Thế giới hôm nay: 10/04/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Donald Trump tuyên bố sẽ tạm hoãn áp thuế đối ứng trong 90 ngày đối với các nước không trả đũa các mức thuế của ông, nhưng vẫn duy trì thuế quan phổ quát 10%. Tuy vậy, tổng thống vẫn tăng thuế đối với Trung Quốc lên 125%, để đáp trả việc Trung Quốc nâng thuế cho hàng hóa Mỹ từ 34% lên 84%. Trước khi ông Trump đảo ngược quyết định, các thành viên Liên minh châu Âu đã thông qua thuế mới đối với khoảng 21 tỉ euro (23,2 tỉ USD) hàng hóa Mỹ, nhằm đáp trả thuế 25% của Mỹ đối với thép và nhôm.

Thị trường chứng khoán tăng vọt sau thông tin này. NASDAQ tăng 12,2% khi kết thúc phiên giao dịch hôm thứ Tư và S&P 500 tăng 9,5% — mức tăng trong ngày lớn nhất kể từ các năm 2001 và 2008. Chỉ số Dow Jones tăng khoảng 2.960 điểm, tương đương 7,9%. Lợi suất trái phiếu — vốn trước đó tăng mạnh sau khi các mức thuế có hiệu lực — đã hạ nhiệt. Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm xuống khoảng 4,3%. Continue reading “Thế giới hôm nay: 10/04/2025”

Thuế quan toàn cầu của Mỹ: Tác động đối với phát triển kinh tế của Việt Nam

Nguồn: Vũ Minh Khương, “United States global trade tariffs: What it means for Vietnam’s economic development,” LKYSPP, 08/04/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc Mỹ áp dụng thuế quan thương mại toàn diện đối với khoảng 90 quốc gia trên thế giới đã làm bùng nổ cuộc tranh luận về khả năng phục hồi kinh tế và vai trò chiến lược của ngoại giao trong việc định hình tăng trưởng trong tương lai. Việt Nam hiện đang đứng trước ngã ba của cả rủi ro và cơ hội – đặc biệt là trong lĩnh vực kỹ thuật số.

Đối với Việt Nam, thách thức nằm ở việc vượt qua hậu quả tiềm tàng trong khi vẫn định vị mình là nền kinh tế hướng đến xuất khẩu hàng đầu ở Đông Nam Á. Dưới đây, Giáo sư Kinh tế Vũ Minh Khương – Giáo sư Thực hành tại Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore – khái quát ba kịch bản thương mại có thể xảy ra và ý nghĩa của chúng đối với chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Ông cũng giải thích cách đàm phán thông minh, chủ động với Mỹ có thể thúc đẩy quá trình chuyển đổi lâu dài. Continue reading “Thuế quan toàn cầu của Mỹ: Tác động đối với phát triển kinh tế của Việt Nam”

Các nước Đông Nam Á trước “cú sốc” thuế quan của Trump

Nguồn: La Nghi Phức, 罗仪馥:关税大棒袭来,新加坡、越南、印尼、泰国各有各的想法……, Guancha, 08/04/2025.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Vào ngày 2/4, Tổng thống Donald Trump đã chính thức công bố kế hoạch áp dụng thuế quan “có đi có lại” đối với tất cả các đối tác thương mại, với phạm vi và mức thuế vượt xa dự đoán của nhiều đối tác. Lần này, các nước Đông Nam Á vốn từng được hưởng lợi từ cuộc chiến thuế quan của Trump với Trung Quốc đã không thể tránh thoát và thậm chí còn trở thành những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong danh sách thuế quan “có đi có lại” này.

