Thomas Malthus – Cha đẻ của Thuyết dân số

Malthus

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 7/6/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Bài liên quan: Từ Adam Smith tới Marx: Sự thăng trầm của kinh tế học cổ điển

Thomas Malthus là nhà kinh tế người Anh nổi tiếng. Học thuyết về sự tăng trưởng dân số của ông có tầm ảnh hưởng to lớn.

Thomas Robert Malthus sinh tháng 2 năm 1766 gần Guildford, Surrey. Cha ông là một người giàu có nhưng khá khác thường và cho con được giáo dục tại gia. Malthus theo học tại Đại học Cambridge và đạt được bằng thạc sỹ vào năm 1791. Năm 1793, ông trở thành giảng viên của trường Đại học Jesus, Cambridge. Năm 1805, Malthus là giáo sư sử học và kinh tế chính trị học (giảng viên đầu tiên của bộ môn này) tại trường East India Company tại Haileybury, Hertfordshire tới tận lúc qua đời. Continue reading “Thomas Malthus – Cha đẻ của Thuyết dân số”

Một góc nhìn khác về Lý Quang Diệu

mr-lee-kuan-yew

Nguồn: Jerome Cohen, “Glimpses of Lee Kuan Yew”,  East Asia Forum, 25/05/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hiếm có một nhà lãnh đạo châu Á vĩ đại nào mà sự ra đi lại nhận được nhiều sự trân trọng của phương Tây như ông Lý Quang Diệu. Con số các lời ca ngợi dành cho người đã lãnh đạo Singapore trở thành một quốc gia thành công và có tầm ảnh hưởng là rất lớn.

Bất chấp sự khác biệt rất lớn về quy mô và văn hóa chính trị – pháp luật giữa Singapore và Trung Quốc đại lục, nhiều nhà quan sát đã nhấn mạnh sức thu hút đầy quyễn rũ mà “mô hình Singapore” đã tạo ra đối với các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, những người đang tìm kiếm một công thức giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế phi thường của Trung Quốc mà không phải hy sinh quyền kiểm soát mang tính chuyên quyền của Đảng Cộng sản. Continue reading “Một góc nhìn khác về Lý Quang Diệu”

07/06/1893: Gandhi lần đầu tiến hành bất tuân dân sự

young-gandhi_2683415b

Nguồn:Gandhi’s first act of civil disobedience,” History.com (truy cập ngày 06/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 7 tháng 6 năm 1893, trong một sự kiện có ảnh hưởng đáng kể tới người dân Ấn Độ sau này, Mohandas K. Gandhi, một luật sư trẻ người Ấn Độ đang làm việc ở Nam Phi, đã từ chối tuân thủ các quy định mang tính phân biệt chủng tộc trên một chuyến tàu ở Nam Phi, sau đó bị đuổi khỏi tàu ở thành phố Pietermaritzburg.

Sinh ra ở Ấn Độ nhưng theo học tại Anh, đầu năm 1893, Gandhi đến Nam Phi để hành nghề luật theo hợp đồng kéo dài một năm. Cư trú ở Natal, ông phải chịu sự phân biệt chủng tộc và những quy định pháp luật của Nam Phi hạn chế quyền lợi của người lao động Ấn Độ. Sau này nhớ lại, Gandhi đã gọi thời khắc mà ông bị buộc phải rời khỏi toa xe lửa hạng nhất và sau đó bị ném ra khỏi chuyến tàu hôm mùng 7 tháng 6 là thời khắc quyết định của ông. Từ đó trở đi, ông quyết tâm chống lại sự bất công và bảo vệ những quyền lợi của mình trong vai trò một người Ấn Độ nói riêng và một con người nói chung. Continue reading “07/06/1893: Gandhi lần đầu tiến hành bất tuân dân sự”

Jean Moulin – Người anh hùng chống Đức của Pháp

jeanmoulin

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 6/6/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Jean Moulin (1899-1943) là anh hùng trong cuộc Kháng chiến của người Pháp trong Thế chiến thứ hai. Ông là người đã hợp nhất những phong trào tự phát rải rác chống lại sự chiếm đóng của Đức.

