Thế giới hôm nay: 03/02/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Đã có nạn nhân đầu tiên ngoài Trung Quốc chết vì coronavirus Vũ Hán, cụ thể ở Philippines. Cho đến nay, hơn 300 người đã chết vì chủng virus mới này, phần lớn đến từ Vũ Hán hoặc khu vực lân cận. Hơn 14.000 người đã bị lây nhiễm trên toàn thế giới. Các chính phủ đang cố gắng ngăn chặn căn bệnh lây lan qua biên giới.

Ít nhất 20 tín đồ bị giẫm đạp đến chết trong một buổi lễ nhà thờ ở Tanzania. Họ đang tham dự một buổi lễ của phái Tin Lành Ngũ tuần tại một sân vận động ở thị trấn Moshi ở miền bắc; khi những người tham dự chen lấn nhau về phía trước để được xức dầu thánh. Tổng thống Tanzania, John Magufuli, kêu gọi nâng cao an ninh tại các sự kiện lớn. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/02/2020”

Tiến độ và triển vọng tuyến đường sắt cao tốc của Lào

Nguồn: Nick Freeman, “Laos’s High-Speed Railway Coming Round the Bend”, ISEAS Perspective, 05/12/2019.

Biên dịch: Trần Mẫn Linh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bối cảnh và lịch sử

Theo các báo cáo mới nhất, tuyến đường sắt cao tốc điện khí hóa đầy tham vọng chạy qua Lào, nối Côn Minh ở tỉnh Vân Nam, tây nam Trung Quốc với đông bắc Thái Lan, hiện đã hoàn thành 78%. Toàn bộ cầu, đường hầm và các kết cấu khác đều đã hoàn thiện; phần việc còn lại là lắp đường ray, cài đặt thiết bị tín hiệu và tuyển nhân công cần thiết cho việc vận hành. Khoảng hai năm nữa, những chuyến tàu đầu tiên dự kiến ​​sẽ chạy trên tuyến đường này. Được công bố chính thức vào năm 2015, tuyến đường sắt này là một phần của Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc, đồng thời được coi là một bước tiến lớn trong khát vọng của chính phủ Lào nhằm tăng mức độ kết nối giao thông đường bộ của đất nước vốn không có biển này. Đối với Trung Quốc, tuyến đường sắt sẽ không chỉ nối Vân Nam thẳng tới Thái Lan mà còn liên kết Vân Nam với bán đảo Malaysia và cuối cùng là Singapore. Continue reading “Tiến độ và triển vọng tuyến đường sắt cao tốc của Lào”

02/02/1980: Công bố chi tiết điều tra tham nhũng trong Quốc hội Mỹ

Nguồn: ABSCAM operation revealed, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1980, tài liệu của ABSCAM, một chuyên án của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) nhằm vạch trần các vụ tham nhũng chính trị trong chính phủ, đã được công bố ra công chúng. 31 quan chức chính phủ đã bị nhắm đến trong cuộc điều tra, bao gồm Hạ nghị sĩ John Murphy của New York, thượng nghị sĩ Harrison Williams của New Jersey và năm hạ nghị sĩ khác. Continue reading “02/02/1980: Công bố chi tiết điều tra tham nhũng trong Quốc hội Mỹ”

Thế giới đang phải trả giá cho sự cai trị độc đoán ở Trung Quốc

Nguồn: Nicholas Kristof, “Coronavirus Spreads, and the World Pays for China’s Dictatorship”, New York Times,  29/01/2020.

Biên dịch:  Nguyễn Hải Hoành

Đôi lúc các nhà lãnh đạo Trung Quốc trông như những người khổng lồ đang điều hành một thực thể chính trị và kinh tế lớn, mỗi tuần mở một trường đại học, và trong 3 năm gần đây đã dùng hết lượng xi măng còn nhiều hơn lượng xi măng nước Mỹ dùng trong cả thế kỷ 20.

Tổng thống Trump luôn ca ngợi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là “Nhà lãnh đạo xuất sắc”. Michael Bloomberg nói ông Tập “không phải là nhà độc tài”. Thế nhưng hiện nay chúng ta đã nhìn thấy sự nguy hiểm mà mô hình chuyên chế của Tập Cận Bình mang lại cho Trung Quốc và thế giới. Continue reading “Thế giới đang phải trả giá cho sự cai trị độc đoán ở Trung Quốc”

01/02/1943: Quân Nhật rút khỏi đảo Guadalcanal

Nguồn: Japanese begin evacuation of Guadalcanal, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1943, lực lượng Nhật Bản trên Đảo Guadalcanal, bị Thủy quân Lục chiến (Mỹ) đánh bại, đã bắt đầu rút lui sau khi được Nhật hoàng cho phép.

