Bất ổn ở Tân Cương phủ bóng lên Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường

Nguồn: Wei Shan, “Xinjiang casts uncertainty over the Belt and Road Initiative”, East Asia Forum, 29/11/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tân Cương là cầu nối giữa Trung Quốc với các thị trường Trung Á, Trung Đông và Châu Âu, biến nơi này thành trung tâm của Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI). Đây là trung tâm hậu cần lớn nhất trong số các nước BRI. Trong số sáu hành lang kinh tế BRI đã được lên kế hoạch, ba hành lang sẽ đi qua Tân Cương, bao gồm Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan nối Kashgar ở Tân Cương với cảng Gwadar ở Pakistan. Một trung tâm phân phối cũng đang được phát triển tại Khorgos trên biên giới giữa Tân Cương và Kazakhstan.

Bắc Kinh hy vọng rằng Tân Cương có thể đóng vai trò như một trung tâm vận chuyển và trung tâm về thương mại, hậu cần và văn hóa của khu vực. Trong năm 2017, khoảng 66 tỷ USD đã được đầu tư vào cơ sở hạ tầng tại Tân Cương – tăng 50% so với năm trước. Đường bộ và đường sắt cao tốc đã được xây dựng để kết nối khu vực này với các khu vực khác của Trung Quốc. Continue reading “Bất ổn ở Tân Cương phủ bóng lên Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường”

04/12/1991: Nhà báo Terry Anderson được trả tự do tại Lebanon

Nguồn: Hostage Terry Anderson freed in Lebanon, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1991, các phiến quân Hồi giáo ở Lebanon đã thả nhà báo Mỹ Terry Anderson bị bắt cóc trước đó sau 2.454 ngày giam cầm.

Là phóng viên chính tại Trung Đông của hãng thông tấn Associated Press, Anderson đã đưa tin về cuộc nội chiến kéo dài ở Lebanon (1975-1990). Ngày 16/03/1985, ông bị bắt cóc ở một con phố phía tây Beirut khi đang rời sân tennis. Những kẻ bắt cóc đưa Anderson đến vùng ngoại ô phía nam của thành phố, nơi ông bị giam trong một hầm ngục trong sáu năm rưỡi tiếp theo. Continue reading “04/12/1991: Nhà báo Terry Anderson được trả tự do tại Lebanon”

Vì sao Khổng Tử được gọi là ‘chó không nhà’?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong danh mục Mười cuốn sách lớn (xuất bản tại Trung Quốc) năm 2007 do Hội Bình luận sách Trung Quốc (China Book Review Academy) công bố, xếp đầu bảng là cuốn sách 丧家狗——我读《论语》 Chó không nhà: Tôi đọc “Luận Ngữ”.

Đây là kết quả bình chọn của 42 cơ quan truyền thông, trong đó có nhiều tờ báo lớn như báo Thanh niên Trung Quốc, nhật báo Quang Minh, Phương Nam cuối tuần, báo Tân Kinh… Sách lớn ở đây là sách (thuộc lĩnh vực văn học, lịch sử …) được nhiều bạn đọc quan tâm và có ảnh hưởng lớn với họ, có giá trị quan trọng về tư tưởng, văn hóa. Một số cuộc bình chọn sách khác cũng xếp Chó không nhà ở đầu bảng, với sự nhất trí cao của các học giả tham dự bình sách. Continue reading “Vì sao Khổng Tử được gọi là ‘chó không nhà’?”

03/12/1967: Ca ghép tim người đầu tiên

Nguồn: First human heart transplant, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, Louis Washkansky, 53 tuổi, đã trở thành bệnh nhân được ghép tim đầu tiên tại Bệnh viện Groote Schuur ở Cape Town, Nam Phi.