Kinh tế, thương mại và công nghiệp cũng như vị thế trong nền kinh tế toàn cầu của các nước Đông Nam Á vốn từng trỗi dậy mạnh mẽ nhờ làn sóng tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu trước đây, hiện đang đứng trước nguy cơ chịu tổn thất nặng nề dưới tác động của chính sách thuế quan “có đi qua lại” này. Sự biến động đầy thăng trầm này là một phép thử toàn diện cho khả năng thích ứng kinh tế và năng lực ngoại giao của các quốc gia ở khu vực này. Continue reading “Các nước Đông Nam Á trước “cú sốc” thuế quan của Trump”

Thế giới hôm nay: 09/04/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nhà Trắng cho biết mức thuế bổ sung 50% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc — cộng thêm với mức 34% mà tổng thống Donald Trump công bố vào tuần trước — sẽ có hiệu lực từ thứ Tư. Như vậy, tổng mức thuế của Mỹ cho hàng hóa Trung Quốc sẽ lên đến 104%. Trước đó, Trung Quốc đã tuyên bố trả đũa bằng cách áp dụng mức thuế 34% lên hàng nhập khẩu từ Mỹ, và cam kết sẽ “chiến đấu đến cùng.”

Khi thời hạn áp thuế của ông Trump đến gần, chỉ số S&P 500 trên sàn Phố Wall đã giảm 1,6% vào thứ Ba, xóa sạch các mức tăng trước đó. Thị trường chứng khoán toàn cầu phục hồi một phần sau ba ngày bán tháo kịch tính, với cổ phiếu Mỹ tăng hơn 4%. Trước đó, bộ trưởng tài chính Mỹ Scott Bessent đã bày tỏ lạc quan về các cuộc đàm phán thuế, nói rằng “chúng ta có thể đạt được những thỏa thuận tốt.” Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/04/2025”

Thuế quan thực sự có thể có tác dụng, nếu Trump hiểu đúng về nó

Nguồn: Michael Hirsh, “Tariffs Can Actually Work – if Only Trump Understood How,” Foreign Policy, 03/04/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một chính sách thương mại thông minh có thể giúp khôi phục việc làm, nhưng cách tiếp cận kiểu ném bom rải thảm của tổng thống lại báo hiệu thảm họa.

Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động cuộc thương chiến toàn cầu mới vào thứ Tư ngày 02/04 – sự kiện mà ông gọi là “tuyên ngôn độc lập kinh tế” – ông đã phát biểu những lời có lẽ là câu chuyện hoang đường nhất về lịch sử kinh tế hiện đại từng được truyền đi từ Nhà Trắng. Continue reading “Thuế quan thực sự có thể có tác dụng, nếu Trump hiểu đúng về nó”

08/04/1944: Nga tấn công Đức tại Crimea

Nguồn: Russians attack Germans in drive to expel them from Crimea, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, quân đội Nga do Nguyên soái Fyodor Tolbukhin chỉ huy đã tấn công quân đội Đức nhằm giành lại Crimea ở miền Nam Ukraine, khi đó đang do phe Trục chiếm đóng. Cuộc tấn công đã phá vỡ tuyến phòng thủ của Đức chỉ trong bốn ngày, cuối cùng buộc quân Đức phải rút lui. Continue reading “08/04/1944: Nga tấn công Đức tại Crimea”

Thế giới hôm nay: 08/04/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp thêm mức thuế 50% đối với hàng hóa Trung Quốc trừ khi nước này rút lại các mức thuế trả đũa. Ông Trump nói sẽ không trì hoãn việc thực hiện các mức thuế đối ứng, nhưng cũng cho biết “nhiều nước” đang đàm phán các thỏa thuận thương mại với Mỹ. Trong một ngày giao dịch đầy biến động, chỉ số S&P 500 — trong thời gian ngắn rơi vào thị trường giá xuống — đã kết phiên giảm 0,2%. Trong khi đó, NASDAQ tăng nhẹ 0,1%.

