Thế giới hôm nay: 07/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa giữa MỹTriều Tiên kết thúc không có tiến triển tại ngoại ô Stockholm. Nhà đàm phán chính của Triều Tiên nói với phóng viên rằng các cuộc đàm phán đã không đáp ứng được kỳ vọng. Nước này đã bắn thử một tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm vào tuần trước. Mối quan hệ giữa hai nước đã chuyển từ mức ấm áp đáng ngạc nhiên sang sự lạnh lẽo quen thuộc.

Người biểu tình xuống đường chống lại lệnh cấm đeo mặt nạ ở Hồng Kông đã phá hoại các cửa hàng và nhà ga. Vào tối thứ Sáu, toàn bộ hệ thống tàu điện ngầm đã ngừng hoạt động và nhiều nhà ga vẫn đóng cửa suốt cuối tuần. Vào Chủ nhật, hàng ngàn người tuần hành trong mưa lớn, trong đó nhiều người vẫn đeo mặt nạ một cách thách thức. Đụng độ giữa cảnh sát, người biểu tình và dân thường đã nổ ra ở nhiều nơi. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/10/2019”

Nghịch lý tham nhũng Trung Quốc: Quan chức vừa ‘làm’ vừa ‘phá’

Nguồn: Yuen Yuen Ang, “China’s Corrupt Meritocracy”, Project Syndicate, 04/10/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát động chiến dịch chống tham nhũng sâu rộng vào năm 2012, hơn 1,5 triệu quan chức, bao gồm một số lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã bị kỷ luật. Trong số này có Ji Jianye, cựu lãnh đạo của thành phố Nam Kinh và Dương Châu, thuộc tỉnh Giang Tô. Bị thất sủng, Ji giờ chỉ được nhớ đến vì những khoản hối lộ và tai tiếng. Tuy nhiên, trước khi ngã ngựa, ông ta nổi tiếng là một người có năng lực với bàn tay sắt. Một bài báo trên tờ “Phương Nam cuối tuần” viết: “Ở Dương Châu, hầu hết mọi người đều đồng ý rằng Ji là nhà lãnh đạo có đóng góp lớn nhất cho thành phố kể từ năm 1949”. Continue reading “Nghịch lý tham nhũng Trung Quốc: Quan chức vừa ‘làm’ vừa ‘phá’”

06/10/1973: Chiến tranh Yom Kippur làm tăng căng thẳng Mỹ-Xô

Nguồn: The Yom Kippur War brings United States and USSR to brink of conflict, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, cuộc tấn công bất ngờ của liên quân Ai Cập và Syria vào Israel đã khiến Trung Đông rơi vào tình trạng hỗn loạn và đe dọa đẫn đến xung đột trực tiếp Mỹ – Xô, lần đầu tiên kể từ Khủng hoảng Tên lửa Cuba năm 1962. Mặc dù đối đầu thực tế trên chiến trường đã không nổ ra giữa hai quốc gia, các sự kiện xung quanh Chiến tranh Yom Kippur đã phá hủy nghiêm trọng quan hệ Mỹ – Xô, đồng thời làm phá sản chính sách Hòa hoãn (détente) của Tổng thống Richard Nixon.

Thoạt tiên, có vẻ Ai Cập và Syria sẽ nắm chắc phần thắng. Được trang bị vũ khí tối tân của Liên Xô, hai nước này hy vọng sẽ trả thù cho thất bại nhục nhã trong Chiến tranh Sáu ngày năm 1967. Mất cảnh giác, người Israel ban đầu đã thất thế trước cuộc tấn công từ hai phía, dù vậy những cuộc phản công của họ đã dần xoay chuyển tình thế, nhờ vào hậu thuẫn quân sự to lớn từ Mỹ, cũng như sự vô tổ chức trong hàng ngũ lực lượng Syria và Ai Cập. Continue reading “06/10/1973: Chiến tranh Yom Kippur làm tăng căng thẳng Mỹ-Xô”

Ngoại giao và kinh tế dưới triều Lý Thái Tông

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Ngược dòng thời gian, hãy bàn sang lãnh vực ngoại giao giữa hai nước Trung Việt. Tục Tư Trị Trường Biên chép rằng sau khi Vua Lý Thái Tổ mất, nhà Tống lập tức điều quân xuống tỉnh Quảng Tây để phòng lúc hữu sự:

Trường Biên, quyển 106. Tống Nhân Tông năm Thiên Thánh thứ 6 [1028]

Ngày Ky Mão tháng 6 [10/7/1028], Quảng Tây Chuyển vận ty báo Tĩnh hải tiết độ sứ đồng bình chương sự An Nam đô hộ Nam bình vương Lý Công Uẩn mất, các con giành ngôi; xin tăng phòng binh tại 3 châu Ung, Khâm, Quảng. Chiếu ra lệnh Tuần kiểm, Đô giám tại các châu Quế, Nghi,[1] mang quân đến biên giới chặn phòng, đến lúc yên định được trở về.”[2]

Sau khi thấy tình hình nước ta ổn định bèn sai sứ sang phong vua Lý Thái Tông tước Quận vương: Continue reading “Ngoại giao và kinh tế dưới triều Lý Thái Tông”

05/10/1775: Washington thông báo bắt được gián điệp

Nguồn: General Washington informs Congress of espionage, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1775, Tướng George Washington đã viết thư báo cho Chủ tịch Quốc hội Lục địa, John Hancock, rằng đã chặn được một lá thư từ Benjamin Church, bác sĩ phẫu thuật của Quân đội Lục địa, gửi cho Trung tướng Sir Thomas Gage, Tham mưu trưởng của Anh tại Bắc Mỹ. Washington đã viết, “Tôi giờ đây có một nhiệm vụ tuy đau đớn nhưng cần thiết, là phải loại trừ Bác sĩ Church, Trưởng ban Quân Y.”

Washington mô tả việc ông thu được một lá thư viết bằng mật mã gửi một sĩ quan Anh, Thiếu tá Crane, từ “một người phụ nữ là nhân viên của Church.” Washington đã “ngay lập tức bắt giữ Người phụ nữ này, nhưng suốt một thời gian dài, bà ta dửng dưng trước mọi lời đe dọa hay dụ dỗ nhằm tìm ra Tác giả [bức thư], tuy nhiên cuối cùng bà ta cũng chịu thú tội và khai ra cái tên Bác sĩ Church. Tôi liền ra lệnh bắt giữ cũng như thu giữ mọi giấy tờ của anh ta.” Continue reading “05/10/1775: Washington thông báo bắt được gián điệp”

Khi người Thái nhìn về phía đông: Cuộc chiến Xiêm – Việt năm 1833

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Người Thái và tham vọng “Đông tiến”

Người Thái trong khung cảnh này là các cư dân sống trên lãnh thổ Thái Lan ngày nay. Những người này từ đâu tới? Bản thân họ cũng chưa có câu trả lời cuối cùng. 5-6 ý tưởng khác nhau, từ nguồn gốc bản địa, cho tới các cuộc di cư từ vương quốc Nam Chiếu (vùng Vân Nam) vào thế kỷ XIII xuống phía Nam khi vương quốc này bị người Mông Cổ đánh chiếm…, vẫn còn đang tranh luận.

Dù từ đâu tới thì đến thế kỷ XVIII, người Thái đã làm chủ một khu vực rộng lớn tại vùng trung tâm của Đông Nam Á lục địa, nơi hiện hữu các vương quốc Lanna (miền Bắc Thái Lan ngày nay, với trung tâm là Chiang Mai) và vương triều Bangkok dọc theo sông Me Nam (xác lập năm 1782). Continue reading “Khi người Thái nhìn về phía đông: Cuộc chiến Xiêm – Việt năm 1833”

04/10/1927: Khởi công tượng 4 tổng thống Mỹ trên Núi Rushmore

Nguồn: Work begins on Mount RushmoreHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1927, công tác điêu khắc bắt đầu trên vách Núi Rushmore trong Rừng Quốc gia Black Hills, Nam Dakota. Mười hai năm sau, những bức phù điêu đá granit ấn tượng của bốn vị tổng thống đáng kính và được yêu mến nhất nước Mỹ – George Washington, Thomas Jefferson, Abraham Lincoln và Theodore Roosevelt – đã được hoàn thành.