Washkansky, người đàn ông trung niên bán tạp hóa đang chết dần vì căn bệnh tim mãn tính, đã nhận được quả tim hiến tạng từ Denise Darvall, cô gái 25 tuổi đã tử vong trong một tai nạn xe hơi. Bác sĩ phẫu thuật Christiaan Barnard, người được đào tạo tại Đại học Cape Town và tại Mỹ, đã thực hiện ca phẫu thuật y học mang tính cách mạng này. Kỹ thuật mà Barnard sử dụng ban đầu được phát triển bởi một nhóm các nhà nghiên cứu người Mỹ vào thập niên 1950. Bác sĩ phẫu thuật người Mỹ Norman Shumway đã thực hiện ca ghép tim thành công đầu tiên, trên một con chó, tại Đại học Stanford ở California vào năm 1958. Continue reading “03/12/1967: Ca ghép tim người đầu tiên”

Thế giới hôm nay: 03/12/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ có kế hoạch áp thuế nhập khẩu thép và nhôm từ Brazil và Argentina, sau khi cáo buộc hai nước này thao túng tiền tệ. Đồng tiền của hai quốc gia Mỹ Latinh này đã mất giá trong hai năm qua, khiến xuất khẩu nông nghiệp của Mỹ sang các nước này trở nên kém cạnh tranh hơn.

Chính quyền Trump đã từ chối tham gia phiên điều trần của quốc hội nhằm đánh giá cơ sở hiến pháp của việc luận tội tổng thống Mỹ trong tuần này. Luật sư của ông Trump nói quá trình này cho đến nay vẫn thiếu “sự công bằng cơ bản” và những người Cộng hòa nên được phép có thêm nhân chứng. Đảng Dân chủ phản pháo lại rằng Nhà Trắng đã ngăn chặn nhiều đảng viên Cộng hòa ra làm chứng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/12/2019”

Bất ổn chính trị ở Nam Mỹ và bài học cho Đông Á

Nguồn: Lee Jong-Wha, “East Asia’s Political Vulnerability”, Project Syndicate, 27/11/2019.

Biên dịch: Tăng Gia Phong | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Sự bất mãn trong quần chúng đang tiếp sức thêm cho các cuộc biểu tình và tình trạng tê liệt khắp Mỹ Latinh. Nếu Đông Á không cẩn thận, nó sẽ trở thành nạn nhân tiếp theo.

Tại Ecuador, các cuộc biểu tình phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng, bao gồm việc giảm trợ cấp nhiên liệu, đã khiến tổng thống Lenín Moreno phải ban bố tình trạng khẩn cấp. Tại Chile, việc tăng nhẹ phí tàu điện đã kích động các cuộc biểu tình quy mô lớn, sau đó sớm chuyển mục tiêu sang tình trạng bất bình đẳng cùng hệ thống giáo dục và lương hưu yếu kém. Continue reading “Bất ổn chính trị ở Nam Mỹ và bài học cho Đông Á”

02/12/1917: Nga đạt thỏa thuận đình chiến với Liên minh Trung tâm

Nguồn: Russia reaches armistice with the Central PowersHistory.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1917, một lệnh ngừng bắn chính thức đã được tuyên bố trên khắp khu vực giao chiến giữa Nga và Liên minh Trung tâm, một ngày sau khi phe Bolshevik giành quyền kiểm soát tổng hành dinh quân đội Nga tại Mogilev.

Ngay sau khi giành quyền lực ở Nga vào tháng 11/1917, lực lượng Bolshevik do Vladimir Lenin lãnh đạo đã tiếp cận các nước thuộc Liên minh Trung tâm để sắp xếp một hiệp ước đình chiến và rút khỏi cuộc chiến mà họ cho là cản trở kế hoạch cung cấp lương thực và đất đai cho những nông dân Nga nghèo khó. Continue reading “02/12/1917: Nga đạt thỏa thuận đình chiến với Liên minh Trung tâm”

Thế giới hôm nay: 02/12/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cảnh sát London vùa công bố thêm chi tiết về vụ tấn công khủng bố ở thành phố này hôm thứ Sáu. Usman Khan, kẻ được thả khi chỉ mới thi hành một nửa án tù 16 năm vì các tội danh khủng bố, đã đâm chết hai người, Jack Merritt và Saskia Jones, trước khi bị cảnh sát tiêu diệt. Merritt là điều phối viên của một hội nghị về cải tạo tù nhân mà kẻ sát hại ông đã tham dự chiều hôm đó.

