11 câu hỏi quanh khả năng Việt Nam kiện Trung Quốc về Bãi Tư Chính

Trung Quốc khảo sát và uy hiếp bên trong EEZ 200 hải lý của Việt Nam – Bản đồ Phan Van Song

Tác giả: Dương Danh Huy

“Tránh sao khỏi tai họa về sau”

Từ tháng 5/2019 đến tháng 8/2019, với một sự leo thang lấn lướt kép, Trung Quốc vừa điều tàu cảnh sát biển Hải Cảnh 35111 uy hiếp các tàu tiếp tế giàn khoan hoạt động tại mỏ Lan Đỏ trong Lô 06-01, vừa điều tàu Hải Dương Địa Chất 8, với một đội tàu hộ tống hùng hậu đến khảo sát các lô 130, 131, 132, 133, 154, 155, 156 và 157 trên một diện tích 31.000 km² trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.

Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) không cho phép đơn phương khảo sát tài nguyên hay nghiên cứu khoa học biển trong EEZ của nước khác. Continue reading “11 câu hỏi quanh khả năng Việt Nam kiện Trung Quốc về Bãi Tư Chính”

06/08/1890: Vụ tử hình bằng ghế điện đầu tiên

Nguồn: First execution by electric chair, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1890, tại nhà tù Auburn ở New York, vụ tử hình bằng ghế điện đầu tiên trong lịch sử đã được thực hiện đối với William Kemmler, kẻ bị kết án giết tình nhân của mình, Matilda Ziegler, bằng rìu.

Sử dụng điện giật như một phương thức hành hình nhân đạo được đề xuất lần đầu tiên vào năm 1881 bởi Nha sĩ Albert Southwick. Southwick đã chứng kiến một người say rượu lớn tuổi “chết không đau đớn” sau khi chạm vào các thiết bị đầu cuối của một máy phát điện ở Buffalo, New York. Hình thức xử tử phổ biến thời bấy giờ là treo cổ – tội nhân sẽ bị treo lơ lửng trong vòng 30 phút trước khi chết vì ngạt thở. Continue reading “06/08/1890: Vụ tử hình bằng ghế điện đầu tiên”

Lý do và tác động của việc đồng nhân dân tệ rớt giá

Nguồn: Why a weakening yuan is rattling markets“, The Economist, 05/08/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Milton Friedman từng nói hồi những năm 1960 rằng tỷ giá hối đoái tự do có thể dẫn đến “thương mại quốc tế tự do hơn … và giảm thuế quan”. Trong trường hợp Trung Quốc, logic của ông đang bị đảo ngược. Việc áp thuế quan đang dẫn đến tỷ giá hối đoái tự do hơn. Vào ngày 1 tháng 8, Tổng thống Donald Trump đã cảnh báo rằng ông sẽ sớm áp thuế 10% đối với lượng hàng hóa trị giá khoảng 300 tỷ đô la của Trung Quốc vốn chưa bị ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại. Bốn ngày sau, Trung Quốc đáp trả bằng cách cho tỷ giá đồng nhân dân tệ được giảm tự do, một điều rất hiếm khi xảy ra. Đồng nhân dân tệ đã xuống dưới ngưỡng bảy nhân dân tệ đổi một đô la Mỹ, một ngưỡng tâm lý quan trọng, lần đầu tiên trong hơn một thập niên qua. Và giá cổ phiếu ở Mỹ cũng đã giảm theo, với Chỉ số Công nghiệp Trung bình Dow Jones giảm 2%. Continue reading “Lý do và tác động của việc đồng nhân dân tệ rớt giá”

05/08/1858: Tuyến cáp điện báo xuyên Đại Tây Dương đầu tiên

Nguồn: First transatlantic telegraph cable completed, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1858, sau nhiều nỗ lực không thành công, đường dây điện báo đầu tiên xuyên Đại Tây Dương đã hoàn thành, một kỳ tích đạt được phần lớn nhờ nỗ lực của thương gia người Mỹ Cyrus West Field.

