15/02/2003: Biểu tình chống Chiến tranh Iraq

Nguồn: Millions protest against the Iraq War in coordinated day of action, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2003, hàng triệu người dân ở khắp 600 thành phố trên toàn thế giới đã xuống đường phản đối cuộc xâm lược Iraq sắp xảy ra. Tại thành phố New York, khoảng 200.000 người đã tập trung trong thời tiết lạnh giá âm 40C để diễu hành đến tòa nhà Liên Hiệp Quốc, nơi mà chưa đầy hai tuần trước, Ngoại trưởng Colin Powell đã tuyên bố sai rằng Iraq sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt. Tại châu Âu, đám đông còn lớn hơn: Khoảng 3 triệu người đã biểu tình ở Rome và 750.000 người ở London. Những nhà tổ chức chống chiến tranh cho biết các cuộc biểu tình trên toàn thế giới cùng nhau tạo thành làn sóng biểu tình hòa bình lớn nhất kể từ những cuộc biểu tình phản đối Chiến tranh Việt Nam. Continue reading “15/02/2003: Biểu tình chống Chiến tranh Iraq”

Án tử hình cho Dương Hằng Quân và vai trò của Bộ An ninh Nhà nước TQ

Nguồn: Hamish McDonald, “Yang Hengjun’s death sentence shows power of China’s secret service,” Nikkei Asia, 08/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bộ An ninh Nhà nước đã gửi thông điệp cảnh báo đến những nhà hoạt động dân chủ.

Với số lượng nhân viên ước tính khoảng 110.000 người, Bộ An ninh Nhà nước Trung Quốc (MSS) có lẽ là cơ quan tình báo lớn nhất thế giới, nhưng lại ít được người ngoài biết đến, và chắc chắn không có những truyền thuyết gián điệp nổi tiếng như các đối tác phương Tây của họ.

Khoảng 20 năm trước, Dương Hằng Quân (Yang Hengjun) đã bắt đầu thay đổi mọi chuyện bằng ba tập tiểu thuyết viết về những trận chiến ngầm giữa MSS và CIA, được thêm thắt các yếu tố tình dục, hỗn loạn, và tham nhũng ở cấp cao. Sách được xuất bản tại Hong Kong và Đài Loan, nhưng độc giả khắp Trung Quốc cũng rất háo hức đọc những bản sao lậu. Continue reading “Án tử hình cho Dương Hằng Quân và vai trò của Bộ An ninh Nhà nước TQ”

Thế giới hôm nay: 15/02/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Prabowo Subianto, cựu tướng 72 tuổi có một hồ sơ chính trị nhiều điều tiếng, đã tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Indonesia. Từ lâu được coi là ứng viên hàng đầu để kế nhiệm Joko Widodo, ông Prabowo vượt lên dẫn trước ngay khi những lá phiếu đầu tiên ở nền dân chủ lớn thứ ba thế giới được kiểm. Phát biểu tại một cuộc mít tinh ở Jakarta, ông hứa sẽ “bảo vệ” người dân Indonesia và lãnh đạo một chính phủ gồm những người “tốt nhất.” Các đối thủ của ông vẫn chưa thừa nhận thất bại.

Israel không kích Lebanon. Người phát ngôn của Lực lượng Phòng vệ Israel cho biết quân đội đã tiến hành một “lượt không kích rộng khắp” ở Lebanon sau khi một tên lửa bắn từ nước này rơi xuống thành phố Safed ở miền bắc Israel, khiến một phụ nữ thiệt mạng và những người khác bị thương. Hizbullah, lực lượng dân quân được Iran hậu thuẫn có trụ sở ở miền nam Lebanon, được cho là chịu trách nhiệm về vụ tấn công nhưng chưa nhận trách nhiệm. Continue reading “Thế giới hôm nay: 15/02/2024”

Tuổi tác chính là đối thủ lớn nhất của Joe Biden

Nguồn: David French, “Yes, Biden’s Age Matters,” New York Times, 11/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một trong những cuộc trò chuyện khó khăn nhất trong cuộc đời là khi chúng ta phải nói với cha mẹ hoặc người thân của mình rằng họ đã quá già và quá yếu để tiếp tục làm việc. Cho dù bệnh tật là về thể chất hay tinh thần, thường thì người thân của bạn sẽ là người cuối cùng nhận ra những khuyết điểm của mình, nên người ấy có thể hiểu nhầm sự quan tâm chân thành và đầy tôn trọng là sự công kích cá nhân.

