Hiện đại hóa, toàn cầu hóa và vấn đề chảy máu chất xám

student

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, hiện tượng “chảy máu chất xám” (từ nước này sang nước khác) là một hiện tượng được nhiều người, trong chính quyền cũng như ngoài xã hội, đặc biệt quan tâm.  Ngay các quốc gia tiền tiến Tây Âu và Canada thỉnh thoảng cũng bộc lộ nhiều lo lắng về chất xám của họ di cư sang Mỹ.  Và chính ở Mỹ, trong vài năm gần đây, do hậu quả những luật lệ cấm đoán một số đề tài nghiên cứu sinh y học tại nước này, cũng bị thất thoát nhiều khoa học gia sang Anh.  Tuy nhiên, cho đến nay, sự chảy máu chất xám trầm trọng nhất vẫn là từ các quốc gia nghèo, kém phát triển Á, Phi, Mỹ La Tinh (và mới đây là Đông Âu) sang các quốc gia giàu, đã phát triển, ở Tây Âu và Bắc Mỹ. Continue reading “Hiện đại hóa, toàn cầu hóa và vấn đề chảy máu chất xám”

#219 – Sự can thiệp, các thể chế, xung đột khu vực và sắc tộc (Phần 2)

_68998118_68998117

Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “Intervention, Institutions, and Regional and Ethnic Conflict” (Chapter 6), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 157-203.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts

Luật quốc tế và tổ chức quốc tế

Chủ quyền và không can thiệp là những điều được ghi nhận bởi luật pháp và các tổ chức quốc tế. Người ta đôi khi gặp khó khăn trong việc hiểu được các luật và tổ chức quốc tế vì họ so sánh với bối cảnh trong nước. Tuy nhiên tổ chức quốc tế khác với chính phủ một nước, và luật quốc tế cũng không giống với luật pháp trong nước. Các tổ chức quốc tế không phải là một dạng sơ khai của chính phủ toàn cầu vì hai lý do. Thứ nhất, chủ quyền của các quốc gia thành viên được bảo đảm trong hiến chương của hầu hết các tổ chức quốc tế. Điều 2.7 của Hiến chương Liên Hợp Quốc quy định rằng “Không có điều gì trong bản Hiến chương này sẽ cho phép Liên Hợp Quốc can thiệp vào những vấn đề thuộc thẩm quyền trong nước của một quốc gia.” Nói cách khác, tổ chức này không nhằm thay thế quốc gia-dân tộc. Continue reading “#219 – Sự can thiệp, các thể chế, xung đột khu vực và sắc tộc (Phần 2)”

Bóng ma của Nhật hoàng Hirohito

japan-emperor-hiorhito

Tác giả: Eri Hotta | Biên dịch: Lê Xuân Hùng

Việc Cơ quan nội chính Hoàng gia Nhật Bản (hay Cung Nội Sảnh) hoàn thành bộ sử gồm 61 tập ghi chép về cuộc đời của Thiên hoàng Hirohito (1901-1989) đã gây nhiều sự quan tâm và chú ý tại nước này. Toàn bộ công trình đồ sộ này mới đây đã được công bố cho một số lượng độc giả hạn chế, và theo kế hoạch sẽ được xuất bản trong vòng 5 năm tới. Tuy nhiên, có thể thấy rằng bộ sử mới này vô tình đã phản ánh được tình trạng bất lực đang tiếp diễn tại Nhật Bản trong việc giải quyết những vấn đề nền tảng về quá khứ của mình. Continue reading “Bóng ma của Nhật hoàng Hirohito”