Máy điện báo được phát triển đầu tiên bởi Samuel F. B. Morse, một nghệ sĩ kiêm nhà phát minh, người đã nghĩ ra ý tưởng về máy điện báo vào năm 1832. Một số nhà phát minh châu Âu đã đề xuất một thiết bị như vậy, nhưng Morse đã làm việc độc lập và đến giữa những năm 1830 đã chế tạo được một dụng cụ điện báo có thể hoạt động. Continue reading “05/08/1858: Tuyến cáp điện báo xuyên Đại Tây Dương đầu tiên”

Thương chiến và ‘sóng thần’ địa chính trị Mỹ – Trung

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Ngày 01/08/2019 chứng kiến đợt leo thang mới nhất trong cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc khi Tổng thống Donald Trump thông báo sẽ áp thuế 10% lên 300 tỉ USD hàng nhập khẩu còn lại từ Trung Quốc kể từ ngày 1-9.

Có thể rút ra một số nhận định từ động thái mới này của Mỹ.

Thứ nhất, trái với nhận định của một số nhà quan sát Trung Quốc cho rằng trong bối cảnh nước Mỹ chuẩn bị bước vào mùa bầu cử tổng thống năm 2020, ông Trump sẽ muốn đạt được một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, hoặc chí ít không leo thang cuộc chiến, bởi nếu không có thỏa thuận hoặc cuộc chiến leo thang thì nền kinh tế Mỹ sẽ bị tổn thương, qua đó ảnh hưởng tới triển vọng tái đắc cử của ông Trump. Continue reading “Thương chiến và ‘sóng thần’ địa chính trị Mỹ – Trung”

Tiền Trung Quốc tạo rủi ro cho các nước đang phát triển

Giới thiệu: Trần Quang

Tuyến đường sắt tương lai có hơn 400 km cắt ngang qua các khu rừng nhiệt đới của Lào. Những con tàu sẽ sớm lăn bánh – qua những cây cầu, những đường hầm và những con đập được xây dựng riêng cho tuyến đường sắt, chạy từ biên giới phía Bắc của Trung Quốc cho đến thủ đô Viêng Chăn của Lào bên bờ sông Mekong này.

Sau 5 năm xây dựng, tuyến đường sắt dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2021. Trưởng bộ phận phía Trung Quốc chắc chắn rằng nó sẽ được hoàn thành đúng hạn. Ông nói: “Riêng văn phòng của chúng tôi tuyển 4.000 công nhân”. Ngân sách cũng không thiếu: Chính phủ Trung Quốc đã dành khoảng 6 tỷ USD cho dự án này và gần đây đã trở thành chủ nợ lớn nhất cũng như nhà cung cấp viện trợ phát triển quan trọng nhất của Lào. Continue reading “Tiền Trung Quốc tạo rủi ro cho các nước đang phát triển”

04/08/1854: “Walden” của Henry David Thoreau được xuất bản

Nguồn: Henry David Thoreau’s “Walden” is published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tác phẩm kinh điển của Henry David Thoreau, Walden hay A Life in the Woods (Một mình sống trong rừng) ngày nay là cuốn sách phải đọc trong nhiều lớp học. Nhưng trong lần phát hành đầu tiên – vào ngày này năm 1854 – nó chỉ đạt được doanh số khiêm tốn, khoảng 300 bản mỗi năm.

Cuốn sách của nhà văn người Mỹ theo trường phái siêu việt/tiên nghiệm (transcendentalist) là câu chuyện kể ở ngôi thứ nhất, viết về thời gian thử nghiệm sống đơn giản của ông tại Walden Pond ở Concord, Massachusetts, bắt đầu từ năm 1845, kéo dài trong hai năm và hai tháng. Cuốn sách đi sâu khám phá quan điểm của Thoreau về tự nhiên, chính trị và triết học. Continue reading “04/08/1854: “Walden” của Henry David Thoreau được xuất bản”

Bác bỏ luận điệu Trung Quốc khuyên Việt Nam ‘Lãng tử hồi đầu’