Thật khó để tiến hành một cuộc trò chuyện như vậy dù trong riêng tư, chỉ có bạn bè và gia đình. Nhưng sẽ còn khó hơn nữa khi nó diễn ra trước công chúng và liên quan đến tổng thống Mỹ. Continue reading “Tuổi tác chính là đối thủ lớn nhất của Joe Biden”

Thế giới hôm nay: 14/02/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Lạm phát ở Mỹ vẫn ở mức 3,1% so với cùng kỳ trong tháng 1, cho thấy Cục Dự trữ Liên bang khó có thể bắt đầu hạ lãi suất vào tháng 5. Lạm phát cơ bản vẫn giữ nguyên ở mức 3,9% theo năm của tháng 12. Giới kinh tế nhìn chung dự đoán lạm phát sẽ giảm nhanh hơn: một cuộc thăm dò do Bloomberg thực hiện cho thấy lạm phát được dự đoán giảm xuống 2,9% trong tháng 1.

Estonia cảnh báo Nga đang chuẩn bị cho một cuộc chiến với NATO trong thập niên tới. Cơ quan tình báo nước này cho biết, Nga có ý định tăng gấp đôi số lượng quân đồn trú dọc biên giới với Phần Lan, Estonia và Latvia. Trong khi đó, có thông tin nổi lên là bộ nội vụ Nga đang tiến tới cáo buộc hình sự đối với Kaja Kallas, thủ tướng Estonia, sau khi bà thúc đẩy việc dỡ bỏ các tượng đài thời Xô Viết. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/02/2024”

Tại sao Trump đang định hình thế giới dù bầu cử tổng thống Mỹ chưa diễn ra?

Nguồn: Graham Allison, “Trump Is Already Reshaping Geopolitics,” Foreign Affairs, 16/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các đồng minh và đối thủ của Mỹ đang ứng phó với cơ hội trở lại của Trump như thế nào?

Trong thập niên trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Alan Greenspan gần như đã trở thành một vị thần ở Washington. Như câu nói nổi tiếng của Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain, Đảng viên Cộng hòa đại diện bang Arizona, “Ông ấy sống hay chết cũng không thành vấn đề. Nếu ông ấy chết, chỉ cần đỡ ông ấy dậy rồi đeo kính đen cho ông ấy thôi.” Continue reading “Tại sao Trump đang định hình thế giới dù bầu cử tổng thống Mỹ chưa diễn ra?”

13/02/1945: Quân Đồng minh ném bom Dresden

Nguồn: Firebombing of Dresden, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, lúc trời sẩm tối, quân Đồng minh đã tiến hành một đợt ném bom nhắm vào thành phố Dresden của Đức, biến “Florence bên sông Elbe” thành đống đổ nát và lấy đi mạng sống của khoảng 25.000 người. Dù đã gây tàn phá kinh hoàng, nhưng về mặt chiến lược thì cuộc tấn công này được cho là đạt được rất ít, vì Đức lúc đó đã sắp sửa đầu hàng. Continue reading “13/02/1945: Quân Đồng minh ném bom Dresden”

Mục tiêu tiếp theo của Houthi có thể là các tuyến cáp ngầm dưới nước

Nguồn: Keith Johnson, “The Houthis’ Next Target May Be Underwater,” Foreign Policy, 07/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nếu các tuyến cáp ngầm dưới biển bị cắt hoặc bị hỏng, liên lạc dữ liệu và tài chính giữa châu Âu và châu Á có thể bị gián đoạn.