Cảnh sát Hồng Kông đã bắn đạn hơi cay để giải tán người biểu tình chống chính phủ khi các cuộc biểu tình bước vào đợt cuối tuần thứ 27 liên tiếp. Bạo lực tiếp diễn sau một thời gian tạm lắng vì các cuộc bầu cử địa phương vào Chủ nhật tuần trước, cuộc bầu cử mà các ứng viên dân chủ đã giành quyền kiểm soát 17 trên 18 hội đồng quận của Hồng Kông. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/12/2019”

Hồng Kông đi về đâu sau cuộc bầu cử cấp quận gây chấn động?

Nguồn: Hong Kong’s democracy movement has gained a big electoral boost”, The Economist, 28/11/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Sau gần sáu tháng bất ổn ở Hồng Kông, bao gồm các cuộc biểu tình ngày càng bạo lực, phá hoại và giao thông hỗn loạn, chính phủ có lý do để hy vọng rằng dư luận có thể quay lưng lại với người biểu tình. Nhưng may mắn đó đã không xảy ra. Thay vào đó, các cử tri đã trao một chiến thắng chấn động cho các ứng cử viên ủng hộ dân chủ trong cuộc bầu cử cấp quận vào ngày 24 tháng 11. Thông điệp rất đơn giản: bất chấp tình trạng hỗn loạn gần đây, người dân Hồng Kông rất ghét chính quyền của họ và những người ủng hộ ở Bắc Kinh. Kết quả bầu cử là một sự hậu thuẫn mạnh mẽ cho chiến dịch của những người biểu tình đòi quyền tự do chính trị. Continue reading “Hồng Kông đi về đâu sau cuộc bầu cử cấp quận gây chấn động?”

01/12/1990: Đường hầm Eo biển Manche được nối thông

Nguồn: Chunnel makes breakthrough, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, tầm 11 giờ sáng, ở độ sâu khoảng 132 feet (40,2m) dưới Eo biển Manche, các công nhân đã khoan một chiếc lỗ với kích thước của một chiếc xe hơi thông qua bức tường đá. Đây không phải là một chiếc lỗ thông thường mà là điểm kết nối hai đầu của một đường hầm dưới nước nối liền Vương quốc Anh với châu Âu lục địa lần đầu tiên sau hơn 8.000 năm.

Đường hầm Eo biển Manche – còn gọi là Chunnel (ghép giữa channel/con kênh và tunnel/đường hầm) – không phải là một ý tưởng mới. Thực ra, Napoléon Bonaparte đã từng nhận được bản đề xuất từ đầu năm 1802. Nhưng mãi đến cuối thế kỷ 20, công nghệ cần thiết để xây dựng đường hầm mới được phát triển. Năm 1986, Anh và Pháp đã ký hiệp ước cho phép xây dựng một đường hầm chạy giữa Folkestone, Anh và Calais, Pháp. Continue reading “01/12/1990: Đường hầm Eo biển Manche được nối thông”

Quan điểm thân Trung Quốc ngáng đường vào Nhà Trắng của Bloomberg?

Nguồn: Josh Rogin, “Michael Bloomberg’s China record shows why he can’t be president”, The Washington Post, 13/11/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trung Quốc đang nhanh chóng trở thành vấn đề chính sách đối ngoại quan trọng nhất của Hoa Kỳ. Khi chính phủ Trung Quốc ngày càng đàn áp trong nước và hung hăng hơn ở bên ngoài, người dân Mỹ đang thức tỉnh trước những nỗ lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm làm suy yếu an ninh, thịnh vượng và tự do của Hoa Kỳ. Hồ sơ về Trung Quốc của ứng viên tổng thống mới Mike Bloomberg cho thấy ông không phải là người phù hợp để dẫn đất nước chúng ta đương đầu với thách thức lịch sử này.