Tác giả: Hồ Anh Hải

Vào ngày 02/05/2014, Trung Quốc (TQ) đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam và tiến hành khoan thăm dò dầu khí một cách phi pháp. Chính phủ Việt Nam đã mạnh mẽ tố cáo hành động này của Trung Quốc. Hành động ngang ngược của Trung Quốc cũng đã gây ra sự phản đối từ cộng đồng quốc tế. Đến ngày 16/07, Trung Quốc rút giàn khoan 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của nước ta, sớm 1 tháng so với kế hoạch ban đầu. Sự kiện này để lại cho chúng ta những bài học hữu ích đến nay vẫn cần ôn lại. Continue reading “Bác bỏ luận điệu Trung Quốc khuyên Việt Nam ‘Lãng tử hồi đầu’”

03/08/1916: Roger Casement bị treo cổ

Nguồn: Sir Roger Casement hanged, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, Sir Roger David Casement, một nhà ngoại giao gốc Ireland, người được vua George V phong tước hiệp sĩ vào năm 1911, đã bị xử tử vì vai trò của ông trong cuộc Nổi dậy Phục sinh (Easter Rising) của Ireland

Casement là một người theo đạo Tin lành Ireland, từng giữ chức vụ trong bộ ngoại giao Anh vào khoảng đầu thế kỷ 20. Ông đã giành được sự hoan nghênh quốc tế sau khi vạch trần các hành vi sử dụng nô lệ bất hợp pháp ở Congo và một số nơi ở Nam Mỹ. Mặc dù có gốc gác Tin Lành Ulster, Casement đã trở thành người ủng hộ nhiệt tình cho phong trào giành độc lập cho Ireland, và sau khi Thế chiến I bùng nổ, ông đã đến Mỹ, rồi đến Đức để tìm kiếm viện trợ cho một cuộc nổi dậy của người dân Ireland chống lại Anh. Continue reading “03/08/1916: Roger Casement bị treo cổ”

Sự thật về ba bức thư của Đạt Lai Lạt Ma

Tác giả: Nguyễn Đăng Hòa

Hồi ký của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 có tên “My Land and People” (Quốc Thổ và Quốc Dân tôi) do Chánh Quang dịch và đăng trên Tạp chí Từ Quang số 182 (tháng 10-1967). Bài viết chỉ gồm 6 trang nhưng đã cho thấy nhiều minh chứng về một số sự kiện liên quan đến việc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tổ chức đánh Tây Tạng  bằng vũ lực vào năm 1950, mặc dù chính quyền Trung Quốc cho là họ giải phóng hòa bình Tây Tạng, hay hợp nhất Tây Tạng. Sau đó khoảng 9 năm, một lần nữa vấn đề Tây Tạng lại bùng phát và lần này thì bi kịch xảy ra: Tây Tạng bị chiếm đóng vào năm 1959 và Đức Đạt Lai Lạt Ma cùng Chính phủ của ông và dân chúng phải lưu vong ra nước ngoài. Trước biến cố này, Ngài có viết ba bức thư cho tướng Tan Kuan-san, quyền đại diện của Chính phủ trung ương Trung Quốc tại Tây Tạng và là chính ủy của Quân khu Tây Tạng.[1] Continue reading “Sự thật về ba bức thư của Đạt Lai Lạt Ma”

02/08/1945: Hội nghị Potsdam kết thúc

Nguồn: Potsdam Conference concludes, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1945, Hội nghị thời chiến cuối cùng nhóm “Tam Cường” (Big Three) – Liên Xô, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh – kết thúc sau hai tuần tranh luận căng thẳng và đôi khi gay gắt. Hội nghị đã không giải quyết được hầu hết các vấn đề quan trọng lúc bấy giờ và do đó tạo tiền đề cho cuộc Chiến tranh Lạnh sẽ bắt đầu ngay sau khi Thế chiến II kết thúc.