Chủ nghĩa cộng sản thân hữu tại Trung Quốc

20121013_SRD005_0

Tác giả: Minxin Pei | Biên dịch: Trần Ngọc Cư

Vào thời điểm Tập Cận Bình phát động chiến dịch chống tham nhũng ngay sau khi trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào cuối năm 2012, hầu hết các nhà quan sát thời sự đều nghĩ rằng ông sẽ chỉ thông qua các đề xuất, bỏ tù một số quan chức cao cấp rồi tiến hành công việc như cũ, đâu lại vào đấy thôi. Dù sao, các lãnh đạo tiền nhiệm của ông gần như đã lợi dụng các cuộc điều tra chống tham nhũng để loại bỏ các đối thủ chính trị của mình và củng cố quyền lực. Các biện pháp kỷ luật thường được tiến hành rầm rộ trong vòng một năm sau khi nhà lãnh đạo mới được chỉ định làm Tổng Bí thư và giảm dần cường độ vào năm tiếp theo. Continue reading “Chủ nghĩa cộng sản thân hữu tại Trung Quốc”

#218 – Sự can thiệp, các thể chế, xung đột khu vực và sắc tộc (Phần 1)

rabbani20130719084256277

Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “Intervention, Institutions, and Regional and Ethnic Conflict” (Chapter 6), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 157-203.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, khả năng một cuộc chiến tranh lớn nổ ra không nhiều, nhưng xung đột khu vực và nội chiến vẫn tồn tại dai dẳng và tạo áp lực buộc các quốc gia khác và các thể chế quốc tế phải can thiệp. Trong số 111 cuộc xung đột diễn ra từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc đến đầu thế kỷ 21, 95 cuộc xung đột là hoàn toàn giữa các lực lượng trong nước (nội chiến) và 9 cuộc xung đột nội bộ khác có sự can thiệp từ bên ngoài. Hơn 80 chủ thể quốc gia đã tham gia, bên cạnh hai tổ chức khu vực và hơn 200 tổ chức phi chính phủ.[1] Continue reading “#218 – Sự can thiệp, các thể chế, xung đột khu vực và sắc tộc (Phần 1)”

Jared Diamond và vận mệnh các xã hội loài người

cimage_14faaec2b3-thumbc

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Bài liên quan: Tù nhân của địa lý

Jared Diamond (người Mỹ, sinh năm 1937) hiện là giáo sư địa lí của trường đại học California tại Los Angeles (UCLA). Tuy ông có bằng tiến sĩ về sinh lí học, nhưng kiến thức của ông bao trùm hầu như mọi ngành, từ kiến trúc, ngôn ngữ, khảo cổ, đến động vật học, y học.  Ông cũng không phải là một học giả “tháp ngà”: ông đã đi khắp châu lục, thậm chí sống nhiều năm ở những nơi gần như “tận cùng thế giới” (như đảo Tân Ghi-nê, đảo Phục Sinh).   Hai cuốn sách của ông (một cuốn ra năm 1997, đoạt giải Pulitzer, thuộc hàng “best seller”, và một cuốn vừa ra cuối năm 2004) đã đặt ông vào hàng ngũ những nhà tư tưởng hiện đại có nhiều ảnh hưởng nhất ở Mỹ. Continue reading “Jared Diamond và vận mệnh các xã hội loài người”

Lịch sử bí mật của khủng hoảng tài chính

155857-c528b8b0-51cb-11e4-9f42-13e1f1f0e337

Tác giả: Harold James | Biên dịch: Nguyễn Đình Quý

Tiểu thuyết Ảo mộng tiêu tan (Lost illusions) nổi tiếng của Balzac kết thúc bằng việc chỉ ra sự khác nhau giữa “lịch sử chính thức”, vốn “toàn sự dối trá”, với “lịch sử bí mật” – tức câu chuyện có thật. Trước đây người ta có thể làm lu mờ đi sự thật bê bối của lịch sử trong một thời gian dài, thậm chí là mãi mãi. Tuy nhiên điều đó không còn có thể xảy ra nữa.