Cựu thị trưởng New York và công ty Bloomberg LP của ông đã “đầu tư” rất nhiều vào Trung Quốc cũng như ý tưởng “thỏa hiệp” với chính phủ Trung Quốc – ngay cả khi điều đó có nghĩa là nhắm mắt làm ngơ trước thực tế. Sự gần gũi của Bloomberg với lãnh đạo Trung Quốc chắc chắn là một điều có ích cho doanh nghiệp của ông, nhưng nó cũng cho thấy một điểm yếu rất lớn của ông trong nỗ lực trở thành tổng thống Hoa Kỳ. Continue reading “Quan điểm thân Trung Quốc ngáng đường vào Nhà Trắng của Bloomberg?”

Thế giới hôm nay: 29/11/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu với tỉ lệ áp đảo 429-225 để tuyên bố “tình trạng khẩn cấp về khí hậu”. Quyết định này dù chỉ mang tính biểu tượng nhưng quan trọng (Liên minh châu Âu là nền kinh tế lớn nhất thế giới) trước thềm hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hợp Quốc tổ chức tại Madrid vào tuần tới. Người đứng đầu Ủy ban châu Âu, Ursula von der Leyen, cam kết sẽ đưa ra một gói các biện pháp xanh đầy tham vọng vào ngày 11 tháng 12.

Tổng thống Donald Trump cho biết ông đã mở lại các cuộc đàm phán với Taliban. Ông Trump phát biểu trong chuyến thăm bất ngờ nhân Lễ Tạ ơn tới các binh sĩ Mỹ đóng tại Afghanistan. Các cuộc đàm phán hòa bình với nhóm thánh chiến đã sụp đổ gần ba tháng trước sau một cuộc tấn công khiến 12 người trong đó có một lính Mỹ thiệt mạng. “Taliban muốn đạt được một thỏa thuận,” Tổng thống nói. Continue reading “Thế giới hôm nay: 29/11/2019”

Vài nét về Michael Bloomberg, người muốn lật đổ Donald Trump

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Mới đây Michael Bloomberg đã chính thức tuyên bố sẽ tham gia cuộc đua tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2020 trong thành phần Đảng Dân chủ.  Bloomberg cho biết trước đây ông từng nói sẽ không ra tranh cử, nhưng nay lại thay đổi quyết định bởi lẽ ông không nghĩ rằng các ứng viên Tổng thống đại diện đảng Dân chủ hiện nay có thể đánh bại được ông Trump.

Vài nét tiểu sử

Michael Bloomberg sinh năm 1942 trong một gia đình Do Thái bình thường. Khi còn là sinh viên đại học, ông vừa đi học vừa tự kiếm sống bằng mọi cách, kể cả lao động chân tay. Từ hồi ấy ông đã say mê môn tin học và tỏ ra có năng khiếu xuất sắc trong lĩnh vực này. Continue reading “Vài nét về Michael Bloomberg, người muốn lật đổ Donald Trump”

28/11/1994: Jeffrey Dahmer bị sát hại trong tù

Nguồn: Jeffrey Dahmer murdered in prison, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1994, khi đang thi hành 15 án chung thân liên tiếp vì đã sát hại dã man 15 người đàn ông, kẻ giết người hàng loạt Jeffrey Dahmer đã bị một tù nhân đánh đập đến chết trong lúc dọn dẹp phòng tắm tại nhà tập thể thao của Viện Phục hồi Nhân phẩm Columbia ở Portage, Wisconsin.