Ursula von der Leyen cho biết Liên minh châu Âu có thể dỡ bỏ thuế quan đối với hàng công nghiệp của Mỹ nếu ông Trump làm điều tương tự. Chủ tịch Ủy ban châu Âu nói “châu Âu luôn sẵn sàng cho một thỏa thuận tốt.” Song bà cũng nói EU sẽ tìm cách củng cố quan hệ thương mại với các quốc gia khác ngoài Mỹ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/04/2025”

Bí ẩn xoay quanh sự mất tích của các vị tướng ‘tin cậy’ của Tập Cận Bình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Mystery deepens over disappearances of Xi’s ‘trusted’ generals,” Nikkei Asia, 03/04/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc họp mới nhất của ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc cung cấp một số manh mối.

“Và rồi chẳng còn ai nữa?” Những gì đang diễn ra ở Trung Quốc không phải là truyện trinh thám của Agatha Christie, mà là trò chơi quyền lực của Tập Cận Bình.

Một số vị tướng của Quân Giải phóng Nhân dân (PLA), quân đội của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã lần lượt biến mất khỏi tầm mắt của công chúng trong thời gian gần đây và tung tích của họ vẫn chưa được xác định. Tướng hiện là cấp bậc cao nhất trong PLA. Continue reading “Bí ẩn xoay quanh sự mất tích của các vị tướng ‘tin cậy’ của Tập Cận Bình”

Thế giới hôm nay: 07/04/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các quan chức trong chính quyền Trump đã lên tiếng bảo vệ loạt thuế nhập khẩu nặng nề vừa được công bố. Bộ trưởng tài chính Scott Bessent nói sự sụt giảm mạnh của thị trường chứng khoán hôm thứ Năm và thứ Sáu chỉ là phản ứng “ngắn hạn” và không có lý do gì để tin rằng thuế quan sẽ gây ra suy thoái kinh tế. Chủ nhiệm Hội đồng Kinh tế Quốc gia, Kevin Hassett, thừa nhận giá cả có thể tăng, nhưng khẳng định nó sẽ không tạo ra “gánh nặng nặng nề” cho người tiêu dùng Mỹ. Một cố vấn thương mại kêu gọi người dân “đừng hoảng loạn.”

Indonesia, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, cho biết họ sẽ không trả đũa mức thuế nhập khẩu 32% do Donald Trump áp đặt. Thay vào đó, bộ trưởng tài chính nước này cam kết sẽ đàm phán với Mỹ và tìm cách tăng xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Cả khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi các mức thuế mới của Mỹ; doanh nghiệp Việt Nam đã đề nghị Mỹ hoãn áp dụng mức thuế 46% lên hàng hóa của họ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/04/2025”

Sự sụp đổ của Marine Le Pen và trận chiến lớn đang đến gần

Nguồn: Roger Cohen, “Marine Le Pen Falls to the Rule of Law and a Great Battle Looms,” New York Times, 31/03/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc tòa án kết án nhà lãnh đạo cực hữu về tội tham ô và lệnh cấm bà ra tranh cử đã gây ra một cuộc khủng hoảng mới cho nước Pháp.

Năm ngoái, Marine Le Pen đã nói với vẻ đầy đe dọa về hậu quả có thể xảy ra sau phiên tòa xét xử bà về tội tham ô. “Ngày mai, có lẽ hàng triệu người Pháp sẽ thấy mình bị tước mất ứng viên tổng thống.”

Thứ hai tuần trước, sau khi tòa án ra phán quyết bà không đủ tư cách tranh cử chức vụ công trong vòng 5 năm, hàng triệu cử tri Pháp đã vô cùng tức giận. Pháp là một nền dân chủ pháp quyền, như phán quyết của tòa đã chứng minh. Nhưng không rõ liệu nền Cộng hòa thứ năm đầy chông gai của nước này có thể chống chọi nổi làn sóng phản đối chính trị không thể tránh khỏi trước cuộc bầu cử năm 2027 hay không. Continue reading “Sự sụp đổ của Marine Le Pen và trận chiến lớn đang đến gần”