Tượng đài này là đứa con tinh thần của một nhà sử học ở Nam Dakota tên là Doane Robinson, người đã tìm cách thu hút thêm khách du lịch đến tiểu bang của mình. Ông đã thuê một nhà điêu khắc tên là Gutzon Borglum để khắc những khuôn mặt này lên vách núi. Theo Cục Công viên Quốc gia, khuôn mặt đầu tiên được điêu khắc là của George Washington. Continue reading “04/10/1927: Khởi công tượng 4 tổng thống Mỹ trên Núi Rushmore”

Thế giới hôm nay: 04/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Donald Trump công khai nói Trung Quốc nên điều tra Joe Biden, ứng viên hàng đầu cho đề cử tổng thống của Đảng Dân chủ. Điều này tương tự yêu cầu của ông với tổng thống Ukraine vốn tuần trước đã khiến Đảng Dân chủ mở cuộc điều tra luận tội. Ông Trump chưa đưa ra được bằng chứng nào cho khẳng định rằng vị cựu phó tổng thống tham nhũng. Trước đó, Đảng Dân chủ cho biết nếu cần thiết họ sẽ ra trát yêu cầu Nhà Trắng cung cấp tài liệu để phục vụ cuộc điều tra.

Cảnh sát Hồng Kông đã được trao quyền lớn hơn để đối phó với biểu tình bạo lực. Reuters cho biết các hướng dẫn nêu rõ các sĩ quan phải “chịu trách nhiệm về hành động của mình” đã bị loại bỏ, trong khi việc hơi cay và bình xịt hơi cay được cho phép sử dụng vì mục đích phòng vệ. Chính phủ Hồng Kông cũng dự kiến sẽ cấm đeo mặt nạ trong các cuộc biểu tình. Continue reading “Thế giới hôm nay: 04/10/2019”

Nghịch lý Cá Voi Xanh: Thấy cây mà không thấy rừng

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Khủng hoảng Biển Đông lần 2 tại Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) vẫn tiếp diễn. Tàu HD-8 vẫn khảo sát trái phép vùng biển ngoài khơi Nam Trung Bộ (cách bờ khoảng 180km), trong khi các tàu hải cảnh Trung Quốc vẫn quấy rối hoạt động của mỏ Lan Tây-Lan Đỏ (lô 06-01) gây sức ép với Việt Nam và Rosneft. Ngày 3/9/2019, tàu cần cẩu Lam Kình của Trung Quốc đã tiến vào vùng biển gần mỏ Cá Voi Xanh (lô 118) cách đảo Lý Sơn hơn 30 dặm, cách bờ biển Quảng Nam gần 90 km. Theo South China Morning Post (25/9/2019) Trung Quốc đã cho dàn khoan HD-982 tới Biển Đông, đe dọa vào vùng biển Việt Nam bất cứ lúc nào.

Trong khi đó dự án Cá Voi Xanh (lô 118) vẫn chậm tiến độ. Gần đây có tin đồn ExxonMobill định rút khỏi dự án này. Câu chuyện Cá Voi Xanh tuy còn chưa rõ, nhưng cửa sổ cơ hội cho Việt Nam dường như đang khép lại. Trước đây, Việt Nam đã bỏ lỡ nhiều cơ hội, nay lịch sử có thể lặp lại, nếu người ta chỉ “thấy cây mà không thấy rừng”. Bài này phân tích một số nghịch lý có thể gây trở ngại cho dự án chiến lược Cá Voi Xanh, dẫn đến hệ quả khó lường, nếu Việt Nam thiếu quyết đoán, hành động quá yếu và quá chậm. Continue reading “Nghịch lý Cá Voi Xanh: Thấy cây mà không thấy rừng”

03/10/1981: Chấm dứt tuyệt thực tại nhà tù Maze

Nguồn: Maze hunger strike called off, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1981, một cuộc tuyệt thực của những người theo chủ nghĩa dân tộc tại Nhà tù Maze ở Belfast, Bắc Ireland đã bị hủy bỏ sau bảy tháng, với 10 người chết. Người đầu tiên qua đời là Bobby Sands, nhà lãnh đạo Quân đội Cộng hòa Ailen (IRA) bị cầm tù, người khởi xướng đợt tuyệt thực vào ngày 01/03/1981, nhân dịp 5 năm thi hành chính sách “hình sự hóa” (criminalization) của Anh nhắm vào nhóm tù nhân chính trị Ailen.