Cuộc gặp tại Potsdam là hội nghị thứ ba giữa các nhà lãnh đạo nhóm Tam Cường. Liên Xô được đại diện bởi Joseph Stalin, Anh bởi Winston Churchill và Hoa Kỳ bởi Tổng thống Harry S. Truman. Đây là lần đầu tiên Truman tham dự cuộc gặp của nhóm. Tổng thống Franklin D. Roosevelt, người qua đời vào tháng 04/1945, đã tham dự hai hội nghị đầu tiên tại Tehran vào năm 1943 và Yalta vào tháng 2/1945. Continue reading “02/08/1945: Hội nghị Potsdam kết thúc”

Drew Gilpin Faust: Nữ Hiệu trưởng đầu tiên của Đại học Harvard

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 11/02/2007, bà Catherine Drew Gilpin Faust được chính thức bổ nhiệm làm Hiệu trưởng (president) thứ 28 của Đại học Harvard. Đây là một ngày quan trọng mà người Harvard không thể quên, vì nó đánh dấu sự chấm dứt lịch sử 370 năm cánh đàn ông độc quyền nắm giữ cương vị cao quý nói trên suốt từ ngày Harvard ra đời.

Harvard từ năm 1636 đã chờ đợi ngày này” – bà Patricia Albjerg Graham nguyên hiệu trưởng Trường Cao học về Giáo dục của Harvard xúc động nói. Bà nhớ lại: Năm 1972 khi đến Harvard làm nghiên cứu sau tiến sĩ, bà không được trường này cho vào ăn tại phòng lớn của nhà ăn, lý do chỉ vì bà là phụ nữ. Continue reading “Drew Gilpin Faust: Nữ Hiệu trưởng đầu tiên của Đại học Harvard”

01/08/1972: Bush bị đình chỉ bay

Nguồn: Bush is suspended from flying with the Air National Guard, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, Tổng thống tương lai George Walker Bush, con trai của cựu Tổng thống George Herbert Walker Bush, đã bị đình chỉ bay trong lực lượng Không quân Vệ binh Quốc gia (Air National Guard) bang Texas vì lý do không tham gia cuộc kiểm tra y tế hàng năm.

Hồ sơ nghĩa vụ quân sự của Bush đã gây nên nhiều tranh cãi trong cuộc bầu cử năm 2000 và 2004, và lại càng được xem xét kỹ lưỡng hơn khi ông phát động một cuộc chiến gây tranh cãi ở Iraq năm 2003. Mặc dù ông có phục vụ trong Lực lượng Vệ binh Quốc gia, nhiều người phản đối chiến tranh, gồm cả các cựu chiến binh, đã chỉ trích vị Tổng thống vì hồ sơ quân sự quá sơ sài, trong đó được cho là có ghi lại những lần vắng mặt kéo dài sáu tháng đến một năm nhưng không thể giải thích được. Bush biện minh cho hồ sơ quân ngũ của mình bằng cách nói rằng ông đã hoàn thành thỏa đáng tất cả các nghĩa vụ quân sự. Continue reading “01/08/1972: Bush bị đình chỉ bay”

Đây mới là cuộc chiến thực sự của lính Mỹ ở Việt Nam

Nguồn: Andrew Wiest, “Charlie Company and the Small-Unit War”, The New York Times, 16/05/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chiến dịch Cedar Falls. Chiến dịch Junction City. Chiến dịch Scotland. Với sự hiện diện của gần 500.000 lính Mỹ tính đến cuối năm, năm 1967 thường được nhớ đến là thời điểm mà Tướng William Westmoreland gây áp lực chiến tranh lên kẻ thù thông qua các chiến dịch lớn khắp miền Nam Việt Nam. Từ Chiến khu C đến Đăk Tô đến Cồn Tiên, giao tranh ác liệt trong các trận đánh lớn đã thống trị mọi trang nhất báo chí Mỹ. Năm ấy, lực lượng Hoa Kỳ có 9.377 người chết và 12.716 người bị thương, gần gấp đôi con số của năm trước đó.

