Thế giới hôm nay: 24/06/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Donald Trump tuyên bố Israel và Iran đã đồng ý ngừng bắn và thỏa thuận này sẽ được thực hiện trong vòng 24 giờ tới. Ông nói ông hy vọng lệnh tạm dừng chiến sự sẽ dẫn đến chấm dứt vĩnh viễn cái mà ông gọi là “cuộc chiến 12 ngày.” Ngoại trưởng Iran bác bỏ thông tin về một “thỏa thuận ngừng bắn,” nhưng cho biết nước này đã kết thúc “phản ứng” và “không có ý định tiếp tục” miễn là Israel ngừng “hành vi xâm lược.” Israel chưa đưa ra bình luận.

Trước đó, ông Trump cảm ơn Iran vì đã thông báo trước về một cuộc tấn công nhằm vào căn cứ quân sự của Mỹ tại Qatar. Iran cho biết họ đã đáp trả với số lượng bom tương đương số mà Mỹ ném vào cuối tuần trước. Giá dầu Brent giảm gần 9% sau vụ tấn công, xuống còn hơn 70 USD một thùng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 24/06/2025”

Lý do tranh chấp biên giới Thái Lan-Campuchia bùng phát trở lại

Nguồn: Susannah Patton, “A border skirmish and leaked phone call sees the Thailand-Cambodia dispute surge back to life”, The Interpreter, 20/06/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Khi các cuộc chiến ở Trung Đông và Châu Âu leo thang và mang một chiều hướng mới, và khi một thỏa thuận ngừng bắn được duy trì giữa Ấn Độ và Pakistan, một cuộc đối đầu cũ ở biên giới đất liền Thái Lan-Campuchia có nguy cơ làm tăng thêm danh sách các cuộc xung đột giữa các quốc gia.

Giống như nhiều cuộc xung đột, tranh chấp biên giới Thái Lan-Campuchia, trên khu vực đất xung quanh quần thể đền Preah Vihear rộng lớn thời Angkor, có nguồn gốc từ việc tranh chấp bản đồ thời thuộc địa. Mặc dù Tòa án Công lý Quốc tế đã phán quyết vào năm 1962 rằng Preah Vihear thuộc về Campuchia, nhưng 195 km đường biên giới đất liền phía bắc khu phức hợp này vẫn chưa được phân định. Continue reading “Lý do tranh chấp biên giới Thái Lan-Campuchia bùng phát trở lại”

Các kịch bản cho cuộc chiến của Mỹ với Iran

Nguồn: Ilan Goldenberg, “America’s War With Iran”, Foreign Affairs, 22/06/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Mỹ đã tấn công Iran. Chỉ vài ngày sau khi ông Trump gợi ý rằng ông có thể trì hoãn bất kỳ hành động quân sự nào của Mỹ trong vài tuần, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo vào ngày 21 tháng 6 rằng máy bay Mỹ đã tấn công ba cơ sở hạt nhân của Iran, bao gồm cả cơ sở nằm sâu dưới lòng đất ở Fordow. Các quan chức Iran xác nhận các cuộc tấn công đã diễn ra. Mặc dù Trump khẳng định các địa điểm này đã bị “san bằng”, nhưng vẫn chưa rõ mức độ thiệt hại của các cuộc tấn công. Continue reading “Các kịch bản cho cuộc chiến của Mỹ với Iran”

Thế giới hôm nay: 23/06/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Donald Trump đã gợi lên khả năng thay đổi chế độ tại Iran sau khi Mỹ tiến hành các cuộc tấn công vào cơ sở hạt nhân của nước này. “Nếu CHẾ ĐỘ hiện tại không thể LÀM CHO IRAN VĨ ĐẠI TRỞ LẠI, thì tại sao lại không thay đổi chế độ???,” ông Trump viết trên Truth Social, nền tảng mạng xã hội của ông. Trước đó, phó tổng thống Mỹ J.D. Vance đã nói chính quyền không muốn thay đổi chế độ và mong muốn bắt đầu đàm phán với Iran.