Điều này thể hiện rõ ràng nhất trong lịch sử cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Lịch sử chính thức phác họa Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương Châu Âu và một số ngân hàng trung ương lớn khác là đã thực hiện các hoạt động có phối hợp để giải cứu hệ thống tài chính thế giới thoát khỏi thảm họa. Continue reading “Lịch sử bí mật của khủng hoảng tài chính”

Sự suy yếu bị thổi phồng của Hoa Kỳ

CroppedImage608342-decline-and-fall-of-the-american-empire

Tác giả: Joseph S. Nye | Biên dịch: Trương Thị Phương Thanh

Khi những cuộc bầu cử Quốc hội Hoa Kỳ càng gần kề, những câu hỏi về sự vững chắc của các thể chế chính trị và tương lai lãnh đạo toàn cầu của Mỹ càng trở nên nhiều hơn. Trong đó, một số câu hỏi đã lấy sự bế tắc giữa các đảng phái làm bằng chứng cho sự suy yếu của Mỹ. Nhưng tình hình có thật sự xấu như vậy hay không?

Theo nhà khoa học chính trị Sarah Binder, kể từ cuối thế kỷ 19, sự chia rẽ ý thức hệ giữa hai đảng chính trị chính của Mỹ chưa bao giờ lớn như bây giờ. Tuy nhiên, bất chấp sự bế tắc hiện tại, Quốc hội thứ 111 (nhiệm kỳ 3/1/2009 – 3/1/2011 – NBT) đã thông qua một gói kích thích tài khóa lớn, cải cách chăm sóc y tế, điều tiết tài chính, một hiệp ước kiểm soát vũ khí và sửa đổi chính sách của quân đội về tình dục đồng tính. Rõ ràng, hệ thống chính trị Mỹ không thể bị bác bỏ (ngay cả khi sự bế tắc giữa các đảng phái là mang tính chu kỳ). Continue reading “Sự suy yếu bị thổi phồng của Hoa Kỳ”

#217 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.14): Tạo ra kẻ thù để hưởng lợi từ chiến tranh

lenin-gosr

Nguồn: G. Edward Griffin, “The Best Enemy Money Can Buy”, in G.E. Griffin, The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve (5th Edition) (California: American Media, 2010), Chapter 14.

Biên dịch: Trương Thị Phương Thanh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nội dung chính: Cuộc đảo chính ở Nga mà trong đó phe thiểu số Bolshevik giành quyền kiểm soát từ phe đa số cách mạng; vai trò của những nhà tài phiệt New York giả dạng thành những viên chức Hội Chữ Thập Đỏ nhằm ủng hộ phe Bolshevik; nỗ lực liên tục kể từ đó của Mỹ để xây dựng tiềm năng gây chiến của Nga; sự nổi lên của một “kẻ thù thực sự” theo Công thức Rothschild.

Trong phần trước chúng ta thấy rằng Phái đoàn Hội Chữ Thập Đỏ trong cách mạng Nga “không gì hơn là một cái mặt nạ” như theo lời nhân viên của chính nó. Điều này dẫn đến câu hỏi logic là động cơ và mục tiêu đích thực được giấu đằng sau chiếc mặt nạ đó là gì? Continue reading “#217 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.14): Tạo ra kẻ thù để hưởng lợi từ chiến tranh”

Tương lai của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải

(5)UZBEKISTAN-TASHKENT-SCO-HU JINTAO

Tác giả: Swagata Saha | Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Trung Quốc gần đây đã tái khẳng định ủng hộ Ấn Độ và Pakistan trở thành thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO). Tại cuộc họp lần thứ 14 của Hội đồng Nguyên thủ các nước SCO vào ngày 12 tháng 9 vừa qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi các nước quan sát viên SCO, trong đó có Ấn Độ và Pakistan, trở thành thành viên chính thức.