Jean Moulin sinh ngày 20 tháng 6 năm 1899 tại Beziers, miền tây nam nước Pháp, là con trai của một giáo sư sử học. Năm 1918 ông ghi danh vào quân đội nhưng chưa bao giờ tham gia chiến đấu. Sau Thế chiến thứ nhất, Moulin làm việc trong lĩnh vực hành chính và nhanh chóng thăng tiến thành tỉnh trưởng (tức trưởng vùng hành chính) của Chartres – là người trẻ nhất giữ chức vụ này của Pháp. Continue reading “Jean Moulin – Người anh hùng chống Đức của Pháp”

Sự trỗi dậy không thể cưỡng lại của đồng Nhân dân tệ

Renmimbi_640x3601

Nguồn: Lee Jong-Wha, “The Irresistible Rise of the Renminbi,” Project Syndicate, 20/05/2015.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đến cuối năm nay, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sẽ quyết định liệu đồng nhân dân tệ của Trung Quốc có cùng với đồng euro, yên Nhật, bảng Anh, và đô la Mỹ tham gia vào rổ tiền tệ để quyết định giá trị tài sản dự trữ quốc tế của mình, hay còn gọi là Quyền rút vốn đặc biệt (SDR), hay không. Trung Quốc đang thúc ép việc đưa đồng nhân dân tệ tham gia rổ tiền tệ này. Liệu nó có được chấp nhận?

IMF tạo ra SDR vào năm 1969 để bổ sung cho những đồng tiền dự trữ hiện có lúc đó, qua đó cung cấp thanh khoản bổ sung cho hệ thống tài chính toàn cầu. Hiện nay, vai trò của SDR phần lớn vẫn nằm trong giới hạn hoạt động của IMF; phần đóng góp của nó tại các thị trường tài chính toàn cầu và dự trữ quốc tế của các ngân hàng trung ương là không đáng kể. Continue reading “Sự trỗi dậy không thể cưỡng lại của đồng Nhân dân tệ”

06/06/1944: D-Day – Quân Đồng minh đổ bộ vào Normandie

140605123850-d-day-normandy-1-story-top

Nguồn:D-Day,” History.com (truy cập ngày 05/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Mặc dù từ “D-Day” thường được dùng như một biệt ngữ quân sự để chỉ ngày một chiến dịch hay sự kiện diễn ra, đối với nhiều người, nó cũng đồng nghĩa với ngày mùng 6 tháng 6 năm 1944, ngày quân đội Đồng Minh vượt qua eo biển Manche và đổ bộ lên bãi biển Normandie, Pháp, bắt đầu giải phóng Tây Âu khỏi sự kiểm soát của Đức Quốc xã trong Thế chiến II. Trong vòng ba tháng, miền Bắc của nước Pháp đã được giải phóng và lực lượng Đồng Minh chuẩn bị tiến vào Đức, nơi họ nhập cùng đoàn quân của Liên Xô đến từ phía Đông.

Với việc quân đội của Hitler kiểm soát hầu như toàn bộ châu Âu lục địa, các nước Đồng Minh hiểu rằng việc đổ bộ thành công lên châu lục này là trọng tâm để giành chiến thắng. Hitler cũng hiểu rõ điều đó, và đã dự kiến một cuộc tấn công vào phía Tây Bắc châu Âu vào mùa xuân năm 1944. Hitler hi vọng đẩy lùi quân Đồng Minh khỏi bờ biển với một cuộc phản công mạnh mẽ giúp trì hoãn những nỗ lực tấn công của quân đội Đồng Minh trong tương lai, cho Hitler dành thời gian tập trung lực lượng để đánh bại Liên Xô ở phía Đông. Hitler tin rằng một khi điều đó được hoàn thành thì chiến thắng cuối cùng sẽ thuộc về tay mình. Continue reading “06/06/1944: D-Day – Quân Đồng minh đổ bộ vào Normandie”

Bernard Montgomery – Thống chế quân đội Anh

107

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 4/6/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Montgomery là vị tướng người Anh nổi tiếng nhất trong Thế chiến thứ hai, được biết đến với chiến thắng trong trận El Alamein tháng 11/1942. Biệt danh của ông là ‘Monty’.