Năm 1972, Sands đã bị bắt và bị kết án sau khi tham gia vào một số vụ cướp do IRA thực hiện. Bởi vì ông bị kết án dựa trên các hoạt động của IRA, Sands đã được liệt vào “tù nhân hạng đặc biệt” (special category status) và được gửi đến một nhà tù gần giống như trại giam giữ tù nhân chiến tranh, nơi cho phép tù nhân tự do ăn mặc và tự do di chuyển trong khuôn viên nhà tù. Ông đã sống bốn năm tại đó. Continue reading “03/10/1981: Chấm dứt tuyệt thực tại nhà tù Maze”

Edward Lansdale: Người báo trước trận Tết Mậu Thân

Nguồn: Max Boot, “The American Who Predicted Tet”, The New York Times, 30/01/2018.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Diễn ra từ 50 năm trước và ngày nay được nhớ đến như một bước ngoặt trong Chiến tranh Việt Nam, sự kiện Tết Mậu Thân thực sự đã khiến người Mỹ bất ngờ. Một trong số ít người dự báo được điều sắp xảy ra là Edward Lansdale, nhân vật tình báo huyền thoại và vị tướng Không quân hồi hưu, người đã giúp kiến tạo nhà nước Nam Việt Nam sau khi Pháp rút lui. Ông trở lại Sài Gòn vào năm 1965 với tư cách là một quan chức làm việc tại Đại sứ quán Mỹ, cố gắng sử dụng mối quan hệ của mình để cứu vãn nỗ lực chiến tranh đang rơi vào thất bại. Continue reading “Edward Lansdale: Người báo trước trận Tết Mậu Thân”

02/10/1958: Guinea tuyên bố độc lập, Chiến tranh Lạnh lan sang Châu Phi

Nguồn: The Cold War comes to Africa, as Guinea gains its independenceHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1958, thuộc địa Guinea cũ của Pháp tuyên bố độc lập, với Sekou Toure là nhà lãnh đạo đầu tiên của quốc gia mới. Guinea là thuộc địa Tây Phi duy nhất của Pháp lựa chọn độc lập hoàn toàn, thay vì trở thành thành viên trong Cộng đồng Pháp, và ngay sau đó Pháp đã rút toàn bộ viện trợ cho nước cộng hòa mới.

Mọi thứ sớm trở nên rõ ràng rằng Toure sẽ là một vấn đề đối với Hoa Kỳ. Ông là một nhà dân tộc chủ nghĩa và chống đế quốc mạnh mẽ, và phần lớn sự giận dữ và phẫn nộ của ông nhắm vào Hoa Kỳ vì quốc gia này đã liên minh với các cường quốc thực dân như Anh và Pháp và từ chối công khai lên án chính phủ thiểu số da trắng của Nam Phi. Continue reading “02/10/1958: Guinea tuyên bố độc lập, Chiến tranh Lạnh lan sang Châu Phi”

Thế giới hôm nay: 02/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Rắc rối bùng lên ở Hồng Kông khi Trung Quốc kỷ niệm 70 năm quốc khánh bằng cuộc duyệt binh với 15.000 binh sĩ và tên lửa tầm xa trên đường phố Bắc Kinh. Người biểu tình tham gia vào cuộc tuần hành lớn mà họ gọi là “quốc tang” vốn đã bị cấm bởi chính quyền. Các cuộc đụng độ bạo lực đã nổ ra ở một số nơi, không chỉ xung quanh tòa nhà Lập pháp. Cảnh sát đã sử dụng hơi cay và bắn đạn thật lần đầu tiên sau nhiều tháng. Một người biểu tình đã bị bắn vào ngực ở cự ly gần và đang trong tình trạng nguy kịch. Câu hỏi đáng sợ là: lúc nào thì Bắc Kinh sẽ quyết định rằng bạo lực trở nên không thể dung thứ được và bắt đầu đưa quân vào Hồng Kong?

Khủng hoảng chính trị Peru ngày càng sâu sắc khi Tổng thống Martín Vizcarra giải tán quốc hội do phe đối lập lãnh đạo. Phe đối lập đã cản trở tổng thống cố gắng thông qua luật chống tham nhũng trong năm qua. Hỗn loạn xảy đến khi các nghị sĩ lập tức bỏ phiếu đình chỉ ông Vizcarra và đưa phó tổng thống lên thay. Chính phủ nói động thái này không có giá trị vì nó được đưa ra sau khi cơ quan lập pháp đã bị giải tán. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/10/2019”

Lối đi hẹp: Ranh giới mong manh giữa chuyên chế và vô chính phủ

Nguồn: Martin Wolf, “The Narrow Corridor — the fine line between despotism and anarchy”, Financial Times, 26/09/2019.

