Thế giới hôm nay: 22/07/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

EU đã đạt được thỏa thuận về gói phục hồi coronavirus sau năm ngày đàm phán nóng bỏng. Năm quốc gia “tằn tiện” giữ vững lập trường về số tiền vay cần thiết và cách giải ngân tiền. Chỉ hơn một nửa số tiền kích thích trị giá 750 tỷ euro (858 tỷ đô la) là được cấp dưới dạng tài trợ, ít hơn đáng kể so với đề xuất ban đầu. Phần còn lại là dưới dạng khoản vay.

Một ủy ban quốc hội Anh công bố một báo cáo được chờ đợi từ lâu, kết luận nước này đã không chuẩn bị hoặc tiến hành bất kỳ đánh giá đúng đắn nào về các nỗ lực của Nga nhằm can thiệp vào cuộc trưng cầu dân ý Brexit năm 2016. Báo cáo cảnh báo rằng sự can thiệp của Kremlin là tình trạng “bình thường mới” ở Anh. Tài liệu này được hoàn thành gần 18 tháng trước, nhưng chính phủ Anh không muốn công bố nó trước thềm cuộc tổng tuyển cử năm ngoái. Continue reading “Thế giới hôm nay: 22/07/2020”

Nạn diệt chủng công nghệ cao đang diễn ra như thế nào tại Tân Cương?

Nguồn: Rayhan Asat & Yonah Diamond, “The World’s Most Technologically Sophisticated Genocide Is Happening in Xinjiang”, Foreign Policy, 05/07/2020.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Hai sự việc chấn động gần đây cuối cùng đã làm thế giới thức tỉnh về quy mô và sự kinh hoàng của những tội ác chống lại người Duy Ngô Nhĩ, một dân tộc thiểu số theo Hồi giáo ở Tân Cương, Trung Quốc. Sự việc đầu tiên là một báo cáo đáng tin cậy tiết lộ hành vi triệt sản có hệ thống đối với phụ nữ Duy Ngô Nhĩ. Sự việc còn lại là vụ Hải quan Mỹ thu giữ 13 tấn sản phẩm làm từ tóc người, nghi là tóc của những người Duy Ngô Nhĩ bị giam trong các trại tập trung. Cả hai sự việc đều gợi lên mối tương đồng đáng sợ với những tội ác đã từng xảy ra ở những nơi khác trong quá khứ, sự triệt sản cưỡng bức đối với những nhóm người thiểu số, người khuyết tật và người bản địa cũng như hình ảnh những ngọn núi tóc được trưng bày tại Auschwitz. Continue reading “Nạn diệt chủng công nghệ cao đang diễn ra như thế nào tại Tân Cương?”

21/07/1955: Eisenhower trình bày kế hoạch “Bầu trời Mở”

Nguồn: President Eisenhower presents his “Open Skies” plan, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1955, Tổng thống Dwight D. Eisenhower trình bày kế hoạch “Bầu trời Mở” (Open Skies) của ông tại hội nghị thượng đỉnh Geneva với đại diện của ba nước – Pháp, Anh và Liên Xô. Dù chưa bao giờ được chấp nhận, kế hoạch này đã đặt nền móng cho chính sách “tin tưởng nhưng phải kiểm chứng” (trust, but verify) sau đó của Tổng thống Ronald Reagan, có liên quan đến các thỏa thuận vũ khí với Liên Xô.

Eisenhower đã gặp Thủ tướng Anthony Eden của Vương quốc Anh, Thủ tướng Edgar Faure của Pháp và Phó Thủ tướng Nikolai Bulganin của Liên Xô (thay mặt nhà lãnh đạo Nikita Khrushchev) tại Geneva vào tháng 07/1955. Chương trình nghị sự của hội nghị bao gồm các cuộc thảo luận về tương lai của Đức và vấn đề kiểm soát vũ khí. Continue reading “21/07/1955: Eisenhower trình bày kế hoạch “Bầu trời Mở””

Thế giới hôm nay: 21/07/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một loại vắc-xin chống coronavirus được phát triển bởi Đại học Oxford và hãng dược phẩm AstraZeneca đã được chứng minh có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch mạnh (cả kháng thể và tế bào T) và dường như an toàn. Các kết quả đầy hứa hẹn của thử nghiệm ban đầu với 1.077 người tham gia, vừa được công bố trên tạp chí y khoa Lancet. Chính phủ Anh đã đặt hàng 100 triệu liều vắc-xin này, được gọi là AZD1222. Lancet cũng công bố thông tin về một loại vắc-xin đầy triển vọng khác từ Trung Quốc,  dường như cũng an toàn và có khả năng tạo phản ứng miễn dịch như vắc-xin của Oxford.