Chính sách thương mại của Trump biểu hiện sự thiếu hiểu biết kinh tế

Nguồn: Jeffrey Sachs,  薩克斯:美貿易政策是無能表現 東亞應團結, CRNTT, 01/04/2025.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Gần đây, tại diễn đàn phụ “Phương hướng chính sách đối ngoại của Mỹ và tác động của nó đối với hợp tác châu Á-Thái Bình Dương” nằm trong hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) 2025, Jeffrey Sachs, nhà kinh tế học người Mỹ, giáo sư và giám đốc Trung tâm Phát triển Bền vững của Đại học Columbia, đã phát biểu rằng, chính sách thương mại của Trump là biểu hiện rõ ràng của sự thiếu năng lực. Sachs cho rằng Trung Quốc nên phớt lờ Mỹ, không nên hy vọng vào việc mở rộng thị trường Mỹ hay dựa vào thị trường Mỹ, mà nên mở rộng sang các thị trường khác. Đồng thời, chủ nghĩa đa phương phải được duy trì. Sachs nhấn mạnh, hệ thống thuế quan của Mỹ không có nghĩa toàn thế giới sẽ đánh mất lý trí và từ bỏ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hay hệ thống thương mại; chính sách thương mại của Mỹ cũng không nên dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang. Ông tin rằng Đông Á nên đoàn kết về mặt chính trị và kinh tế. Continue reading “Chính sách thương mại của Trump biểu hiện sự thiếu hiểu biết kinh tế”

06/04/1924: Khởi hành chuyến bay đầu tiên vòng quanh thế giới thành công

Nguồn: First successful around-the-world flight begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1924, tám phi công người Mỹ đã khởi hành từ Căn cứ Không quân Hải quân Sand Point ở Seattle trên bốn máy bay ném ngư lôi cải tiến của Hải quân, với hy vọng trở thành những người đầu tiên bay vòng quanh thế giới bằng đường hàng không – một nỗ lực từng được một số phi công người châu Âu thực hiện không thành công trong những năm trước đó. Sau 175 ngày (với tổng thời gian bay 371 giờ 11 phút) và một vài trục trặc trên đường đi, họ đã hoàn thành nhiệm vụ. Continue reading “06/04/1924: Khởi hành chuyến bay đầu tiên vòng quanh thế giới thành công”

Trung Quốc tìm đến láng giềng khi thuế quan của Trump sắp có hiệu lực

Nguồn: James Palmer, “China Looks to Neighbors as Trump Tariffs Loom”,  Foreign Policy, 01/04/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Bắc Kinh, Seoul và Tokyo đã nhất trí hợp tác chặt chẽ hơn trong thương mại tự do.

Tiêu điểm tuần này: Trung Quốc tìm cách củng cố quan hệ thương mại với Nhật Bản và Hàn Quốc trước nguy cơ Mỹ áp thuế đối ứng; Bắc Kinh gây sức ép lên tập đoàn Hồng Kông khi đồng ý thương vụ bán cảng ở kênh đào Panama; Bang Florida của Mỹ sa thải một giáo sư Trung Quốc theo “đạo luật năm 2023 về ảnh hưởng của nước ngoài”. Continue reading “Trung Quốc tìm đến láng giềng khi thuế quan của Trump sắp có hiệu lực”

05/04/1774: Benjamin Franklin viết “Thư ngỏ gửi đến Lord North”

Nguồn: Benjamin Franklin writes “An Open Letter to Lord North”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1774, từ quán cà phê Smyrna ở London, Benjamin Franklin đã viết một bức thư ngỏ gửi tới Thủ tướng Anh, Frederick North, hay Lord North. Lá thư sau đó đã được đăng trên tờ Public Advertiser, một tờ báo của Anh, vào ngày 15/04/1774.