Song Iran có vẻ không muốn đàm phán. Tổng thống Iran, Masoud Pezeshkian, nói Mỹ “sẽ phải chịu hậu quả cho hành động hiếu chiến” và Iran “sẽ không bao giờ đầu hàng trước bắt nạt và áp bức.” Ali Akbar Velayati, cố vấn cao cấp của Đại Giáo chủ Ali Khamenei, tuyên bố “sẽ không còn chỗ đứng nào” cho Mỹ trong khu vực và cảnh báo các quốc gia khác cũng sẽ trở thành “mục tiêu hợp pháp” nếu giúp Mỹ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 23/06/2025”

Ông trùm chip Đài Loan: Cần phải loại bỏ ‘con ngựa thành Troy’ của Trung Quốc

Nguồn: Thompson Chau, “Taiwan chip tycoon warns China has ‘Trojan horse’ that must be voted out,” Nikkei Asia, 18/06/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà sáng lập UMC Tào Hưng Thành (Robert Tsao) kêu gọi bãi nhiệm các nhà lập pháp Quốc Dân Đảng đối lập nhằm tăng cường phòng thủ cho Đài Loan.

Cuộc đối đầu kéo dài một năm qua giữa Tổng thống và Lập pháp viện Đài Loan đã dẫn đến một chiến dịch ngày càng lớn mạnh nhằm yêu cầu bãi nhiệm các nhà lập pháp từ đảng đối lập chính là Quốc Dân Đảng (KMT). Và người dẫn đầu chiến dịch này chính là một trong những nhà sáng lập ngành công nghiệp chip Đài Loan. Continue reading “Ông trùm chip Đài Loan: Cần phải loại bỏ ‘con ngựa thành Troy’ của Trung Quốc”

Sai lầm trong công tác phản gián khiến tình báo Iran thất thế trước Israel

Nguồn: Lưu Truyền Bình, 上任4天就被狙杀,伊朗情报系统究竟被渗透到了什么程度?, Guancha, 17/06/2025.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Giới thiệu: Trong vòng xung đột Israel-Iran này, các thủ đoạn tàn nhẫn trong chiến tranh tình báo đã thu hút sự chú ý rộng rãi. Israel vừa tuyên bố rằng Shadmani, chỉ huy quân sự cấp cao mới Iran được bổ nhiệm vào ngày 13/6, đã bị tiêu diệt chỉ sau 4 ngày nhậm chức. Trước đó, Israel đã tiêu diệt 20 chỉ huy cấp cao và 9 nhà khoa học hạt nhân của Iran thông qua các cuộc tấn công chuẩn xác. Cơ quan tình báo Israel Mossad đã lên kế hoạch kỹ lưỡng cho việc này trong nhiều năm.

Trong những năm gần đây, từ bắn tỉa tầm xa, gắn bom cho đến đầu độc chính xác, các hoạt động ám sát của Israel thường có mục tiêu và tỷ lệ trúng đích cao. Các quan chức quân đội, nhân sự chiến lược và thậm chí cả các nhân vật “quốc bảo” của Iran đều phải đối mặt với mối đe dọa tính mạng. Nếu vòng tấn công vào Iran lần này cho thấy khả năng thâm nhập của Israel, thì trước cuộc khủng hoảng ám sát thường xuyên như vậy, tại sao hệ thống tình báo của Iran vẫn hoàn toàn “mất khả năng”? Continue reading “Sai lầm trong công tác phản gián khiến tình báo Iran thất thế trước Israel”

22/06/2011: Trùm mafia khét tiếng Whitey Bulger bị bắt

Nguồn: Notorious Boston mobster Whitey Bulger is arrested, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2011, sau 16 năm lẩn trốn khỏi lực lượng hành pháp, James “Whitey” Bulger, một trùm mafia hung bạo ở Boston bị truy nã vì 19 vụ giết người, đã bị bắt tại Santa Monica, California. Bulger, 81 tuổi – một trong “10 tên tội phạm bị truy nã gắt gao nhất” của FBI – đã bị bắt cùng cộng sự lâu năm của mình, Catherine Greig, 60 tuổi, người đã trốn khỏi Massachusetts cùng ông trùm vào cuối năm 1994, ngay trước khi hắn bị truy tố về các tội danh hình sự liên bang. Vào thời điểm hắn bị bắt vào năm 2011, có một khoản tiền thưởng 2 triệu đô la cho thông tin dẫn đến việc bắt giữ Bulger – đây là số tiền lớn nhất mà FBI từng đưa ra để tìm kiếm một tên tội phạm chạy trốn trong nước. Continue reading “22/06/2011: Trùm mafia khét tiếng Whitey Bulger bị bắt”

Trung Quốc hậu thuẫn Iran trong cuộc chiến chống lại Israel

Nguồn: James Palmer, “China Backs Iran in Fight Against Israel”, Foreign Policy, 17/06/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Phản ứng của Bắc Kinh đanh thép và thẳng thắn hơn trước đây.