Biên dịch: Nguyễn Quý Tâm

Daron Acemoglu và James A Robinson đặt câu hỏi: Làm thế nào cân bằng giữa sự bảo vệ và nền tự do?

“Đến Đan Mạch” là cách nói ẩn dụ phổ biến về công cuộc biến các quốc gia trở thành những xã hội thịnh vượng, ổn định, được quản trị tốt, thượng tôn luật pháp, dân chủ và tự do. Trong cuốn sách mới nhất, Daron Acemoglu của MIT và James Robinson của Đại học Chicago, đồng tác giả của cuốn “Tại sao các Quốc gia Thất bại” nổi tiếng, tiếp tục đề ra khuôn khổ giải đáp câu hỏi làm thế nào đạt được sự biến đổi trên. Theo họ, câu trả lời đơn giản là: khó. Câu trả lời sâu hơn là: “nền tự do xuất phát từ sự cân bằng tinh tế giữa quyền lực nhà nước và xã hội”.

Nền tự do không phải do nhà nước ban phát, cũng không phải giành được từ sự cưỡng ép của nhà nước. Nó là sản phẩm của sự tranh đua và hợp tác giữa nhà nước và xã hội. Nói theo nhà văn Lewis Carroll (tác giả cuốn Alice ở Xứ thần tiên), các tác giả mô tả mối quan hệ này như là cuộc đua “Nữ hoàng Đỏ”, trong đó, nhà nước và xã hội phải chạy cùng tốc độ nếu muốn duy trì vị trí của mình. Continue reading “Lối đi hẹp: Ranh giới mong manh giữa chuyên chế và vô chính phủ”

01/10/1944: Thử nghiệm trên người đồng tính tại Buchenwald

Nguồn: Experiments begin on homosexuals at Buchenwald, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, thử nghiệm y tế đầu tiên trong số hai cuộc thử nghiệm liên quan đến thiến sinh dục đã được thực hiện trên nhóm người đồng tính tại trại tập trung Buchenwald, gần Weimar, Đức.

Buchenwald là một trong những trại tập trung đầu tiên được thành lập bởi chế độ Đức Quốc Xã. Được xây dựng vào năm 1937, nó được xem là phần bổ sung cho khu trại phía bắc (Sachsenhausen) và phía nam (Dachau), và là nơi giam giữ các lao động nô lệ, những người bị buộc phải làm việc trong các nhà máy sản xuất đạn địa phương 24 giờ một ngày, theo các ca kéo dài 12 giờ. Dù không hẳn là một trại tử thần, bởi nó chẳng có buồng khí ngạt nào, tuy nhiên mỗi tháng ở đây vẫn có hàng trăm tù nhân thiệt mạng, do suy dinh dưỡng, bị đánh đập, bệnh tật, hay bị hành quyết. Continue reading “01/10/1944: Thử nghiệm trên người đồng tính tại Buchenwald”

Thế giới hôm nay: 01/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Donald Trump đăng trên Twitter rằng nghị sĩ đảng Dân chủ Adam Schiff, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện, nên bị bắt vì tội phản quốc. Những lời bình luận của tổng thống xuất hiện vài ngày sau khi ông Schiff đồng ý thỏa thuận với một người tố giác ẩn danh, người có thư tố giác về hành vi của ông Trump khiến đảng Dân chủ bắt đầu thủ tục luận tội, để đưa người này đến điều trần trước Ủy ban của ông Schiff.

Bộ trưởng tài chính Thổ Nhĩ Kỳ, Berat Albayrak, chính thức đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đầy tham vọng 5% cho kế hoạch năm 2019. Mục tiêu này đã được cha vợ ông, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, công bố vào tháng trước. Động thái này bất chấp các cảnh báo rằng một sự bùng nổ nhờ tín dụng khác có nguy cơ gây bất ổn nền kinh tế; năm ngoái, đồng lira đã mất 30% giá trị so với đồng đô la Mỹ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 01/10/2019”

Cuộc đời gian truân của Svetlana Allilueva, con gái Stalin

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 18/04/2008, cuốn phim tài liệu “Svetlana nói về Svetlana” (Svetlana About Svetlana) bắt đầu được chiếu tại Liên hoan Phim Wisconsin ở thành phố Madison thủ phủ bang Wisconsin (Mỹ).