Bernard Law Montgomery sinh ngày 17 tháng 11 năm 1887 tại London. Ông theo học tại trường Thánh Paul và Học viện quân sự Hoàng gia tại Sandhurst, và nhập ngũ vào Trung đoàn Hoàng gia Warwickshire năm 1908. Ông bị thương nặng đầu Thế chiến thứ hai, do đó thời gian còn lại của cuộc chiến ông làm việc tại văn phòng.

Những năm giữa hai cuộc chiến, ông hành quân đến Ấn Độ, Ai Cập và Palestine. Tháng 4/1939, ông được bổ nhiệm làm chỉ huy Sư đoàn thứ ba thuộc Lực lượng Viễn chinh Anh tham các giao tranh trước Trận chiến nước Pháp tháng 6/1940.[1] Continue reading “Bernard Montgomery – Thống chế quân đội Anh”

Giải trừ quân bị (Disarmament)

Tác giả: Nguyễn Hồng Bảo Thi

Giải trừ quân bị là việc cắt giảm, hạn chế hoặc xoá bỏ vũ khí. Cần phân biệt khái niệm giải trừ quân bị (disarmament) với khái niệm “kiểm soát vũ khí” (arms control). Kiểm soát vũ khí chủ yếu liên quan tới việc kiềm chế sự phát triển về số lượng của các loại vũ khí chứ không nhất thiết bao gồm việc cắt giảm hoặc xóa bỏ các loại vũ khí mà một quốc gia sở hữu. Việc giải trừ quân bị chủ yếu dựa trên nhận định cho rằng bản thân các loại vũ khí cũng là một nguồn dẫn tới các loại xung đột.

Giải trừ quân bị thường áp dụng cho các quốc gia quân sự, hay nói cách khác là các quốc gia có tiềm năng quân sự mạnh với đa dạng các loại hình vũ khí. Việc giải trừ quân bị thường diễn ra theo nhiều cách khác nhau. Continue reading “Giải trừ quân bị (Disarmament)”

05/06/1933: Mỹ từ bỏ bản vị vàng

Nguồn:FDR takes United States off gold standard,” History.com (truy cập ngày 04/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 5 tháng 6 năm 1933, Mỹ ngừng áp dụng chế độ bản vị vàng, một hệ thống tiền tệ mà trong đó tiền tệ được bảo đảm bằng vàng, khi Quốc hội ban hành một nghị quyết chung vô hiệu hóa quyền yêu cầu thanh toán bằng vàng của chủ nợ. Hoa Kỳ đã áp dụng chế độ bản vị vàng từ năm 1879, ngoại trừ một lệnh cấm xuất khẩu vàng trong Thế chiến thứ nhất, nhưng sự thất bại của hệ thống ngân hàng trong thời kỳ Đại Suy thoái những năm 1930 đã khiến công chúng lo sợ và tích trữ vàng, khiến chính sách này không thể đứng vững.