Ngày 06/07/1942, quân Nhật đổ bộ lên Đảo Guadalcanal, vốn là một phần của Quần đảo Solomon, và bắt đầu xây dựng một sân bay. Để đáp lại, Hoa Kỳ đã phát động Chiến dịch Watchtower, đổ bộ lên năm hòn đảo trong quần đảo Solomon, bao gồm Đảo Guadalcanal. Continue reading “01/02/1943: Quân Nhật rút khỏi đảo Guadalcanal”

Đề Oanh: Người con gái làm thay đổi hệ thống pháp luật phong kiến TQ

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Hán Thư là một bộ sử nổi tiếng trong Nhị Thập Tứ Sử Trung Quốc, gồm 100 thiên, do 3 cha con nhà họ Ban; bố là Ban Bưu, con trai Ban Cố, con gái Ban Chiêu, cùng 1 cộng tác viên là Mã Tục; tất cả 4 sử gia  bỏ ra 40 năm trời để soạn ra. Bộ sử gồm 100 thiên, riêng thiên thứ 23 với nhan đề Hình Pháp Chí;  khảo cứu về pháp luật. Trong thiên này, chép về việc cải cách pháp luật dưới thời vua Hán Văn Đế  [TCN 202-TCN 157], vị Hoàng đế thứ 5 nhà Tây Hán.

Điểm đặc thù của cuộc cải cách này khởi nguồn từ lá thư của một người con gái gửi cho Vua Hán Văn Đế. Nàng tên là Đề Oanh, con út nhà quan, nhân cha bị tội hình có thể tổn thương đến tính mệnh, không có dịp làm lại cuộc đời. Thương xót cha vô vàn, nhưng không chỉ gạt nước mắt mà khóc; nàng quyết tâm lẽo đẻo theo đoàn áp giải tù để hầu hạ cha, từ Sơn Đông đến kinh đô Trường An  [Tây An], đường sá xa xôi hàng mấy ngàn dặm. Đến kinh đô, nàng tìm cách dâng thư lên vua Hán Văn Đế, nội dung sự việc ghi trong Hình Pháp Chí như sau: Continue reading “Đề Oanh: Người con gái làm thay đổi hệ thống pháp luật phong kiến TQ”

31/01/1865: Thông qua Tu chính án 13 về bãi bỏ chế độ nô lệ

Nguồn: House passes the 13th Amendment, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1865, Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua Tu chính án thứ 13 của Hiến pháp, bãi bỏ chế độ nô lệ. Tu chính án viết: “Chế độ nô lệ và hình thức lao động ép buộc sẽ không còn tồn tại ở Mỹ hay bất cứ nơi nào thuộc phạm vi thẩm quyền của Mỹ.”

Khi Nội chiến Hoa Kỳ bắt đầu, mục tiêu công khai của Tổng thống Abraham Lincoln là duy trì sự thống nhất của liên bang. Tuy nhiên, ngay giai đoạn đầu cuộc chiến, chính quyền liên bang (miền Bắc) đã giữ lại những nô lệ bỏ trốn thay vì trả họ trở về với chủ nhân (ở miền Nam). Do đó, chế độ nô lệ về cơ bản sẽ chấm dứt tại những nơi quân đội Liên bang giành chiến thắng. Continue reading “31/01/1865: Thông qua Tu chính án 13 về bãi bỏ chế độ nô lệ”

Các đặc khu kinh tế Đông Nam Á oằn mình dưới ảnh hưởng của TQ

Nguồn: South-East Asia is sprouting Chinese enclaves”, The Economist, 31/01/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ở một vùng xa xôi của miền bắc nước Lào, những rừng tre đã nhường chỗ cho các cần cẩu. Một thành phố đang được xây dựng ở nơi trước đây là rừng rậm: các tòa tháp được bao quanh bởi giàn giáo nằm phủ bóng lên các nhà hàng, quán karaoke và tiệm massage. Trái tim của Đặc khu kinh tế Tam giác vàng (có tên như vậy vì nó nằm ở điểm giao nhau của biên giới Lào, Myanmar và Thái Lan) là một sòng bạc, một khu vực nguy nga với các bức tượng và trần giả La Mã được bao phủ trong các bích họa. Tuy nhiên, sòng bạc này không phục vụ người Lào. Nhân viên chỉ chấp nhận đồng nhân dân tệ Trung Quốc hoặc baht Thái. Biển báo đường phố bằng tiếng Trung và tiếng Anh. Đồng hồ của thành phố được đặt theo giờ Trung Quốc, sớm hơn một giờ so với phần còn lại của Lào. Continue reading “Các đặc khu kinh tế Đông Nam Á oằn mình dưới ảnh hưởng của TQ”

30/01/1994: Dan Jansen lập kỷ lục thế giới về trượt băng tốc độ

Nguồn: Dan Jansen skates world-record 500 meters, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1994, vận động viên trượt băng tốc độ người Mỹ Dan Jansen đã lập kỷ lục thế giới mới với thời gian 35,76 giây tại Giải vô địch Thế giới về trượt băng tốc độ ở Calgary, Alberta, Canada.

