#206 – Sau vụ xử Bạc Hy Lai: Tham nhũng có đe dọa tương lai TQ?

130731181908-bo-xilai-timeline-12-story-top

Nguồn: Roderic Broadhurst & Peng Wang (2014).“After the Bo Xilai Trial: Does Corruption Threaten China’s Future?”, Survival: Global Politics and Strategy, 56:3, pp. 157-178.

Biên dịch và Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Bài liên quan: “Gorbachev” Tàu đang xé nát Đảng Cộng sản 

Tham nhũng, đi liền với đó là thực phẩm độc hại, thuốc giả, sự lạm dụng quyền lực nghiêm trọng và tội phạm “xã hội đen” đã gây ra một chuỗi xì căng đan tại Trung Quốc. Nếu không tiến hành cải cách, những biến cố như vậy có thể nhanh chóng bào mòn tính chính đáng không chỉ của lực lượng cảnh sát và các cơ quan tư pháp, mà còn của chính đảng cầm quyền: Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Vụ xét xử Bạc Hy Lai – cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh và là một trong 25 quan chức cấp cao trong Bộ chính trị – đã phơi bày vấn nạn tham nhũng mà cựu Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào đã cảnh báo rằng có thể dẫn tới “sự sụp đổ của Đảng và nhà nước”.[1] Continue reading “#206 – Sau vụ xử Bạc Hy Lai: Tham nhũng có đe dọa tương lai TQ?”

Trưng cầu dân ý Scotland: Nguồn gốc và tác động

referendum

Tác giả: George Friedman | Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Ý tưởng về một Scotland độc lập đã chuyển từ không tưởng sang rất khả quan. Dù trên thực tế nó có xảy ra hay không thì ý tưởng về việc khối liên hiệp đã tồn tại hơn 300 năm nay giữa Anh và Scotland có thể bị giải thể tự thân nó đã có nhiều tác động to lớn, đồng thời gây ra nhiều hệ lụy quan trọng đối với sự ổn định của châu Âu, thậm chí là toàn cầu.

Vương quốc Liên hiệp Anh là trung tâm quyền lực của hệ thống quốc tế từ sau Chiến tranh Napoléon đến Đệ nhị Thế chiến. Nó tạo nên một cấu trúc đế quốc đã định hình không chỉ hệ thống quốc tế mà còn cả trật tự chính trị nội bộ của nhiều quốc gia khác nhau như Hoa Kỳ và Ấn Độ. Continue reading “Trưng cầu dân ý Scotland: Nguồn gốc và tác động”

Chiến tranh kinh tế Nga – Phương Tây trong lịch sử

20140802_EUD001_0

Tác giả: Lê Hùng (tổng hợp)

Từ 0h00 ngày 12/9, EU quyết định áp đặt biện phạt trừng phạt kinh tế mới với Nga do cáo buộc là Nga có những hành động can thiệp tại Đông Ukraina. Những biện pháp trừng phạt mới này sẽ bao gồm: hạn chế các ngân hàng và doanh nghiệp Nga tiếp cận thị trường vốn châu Âu, nhất là các doanh nghiệp thuộc ngành dầu khí, hạn chế xuất khẩu vào Nga các mặt hàng công nghệ cao, cấm đi lại và đóng băng tài sản với nhiều quan chức cấp cao của Nga.

Những tuyên bố trên ngay lập tức có tác dụng. Thị trường chứng khoán Nga bắt đầu chao đảo, tỷ giá đồng rúp – đô la Mỹ ngày 16/9 đã xuống thấp kỷ lục 38 rúp/01 đô la Mỹ (cụ thể là 38,68 rúp), đối với đồng euro – tỷ giá đã là 50,5 rúp/01 euro. Continue reading “Chiến tranh kinh tế Nga – Phương Tây trong lịch sử”

Người Khmer Krom đòi Nam Bộ là ‘vô lý’

1-Khmer-Krom-Monks

Tác giả: Nguyễn Văn Huy

Trong khoảng thời gian gần đây, cộng đồng người Khmer Krom tại Campuchia đã liên tục tổ chức nhiều cuộc biểu tình trước sứ quán Việt Nam phản đối chính sách đất đai của Việt Nam.

Nguyên do của những cuộc xuống đường này là phát biểu của ông Trần Văn Thông, tham tán sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh, nói rằng miền đất Nam Bộ thuộc về Việt Nam từ lâu trước khi Pháp chuyển giao lại cho Việt Nam.