Bức thư dí dỏm của Franklin gợi ý rằng người Anh nên áp đặt thiết quân luật lên các thuộc địa và chỉ định một “Phó vương của Nhà vua trên toàn Bắc Mỹ.” Franklin tiếp tục châm biếm rằng quyền lực tập trung như vậy đối với bọn “Yankee Doodles”(một cách gọi mỉa mai người Mỹ) – những người đã “thoái hóa đáng kể” so với tổ tiên người Anh của họ, “đến mức một người sinh ra ở Anh bằng hai mươi người Mỹ” – sẽ cho phép hoàng gia thu thuế, sau đó bán các thuộc địa và dân cư nghèo khổ của họ cho Tây Ban Nha. Continue reading “05/04/1774: Benjamin Franklin viết “Thư ngỏ gửi đến Lord North””

Việt Nam sẽ ứng phó thế nào với mức thuế quan gây sốc của Trump?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 2 tháng 4 năm 2025, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã công bố một loạt các mức thuế quan đối ứng toàn diện nhắm vào hơn 180 quốc gia, trong đó Việt Nam phải đối mặt với mức thuế suất cao 46%, có hiệu lực từ ngày 9 tháng 4. Thông báo này dựa trên mức thuế cơ sở 10% được áp dụng cho hầu hết các đối tác thương mại bắt đầu từ ngày 5 tháng 4, kèm mức thuế quan đối ứng bổ sung được điều chỉnh cho các quốc gia có thặng dư thương mại đáng kể với Mỹ. Đối với Việt Nam, mức thuế quan 46% này — nằm trong số các mức cao nhất— áp dụng cho hầu hết hàng hóa nhập vào Hoa Kỳ, một thị trường đã hấp thụ 142 tỷ đô la xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024, theo số liệu thống kê của Hoa Kỳ. Continue reading “Việt Nam sẽ ứng phó thế nào với mức thuế quan gây sốc của Trump?”

Thế giới hôm nay: 04/04/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thị trường Mỹ giảm mạnh nhất kể từ tháng 3 năm 2020 vào thứ Năm, ngày giao dịch đầy đủ đầu tiên sau khi tổng thống Donald Trump công bố loạt thuế quan quy mô lớn. Chỉ số S&P 500 mất gần 2.000 tỷ USD vốn hoá, giảm 5%, còn NASDAQ giảm gần 6%. Giá cổ phiếu của các công ty công nghệ, vốn phụ thuộc vào chuỗi cung ứng sản xuất ở nước ngoài, giảm mạnh: Apple và Meta đều giảm 9%; trong khi Nvidia giảm 8%.

Canada thông báo áp thuế trả đũa 25% lên ô tô nhập khẩu từ Mỹ. Các biện pháp này phần lớn phản ánh chính sách thuế mới của Mỹ đối với ô tô sản xuất ở nước ngoài – có hiệu lực từ thứ Năm – trừ những xe đáp ứng điều kiện của hiệp định thương mại Bắc Mỹ được ông Trump đàm phán trong nhiệm kỳ đầu. Canada, cùng với Mexico, không bị áp các mức thuế mới mà chính quyền Trump đặt ra hôm thứ Tư. Continue reading “Thế giới hôm nay: 04/04/2025”

Cuộc thương chiến “đẹp đẽ” của Donald Trump

Nguồn: Edward Luce, “Donald Trump’s beautiful trade war,” Financial Times, 03/04/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cái giá ngoại giao từ hàng rào thuế quan của Tổng thống Mỹ sẽ kéo dài.

Donald Trump từng nói rằng thuế quan là “từ đẹp đẽ nhất.” Sau khi thị trường đóng cửa vào thứ Tư ngày 02/04, ông đã tuyên bố vinh danh “ngày giải phóng” này. Đối với các đối tác thương mại của Mỹ, ngày 02/04 sẽ đánh dấu sự kết thúc của kỷ nguyên thương mại toàn cầu. Trump đã nâng thuế quan lên mức cao nhất kể từ Đạo luật Smoot-Hawley khét tiếng trong thời kỳ Đại Suy thoái. Đối với người tiêu dùng Mỹ, “ngày giải phóng” đồng nghĩa với việc giá cả sẽ tăng cao. Nhưng đối với Trump, đó là sự hiện thực hóa tham vọng cả đời của ông – tuyên chiến kinh tế với những kẻ “gian lận” và “cướp bóc” nước ngoài đã “vơ vét,” “xâm phạm,” “chiếm đoạt,” và “tàn phá” nước Mỹ suốt nhiều thập kỷ. Ngài Tổng thống, xin cho chúng tôi biết suy nghĩ thực sự của ông. Continue reading “Cuộc thương chiến “đẹp đẽ” của Donald Trump”