Ít lâu sau khi nhậm chức vào tháng 3 năm 1933, Roosevelt đã tuyên bố tạm ngừng hoạt động các ngân hàng trên toàn quốc để ngăn chặn một cuộc rút tiền gửi đột biến từ những khách hàng thiếu niềm tin vào nền kinh tế. Ông cũng cấm các ngân hàng trả bằng vàng hay xuất khẩu nó. Theo lý thuyết kinh tế của Keynes, một trong những cách tốt nhất để chống lại một cuộc suy thoái kinh tế là tăng cung tiền. Và nếu tăng lượng vàng mà Cục Dự trữ Liên bang nắm giữ thì nó sẽ có khả năng tăng cung tiền cao hơn. Khi phải đối mặt với những áp lực tương tự, Vương quốc Anh đã từ bỏ bản vị vàng trong năm 1931, và Roosevelt đã lưu ý điều đó. Continue reading “05/06/1933: Mỹ từ bỏ bản vị vàng”

Sự quá độ sau đảo chính gian nan của Thái Lan

140523152934-thai-coup-1-horizontal-gallery

Nguồn: Thitinan Pongsudhirak, “Thailand’s Stunted Transition“, Project Syndicate, 21/05/2015.

Biên dịch: Đinh Nguyễn Lan Hương | Hiệu đính: Phạm Thị Thoa

Tròn một năm sau cuộc đảo chính quân sự lần thứ 12 trong vòng 83 năm Thái Lan theo chính thể quân chủ lập hiến, trong khi phiên tòa gây tranh cãi về tội lơ là trách nhiệm của cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra đang diễn ra, tương lai của đất nước này đang đứng trước nguy cơ bất ổn nghiêm trọng. Trong những tháng tới, tồn tại song song với tình trạng yên tĩnh do quân đội áp đặt sẽ là nỗi lo lắng đang gia tăng trên khắp đất nước về điều gì sẽ xảy ra sau khi thời kỳ trị vì kéo dài gần 7 thập niên của Quốc vương Bhumibol Adulyadej chấm dứt. Liệu sự thỏa hiệp và dàn xếp giữa các bên – điều rất hiếm xảy ra trong những năm gần đây – có cho phép Thái Lan định hình lại trật tự  chính trị đầy tranh cãi, hiện được tạo dựng trên nền tảng là chế độ quân chủ tập trung và với sự lãnh đạo của tầng lớp tinh hoa, nhằm phản ánh rõ nét hơn các nguyên tắc của nền dân chủ dựa trên bầu cử? Continue reading “Sự quá độ sau đảo chính gian nan của Thái Lan”

Vladimir Lenin – Người lập nên Liên bang Xô Viết

leader-vladimir-head-lenin.si

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 4/6/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Lenin là một trong những chính trị gia và nhà tư tưởng cách mạng hàng đầu của thế kỷ 20. Ông chính là người lên kế hoạch cho sự tiếp quản quyền lực của người Bolshevik ở Nga năm 1917, đồng thời là kiến trúc sư và người đứng đầu Liên bang Xô Viết.

Vladimir Ilich Ulyanov sinh ngày 22 tháng 4 năm 1870 trong một gia đình gia giáo tại Simbirsk nơi có dòng sông Volga chảy qua. Ông có thành tích học tập xuất sắc và theo ngành luật. Ở Đại học, ông bộc lộ tư duy cấp tiến, và vụ việc anh trai ông bị hành quyết do tham gia vào một nhóm cách mạng cũng ảnh hưởng đến cách suy nghĩ của ông. Continue reading “Vladimir Lenin – Người lập nên Liên bang Xô Viết”

Sự trở lại của vấn đề Balkan

640px-Sarajevo_martyrs_memorial_cemetery_2009_2

Nguồn: Dominique Moisi, “The Return of the Balkan Question,” Project Syndicate, 22/05/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

“Chúng ta phải châu Âu hóa Balkan (tức bán đảo Ban-căng – NBT), để tránh việc Balkan hóa châu Âu.” Tôi đã viết những lời đó cùng với nhà khoa học chính trị người Pháp Jacques Rupnik vào năm 1991, ngay khi chiến tranh vừa nổ ra giữa các quốc gia kế thừa của Nam Tư. Cuộc chiến đó đã kéo dài đến cuối thập niên, lấy đi hàng ngàn sinh mạng, và hai lần yêu cầu sự can thiệp của NATO (ở Bosnia vào năm 1995 và Serbia vào năm 1999).

