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chiến dịch “chống tiếp cận”

Chương trình tinh vi, phức tạp này khởi nguồn từ nhu cầu có một thiết bị mã hóa đơn giản nhưng gọn nhẹ của quân đội Mỹ.

Boris Hagelin, nhà sáng lập Crypto, là một doanh nhân và nhà phát minh sinh ở Nga, nhưng chạy đến Thụy Điển sau khi phe Bolshevik nắm quyền. Ông di cư một lần nữa đến Hoa Kỳ khi phát xít Đức chiếm Na-uy vào năm 1940.

Người đàn ông này mang theo mình một chiếc máy mã hóa trông giống một hộp nhạc được gia cố, với một lắp quay tay đóng chắc bên hông cùng các cấu trúc và chong chóng kim loại đặt dưới vỏ hộp kim loại cứng. Continue reading “Crypto AG: Chương trình tình báo thế kỷ của CIA (P2)”

08/03/1965: Thủy quân Lục chiến Mỹ đổ bộ Đà Nẵng

Nguồn: U.S. Marines land at Da Nang, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, ba tàu vận tải USS Henrico, Union và Vancouver, mang theo Lữ đoàn Viễn chinh Thủy quân Lục chiến số 9 dưới quyền Chuẩn Tướng Frederick J. Karch, đã đổ bộ vào bãi biển Xuân Thiều (Red Beach Two), cách Đà Nẵng khoảng 3,7 km.

Lên bờ đầu tiên là Tiểu đoàn 3, những người đến bãi biển lúc 8:15 sáng. Trang bị đầy đủ thiết bị chiến đấu và mang theo súng trường M-14, toán lính Thủy quân Lục chiến được chào đón bởi nhóm cảnh sát, sĩ quan Việt Nam Cộng hòa, các cô gái Việt Nam với vòng hoa trên tay, và bốn lính Mỹ cầm một tấm biển lớn ghi rõ: “Xin chào mừng. Những anh lính dũng cảm!” (Welcome, Gallant Marines). Continue reading “08/03/1965: Thủy quân Lục chiến Mỹ đổ bộ Đà Nẵng”

Vấn đề Biển Đông và Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc hiện nay

Tác giả: Vũ Cao Phan

(I)

Năm 2020, tròn 70 năm Việt Nam và Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao. Quan hệ trong 70 năm ấy giữa hai nước có vui, có buồn, có hữu nghị, có xung đột, thậm chí chiến tranh.

Trên thực tế mối quan hệ này đã không suôn sẻ từ hơn bốn chục năm, mặc dù có vẻ hai nước vẫn ôm lấy cái mà Trung Quốc gọi là “đại cục”: cùng lý tưởng chính trị, cùng xây dựng xã hội chủ nghĩa. Cái “đại cục” này được gọi là “đại cục” để che lấp, che khuất hết những bất đồng, xung đột khác chăng? Có thể! Continue reading “Vấn đề Biển Đông và Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc hiện nay”

07/03/1941: Quân Anh đổ bộ vào Hy Lạp

Nguồn: British forces arrive in Greece, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, lực lượng viễn chinh Anh từ Bắc Phi đã bắt đầu đổ bộ vào Hy Lạp.

Tháng 10/1940, quân Ý, khi ấy đang chiếm đóng Albania, đã phát động đợt xâm lược Hy Lạp trong một chiến dịch quân sự được cho là thảm khốc đối với lực lượng của Mussolini. Mussolini làm mọi người ngạc nhiên với cuộc xâm lược Hy Lạp, nhưng ông đã không bị can ngăn bởi Đức Quốc Xã còn đang bận tâm với các cuộc chinh phạt của riêng họ. Continue reading “07/03/1941: Quân Anh đổ bộ vào Hy Lạp”