Nhưng thực tế Chiến tranh Việt Nam đối với hầu hết lính Mỹ lại hoàn toàn khác. Đối với họ, chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến mà người lính bị kiệt sức trong hành trình dai dẳng tìm kiếm những kẻ thù không muốn bị phát hiện, cày xới khắp những đồng lúa, sục sạo trong những khu rừng rậm, những túp lều. Nhưng thường thì các đợt tuần tra đơn thuần chỉ là những “cuộc đi bộ dài dưới ánh mặt trời nóng nực”, có thể giúp họ bắt được một số người tình nghi là Việt Cộng, nhưng tuyệt nhiên chẳng có cuộc đối đầu nào. Cũng có thể có những người lính bị dính bẫy, mất một chân chỗ này, một chân chỗ nọ. Hay có thể là vài vụ bắn tỉa nho nhỏ. Continue reading “Đây mới là cuộc chiến thực sự của lính Mỹ ở Việt Nam”

31/07/1975: Nhà lãnh đạo nghiệp đoàn Jimmy Hoffa mất tích

Nguồn: Jimmy Hoffa disappears, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1975, James Riddle Hoffa, một trong những nhà lãnh đạo lao động có ảnh hưởng nhất của Hoa Kỳ trong thế kỷ 20, đã mất tích ở Detroit, Michigan, không bao giờ được nghe tới nữa. Mặc dù ông được cho là nạn nhân của một vụ tấn công của mafia, nhưng bằng chứng thuyết phục chưa bao giờ được tìm thấy, và cái chết của Hoffa vẫn còn là điều bí ẩn cho đến ngày nay.

Sinh năm 1913 trong một gia đình công nhân khai thác than nghèo ở Brazil, Indiana, Jimmy Hoffa đã chứng tỏ là một nhà lãnh đạo bẩm sinh từ khi còn trẻ. Ở tuổi 20, ông đã giúp tổ chức một cuộc đình công ở Detroit, và luôn là người ủng hộ cho những người lao động bị áp bức trong suốt quãng đời còn lại. Continue reading “31/07/1975: Nhà lãnh đạo nghiệp đoàn Jimmy Hoffa mất tích”

Lý Bằng và vai trò gây tranh cãi trong chính biến Thiên An Môn

Nguồn:Obituary: Li Peng died on July 22nd”, The Economist, 25/07/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nhật ký của Lý Bằng vào ngày 27 tháng 4 năm 1989 ghi lại khoảnh khắc sự cố biểu tình Thiên An Môn tác động trực tiếp tới ông. Trên đường về nhà từ văn phòng thủ tướng ở Bắc Kinh, chiếc xe của ông đã bị chặn bởi những người biểu tình. Người lái xe và vệ sĩ của ông – và ông vui mừng vì có họ bên cạnh lúc đó – phải tìm đường khác.

Sau nhiều ngày biểu tình ủng hộ dân chủ của các sinh viên ở Quảng trường Thiên An Môn, chính phủ vẫn chưa có hành động nào. Không ai đến đánh đập và bắt giữ những người biểu tình như từng xảy ra một lần duy nhất trước đó trong giai đoạn cai trị của Đảng Cộng sản – trong một đợt biểu tình quy mô lớn cũng tại chính Thiên An Môn. Đó là vào năm 1976, khi người dân đang thương tiếc sự qua đời của Thủ tướng Chu Ân Lai. Lý cũng đã khóc thương ông Chu, có lẽ nhiều hơn nhiều người khác, vì Chu đã chăm sóc ông từ khi ông còn là một đứa trẻ sau khi cha ông bị giết, hi sinh vì cuộc đấu tranh của cách mạng. Đạo đức và nguyên tắc của Chu đã ảnh hưởng sâu sắc đến Lý sau này. Continue reading “Lý Bằng và vai trò gây tranh cãi trong chính biến Thiên An Môn”

30/07/1945: Tàu USS Indianapolis bị tấn công

Nguồn: USS Indianapolis bombed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, tuần dương hạm USS Indianapolis đã trúng ngư lôi của tàu ngầm Nhật Bản và chìm chỉ sau vài phút, ngay giữa vùng biển có cá mập tấn công. Chỉ có 317 trong số 1.196 người trên tàu sống sót. Tuy nhiên, Indianapolis vẫn hoàn thành nhiệm vụ chính của mình: chuyển các thành phần chính của quả bom nguyên tử sẽ được thả một tuần sau đó xuống Hiroshima đến đảo Tinian ở Nam Thái Bình Dương.