Trong khoảng thời gian 13 năm sinh sống chủ yếu ở vùng Trung Tây nước Mỹ, Dahmer đã sát hại ít nhất 17 người đàn ông. Hầu hết nạn nhân là những người Mỹ gốc Phi trẻ tuổi, đồng tính, được Dahmer dụ dỗ về nhà hắn, hứa sẽ trả tiền nếu họ chịu chụp ảnh khỏa thân. Dahmer sau đó sẽ chuốc thuốc và siết cổ họ đến chết, phân xác thành nhiều phần và đôi khi còn ăn thịt họ. Continue reading “28/11/1994: Jeffrey Dahmer bị sát hại trong tù”

Các ví dụ kinh điển về ngoại giao bí mật trong lịch sử Hoa Kỳ

Nguồn: Presidents have sometimes favoured back channels in foreign policy”, The Economist, 21/11/2019.

Biên dịch: Trần Hùng

Người Mỹ thường phản đối chính sách ngoại giao bí mật, coi đó là điều phản dân chủ. Các tính toán cửa sau cản trở trách nhiệm giải  trình, tập trung quyền lực vào tay tổng thống và gây nên sự mất lòng tin. Vào năm 1918, Woodrow Wilson đã tuyên bố một cách hào sảng rằng ông tìm kiếm những “hiệp ước hòa bình rộng mở, đạt được một cách công khai”. Tuy nhiên, chính Wilson đã nhận thấy rằng việc sử dụng một cố vấn chính trị thân cận, Edward House, làm kênh liên lạc bí mật với các nhà lãnh đạo nước ngoài lại là điều tiện lợi. “Đại tá House”, biệt danh của vị trợ lý đến từ Texas, được cho vào ở trong Nhà Trắng và trở thành nhà đàm phán chính của Wilson ở châu Âu cho tới khi Thế chiến I kết thúc. Continue reading “Các ví dụ kinh điển về ngoại giao bí mật trong lịch sử Hoa Kỳ”

27/11/1978: Hai lãnh đạo thành phố San Francisco bị sát hại

Nguồn: San Francisco leaders George Moscone and Harvey Milk are murdered, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1978, Thị trưởng George Moscone và Giám sát viên Harvey Milk đã bị sát hại bởi Dan White – cựu thành viên Hội đồng giám sát – tại Tòa thị chính ở San Francisco, California.

Tức giận về việc Moscone không tái bổ nhiệm mình vào hội đồng giám sát thành phố, White đã xông vào văn phòng chính quyền San Francisco với khẩu súng lục ổ quay 0.38”. Sau khi sát hại thị trưởng, White đã nạp đạn và hướng khẩu súng về phía đối thủ của ông là Harvey Milk – một trong những chính trị gia đồng tính công khai đầu tiên của Mỹ và là nhà hoạt động được nhiều người ngưỡng mộ ở San Francisco. Continue reading “27/11/1978: Hai lãnh đạo thành phố San Francisco bị sát hại”

Thế giới hôm nay: 27/11/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một thẩm phán Mỹ phán quyết rằng Don McGahn, một cựu cố vấn Nhà Trắng, có thể bị buộc ra điều trần trong cuộc điều tra luận tội Tổng thống Donald Trump. Bộ Tư pháp của chính quyền Trump đã kháng án. Một luật sư của John Bolton, cựu cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump, nói rằng phán quyết về McGahn không buộc thân chủ ông phải ra làm chứng; ông Bolton sẽ chờ đợi một phán quyết riêng.