Tiêu điểm tuần này: Trung Quốc chọn phe trong xung đột Iran – Israel; Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du Kazakhstan; Trung Quốc gia tăng sức ép với Mỹ bằng đòn bẩy đất hiếm.

Trung Quốc ủng hộ Iran, lên án Israel

Trung Quốc đã đưa ra lập trường về cuộc xung đột đang diễn ra giữa Iran và Israel. Vào thứ Bảy, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Vương Nghị nói với người đồng cấp phía Israel trong một cuộc điện đàm rằng các cuộc không kích của Israel nhằm vào Iran là “không thể chấp nhận được” và là một “hành vi vi phạm luật pháp quốc tế”. Continue reading “Trung Quốc hậu thuẫn Iran trong cuộc chiến chống lại Israel”

21/06/1982: John Hinckley Jr., kẻ ám sát Ronald Reagan, được tuyên bố vô tội 

Nguồn: John Hinckley Jr., who attempted to assassinate Ronald Reagan, found not guilty, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1982, John W. Hinckley, Jr., kẻ đã bắn Tổng thống Ronald Reagan và ba người khác bên ngoài một khách sạn ở Washington, D.C. vào ngày 30/03/1981, đã được tuyên vô tội đối với cáo buộc cố tình giết người vì lý do mất trí.

Trong phiên tòa, các luật sư bào chữa của Hinckley lập luận rằng thân chủ của họ bị mắc chứng rối loạn nhân cách ái kỷ, đưa ra các bằng chứng y khoa, và còn tiết lộ rằng vì tình trạng của mình nên hắn ta bị ám ảnh với bộ phim Taxi Driver năm 1976, trong đó nhân vật chính cố gắng ám sát một thượng nghị sĩ hư cấu. Các luật sư tuyên bố rằng Hinckley đã xem bộ phim này hơn 10 lần, bị ám ảnh bởi nữ diễn viên chính, Jodie Foster, và đã cố gắng tái hiện các sự kiện trong phim ở ngoài đời thực. Họ đã lập luận thành công rằng bộ phim, chứ không phải Hinckley, mới là nguyên nhân thực sự đằng sau các sự kiện xảy ra vào ngày 30/03/1981. Continue reading “21/06/1982: John Hinckley Jr., kẻ ám sát Ronald Reagan, được tuyên bố vô tội “

Tại sao Nga không bảo vệ Iran?

Nguồn: Hanna Notte, “Why Isn’t Russia Defending Iran?”, The Atlantic, 18/06/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Iran đang hứng chịu liên tiếp các cuộc tấn công, và Nga, nước ủng hộ mạnh mẽ nhất của họ, dường như không sẵn lòng làm gì nhiều để giúp đỡ.

Không lâu trước đây, việc ủng hộ cường quốc ít được phương Tây ưa thích nhất ở Trung Đông có những lợi ích của nó. Trong việc tiến hành cuộc chiến tiêu hao ở Ukraine, Vladimir Putin đã biến việc đối đầu với phương Tây thành nguyên tắc tổ chức chính sách đối ngoại của ông. Trong bối cảnh đó, việc xích lại gần Iran và các đối tác trong “Trục kháng chiến” là điều hợp lý. Continue reading “Tại sao Nga không bảo vệ Iran?”

Liệu Israel có thể phá hủy chương trình hạt nhân của Iran?

Nguồn: Richard Nephew, “Can Israel Destroy Iran’s Nuclear Program?,” Foreign Affairs, 14/06/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cần phải làm gì để ngăn chặn Tehran chế tạo bom hạt nhân?

Quyết định của Israel tấn công chương trình hạt nhân của Iran vào ngày 12/06 có thể sẽ đi vào lịch sử như là khởi đầu của một cuộc chiến lớn trong khu vực, và là bước ngoặt khiến Iran cuối cùng cũng sở hữu vũ khí hạt nhân. Nhưng cuộc tấn công này cũng có thể được ghi nhớ là khoảnh khắc đầu tiên sau nhiều thập kỷ mà thế giới không còn phải đối mặt với nguy cơ bom hạt nhân của Iran. Suốt nhiều năm, các nhà phân tích đã nghiên cứu những kết quả có thể xảy ra của một cuộc tấn công như vậy – và đưa ra những dự đoán rất khác nhau. Giờ đây, mọi người sẽ biết dự báo nào là đúng. Continue reading “Liệu Israel có thể phá hủy chương trình hạt nhân của Iran?”