Tàu Indianapolis đã đến đảo Tinian vào ngày 26/07/1945. Nhiệm vụ này được xếp vào loại tuyệt mật và thủy thủ đoàn hoàn toàn không biết gì về thứ hàng họ đang vận chuyển. Sau khi rời Tinian, tàu đến căn cứ của quân đội Mỹ tại đảo Guam và được lệnh gặp tàu chiến USS Idaho tại Vịnh Leyte ở Philippines để chuẩn bị cho việc đổ bộ vào Nhật Bản. Continue reading “30/07/1945: Tàu USS Indianapolis bị tấn công”

Tầm nhìn dài hạn giúp Trung Quốc tự tin đối đầu Mỹ?

Nguồn: Stephen S. Roach, “China’s Long View“, Project Syndicate, 26/07/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Một vài tháng trước, khi đi thăm tỉnh Giang Tây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề cập đến một cột mốc cách mạng cũ. “Bây giờ lại có một cuộc Trường Chinh mới, và chúng ta nên bắt đầu một khởi đầu mới”, ông nói như vậy về cuộc xung đột kinh tế gia tăng với Hoa Kỳ.

Ở Trung Quốc, tính biểu tượng thường quan trọng hơn việc giải thích theo nghĩa đen các phát biểu của các nhà lãnh đạo. Phát biểu tại cùng một tỉnh nơi cuộc Vạn lý trường chinh bắt đầu vào năm 1934, cuối cùng dẫn đến chiến thắng của Mao trước Quốc dân Đảng 15 năm sau đó, lời nhắc nhở của Tập nhấn mạnh sức mạnh lớn nhất của Trung Quốc, đó là tầm nhìn dài hạn. Continue reading “Tầm nhìn dài hạn giúp Trung Quốc tự tin đối đầu Mỹ?”

29/07/1914: Hoàng đế Đức và Sa hoàng trao đổi điện tín

Nguồn: Kaiser Wilhelm of Germany and Czar Nicholas of Russia exchange telegrams, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào đầu giờ chiều ngày này năm 1914, Sa hoàng Nicholas II của Nga và người anh em họ của ông, Hoàng đế Wilhelm II của Đức, bắt đầu một cuộc trao đổi điện tín liên tục liên quan đến cuộc chiến vừa mới nổ ra ở vùng Balkan và khả năng leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn châu Âu.

Một ngày trước đó, Áo-Hung đã tuyên chiến với Serbia, một tháng sau vụ ám sát Thái tử Áo Franz Ferdinand và vợ ông tại Sarajevo bởi một người theo chủ nghĩa dân tộc Serbia. Trước khi xảy ra vụ ám sát, Đức đã hứa với Áo-Hung sẽ hỗ trợ vô điều kiện trong bất kỳ hành động trừng phạt nào đối với Serbia, bất kể việc đồng minh hùng mạnh của Serbia, tức Nga, có bước vào cuộc xung đột này hay không. Continue reading “29/07/1914: Hoàng đế Đức và Sa hoàng trao đổi điện tín”

Đối tác bất bình đẳng: Nga đang trở nên phụ thuộc vào TQ như thế nào?

Nguồn: Partnership is much better for China than it is for Russia“, The Economist, 27/07/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đó là một mối quan hệ tay ba của chính trị toàn cầu. Kể từ sau Thế chiến II, Trung Quốc, Nga và Hoa Kỳ đã nhiều lần hoán đổi đối tác với nhau. Sự sụp đổ của hiệp ước Trung-Xô sau cái chết của Josef Stalin dẫn đến chuyến thăm của Richard Nixon đến Trung Quốc vào năm 1972 và chính sách hòa hoãn của Mikhail Gorbachev với Trung Quốc 30 năm trước. Cặp đối tác ngày nay, giữa Vladimir Putin và Tập Cận Bình, đã được củng cố vào năm 2014 sau khi Nga sáp nhập Crimea. Trong mỗi trường hợp, quốc gia bị bỏ lại một mình dường như luôn phải trả giá, bằng cách bị dàn trải về mặt quân sự và ngoại giao. Continue reading “Đối tác bất bình đẳng: Nga đang trở nên phụ thuộc vào TQ như thế nào?”