Gần một phần tư thế kỷ sau, các nước Balkan vẫn tiếp tục là mối đe dọa đối với hòa bình châu Âu, giống như vào đêm trước Thế chiến I và sau khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt, lúc sự sụp đổ của Nam Tư không chỉ dẫn đến cuộc chiến tranh đầu tiên của châu Âu kể từ năm 1945, mà còn là sự trở lại của nạn diệt chủng. Continue reading “Sự trở lại của vấn đề Balkan”

04/06/1989: Trung Quốc đàn áp biểu tình Thiên An Môn

Nguồn:Crackdown at Tiananmen begins,” History.com (truy cập ngày 03/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Khi các cuộc biểu tình kêu gọi cải cách dân chủ ở Trung Quốc diễn ra đến tuần thứ bảy, chính phủ Trung Quốc đã điều động binh lính và xe tăng để giành lại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh bằng mọi giá. Đến đêm trước ngày mùng 4 tháng 6, quân đội Trung Quốc đã buộc phải tiến vào dọn sạch quảng trường, làm chết hàng trăm và bắt giữ hàng ngàn người biểu tình và những người bị tình nghi là bất đồng chính kiến. Continue reading “04/06/1989: Trung Quốc đàn áp biểu tình Thiên An Môn”

Triển vọng xây dựng lực lượng tuần tra chung trên biển Đông

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Đầu tháng 3, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Đô đốc Robert Thomas phát biểu tại triển lãm quốc tế Langkawi rằng các nước Đông Nam Á nên tăng cường phối hợp với nhau liên quan tới các vấn đề an ninh biển mà vẫn đảm bảo tôn trọng chủ quyền biển của nhau. Ông cũng nói rằng “nếu các nước ASEAN dẫn đầu trong một nỗ lực như vậy, Hạm đội 7 sẽ sẵn sàng hỗ trợ”.

Mỹ không phải là cường quốc duy nhất ủng hộ các hoạt động tuần tra đa phương cùng một lực lượng hải quân chung tại Biển Đông. Nhật Bản gần đây cũng đã để ngỏ khả năng tham gia vào các hoạt động tuần tra chung trên không với Mỹ tại Biển Đông. Khuôn khổ hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật mới cũng đã cho phép Tokyo hỗ trợ Washington tại những điểm nóng toàn cầu dưới danh nghĩa phòng vệ tập thể. Ngoài Nhật Bản, Ấn Độ cũng đang là đối tác chiến lược của Việt Nam và cũng đang thúc đẩy chính sách hướng Đông. Đây chính là yếu tố bên ngoài thuận lợi, giúp tạo dựng một dạng “liên minh bên trong liên minh” vốn là sự tập hợp của các quốc gia có cùng lợi ích. Continue reading “Triển vọng xây dựng lực lượng tuần tra chung trên biển Đông”

Ludendorff – Chiến lược gia cực hữu của đế quốc Đức

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 3/6/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Ludendorff (1865-1937) là một chiến lược gia quân sự tài năng. Những chiến tích của ông thời kỳ đầu Thế chiến thứ nhất bị lu mờ bởi sự bại trận của Đức và những hoạt động chính trị ủng hộ Đức Quốc xã của ông thời kỳ hậu chiến.

Erich Ludendorff sinh ngày 9 tháng 4 năm 1865 gần Posen, Vương quốc Phổ (nay là Poznan, Ba Lan). Ông gia nhập quân đội ở tuổi 18, và năm 1894 được bổ nhiệm vào Bộ tổng tham mưu Đức. Tại đây ông giúp khôi phục lại Kế hoạch Schileffen (kế hoạch chiến lược đánh thắng Pháp năm 1905, được đặt theo tên Thống chế Schileffen – ND), đồng thời ông còn vận động mở rộng quân đội trước viễn cảnh chiến tranh đang tới gần. Continue reading “Ludendorff – Chiến lược gia cực hữu của đế quốc Đức”