SCO là một tổ chức an ninh và kinh tế khu vực bao gồm Nga, Trung Quốc, Uzbekistan, Kazakhstan, Tajikistan và Kyrgyzstan, hoạt động từ năm 2004. Năm 2005, Ấn Độ trở thành quan sát viên, cùng với Iran, Pakistan và Afghanistan. Sri Lanka, Belarus và Thổ Nhĩ Kỳ là các đối tác đối thoại. Continue reading “Tương lai của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải”

Chính trị dầu lửa

10262153_866970069993345_2599219049952750966_n

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Về các diễn biến an ninh, chính trị hiện nay, những điều được bàn và trao đổi thường xuyên là cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Trung Đông, khủng hoảng ở miền Đông Ucraina, Mỹ xoay trục sang châu Á-Thái Bình Dương, Trung Quốc trỗi dậy… Điều đó đúng, không sai. Tuy nhiên, vấn đề kinh tế cũng như các các tác động của kinh tế đối với an ninh, chính trị lại ít được bàn đến. Thực ra, trên bình diện quốc gia và quốc tế, kinh tế chính là chính trị và làm chính trị cũng vì mục tiêu kinh tế là chính.

Đáng chú ý là một diễn biến kinh tế quan trọng, bắt đầu từ vài tháng vừa qua nhưng lại ít được xem xét đúng mực cả về khía cạnh kinh tế, lẫn chính trị và an ninh, đó là: giá dầu giảm từ mức 114 USD/thùng trong tháng 6/2014 xuống còn 83 USD/thùng vào ngày 17/10/2014 và vẫn đang tiếp tục giảm. Continue reading “Chính trị dầu lửa”

#216 – Con đường hiện thực tới hòa bình: Liên minh, kiểm soát vũ khí và cân bằng quyền lực

OLYMPUS DIGITAL CAMERA

Nguồn: Charles W. Kegley, JR. & Gregory A. Raymond, The Global Future: A Brief Introduction to World Politics (Chapter 9), (Boston, MA: Wadsworth, 2010).

Biên dịch: Nguyễn Phú Lợi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Global Future

Cũng như tự nhiên sợ chân không, chính trị quốc tế cũng sợ tình trạng quyền lực mất cân bằng. Khi đối mặt với sự mất cân bằng quyền lực, các quốc gia cố tăng cường sức mạnh của chính mình hoặc liên kết với các quốc gia khác để đưa quyền lực quốc tế trở về trạng thái cân bằng.

Kenneth N. Waltz – Nhà khoa học chính trị

Bóng ma của một thế giới đầy rẫy các quốc gia ào ạt trang bị vũ khí hạt nhân vẫn luôn ám ảnh nhiều người suốt hàng thập kỉ. Dù vài học giả khẳng định rằng sự phổ biến vũ khí hạt nhân có thể khiến chiến tranh trở nên nguy hiểm hơn và vì vậy ít có khả năng xảy ra hơn, hầu hết mọi người đều lo sợ việc ngày càng nhiều nước sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ làm tăng khả năng bùng phát chiến tranh hạt nhân, dù là vô tình hay cố ý. Continue reading “#216 – Con đường hiện thực tới hòa bình: Liên minh, kiểm soát vũ khí và cân bằng quyền lực”

Lịch sử phát triển của Hải quân Trung Quốc

chi_NNZU

Nguồn: Bernard D. Cole (2014). “The History of the Twenty-First-Century Chinese Navy”,  Naval War College Review, Summer, Vol. 67, No. 3, pp. 43-62.>>PDF

Biên dịch: Tú Linh & Ngọc Diệp | Hiệu đính: Kim Minh

Trong lịch sử, Trung Quốc được coi là cường quốc đại lục hơn là cường quốc biển, mặc dù quốc gia này có đường bờ biển kéo dài hơn 11.000 dặm với hơn 6000 đảo. Trung Quốc luôn coi biển là một hướng xâm lược mà nước ngoài có thể sử dụng, hơn là một phương tiện để đạt được mục tiêu quốc gia. Đây được cho là xu hướng góp phần vào sự yếu kém của hải quân Trung Quốc từ trước đến nay. Tuy nhiên, từ đầu thế kỷ 21, tư duy của họ đã thay đổi. Sự bùng nổ kinh tế trong hai thập niên cuối của thế kỷ 20, sự mở rộng toàn cầu về mặt chính trị, lợi ích kinh tế, và sự quyết tâm trong việc xử lý các tranh chấp biên giới trên bộ với các nước khác đã khiến Trung Quốc chú ý hơn đến sự đe dọa đến các tuyến đường hàng hải chủ chốt mà Trung Quốc đang ngày càng phụ thuộc vào. Continue reading “Lịch sử phát triển của Hải quân Trung Quốc”