Các cuộc thảo luận để lập một quỹ phục hồi hậu coronavirus trị giá 750 tỷ euro (857 tỷ đô la) cho Liên minh châu Âu đã được nối lại. Một nhóm nhỏ các quốc gia, dẫn đầu bởi Hà Lan, cho rằng gói đề xuất quá hào phóng và muốn tăng tỉ lệ viện trợ được giải ngân bằng các khoản vay, thay vì bằng các khoản tài trợ thẳng. Các nước EU khác phản đối lập trường của họ. Đồng euro đã đạt mức giá cao nhất trong bốn tháng so với đồng đô la. Continue reading “Thế giới hôm nay: 21/07/2020”

20/07/1976: Tàu Viking 1 hạ cánh xuống sao Hỏa

Nguồn: Viking 1 lands on Mars, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1976, đúng lễ kỷ niệm lần thứ bảy sự kiện tàu Apollo 11 đổ bộ lên mặt trăng, tàu thăm dò vũ trụ không người lái của Hoa Kỳ Viking 1 đã trở thành tàu vũ trụ đầu tiên hạ cánh thành công xuống bề mặt sao Hỏa. Continue reading “20/07/1976: Tàu Viking 1 hạ cánh xuống sao Hỏa”

Thế giới hôm nay: 20/07/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Số ca tử vong vì covid-19 trên toàn cầu đã vượt 600.000. Hôm thứ Bảy, WHO thông báo gần 260.000 trường hợp mới đã được ghi nhận trên toàn thế giới trong 24 giờ trước đó, cao nhất từ trước đến nay. Ấn Độ hiện là quốc gia thứ ba ghi nhận hơn 1 triệu ca nhiễm, sau Mỹ và Brazil.

Đại sứ Trung Quốc tại Anh Lưu Hiểu Minh đã bác bỏ các báo cáo chính phủ Trung Quốc ngược đãi người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương sau khi được xem một đoạn video quay bằng drone cho thấy một số lượng lớn người Duy Ngô Nhĩ bị bịt mắt và trói tay để đưa lên tàu hỏa. Ông bác bỏ các cáo buộc chính phủ Trung Quốc đang cưỡng chế triệt sản phụ nữ Duy Ngô Nhĩ. Ông nói chính phủ đối xử với “các dân tộc ở Trung Quốc công bằng như nhau”. Continue reading “Thế giới hôm nay: 20/07/2020”

Tại sao ASEAN nên xem vấn đề Mê Kông như vấn đề Biển Đông?

Nguồn: Bilahari Kausikan, “Why Asean should treat the Mekong like the South China Sea”, South China Morning Post, 17/07/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có số thành viên chia đều giữa Đông Nam Á hải đảo và Đông Nam Á lục địa. Dẫu vậy, chiến lược của ASEAN bấy lâu chỉ là hướng về biển. Bốn trong năm thành viên đầu tiên là các quốc gia biển. Tổ chức này vốn cũng được thành lập nhằm ổn định các bờ biển của một tuyến đường hàng hải quan trọng nhằm ngăn các nước bị cuốn vào chiến trường Chiến tranh Lạnh trên Đông Nam Á lục địa.

Việc ASEAN mở rộng thêm các thành viên lục địa sau Chiến tranh Lạnh đã không chuyển hướng chiến lược hướng về biển của tổ chức này. ASEAN dành rất nhiều thời gian nói về Biển Đông bởi lẽ đây là một chủ đề quan trọng, không chỉ đối với khu vực, mà còn đối với cả thế giới. Song, tổ chức này hầu như chưa bao giờ động đến vấn đề Mê Kông, mặc cho thực tế con sông này chảy qua một nửa số thành viên của ASEAN. Continue reading “Tại sao ASEAN nên xem vấn đề Mê Kông như vấn đề Biển Đông?”

19/07/1956: Mỹ rút viện trợ cho đập Aswan của Ai Cập

Nguồn: United States withdraws offer of aid for Aswan Dam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1956, Ngoại trưởng John Foster Dulles tuyên bố rằng Mỹ sẽ rút lại đề nghị hỗ trợ tài chính nhằm giúp Ai Cập xây dựng đập Aswan trên sông Nile. Hành động này đã thúc đẩy Ai Cập tiến gần hơn tới một liên minh với Liên Xô, đồng thời cũng là nhân tố góp phần vào Khủng hoảng Kênh đào Suez trong nửa sau năm 1956.