Khảo sát về chủ nghĩa xã hội kiểu Thụy Điển (P2)

EMEA-Stockholm

Tác giả: Ngô Giang (Trung Quốc) | Biên dịch và chú thích: Nguyễn Hải Hoành

Bài liên quan: Khảo sát về chủ nghĩa xã hội kiểu Thụy Điển (P1)

Khái quát vài nét về “chủ nghĩa xã hội dân chủ” Thụy Điển

Dưới ảnh hưởng tuyên truyền của Liên Xô, lâu nay chúng ta có thành kiến rất sâu sắc về phong trào chủ nghĩa xã hội dân chủ Tây Âu. Thực ra, cho tới ngày Liên Xô biến mất, người Liên Xô chưa bao giờ giới thiệu cho chúng ta biết một cách khách quan, trung thực về tình hình thực sự của phong trào xã hội dân chủ Tây Âu (kể cả mối quan hệ giữa các đảng cộng sản với các đảng xã hội dân chủ), không phải là “phủ định nhiều, khẳng định ít”, mà là phủ định toàn bộ. Trước hết, tôi muốn nói một điều: thật ra phong trào xã hội dân chủ Tây Âu đã phức tạp lại đa dạng, tình hình các nước không hoàn toàn giống nhau. Thụy Điển không ở vào vùng đất “trái tim” của thế giới tư bản, mà chỉ là “tứ chi” thôi (“trái tim” và “tứ chi” là cách nói của Mác), cách khá xa vùng trung tâm giành giật của các thế lực tư bản cường quyền, do đó cuộc cải cách xã hội của Thụy Điển có thể tiến hành tương đối tự chủ mà không, hoặc ít chịu sự can thiệp và ảnh hưởng của các thế lực ngoại quốc. Continue reading “Khảo sát về chủ nghĩa xã hội kiểu Thụy Điển (P2)”

03/06/1940: Thế chiến II – Đức ném bom Paris

article-2417335-1BC1D281000005DC-652_964x654

Nguồn:Germans bomb Paris,” History.com (truy cập ngày 02/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 3 tháng 6 năm 1940, không quân Đức đã ném bom Paris, giết chết 254 người, hầu hết trong số đó là thường dân.

Với quyết tâm phá hoại nền kinh tế và quân sự Pháp, đồng thời làm suy giảm dân số và trong ngắn hạn là làm tê liệt tinh thần của người dân Paris cũng như khả năng Pháp ủng hộ các quốc gia khác đang bị Đức chiếm đóng, người Đức đã tổ chức ném bom thủ đô của nước Pháp mà không để tâm đến thực tế là hầu hết các nạn nhân đều là thường dân, trong đó có cả học sinh. Vụ ném bom thành công đã kích động sự sợ hãi trong người dân; Bộ trưởng nội vụ của Pháp khi đó chỉ có thể ngăn cản các quan chức chính phủ chạy khỏi Paris bằng cách đe dọa những hình phạt nặng nề. Continue reading “03/06/1940: Thế chiến II – Đức ném bom Paris”

Mafia bóng đá: Chính trị trong thế giới của FIFA

qopv2iqh1eibsobonire

Nguồn: Ian Buruma, “The Soccer Mafia,” Project Syndicate, 28/05/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Điều ngạc nhiên duy nhất trong vụ bắt giữ bảy quan chức của Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) tại một khách sạn ở Thụy Sĩ vào sáng sớm ngày 27 tháng 5 là nó đã xảy ra. Hầu hết mọi người đều cho rằng những người đàn ông được ưu ái, diện những bộ com lê đắt tiền và đang chi phối liên đoàn bóng đá của thế giới, đã vượt ra ngoài tầm với của pháp luật. Bất luận những tin đồn hay báo cáo về hối lộ, lại quả, gian lận phiếu bầu, và các hành vi sai trái khác là gì thì Chủ tịch FIFA Joseph “Sepp” Blatter cùng các đồng nghiệp và cộng sự của ông vẫn có vẻ như luôn không hề trầy xước.