Giáo sĩ đứng đầu Do Thái giáo ở Anh đã lên án Công đảng vì không thể chấm dứt chủ nghĩa bài Do Thái. Trước thềm cuộc tổng tuyển cử vào ngày 12 tháng 12, Ephraim Mirvis gọi tuyên bố của các lãnh đạo Công đảng rằng họ đã giải quyết xong vấn đề này là một “sự hư cấu xuyên tạc”. Một số chính trị gia Do Thái, bao gồm nghị sĩ Luciana Berger và Louise Ellman, đã rời khỏi đảng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 27/11/2019”

Di sản của Shinzo Abe – Thủ tướng Nhật nắm quyền lâu nhất

Nguồn: Japan’s prime minister breaks a record”, The Economist, 21/11/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tuần này Shinzo Abe sẽ trở thành thủ tướng phục vụ lâu nhất trong lịch sử Nhật Bản, với 2.886 ngày tại vị. Ông đã vượt qua Taro Katsura, người phục vụ ba nhiệm kỳ hồi đầu thế kỷ 20, một thời kỳ cách đây rất lâu. Nhưng để giành được kỷ lục về thời gian nắm quyền không bị gián đoạn lâu nhất, ông Abe, người đã có một thời gian ngắn làm thủ tướng vào năm 2006-7, gặp vấn đề sức khỏe yếu, trước khi trở lại nắm quyền vào năm 2012, sẽ phải chờ đến ngày 24 tháng 8 năm sau. Nhiều người, chứ không chỉ ông Abe, nhớ đến người mà ông sẽ phải vượt qua: Eisaku Sato chính là ông trẻ của ông Abe. Ông Abe cũng là con trai của một bộ trưởng ngoại giao và cháu trai của một thủ tướng đáng chú ý khác sau Thế chiến II, Nobusuke Kishi. Ở Nhật Bản, số phận ủng hộ một số gia đình hơn những gia đình khác. Continue reading “Di sản của Shinzo Abe – Thủ tướng Nhật nắm quyền lâu nhất”

26/11/1941: FDR lập Lễ Tạ ơn hiện đại

Nguồn: FDR establishes modern Thanksgiving holiday, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã ký phê chuẩn một đạo luật nhằm chính thức chọn ngày thứ Năm thứ tư trong tháng 11 là Lễ Tạ ơn (Thanksgiving Day).

Truyền thống tổ chức Lễ Tạ ơn vào thứ năm bắt nguồn từ lịch sử thuộc địa Plymouth và Massachusetts Bay, khi các ngày lễ sau thu hoạch được tổ chức vào ngày thường trong tuần, gọi là “Lecture Day,” một cuộc họp tại nhà thờ vào giữa tuần. Một trong những Lễ Tạ ơn nổi tiếng là vào mùa thu năm 1621, khi thống đốc Plymouth, William Bradford, mời người da đỏ bản địa tham gia với những người hành hương (Pilgrims) trong một lễ hội kéo dài ba ngày được tổ chức để tạ ơn vì mùa màng bội thu. Continue reading “26/11/1941: FDR lập Lễ Tạ ơn hiện đại”

Thế giới hôm nay: 26/11/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Richard Spencer, Bộ trưởng Hải quân Mỹ, đã bị sa thải trong vụ án của Eddie Gallagher, một thành viên lực lượng hải quân tinh nhuệ SEALs. Ông Gallagher, bị tố cáo bởi các bạn chiến đấu, đã bị buộc tội giết một tù nhân và bị kết án vì tội chụp hình với xác chết. Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper nói Donald Trump đã ra lệnh cho Lầu năm góc không loại ông Gallagher ra khỏi lực lượng SEALs. Thay vào đó, ông Spencer, người được cho là đã thúc giục Nhà Trắng không ưu ái cho ông Gallagher, lại mất việc.

Tổng thống Iván Duque của Colombia kêu gọi một cuộc “đối thoại quốc gia” sau nhiều ngày biểu tình chống chính phủ được kích hoạt bởi cuộc đình công quy mô cả nước vào ngày 21 tháng 11. Cuộc đối thoại sẽ diễn ra đến ngày 15 tháng 3, nhưng ông Duque không tiết lộ nhiều thông tin. Một số nhà lãnh đạo biểu tình cho biết điều này sẽ không thay đổi những yêu cầu của họ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 26/11/2019”