Svetlana là tên gọi bà Svetlana Allilueva, con gái duy nhất của Joseph Stalin, nhà lãnh đạo Liên Xô suốt 29 năm từ năm 1924 cho tới năm 1953 khi ông qua đời.

Svetlana có một cuộc đời trôi nổi rất phức tạp. Con người này tính tình kỳ cục, cáu bẳn, thất thường, “có chút điên” – như con trai bà nhận xét mẹ. Bà mai danh ẩn tích tại một thị trấn nhỏ ở bang Wisconsin miền Bắc nước Mỹ suốt hai chục năm. Continue reading “Cuộc đời gian truân của Svetlana Allilueva, con gái Stalin”

30/09/1954: Tàu ngầm hạt nhân USS Nautilus đi vào hoạt động

Nguồn: USS Nautilus—world’s first nuclear submarine—is commissionedHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1954, USS Nautilus, tàu ngầm hạt nhân đầu tiên trên thế giới, được Hải quân Hoa Kỳ đưa vào hoạt động.

Tàu USS Nautilus được chế tạo dưới sự chỉ huy của Đại tá Hải quân Mỹ Hyman G. Rickover, một kỹ sư lỗi lạc sinh ra ở Nga, người tham gia chương trình nguyên tử của Mỹ vào năm 1946. Năm 1947, ông được giao phụ trách chương trình phát triển động cơ tàu thuyền sử dụng năng lượng hạt nhân của hải quân và bắt đầu xây dựng một tàu ngầm nguyên tử. Continue reading “30/09/1954: Tàu ngầm hạt nhân USS Nautilus đi vào hoạt động”

Thế giới hôm nay: 30/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Hồng Kông bước vào đợt cuối tuần thứ mười bảy. Cảnh sát đã dùng vòi rồng, đạn cao su và hơi cay để chống lại người biểu tình cầm bom xăng; các cuộc đụng độ bạo lực diễn ra khắp khu vực mua sắm Causeway Bay, Wan Chai và quận Admirality nơi đặt các văn phòng chính phủ. Dự kiến sẽ có biểu tình vào thứ ba, ngày đánh dấu kỷ niệm 70 năm cộng sản cầm quyền ở Trung Quốc.

Afghanistan đã tổ chức bầu cử tổng thống, lần thứ tư kể từ khi chế độ Taliban bị lật đổ năm 2001. Tổng thống đương nhiệm Ashraf Ghani được dự đoán sẽ giành chiến thắng. Phiến quân Taliban đã tấn công khoảng 400 trạm bỏ phiếu trong nỗ lực phá vỡ cuộc bầu cử, nhưng lực lượng an ninh đã ngăn chặn thành công bạo lực quy mô lớn. Ước tính không chính thức cho thấy số lượng người bỏ phiếu đã giảm từ 7 triệu năm 2014 xuống còn khoảng 2 triệu lần này. Continue reading “Thế giới hôm nay: 30/09/2019”

Kinh tế chính trị của truyền thông xã hội tại Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Giới thiệu

Tới Trung Quốc và Việt Nam và người ta sẽ nhận thấy một khác biệt lớn trong cách hai nước ứng xử với Internet nói chung và truyền thông xã hội nói riêng: Trong khi các nền tảng truyền thông xã hội phương Tây như YouTube và Facebook bị chặn ở Trung Quốc, chúng lại rất phổ biến ở Việt Nam. Ví dụ, theo Statista, số người dùng Facebook tại Việt Nam dự kiến ​​sẽ đạt 45,3 triệu người trong năm 2019, tăng từ mức 41,7 triệu người vào năm 2017. Việt Nam xếp thứ bảy trong số các quốc gia có số lượng người dùng Facebook lớn nhất thế giới tính đến tháng 7/2019, và có tỷ lệ người tích cực dùng mạng xã hội lên tới 64%. Continue reading “Kinh tế chính trị của truyền thông xã hội tại Việt Nam”