Tháng 12/1955, Bộ trưởng Dulles tuyên bố rằng Mỹ, cùng với Vương quốc Anh, đã viện trợ gần 70 triệu đô la cho Ai Cập để xây dựng đập Aswan trên sông Nile. Dulles thật ra chỉ miễn cưỡng đồng ý với khoản trợ giúp này. Ông vô cùng nghi ngờ nhà lãnh đạo Ai Cập Gamal Abdel Nasser, người mà ông tin là một người theo chủ nghĩa dân tộc liều lĩnh và nguy hiểm. Tuy nhiên, những người khác trong chính quyền Eisenhower đã thuyết phục Dulles rằng viện trợ của Mỹ có thể kéo Nasser khỏi mối quan hệ với Liên Xô và ngăn chặn sự bành trướng ảnh hưởng của Liên Xô ở Trung Đông. Continue reading “19/07/1956: Mỹ rút viện trợ cho đập Aswan của Ai Cập”

Những lựa chọn chiến lược của Ấn Độ để đối phó với Trung Quốc

Nguồn: Shashi Tharoor, “India’s strategic options for dealing with China”, The Strategist, 10/07/2020.

Biên dịch: Huỳnh Ngọc Lập

Sau cuộc đụng độ tháng trước tại cao nguyên Galwan thuộc vùng Ladakh làm 20 binh lính Ấn Độ thiệt mạng (số binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng không được công bố), hai nước đang chuẩn bị cho một cuộc đối đầu dai dẳng kéo dài trên tuyến tranh chấp thuộc dãy Hy Mã Lạp Sơn, ngay cả khi có nhiều báo cáo cho rằng hai bên đã rút quân tại khu vực xảy ra đổ máu. Quan trọng hơn, cuộc giao tranh mới đây cho thấy một xu hướng dịch chuyển trên quy mô lớn đối với địa chính trị châu Á.

Nhìn sơ qua, nhận định này có vẻ hơi quá đà. Dù gì thì Trung Quốc và Ấn Độ cũng đã từng dùng quả đấm để nói chuyện với nhau trong quá khứ. Mặc dù hai nước chưa đạt được một sự dàn xếp căn cơ đối với đường biên giới dài 3.500 km đang tranh chấp, nhưng không bên nào nổ súng qua bên kia Đường kiểm soát thực tế (LAC) trong suốt 45 năm qua. Trong khi đó, thương mại song phương đã tăng lên mức 92,5 tỉ USD trong năm 2019 so với mức 200 triệu USD năm 1990. Continue reading “Những lựa chọn chiến lược của Ấn Độ để đối phó với Trung Quốc”

18/07/1969: Thượng nghị sĩ Edward Kennedy gây tai nạn chết người

Nguồn: Senator Ted Kennedy drives car off bridge at Chappaquiddick Island, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, ngay sau khi rời một bữa tiệc trên đảo Chappaquiddick, Thượng nghị sĩ Edward “Ted” Kennedy của Massachusetts đã lái chiếc Oldsmobile của mình rơi khỏi cây cầu gỗ, xuống một cái ao ngập nước triều dâng. Kennedy đã thoát khỏi chiếc xe bị ngập nước, nhưng hành khách đi cùng, Mary Jo Kopechne, 28 tuổi, thì không may mắn như vậy. Ông cũng đã không báo cáo về vụ tai nạn chết người này suốt 10 giờ sau đó.

Tối ngày 18/07/1969, trong khi hầu hết người dân Mỹ ở nhà xem tin tức trên truyền hình về nhiệm vụ đổ bộ mặt trăng Apollo 11, Kennedy và anh họ Joe Gargan lại đang tổ chức một buổi nấu nướng và tiệc tùng trong căn nhà thuê trên đảo Chappaquiddick, một hòn đảo thượng lưu ở Martha’s Vineyard, Massachusetts. Bữa tiệc là cuộc hội ngộ cho Kopechne và năm người phụ nữ khác, tất cả đều là thành viên trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1968 của cố Thượng nghị sĩ Robert (Bobby) F. Kennedy. Continue reading “18/07/1969: Thượng nghị sĩ Edward Kennedy gây tai nạn chết người”

Những nét đặc trưng về triều đại nhà Lý (P2)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

3. Đánh Tống, bình Chiêm

Đánh Tống

Đánh Tống khác với các cuộc chiến tranh khác thời xưa; đây là cuộc chiến tranh đa dạng, sử dụng ý thức hệ, tình báo, và cả nội tuyến:

Về chiến tranh ý thức hệ, lúc đánh Tống quân ta đi đến đâu đều trưng lên bản tuyên cáo gọi là “Lộ Bố[1] nêu cao cuộc chiến chính nghĩa tự vệ, do phía Tống gây hấn trước. Lại chỉ trích việc nhà Tống dưới sự chỉ đạo của Tể tướng Vương An Thạch với danh nghĩa cải cách, đặt ra các phép Thanh miêu,[2] Trợ dịch,[3] Bảo giáp;[4] kềm kẹp dân chúng. Vì lòng dân Trung Quốc sẵn mối bất mãn với các quan lại hà khắc, cưỡng bách thi hành cải cách, bắt dân đoàn ngũ hóa giống như trại lính; nên hưởng ứng lời chỉ trích trong bản Lộ Bố, quay sang ủng hộ quân ta: Continue reading “Những nét đặc trưng về triều đại nhà Lý (P2)”