03/04/1882: Jesse James bị ám sát

Nguồn: Jesse James is murdered, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1882, một trong những tên tội phạm khét tiếng nhất nước Mỹ, Jesse James, đã bị bắn chết bởi một thành viên trong băng đảng của mình, Bob Ford, kẻ đã phản bội James để lấy tiền thưởng. Trong 16 năm, Jesse và anh trai Frank đã thực hiện hàng loạt các vụ cướp của giết người trên khắp vùng Trung Tây nước Mỹ. Các tạp chí trinh thám và tiểu thuyết giật gân đã tô hồng băng đảng James, biến chúng thành những Robin Hood huyền thoại, bị các chủ đất và chủ ngân hàng vô đạo đức thúc đẩy phạm tội. Trên thực tế, Jesse James là một kẻ giết người tàn nhẫn chỉ trộm cướp cho bản thân mình. Continue reading “03/04/1882: Jesse James bị ám sát”

Thế giới hôm nay: 03/04/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Donald Trump công bố thuế “đối ứng” lên hàng nhập khẩu từ các đối tác thương mại của Mỹ, cùng với mức thuế cơ bản tối thiểu 10%. Ông tuyên bố sẽ áp thuế 34% với Trung Quốc, 20% với Liên minh châu Âu, 24% với Nhật Bản, và nhiều nước khác. Những mức thuế này, bao gồm cả thuế cơ bản, được áp dụng bổ sung vào mức thuế 25% lên ô tô nhập khẩu, vốn sẽ có hiệu lực từ nửa đêm theo giờ địa phương.

Chính quyền quân sự Myanmar tuyên bố ngừng bắn tạm thời ngay lập tức với các nhóm phiến quân để hỗ trợ công tác cứu trợ sau trận động đất tuần trước. Liên minh các nhóm nổi dậy đã kêu gọi ngừng bắn ngay sau thảm họa, nhưng các tướng lĩnh cầm quyền vẫn tiếp tục không kích, khiến cộng đồng quốc tế bất bình. Giới chức cho biết lệnh tạm dừng sẽ kéo dài đến ngày 22 tháng 4. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/04/2025”

Châu Á đang mất cân bằng một cách nguy hiểm

Nguồn: Stephen M. Walt, “Asia Is Getting Dangerously Unbalanced,” Foreign Policy, 01/04/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chính quyền Trump tiếp tục xuất hiện khắp các mặt báo, nhưng câu chuyện thực sự đáng quan tâm có thể lại ở nơi khác.

Với tất cả sự hỗn loạn hiện đang nhấn chìm chính sách đối ngoại của Mỹ, rất dễ để người ta quên mất một số khía cạnh cơ bản hơn của chính trị toàn cầu. Tất cả chúng ta đều đang bị phân tâm bởi vụ Signalgate, đàm phán Nga-Ukraine, sự thù địch ngày càng rõ ràng của chính quyền Trump đối với châu Âu, một cuộc thương chiến đang rình rập, vết thương tự gây ra do quan hệ xấu đi giữa Mỹ và Canada, cũng như cuộc tấn công có hệ thống vào các thể chế dân chủ bên trong nước Mỹ. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc theo kịp tất cả những sự kiện này, thì bạn không đơn độc. Continue reading “Châu Á đang mất cân bằng một cách nguy hiểm”