Thế giới hôm nay: 20/06/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nhà Trắng cho biết Donald Trump sẽ quyết định trong vòng hai tuần tới liệu có nên có hành động quân sự nhắm vào Iran hay không. Chính quyền cũng tuyên bố Iran đã có đầy đủ những gì cần thiết để chế tạo vũ khí hạt nhân. Trong khi đó, Israel cam kết sẽ tăng cường các cuộc tấn công sau khi Iran không kích trúng một bệnh viện ở miền nam Israel. Bộ trưởng quốc phòng Israel, ông Israel Katz, nói rằng lãnh tụ tối cao Iran, Ayatollah Ali Khamenei, “không thể được phép tồn tại.”

Thủ tướng Tây Ban Nha, Pedro Sanchez, bác bỏ ý tưởng của NATO về việc tăng chi tiêu quốc phòng của các nước thành viên lên 5% GDP. Ông Sanchez gọi kế hoạch này là “không hợp lý” và “phản tác dụng,” làm giảm hy vọng đạt được cam kết chung tại hội nghị thượng đỉnh vào tuần tới. Trong khi đó, Quốc hội Thụy Điển đã thông qua kế hoạch vay 31 tỉ USD để tăng chi tiêu quốc phòng lên 3,5% GDP vào năm 2032. Continue reading “Thế giới hôm nay: 20/06/2025”

Quan điểm khác nhau của Thế giới Ả Rập về chiến tranh Israel – Iran

Nguồn: “The Arab world thinks differently about this Iran war”, The Economist,  17/06/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Xu hướng đang thịnh hành trên mạng xã hội ở Lebanon là những video về tên lửa đạn đạo xé toạc bầu trời đêm. Các tên lửa này, do Iran phóng vào Israel, đã trở thành phông nền đầy kịch tính cho các bữa tiệc tại gia, những buổi tối ngoài trời và thậm chí là một vài đám cưới. Một số người chia sẻ những đoạn clip đó vui mừng khi thấy các cuộc tấn công vào Israel, quốc gia đã gây chiến ở Lebanon vào năm ngoái. Nhiều người khác thì đơn giản là nhẹ nhõm vì tên lửa đang bay sang nơi khác. Cảm giác thứ hai là một cảm giác mới lạ, không chỉ ở Lebanon mà còn trên khắp thế giới Ả Rập. Một cuộc chiến tranh khu vực đã nổ ra – nhưng lần này, nó không liên quan đến các quốc gia Ả Rập (ít nhất là chưa). Continue reading “Quan điểm khác nhau của Thế giới Ả Rập về chiến tranh Israel – Iran”

Nguy cơ Trung Quốc khủng bố nông nghiệp nhắm vào Mỹ?

Nguồn: Sofia Triana và Daniel Byman, “A Smuggled Pathogen Raises Specter of Chinese Agroterrorism,” Foreign Policy, 11/06/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cục Điều tra Liên bang (FBI) cho biết các nhà khoa học Trung Quốc có thể đã nhắm vào nguồn cung lương thực của Mỹ.

Đầu tháng này, Bộ Tư pháp Mỹ đã công bố cáo buộc đối với Giản Vân Thanh (Yunqing Jian) và Lưu Tôn Dũng (Zunyong Liu), hai nhà khoa học Trung Quốc bị cáo buộc tuồn lậu một mầm bệnh thực vật vào Mỹ. Giản, một nhà nghiên cứu tại Đại học Michigan, bị cáo buộc đã cấu kết với bạn trai là Lưu, để lén đưa nấm Fusarium graminearum qua Sân bay Detroit Metropolitan vào tháng 7 năm ngoái. Loại nấm này là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh bạc lá Fusarium (FHB), một bệnh gây hại nghiêm trọng cho các loại cây ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch, lúa gạo, và yến mạch. Continue reading “Nguy cơ Trung Quốc khủng bố nông nghiệp nhắm vào Mỹ?”