Đến nay đã có 14 người, trong đó có 9 giám đốc điều hành FIFA, cả đương chức và hết nhiệm kỳ (nhưng ngoại trừ Blatter), đã bị buộc tội về một loạt các hành vi gian lận và tham nhũng ở Hoa Kỳ, nơi mà các công tố viên đã cáo buộc họ bỏ túi 150 triệu USD từ hối lộ, lại quả và các hành vi sai trái khác. Và các công tố viên liên bang Thụy Sĩ đang tìm kiếm chứng cứ về các giao dịch mờ ám đằng sau quyết định trao quyền đăng cai World Cup 2018 cho Nga và 2022 cho Qatar. Continue reading “Mafia bóng đá: Chính trị trong thế giới của FIFA”

Abraham Lincoln – Người giải phóng vĩ đại

05-abraham-lincoln.w529.h352.2x

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 1/6/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Lincoln (1809-1865) là tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ và là một trong những lãnh đạo vĩ đại của nước này. Nhiệm kỳ tổng thống của ông bị bao trùm bởi cuộc nội chiến Mỹ.

Abraham Lincoln sinh ngày 12 tháng 2 năm 1809 gần Hodgenvillle, bang Kentucky. Ông lớn lên ở Kentucky, Indiana và Illinois. Cha mẹ ông đều là những người đi khai phá các vùng đất mới nghèo khó và Lincoln tự học là chính. Năm 1836, ông đỗ bằng luật sư và hành nghề luật ở Springfield, Illinois. Từ 1834 đến 1842, ông làm việc trong viện lập pháp bang. Đến năm 1846, ông được bầu vào Viện dân biểu (Hạ Viện) Hoa Kỳ và đại diện cho đảng Whig trong một nhiệm kỳ. Năm 1856, ông gia nhập đảng Cộng hòa và năm 1860 ông được đề cử làm ứng viên tranh cử tổng thống. Continue reading “Abraham Lincoln – Người giải phóng vĩ đại”

Khảo sát về chủ nghĩa xã hội kiểu Thụy Điển (P1)

swedish-flag

Tác giả: Ngô Giang (Trung Quốc) | Biên dịch và chú thích: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu của dịch giả: Từ lâu nhiều người chúng ta đã quan tâm tới vấn đề Việt Nam nên theo mô hình CNXH nào? Năm 1981 cụ Phạm Văn Đồng từng nói: “Sau khi suy nghĩ kỹ, tôi thấy ta không theo được Mô hình Xô Viết” (xem “Văn hóa Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm”, tr. 923, Trần Quốc Vượng). Lại nghe nói ông Vũ Oanh (nguyên UV BCT) có đề nghị nghiên cứu về mô hình CNXH Thụy Điển. Người Trung Quốc đã nghiên cứu nhiều, từ năm 2002 họ bắt đầu cho công khai đăng một loạt bài về mô hình này. Đảng CSTQ từ những năm 1980 đã cử các đoàn cán bộ sang Thụy Điển khảo sát và do đó có bài giới thiệu sau đây. Sau đó năm 2008 Chủ tịch Hồ Cẩm Đào chính thức thăm Thụy Điển. Hồi đó có dư luận Trung Quốc sẽ theo mô hình CNXH Thụy Điển. Nhưng cuối cùng thì phe phản đối đã thắng với lý do chủ yếu là làm như thế thì ĐCSTQ sẽ mất quyền lãnh đạo đất nước – đây là quyền lợi sống chết không thể để mất. Tuy nhiên, dù mô hình CNXH Thụy Điển vì thế vẫn là vấn đề “nhạy cảm”, nhưng là một thực tế cần được bàn đến vì lợi ích của dân tộc. Continue reading “Khảo sát về chủ nghĩa xã hội kiểu Thụy Điển (P1)”