Trong bối cảnh chiến dịch kéo dài 12 tuần của phiến quân Houthi do Iran hậu thuẫn ở Yemen, nhằm phá vỡ hành lang vận chuyển quan trọng của Biển Đỏ, một mối lo ngại mới đang xuất hiện: đó là lực lượng Houthi có thể nhắm mục tiêu vào các tuyến cáp ngầm mang theo gần như toàn bộ dữ liệu và giao dịch tài chính giữa châu Âu và châu Á. Continue reading “Mục tiêu tiếp theo của Houthi có thể là các tuyến cáp ngầm dưới nước”

Thế giới hôm nay: 13/02/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Philippe Lazzarini, người đứng đầu UNRWA, cơ quan của Liên Hợp Quốc phụ trách người tị nạn Palestine, cho biết có “cảm giác hoảng loạn sâu sắc” ở Rafah, một thành phố miền nam Gaza, trước một cuộc xâm lược trên bộ của quân đội Israel. Được biết có khoảng 1,4 triệu người đang trú ẩn tại đây, trong đó có nhiều người sơ tán từ những vùng khác của dải đất. Trước đó, lực lượng vũ trang Israel cho biết họ đã tấn công vào Rafah; và các quan chức y tế địa phương thông báo có ít nhất 67 người thiệt mạng. Trong lúc tiến công, Israel cũng giải thoát hai con tin bị Hamas bắt giữ từ tháng 10.

Cổ phiếu của Diamondback Energy, một công ty dầu khí có trụ sở tại Texas, đã tăng mạnh sau khi tuyên bố sẽ mua lại Endeavour Energy Resources, một công ty sản xuất dầu đá phiến tư nhân. Cú bắt tay trị giá 26 tỷ USD này là thương vụ mới nhất trong một loạt vụ sáp nhập quy mô lớn của ngành dầu đá phiến. Hồi tháng 10, ExxonMobil đã cho biết họ sẽ mua lại Pioneer Natural Resources, một nhà sản xuất dầu khác, với giá 59,5 tỷ USD. Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/02/2024”

Indonesia bầu tổng thống và triển vọng u ám của nền dân chủ

Nguồn: Gordon LaForge, “The World’s Third-Largest Democracy Is Backsliding,” New York Times, 12/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự chuyển mình của Indonesia thành một nền dân chủ ổn định trong một phần tư thế kỷ qua là một điều vừa khó tin, vừa đáng chú ý.

Năm 1998, nước này đang trên bờ vực sụp đổ do cuộc khủng hoảng tài chính tàn khốc và các cuộc biểu tình lật đổ chế độ độc tài Suharto tàn bạo và tham nhũng vốn đã tồn tại 32 năm. Bạo lực sắc tộc và tôn giáo trên khắp quần đảo rộng lớn đã làm dấy lên mối lo ngại về khả năng Balkan hóa hoặc một cuộc đàn áp quân sự. Continue reading “Indonesia bầu tổng thống và triển vọng u ám của nền dân chủ”

Thân Công Tài: “Lưỡng quốc khách nhân” trên biên giới Việt – Trung

Tác giả: Ngân An

Sinh năm 1620, tại xã Như Thiết, huyện Yên Dũng, phủ Lạng Giang, xứ Kinh Bắc (nay là xã Hồng Thái, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang), Hán Quận công Thân Công Tài được nhân dân hai bên biên giới Việt – Trung suy tôn là “Lưỡng quốc khách nhân”, là vị phúc thần có công gây dựng nên hoạt động giao thương buôn bán trên biên giới xứ Lạng. Một đời mẫn tiệp, giữ mình thanh liêm và hết lòng vì việc dân, vận nước, tư tưởng giao thương quốc tế và tư tưởng đô thị hóa từ rất sớm của ông vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay. Continue reading “Thân Công Tài: “Lưỡng quốc khách nhân” trên biên giới Việt – Trung”