17/07/1975: Hoa Kỳ và Liên Xô gặp nhau ngoài vũ trụ

Nguồn: Superpowers meet in space, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1975, tàu vũ trụ Apollo 18 của Hoa Kỳ và tàu vũ trụ Soyuz 19 của Liên Xô đã gặp nhau và kết nối ngoài vũ trụ trong một sứ mệnh nhằm phát triển năng lực cứu nạn vũ trụ. Khi cửa được mở ra giữa hai tàu, chỉ huy hai tàu là Thomas P. Safford và Aleksei Leonov đã bắt tay và tặng quà nhau nhân lần gặp gỡ đầu tiên ngoài vũ trụ giữa hai quốc gia đối địch thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Khi trở về Trái đất, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kurt Waldheim đã chúc mừng hai siêu cường về dự án thử nghiệm và khen ngợi tinh thần hòa bình và hợp tác chưa từng có của họ trong việc lên kế hoạch và thực hiện sứ mệnh này. Continue reading “17/07/1975: Hoa Kỳ và Liên Xô gặp nhau ngoài vũ trụ”

Galileo Galilei: Nhà thiên văn học và triết gia nổi tiếng người Ý

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Galileo Galilei (1564 – 1642) là một nhà thiên văn học, nhà vật lý và triết gia người Ý có sức ảnh hưởng lớn.

Galileo Galilei sinh ngày 15/02/1564 gần Pisa và là con của một nhạc sĩ. Ban đầu, ông theo học ngành y tại Đại học Pisa nhưng sau đó đã đổi sang triết học và toán học. Năm 1589, Galileo trở thành giáo sư toán học tại Pisa, nhưng tới năm 1592, ông đã chuyển sang làm giáo sư toán tại Đại học Padua và giữ vị trí này cho đến năm 1610. Trong thời gian này, ông đã thực hiện nhiều thí nghiệm, bao gồm thí nghiệm về tốc độ rơi của các vật thể khác nhau, cơ học và con lắc. Continue reading “Galileo Galilei: Nhà thiên văn học và triết gia nổi tiếng người Ý”

Những trở ngại cho tham vọng chiến lược của Trung Quốc

Nguồn: Henry Storey, “The brakes on Beijing’s ambition”, The Interpreter, 13/07/2020.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Trong khi chúng ta đang chuẩn bị cho tình huống xấu nhất, có vô vàn lý do để cho thấy sự trỗi dậy của Trung Quốc không phải là điều không thể tránh khỏi như người ta thường nghĩ.

Khi thảo luận về sự trỗi dậy của Trung Quốc, quan niệm phổ biến cho rằng đây là điều tất yếu. Người ta lập luận rằng quy mô dân số khổng lồ cũng như nền tảng kinh tế của Trung Quốc chắc chắn sẽ đưa nước này trở thành một cường quốc thống trị khu vực hay một dạng bá quyền nào đó. Việc Trung Quốc nhanh chóng mở cửa trở lại sau khi đã khống chế được dịch Covid-19 trong nước càng củng cố thêm lập luận này. Continue reading “Những trở ngại cho tham vọng chiến lược của Trung Quốc”

Thế giới hôm nay: 16/07/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tòa án cao thứ hai của EU phán quyết Apple sẽ không phải trả số thuế trị giá 13 tỷ euro (14,8 tỷ đô la) cho Ireland. Phán quyết này đã đảo ngược quyết định năm 2016 của Ủy ban châu Âu và đặt ra cho người đứng đầu cơ quan quản lý cạnh tranh của Ủy ban, Margrethe Vestager, một thách thức khi bà điều tra các thoả thuận thuế quốc gia. Quyết định hôm thứ Tư vẫn có thể bị thách thức tại Tòa án Công lý Châu Âu.

Trung Quốc tuyên bố sẽ trả đũa sau khi Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp chấm dứt địa vị thương mại đặc quyền của Hồng Kông với Mỹ, đồng nghĩa với khả năng tăng thuế hàng hóa. Lệnh của ông Trump là nhằm đáp trả việc Trung Quốc áp đặt luật an ninh quốc gia mới lên lãnh thổ này. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết sẽ áp đặt biện pháp trừng phạt đối với những người và thực thể có liên quan của Mỹ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 16/07/2020”