Ngoại giao Con đường Tơ lụa và sự xuyên tạc lịch sử

maritimesilkroad

Tác giả: Tansen Sen | Biên dịch: Phạm Thị Huyền Trang

Gần đây, các báo đài bắt đầu đưa tin về khái niệm đầy lãng mạn “Con đường Tơ lụa” lịch sử mà các đoàn lữ hành trên lưng lạc đà đã đi qua giữa những ngọn núi và sa mạc Trung Á, cũng như tọa đàm về việc tái lập các mạng lưới hàng hải trên Ấn Độ Dương mà Đô đốc hải quân Trung Quốc Trịnh Hòa đã bảy lần dẫn hạm đội của mình băng qua. Nhằm nhấn mạnh vai trò lịch sử của Trung Quốc như là biểu tượng của hòa bình và thịnh vượng, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang ra sức thúc đẩy các tuyến đường thương mại cổ xưa, gần đây nhất là trong các chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình tới các nước Trung và Nam Á.

Tuy nhiên, có một vấn đề nhỏ trong chiến dịch dựa trên lịch sử này của Trung Quốc: lịch sử đang bị bóp méo. Continue reading “Ngoại giao Con đường Tơ lụa và sự xuyên tạc lịch sử”

#215 – Làm sao để răn đe được chủ nghĩa khủng bố?

trc-terrorist-650x325

Nguồn: Matthew Kroenig & Barry Pavel (2012). “How to Deter Terrorism”, The Washington Quarterly, Vol. 35, No. 2, pp. 21-36.>>PDF

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Thiện Toàn

Trong hơn 50 năm Chiến tranh Lạnh, răn đe là hòn đá tảng trong chiến lược của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã cố gắng ngăn Liên Xô tấn công phương Tây bằng cách đe doạ trả đũa bằng một đòn hạt nhân kinh hoàng. Tuy nhiên, sau các cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, nhiều nhà quan sát đã phản biện rằng biện pháp răn đe không thích hợp với cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ lãnh đạo. Các chuyên gia phân tích cho rằng không giống như giới lãnh đạo của Liên Xô, những kẻ khủng bố không có lý tính, sẵn sàng trả mọi giá (kể cả cái chết) để đạt mục đích, và khó mà định vị được chúng sau các vụ tấn công. Vì những lý do trên cũng như những nguyên nhân khác, người ta cho rằng việc đe doạ trả đũa những tên khủng bố tự thân nó không hiệu quả và không đủ để ngăn chặn hành động khủng bố. Continue reading “#215 – Làm sao để răn đe được chủ nghĩa khủng bố?”

Chiến lược tái cân bằng của Mỹ: Tác động đối với Biển Đông

348203_US pivot strategy

Tác giả: Ralf Emmers | Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung

Giới thiệu

Hoa Kỳ hiện nay là cường quốc kinh tế và quân sự số một thế giới, đồng thời cũng tự coi mình là một “cường quốc trực thuộc Thái Bình Dương”. Trong những năm gần đây, chính quyền Tổng thống Obama đã tái đẩy mạnh ảnh hưởng chiến lược của Mỹ tại khu vực thông qua chiến lược “xoay trục” hay “tái cân bằng” về phía châu Á – Thái Bình Dương. Vào năm 2012, ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong một bài phát biểu tại Trung tâm Đông – Tây ở Hawaii đã khẳng định: “Tương lai của Mỹ gắn liền với châu Á – Thái Bình Dương và tương lai của khu vực này cũng phụ thuộc vào Mỹ”.[1] Những công bố chính sách mới do chính quyền Tổng thống Obama khởi xướng có mục đích nhằm duy trì sự hiện diện chiến lược lâu dài của Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt thông qua việc tập trung sức mạnh hải quân. Continue reading “Chiến lược tái cân bằng của Mỹ: Tác động đối với Biển Đông”