Thế giới hôm nay: 12/02/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Binyamin Netanyahu cam kết sẽ có “hành lang an toàn” cho dân thường trước cuộc tấn công của quân Israel vào Rafah ở miền nam dải Gaza. Thủ tướng Israel mô tả thành phố này là “pháo đài cuối cùng” của Hamas và tuyên bố “chiến thắng nằm trong tầm tay.” Hôm thứ Bảy, quân đội Israel cho biết họ đã tìm thấy một đường hầm Hamas dưới trụ sở của một cơ quan Liên Hợp Quốc ở Gaza. UNRWA, cơ quan hỗ trợ người tị nạn Palestine, cho biết họ đã không dùng khu nhà này kể từ tháng 10 và không biết về hoạt động ở đó. Một số nhân viên của UNRWA bị cáo buộc có liên quan đến vụ tấn công của Hamas vào Israel ngày 7 tháng 10. Continue reading “Thế giới hôm nay: 12/02/2024”

Hàm ý đằng sau những hành động khiêu khích của Triều Tiên

Nguồn: Sue Mi Terry, “The Dangers of Overreacting to North Korea’s Provocations,” Foreign Affairs, 30/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những động thái mới nhất của Kim Jong Un thực sự có ý nghĩa gì?

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un lại một lần nữa làm gia tăng căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên. Mỗi tuần đều có thêm tin tức mới về các vụ thử tên lửa, trong lúc kho vũ khí hủy diệt hàng loạt của Bình Nhưỡng ngày càng mở rộng về chất lượng và số lượng. Cùng lúc đó, Kim lại có những lời đe dọa chiến tranh mới với Hàn Quốc. Phủ nhận quan hệ họ hàng giữa hai nước, giờ đây, ông gọi nước láng giềng của mình là kẻ thù. Continue reading “Hàm ý đằng sau những hành động khiêu khích của Triều Tiên”

11/02/1916: Nhà hoạt động nữ quyền Emma Goldman bị bắt

Nguồn: Women’s rights activist Emma Goldman is arrested, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, Emma Goldman, một nhà đấu tranh cho quyền phụ nữ và công lý xã hội, đã bị bắt ở New York vì diễn thuyết và phân phát tài liệu về kiểm soát sinh sản. Bà bị cáo buộc vi phạm Đạo luật Comstock năm 1873, vốn cấm phân phát dụng cụ và thông tin về kiểm soát sinh sản qua đường bưu điện hoặc vượt qua ranh giới tiểu bang. Bên cạnh việc ủng hộ quyền sinh sản của phụ nữ, Goldman, người sau đó bị kết tội và giam giữ, còn là người đi đầu trong nhiều phong trào và tư tưởng, bao gồm chủ nghĩa vô chính phủ, tự do ngôn luận, và vô thần. Được đặt biệt danh là “Emma Đỏ,” Goldman với những tư tưởng cấp tiến đã bị bắt nhiều lần vì các hoạt động xã hội của mình. Continue reading “11/02/1916: Nhà hoạt động nữ quyền Emma Goldman bị bắt”

Đại Việt rối ren dưới thời ‘Quỷ vương’ Lê Uy Mục

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Ngày 18 tháng Chạp năm Thái Trinh thứ nhất [22/1/1505], Trung quân đô đốc phủ tả đô đốc Bình Sơn hầu Lê Quảng Độ, Tông nhân lệnh Tự ân sứ Lê Năng Nhượng cùng các Công, Hầu, Bá, Phò mã, Đô uý, các quan năm phủ, sáu bộ, Ngự sử đài, Đông các, Hàn lâm, Lục tự, Lục khoa, Đề hình các quan 13 đạo, đến điện Hương Minh đón con thứ hai của Hiến Tông là Tuấn lên ngôi Hoàng đế. Đại xá, đổi niên hiệu lấy năm sau là năm Đoan Khánh thứ nhất. Continue reading “Đại Việt rối ren dưới thời ‘Quỷ vương’ Lê Uy Mục”

10/02/1970: Tuyết lở làm 42 người thiệt mạng ở Val d’Isere, Pháp

Nguồn: Avalanche buries skiers in France, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, một trận tuyết lở kinh hoàng đã đổ xuống khu nghỉ dưỡng trượt tuyết Val d’Isere, Pháp, cướp đi sinh mạng của 42 người, chủ yếu là những người trượt tuyết trẻ tuổi. Đây là thảm họa tuyết lở nghiêm trọng nhất trong lịch sử nước Pháp.