Sinh năm 1965 tại Wisconsin, Jansen là vận động viên trượt băng trẻ nhất thi đấu tại Thế vận hội Mùa đông năm 1984 ở Sarajevo, nơi anh đứng thứ tư ở nội dung 500m. Jansen được tin tưởng sẽ giành chiến thắng ở Calgary vào năm 1988, song cái chết của người chị gái là Jane bởi bệnh bạch cầu đã khiến anh suy sụp vào hôm trước ngày diễn ra trận chung kết 500m. Continue reading “30/01/1994: Dan Jansen lập kỷ lục thế giới về trượt băng tốc độ”

Chiến dịch chống tham nhũng có tiếp tục sau Đại hội 13?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Điểm nổi bật nhất của chính trị Việt Nam kể từ năm 2016 cho tới nay có lẽ là chiến dịch chống tham nhũng gây nhiều tiếng vang do Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Nguyễn Phú Trọng dẫn dắt. Chiến dịch hiện đã bước sang năm thứ năm nhưng chưa có dấu hiệu nào cho thấy nó sẽ chậm lại, với việc ông Trọng tuyên bố vào ngày 15 tháng 1 rằng mười đại án tham nhũng mới sẽ được đưa ra xét xử trong năm 2020. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là nếu ông Trọng nghỉ hưu tại Đại hội Đảng 13 vào đầu năm tới, liệu chiến dịch có thể duy trì được động lực hiện tại hay không?

Chiến dịch này đã tác động mạnh mẽ đến chính trường Việt Nam trong bốn năm qua. Theo thống kê chính thức, hai ủy viên Bộ Chính trị và 21 cựu ủy viên hay ủy viên đương nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bị kỷ luật. Nhiều người trong số đó đã bị truy tố và phải nhận các án tù dài hạn, bao gồm cựu Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng và hai cựu bộ trưởng thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn. Continue reading “Chiến dịch chống tham nhũng có tiếp tục sau Đại hội 13?”

29/01/1979: Cô gái tuổi teen xả súng vào trường học ở San Diego

Nguồn: School shooting in San Diego, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1979, Brenda Spencer đã giết hai người và làm bị thương chín trẻ em khi những người này đi vào Trường Tiểu học Grover Cleveland ở San Diego. Spencer đã đứng từ nhà của mình – vốn nằm đối diện ngôi trường – và bắn sang bằng súng trường. Sau 20 phút xả súng, cảnh sát đã bao vây nhà của Spencer trong sáu tiếng cho tới khi cô ta đầu hàng. Khi được hỏi về động cơ tiến hành vụ tấn công, Spencer được cho là đã nói: “Chỉ là tôi không thích thứ Hai thôi. Tôi làm vậy để khiến mọi thứ trở nên vui vẻ hơn. Chẳng ai thích thứ Hai cả.” Continue reading “29/01/1979: Cô gái tuổi teen xả súng vào trường học ở San Diego”

Virus corona là căn bệnh của chế độ chuyên chế Trung Quốc

Nguồn: Minxin Pei, “The Coronavirus Is a Disease of Chinese Autocracy”, Project Syndicate, 28/01/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Sự bùng phát dịch viêm phổi do virus corona mới bắt đầu từ thành phố Vũ Hán của Trung Quốc đã khiến hơn 4.000 người bị lây nhiễm – chủ yếu ở Trung Quốc. Nhưng cũng đã có những nạn nhân ở một số quốc gia khác, từ Thái Lan đến Pháp và Hoa Kỳ. Dịch bệnh cũng đã khiến hơn 100 người thiệt mạng. Nếu xét lịch sử đối phó với các dịch bệnh của Trung Quốc – từ Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) tới dịch tả lợn châu Phi – cũng như nhận thức rõ ràng của các quan chức về sự cần thiết phải tăng cường năng lực giải quyết những “rủi ro lớn”, tại sao dịch bệnh vẫn xảy ra? Continue reading “Virus corona là căn bệnh của chế độ chuyên chế Trung Quốc”

28/01/1777: Anh lên kế hoạch cô lập New England

Nguồn: British plan to isolate New England, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1777, tướng John Burgoyne, đồng thời là nhà thơ và nhà soạn kịch người Anh, đã đệ trình một kế hoạch đầy rủi ro lên chính phủ Anh để cô lập New England khỏi các thuộc địa khác.