Tập Cận Bình viết lại luật chơi quyền lực của Trung Quốc

120919042001-xi-jinping-september-2012-story-top

Tác giả: Robert Marquand | Biên dịch: Trần Ngọc Cư

Với một tốc độ và sự cứng rắn không ai nghĩ đến vào thời điểm trở thành người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình không những đã củng cố quyền lực của mình mà còn đang chỉ đạo một cuộc thanh trừng rộng lớn khiến một số người thắc mắc liệu ông có thu tóm quá nhiều quyền lực hay không.

Kể từ thời Mao Trạch Đông đến nay chưa có một cá nhân nào tại Trung Quốc trở thành một nhà lãnh đạo xuất hiện thường xuyên trước công chúng hoặc thu tóm nhiều quyền lực đối với một quốc gia đang trỗi dậy với dân số 1,3 tỉ như ông Tập Cận Bình – người có cha là một đồng chí nổi bật của Chủ tịch Mao. Continue reading “Tập Cận Bình viết lại luật chơi quyền lực của Trung Quốc”

Linh hồn Ukraine của châu Âu

sakharov

Tác giả: Joschka Fischer | Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tháng Mười một này là kỷ niệm tròn một năm cuộc nổi dậy Euromaidan ở Kiev. Phần lớn dân số Ukraine – và cụ thể là giới trẻ – đã phản đối Tổng thống Ukraine lúc đó là Viktor Yanukovych, khi ông này từ chối ký thỏa thuận gia nhập Liên minh châu Âu (vốn đã được hoàn tất sau nhiều năm đàm phán), nhằm gia nhập một liên minh thuế quan với Nga. Điều này cũng tương tự như việc Ukraine chuyển hướng về phía đông, và việc tham gia Liên minh Á-Âu của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ loại bỏ mọi khả năng gia nhập EU. Continue reading “Linh hồn Ukraine của châu Âu”

Liệu có biểu tình ở Ma Cao không?

macau-12

Tác giả: Chen Dingding | Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Trong khi cuộc khủng hoảng chính trị gây ra bởi Phong trào Hoà Bình Chiếm Trung tiếp tục dấn sâu tại Hồng Kông, nhiều nhà quan sát đã suy xét xem liệu một phong trào “chiếm đóng” tương tự có thể xảy ra tại Ma Cao hay không. Một cách ngắn gọn: không, bởi ba lý do chính [sau đây].

Đầu tiên và quan trọng nhất, hiệu quả của mô hình “một quốc gia, hai chế độ” được phản ánh bằng thành tựu kinh tế xuất sắc của Ma Cao kể từ năm 2003. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, GDP bình quân đầu người của Ma Cao năm 2013 là hơn 90.000 USD, đứng thứ tư thế giới. Khi Ma Cao trở về với Trung Quốc, GDP bình quân đầu người chỉ khoảng 14.000 USD. Continue reading “Liệu có biểu tình ở Ma Cao không?”

#214 – Tác động kinh tế chính trị của các công ty đa quốc gia

Well-Known World Brand Logotypes

Nguồn: Leon Grunberg, “The IPE of Multinational Corporations”, in David N. Balaam & Michael Vaseth, Introduction to International Political Economy,  (New Jersey: Pearson Education, 2001), pp. 320-345.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Introduction to International Political Economy

Tổng quan

Các công ty đa quốc gia là các nhân tố chính làm thay đổi khung cảnh kinh tế và chính trị quốc tế. Là những tổ chức hiện diện rộng khắp với quyền lực và tính di động cao, chúng gây ra cả sự nể phục lẫn sợ hãi. Mục đích của chương này là trình bày khái niệm các công ty đa quốc gia là gì, đến từ đâu, đầu tư vào đâu, và đánh giá tác động của chúng đối với các quốc gia và giới công nhân trên toàn cầu.  Continue reading “#214 – Tác động kinh tế chính trị của các công ty đa quốc gia”