Khu nghỉ dưỡng ở Val d’Isere được điều hành bởi một tổ chức thanh niên phi lợi nhuận và đã thu hút nhiều người đam mê trượt tuyết trẻ tuổi. Vào sáng ngày 10/02, trong lúc mọi người đang ăn sáng trong một căn phòng lớn hướng ra ngọn núi thì bất ngờ một tiếng nổ lớn vang lên và khoảng 76.500 mét khối tuyết từ trên núi đổ ập xuống. Ba nhân viên bảo trì đường trượt đang ở trên sườn đồi đã bị tuyết cuốn đi và cuối cùng thiệt mạng. Continue reading “10/02/1970: Tuyết lở làm 42 người thiệt mạng ở Val d’Isere, Pháp”

Chuyển động Quốc Phòng (2/2 – 8/2/2024)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Continue reading “Chuyển động Quốc Phòng (2/2 – 8/2/2024)”

Thế giới hôm nay: 09/02/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Volodymyr Zelensky tuyên bố tổng tư lệnh của quân đội Ukraine, Valery Zaluzhny, sẽ rời khỏi chức vụ. Vị tướng này là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất đất nước, nhưng đã nhiều lần bất đồng với tổng thống về cách tiến hành chiến tranh. Ông Zelensky cho biết đã yêu cầu ông Zaluzhny tiếp tục là “một phần của đội ngũ.” Bộ trưởng quốc phòng Rustem Umerov cho biết giới lãnh đạo quân sự của Ukraine cần phải được thay máu. Oleksandr Syrskyi, chỉ huy lục quân Ukraine, đã lên thay ông Zaluzhny.

Pakistan bắt đầu kiểm phiếu trong cuộc tổng tuyển cử. Cho đến nay có ít nhất 9 người thiệt mạng trong các cuộc tấn công của phiến quân; và chính quyền đã đình chỉ các dịch vụ điện thoại di động với lý do ” gia tăng các vụ khủng bố gần đây.” Hôm thứ Tư, hai vụ đánh bom gần các văn phòng bầu cử ở Balochistan đã giết chết ít nhất 30 người. Nhà nước Hồi giáo sau đó nhận trách nhiệm. Các nhóm chiến binh khác cũng đã tiến hành các vụ tấn công trong những tháng gần đây. Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/02/2024”

Hành trình Trung Quốc trở thành siêu cường chế tạo duy nhất của thế giới

Nguồn: Richard Baldwin, “China is the world’s sole manufacturing superpower: A line sketch of the rise,” CEPR, 17/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ là siêu cường quân sự duy nhất của thế giới. Chi tiêu cho quân sự của họ nhiều hơn mười quốc gia chi tiêu cao nhất tiếp theo cộng lại. Trong khi đó, Trung Quốc là siêu cường chế tạo duy nhất của thế giới. Sản lượng của họ vượt quá sản lượng của chín nhà chế tạo lớn nhất tiếp theo cộng lại. Bài viết này sử dụng bản cập nhật năm 2023 của cơ sở dữ liệu TiVA của OECD, mới được công bố gần đây, để tạo ra 8 biểu đồ ghi lại hành trình trở thành siêu cường chế tạo của Trung Quốc và tác động khổng lồ từ sự thống trị của nước này lên chuỗi cung ứng toàn cầu. Continue reading “Hành trình Trung Quốc trở thành siêu cường chế tạo duy nhất của thế giới”

08/02/1725: Peter Đại đế qua đời

Nguồn: Peter the Great dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1725, Peter Đại đế, Hoàng đế nước Nga, đã qua đời và vợ ông, Catherine I, lên kế vị.

Triều đại của Peter, người trở thành sa hoàng duy nhất của nước Nga vào năm 1696, được đặc trưng bởi một loạt các cải cách quân sự, chính trị, kinh tế, và văn hóa sâu rộng dựa trên các mô hình Tây Âu. Continue reading “08/02/1725: Peter Đại đế qua đời”