19/06/1917: Vua George V đổi họ của Hoàng gia Anh

Nguồn: Britain’s King George V changes royal surname, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, trong năm thứ ba của Thế chiến I, Vua George V của Anh đã ra lệnh cho Hoàng gia Anh từ bỏ việc sử dụng các tước hiệu và họ theo gốc Đức. Nhà vua cũng đổi họ của chính gia đình mình, họ Saxe-Coburg-Gotha mang đậm chất Đức, thành Windsor.

George chào đời năm 1865, là con trai thứ hai của Thân vương Xứ Wales Edward (sau này là Vua Edward VII) và Công tôn nữ Alexandra của Đan Mạch, và là cháu trai của Nữ hoàng Victoria. Ông bắt đầu sự nghiệp như một người lính hải quân trước khi trở thành người thừa kế ngai vàng vào năm 1892, khi anh trai của ông, Edward, qua đời vì bệnh viêm phổi. Một năm sau, George kết hôn với Công nữ Mary Xứ Teck của Đức (em họ của ông và là cháu gái của Vua George III), người trước đây đã có hôn ước với anh trai ông là Edward. Continue reading “19/06/1917: Vua George V đổi họ của Hoàng gia Anh”

Thế giới hôm nay: 19/06/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phê duyệt các kế hoạch tấn công Iran nhưng chưa đưa ra quyết định cuối cùng, theo nhiều nguồn tin. “Không ai biết tôi sẽ làm gì,” ông nói với báo giới. Một số nguồn tin cho biết ông Trump đang chờ xem liệu Iran có từ bỏ chương trình hạt nhân của mình hay không. Tổng thống cho biết Iran muốn đàm phán, nhưng nói thêm rằng “đã hơi muộn rồi.” Lãnh tụ tối cao của Iran, Ayatollah Ali Khamenei, thề không đầu hàng và cảnh báo sẽ gây ra “tổn thất không thể khắc phục” nếu Mỹ tấn công.

Trong khi đó, Israel yêu cầu người dân gần lò phản ứng nước nặng ở thành phố Arak, miền trung Iran, sơ tán khi nước này tiếp tục chiến dịch ném bom. Tình trạng kẹt xe kéo dài đã diễn ra tại Tehran khi người dân tháo chạy khỏi thủ đô. Thủ tướng Israel, Binyamin Netanyahu, cho biết nước ông đang “tiến từng bước” trong sứ mệnh phá hủy chương trình hạt nhân của Iran. Đáp lại, Iran tiếp tục phóng thêm tên lửa vào Israel. Continue reading “Thế giới hôm nay: 19/06/2025”

Hệ lụy từ việc Mỹ trở thành ‘quốc gia dầu mỏ’

Nguồn: Michael L. Ross và Erik Voeten, “Petrostate America”, Foreign Affairs, 12/06/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Sức ảnh hưởng của chính sách đối ngoại của Tổng thống Donald Trump đã gây ra sự xáo trộn và hỗn loạn, nổi bật với cuộc chiến thương mại, việc rút khỏi các hiệp ước quốc tế và sự khinh miệt đối với các đồng minh truyền thống. Phần lớn sự hỗn loạn này bắt nguồn từ quan điểm “Nước Mỹ trên hết” và xu hướng dân túy của ông. Nhưng một yếu tố khác, thường bị bỏ qua và hầu như không liên quan đến những sở thích riêng của Trump, cũng đang tác động. Trong 15 năm qua, nền kinh tế Mỹ đã trải qua một sự thay đổi sâu sắc với những tác động địa chính trị sâu rộng. Sau nhiều thập kỷ là nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, Mỹ đã nổi lên như là nước xuất khẩu dầu và khí đốt hàng đầu thế giới. Kể từ đó, quốc gia này đã bắt đầu hành xử ít giống một bá quyền tự do hơn và giống một quốc gia dầu mỏ cổ điển hơn. Continue reading “Hệ lụy từ việc Mỹ trở thành ‘quốc gia dầu mỏ’”

Cuộc tấn công bằng drone của Ukraine vào Nga truyền cảm hứng cho Đài Loan

Nguồn: Derek Grossman, “Ukraine’s audacious asymmetric attack on Russia inspires Taiwan,” Nikkei Asia, 13/06/2025.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Máy bay không người lái và các cuộc tấn công do AI điều khiển đã trở thành hướng dẫn cho chiến lược tấn công của Đài Bắc chống lại Trung Quốc.