Trọng tâm kế hoạch của Burgoyne là cuộc xâm lược của 8.000 lính Anh từ Canada, đội quân sẽ di chuyển về phía nam để đến New York qua ngả Hồ Champlain và Sông Mohawk, từ đó tấn công bất ngờ các lính Mỹ. Tướng Burgoyne tin rằng ông và quân đội của mình có thể kiểm soát Sông Hudson và cô lập New England khỏi các thuộc địa khác, giải phóng Tướng William Howe của Anh để tấn công Philadelphia. Continue reading “28/01/1777: Anh lên kế hoạch cô lập New England”

Nhà đất trở thành lớp tài sản lớn nhất thế giới như thế nào?

Nguồn: How housing became the world’s biggest asset class”, The Economist, 16/01/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Năm 1762, Benjamin Franklin đi tàu từ Anh trở về Philadelphia sau vài năm. Khi về tới nơi, ông bị sốc bởi những gì được chứng kiến. “Chi phí sinh hoạt đã tăng rất cao trong thời gian tôi vắng mặt”, ông viết thư cho một người bạn. Ông nghĩ rằng nhà ở đã trở nên đặc biệt đắt đỏ. “Tiền thuê những ngôi nhà cũ và giá đất đã tăng gấp ba trong sáu năm qua”, ông phàn nàn.

Nếu Franklin còn sống tới ngày hôm nay, ông sẽ phải nổi đóa. Trong 70 năm qua, nhà đất đã trải qua một sự chuyển đổi đáng chú ý. Cho đến giữa thế kỷ 20, giá nhà trên khắp thế giới các nước giàu khá ổn định (xem biểu đồ). Tuy nhiên, từ đó trở đi, giá nhà đất đã bùng nổ cả về mức giá so với các hàng hóa và dịch vụ khác lẫn so với thu nhập. Continue reading “Nhà đất trở thành lớp tài sản lớn nhất thế giới như thế nào?”

Tầng lớp trung lưu sẽ quyết định tương lai thế giới trong thế kỷ 21?

Tác giả: Philip Stephens  (Financial Times) | Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Đôi khi tôi thấy có những dự đoán khẳng định tương lai thế giới này phụ thuộc vào Trung Quốc, hoặc dự đoán ngược lại là Trung Quốc sẽ mãi mãi khó có thể lung lay được địa vị số một của Mỹ. Xin chớ hỏi vị trí của Brazil và Ấn Độ ở đâu. Vẽ lại bản đồ địa chính trị thế giới là một việc thú vị nhưng cũng làm phân tán sự chú ý. Thế kỷ 21 sẽ không được quyết định bởi sự lựa chọn trừu tượng của các quốc gia; ngược lại lực lượng thúc đẩy sự biến đổi thế giới là một tầng lớp trung lưu toàn cầu mới nổi lên.

Câu chuyện của thế giới hai thập niên vừa qua đại để là sức mạnh kinh tế và ảnh hưởng địa chính trị chuyển dịch mạnh mẽ từ phương Tây sang phương Đông. Quá trình tái cân bằng ấy sẽ còn tiếp tục một thời gian nữa. Thế nhưng sự so sánh địa vị tương đối giữa các cường quốc có từ trước với các cường quốc mới nổi lên đã che lấp một số động lực cơ bản hơn. So với sự biến đổi có thể xảy ra trong mối quan hệ giữa các quốc gia thì tình hình xảy ra bên trong các quốc gia ấy cũng rất đáng lưu ý. Sau hai chục năm nữa, thế giới hiện nay nơi người nghèo chiếm số đông sẽ trở thành thế giới hầu hết là tầng lớp trung lưu. Continue reading “Tầng lớp trung lưu sẽ quyết định tương lai thế giới trong thế kỷ 21?”

26/01/1500: Nhà thám hiểm châu Âu đầu tiên tới Brazil

Nguồn: First European explorer reaches Brazil, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1500, nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Vicente Yanez Pinzon – người từng chỉ huy tàu Nina trong chuyến thám hiểm đầu tiên tới Tân Thế giới của Christopher Columbus – đã đến bờ biển phía đông bắc của Brazil trong một hải trình cũng do ông chỉ huy. Chuyến đi của Pinzon đã tạo ra những tư liệu được ghi lại lần đầu tiên của một nhà thám hiểm châu Âu về việc nhìn thấy bờ biển Brazil, dù việc các nhà hàng hải người Bồ Đào Nha trước đó đã biết đến Brazil hay chưa vẫn còn gây tranh cãi. Continue reading “26/01/1500: Nhà thám hiểm châu Âu đầu tiên tới Brazil”

Nóng bỏng cuộc tranh luận về Huawei ở Đức

Nguồn: Angela Merkel is loth to take sides over Huawei”, The Economist, 23/01/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đa phần người Đức đều biết đến sự ức chế gây ra bởi Funklöcher, hay các vùng chết trong mạng viễn thông nơi điện thoại thông minh không có sóng hoặc các kết nối internet bị biến mất. Sau nhiều năm bị mắc kẹt trên làn đường chậm của mạng viễn thông các nước giàu, Đức quyết tâm không bị bỏ lại phía sau khi các mạng thế hệ thứ năm (5G) chuẩn bị kết nối các nhà máy, xe hơi và thiết bị với nhau. Nhưng các kế hoạch của chính phủ gặp phải một rào cản bất ngờ.

Giống như các quốc gia giàu có khác, Đức đã dằn vặt về việc có nên để Huawei, một công ty viễn thông khổng lồ của Trung Quốc, được tham gia đấu thầu để giành các hợp đồng xây dựng mạng lưới 5G của mình hay không. Huawei mang lại kinh nghiệm, chuyên môn và giá trị; các thiết bị của công ty này chiếm tới 70% mạng lưới 4G của Đức. Continue reading “Nóng bỏng cuộc tranh luận về Huawei ở Đức”

25/01/1968: Tàu ngầm Israel mất tích bí ẩn

Nguồn: Israeli sub vanishes, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1968, tàu ngầm Dakar chở 69 thủy thủ của Israel đã biến mất vĩnh viễn. Số phận chính xác của con tàu đến nay vẫn là một bí ẩn.

Dakar được đóng vào giai đoạn đỉnh điểm của Thế chiến II bởi Xưởng đóng tàu H.M Dockyard và được hải quân Anh đưa vào biên chế với tên gọi HMS Totem vào năm 1943. Sau chiến tranh, chiếc tàu đã được sửa chữa, thêm 3,6m chiều dài và loại bỏ một số ụ súng. Israel đã mua lại con tàu cùng hai chiếc khác tương tự từ Anh năm 1965. Ngày 10/11/1967, hải quân Israel chính thức đưa con tàu vào vận hành với tên gọi Dakar. Sau các buổi thử nghiệm gần Scotland, Dakar đã được sắp xếp để khởi hành đến Haifa ở Israel cho một buổi lễ chính thức vào đầu tháng Hai. Continue reading “25/01/1968: Tàu ngầm Israel mất tích bí ẩn”

24/01/1781: Lực lượng Ái quốc đột kích Georgetown, South Carolina

Nguồn: Light Horse and Swamp Fox raid Georgetown, South Carolina, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1781, hai chỉ huy của phe Ái quốc là Trung tá “Light Horse” Henry Lee và Thiếu tướng Francis “Swamp Fox” Marion của lực lượng dân quân Nam Carolina đã tập hợp lực lượng và tiến hành một cuộc đột kích vào Georgetown, Nam Carolina, nơi được bảo vệ bởi 200 binh sĩ Anh.

Marion đã trở nên nổi tiếng với biệt danh Swamp Fox (Cáo đầm lầy) vì khả năng tấn công và rút lui nhanh chóng vào các vùng đầm lầy Nam Carolina mà không để lại dấu vết. Chiến lược quân sự của ông được xem như một ví dụ của chiến tranh du kích thế kỷ 18 và đã trở thành một phần cảm hứng cho bộ phim The Patriot, với sự tham gia của Mel Gibson. Continue reading “24/01/1781: Lực lượng Ái quốc đột kích Georgetown, South Carolina”

23/01/1991: Camera trở thành công cụ thực thi pháp luật

Nguồn: Videotaped murder leads to convictions in Texas, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1991, Darrell Lunsford, một cảnh sát của quận Garrison, Texas, đã bị giết sau khi đề nghị một người vi phạm luật giao thông dừng xe. Vụ án gây chú ý đặc biệt do đã được camera gắn trên xe tuần tra của Lunsford quay lại. Đoạn video đã dẫn đến việc kết án ba người đàn ông đánh đập và đâm viên cảnh sát tới chết ở dọc đường cao tốc Đông Texas. Continue reading “23/01/1991: Camera trở thành công cụ thực thi pháp luật”