Các cuộc phản công táo bạo, sáng tạo, và rõ ràng là rất thành công của Ukraine vào các mục tiêu chiến lược trên khắp nước Nga đã thách thức các giả định và khái niệm truyền thống về chiến tranh bất đối xứng thời hiện đại – nghĩa là các chiến lược và chiến thuật phi truyền thống được một lực lượng áp dụng khi năng lực quân sự của các quốc gia có sự chênh lệch đáng kể.

Ngày 01/06 vừa qua, cơ quan tình báo Ukraine, hay SBU, đã thực hiện cái mà họ gọi là Chiến dịch Mạng Nhện. Cụ thể, họ đã phóng 117 máy bay không người lái được bố trí tại các địa điểm bí mật bên trong nước Nga. Kyiv tuyên bố đã phá hủy khoảng một phần ba số máy bay quân sự đã bắn tên lửa vào Ukraine, bao gồm cả máy bay ném bom chiến lược, dù các nguồn tin của Nga đã bác bỏ con số này. Bất kể thế nào thì rõ ràng là Ukraine đã thực hiện một cuộc trả đũa bất ngờ, gây sốc, và mang tính biểu tượng, thứ đã thay đổi tiến trình của cuộc chiến. Continue reading “Cuộc tấn công bằng drone của Ukraine vào Nga truyền cảm hứng cho Đài Loan”

Tại sao Israel không thể trở thành một bá quyền ở Trung Đông?

Nguồn: Stephen M. Walt, “Israel Can’t Be a Hegemon”, Foreign Policy,  16/06/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Cuộc tấn công sâu rộng của Israel vào Iran là động thái mới nhất trong chiến dịch loại bỏ hoặc làm suy yếu từng đối thủ trong khu vực của nước này. Sau cuộc tấn công của Hamas vào tháng 10 năm 2023, Israel đã tiến hành một chiến dịch tàn bạo nhằm xóa sổ người dân Palestine khỏi vai trò là một lực lượng chính trị có ảnh hưởng, một nỗ lực đã bị nhiều tổ chức nhân quyền hàng đầu và các chuyên gia học thuật mô tả là hành động diệt chủng. Israel đã làm suy yếu ban lãnh đạo Hezbollah ở Lebanon thông qua các cuộc không kích, điện thoại cài bom và các phương tiện khác. Nước này đã tấn công lực lượng Houthi ở Yemen và ném bom Syria hậu Assad để phá hủy các kho vũ khí và ngăn chặn các lực lượng mà Israel coi là nguy hiểm thực hiện ảnh hưởng chính trị ở đó. Và các cuộc tấn công gần đây nhất vào Iran nhằm mục đích không chỉ gây thiệt hại hoặc phá hủy cơ sở hạ tầng hạt nhân của quốc gia đó. Tối thiểu, Israel muốn chấm dứt các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran; làm tê liệt khả năng phản ứng của Iran bằng cách giết chết các nhà lãnh đạo hàng đầu, quan chức quân sự, nhà ngoại giao và nhà khoa học của Iran; và, nếu có thể, lôi kéo Mỹ sâu hơn vào cuộc chiến. Tối đa, Israel hy vọng sẽ làm suy yếu chế độ đến mức sụp đổ. Continue reading “Tại sao Israel không thể trở thành một bá quyền ở Trung Đông?”

Chiến tranh Israel-Iran có thể diễn biến như thế nào?

Nguồn: Gideon Rachman, “How the Israel-Iran war may develop,” Financial Times, 16/06/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nếu Iran thua trong một cuộc xung đột truyền thống, họ có thể sẽ dùng đến các biện pháp trả đũa phi truyền thống.

Chiến tranh là điều không thể đoán trước. Ngay cả Israel và Iran cũng không thể biết cuộc xung đột hiện tại của họ sẽ kết thúc như thế nào.

Tuy nhiên, chúng ta có thể dựa vào một số phép ngoại suy. Đầu tiên là Chiến tranh Sáu ngày năm 1967. Thứ hai là Chiến tranh Iraq năm 2003. Và thứ ba là một loại xung đột mới, trong đó Iran sử dụng các biện pháp phi truyền thống để phản công Israel và phương Tây. Kịch bản này có thể là một cuộc chiến hỗn hợp, nhiều khả năng liên quan đến khủng bố hoặc thậm chí là vũ khí hủy diệt hàng loạt. Continue reading “Chiến tranh Israel-Iran có thể diễn biến như thế nào?”