Trả lời phỏng vấn đài BBC ngày 09/09/2014, ông Thach Setha, Chủ tịch Cộng đồng Khmer Krom ở Campuchia, cho biết: Continue reading “Người Khmer Krom đòi Nam Bộ là ‘vô lý’”

Piketty và trường hợp Trung Quốc

_63517166_china_rich-poor_getty

Tác giả: Andrew Sheng & Xiao Geng | Biên dịch: Nguyễn Thị Ngọc Phượng

Trong cuốn sách bán chạy nhất của ông “Tư bản trong thế kỉ 21”, Thomas Piketty[1] chỉ ra rằng chủ nghĩa tư bản làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng thông qua một số cơ chế, tất cả những cơ chế đó đều dựa trên quan điểm cho rằng r (lợi nhuận từ vốn) giảm chậm hơn so với g (tăng trưởng thu nhập). Trong khi cuộc tranh luận về tác phẩm của Piketty phần lớn tập trung vào các quốc gia có nền kinh tế tiên tiến, khái niệm cơ bản này lại phù hợp với tình hình kinh tế của Trung Quốc gần đây, và vì vậy xứng đáng được xem xét kĩ lưỡng hơn. Continue reading “Piketty và trường hợp Trung Quốc”

#205 – Con đường tái vũ trang của Nhật Bản

13.07.19_Turning_Point_1

Nguồn: Christopher Hughes (2008). “Chapter One: The Trajectory of Japan’s Remilitarisation”, The Adelphi Papers, 48:403, pp. 21-34.

Biên dịch & Hiệu đính: Nông Thị Nghi Phương

Bài liên quan: Các bài về quá trình tái vũ trang của Nhật Bản

Nhật Bản thể hiện những đặc trưng của một quốc gia nửa vũ trang nửa phi vũ trang. Chương này cung cấp một cái nhìn tổng quát về chính sách an ninh và tình hình vũ trang của Nhật Bản từ hậu Chiến tranh Thế giới lần thứ hai đến thời kỳ đương đại, với trọng tâm cụ thể là những diễn biến trong vòng thập kỷ gần đây nhất nhằm đưa ra bối cảnh và các tiêu chuẩn cần thiết cho việc đánh giá quy mô tái vũ trang dưới thời Koizumi và những người kế nhiệm ông. Continue reading “#205 – Con đường tái vũ trang của Nhật Bản”

Thế kỉ Trung Quốc?

ST-Seah Kwang Peng -LKY & Schmidt

Phạm Thị Hoài lược dịch

Cuộc trò chuyện kéo dài ba ngày mới đây giữa hai chính khách kì cựu, một ở phương Đông và một ở phương Tây: cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu và cựu Thủ tướng Đức Helmut Schmidt (Đảng Dân chủ Xã hội) có thể cung cấp cho người đọc Việt Nam một số góc nhìn tham khảo về những đề tài lớn, đặc biệt về sự dịch chuyển quyền lực, sự phân cực trên thế giới và vai trò của Trung Quốc trong thế kỉ này. Continue reading “Thế kỉ Trung Quốc?”

Trung Quốc và Hồng Kông: Chúng tôi cử, các anh bầu

Hong Kong, Sunday, Sept. 28, 2014. (AP Photo/Vincent Yu)

Tác giả: George Chen | Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Trung Quốc lo sợ dân chủ sẽ lan truyền vào đại lục nếu cho phép phổ thông đầu phiếu ở Hồng Kông.

Mười bảy năm sau khi nắm quyền kiểm soát đối với Hồng Kông và cam kết thực hiện phổ thông đầu phiếu ở vùng lãnh thổ này, Bắc Kinh đã biến nguyên tắc mỗi người một phiếu trở nên vô nghĩa bằng cách tự cho mình đặc quyền lựa chọn ứng cử viên. Trong khi Hồng Kông gồng mình trước cú sốc từ sự đảo ngược xu thế dân chủ hóa này, cộng đồng quốc tế nghi ngại về tương lai của Hồng Kông và vị thế của họ trong con mắt của thế giới.

Năm 1997, Hồng Kông trở về với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cùng lời hứa từng bước chuyển đổi sang một chính quyền dân cử. Năm 2010, Trung Quốc làm dấy lên hi vọng rằng trong cuộc bầu cử năm 2017, quyền phổ thông đầu phiếu có thể sẽ được áp dụng với các chi tiết cụ thể sẽ được làm rõ sau. Continue reading “Trung Quốc và Hồng Kông: Chúng tôi cử, các anh bầu”

Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.14): Chủ nghĩa bảo thủ mới và trật tự thế giới mới

gty_ronald_reagan_birthday_memorial_lpl_130206_wmain

Nguồn: Alonzo L. Hamby, Outline of U.S. History (New York: Nova Publishers, 2007), Ch. 14.

“Tôi luôn tin tưởng rằng một sự sắp đặt thánh thần nào đó của tạo hóa đã khiến cho châu lục rộng lớn nằm giữa hai đại dương này được tìm thấy bởi những người có một tình yêu cháy bỏng đối với tự do và một lòng dũng cảm đặc biệt”

– Thống đốc bang California, Ronald Reagan, 1974

Một xã hội trong thời kỳ quá độ

Bước sang thập niên 1980, sự thay đổi trong cấu trúc xã hội Mỹ vốn đã được bắt đầu từ nhiều năm, thậm chí từ nhiều thập niên trước đây, đã trở nên rõ ràng. Cơ cấu dân cư và những ngành nghề, những kỹ năng quan trọng nhất trong xã hội Mỹ đã có những đổi thay căn bản.

Sự thống trị của ngành dịch vụ trong nền kinh tế đã trở nên không thể phủ nhận. Cho đến giữa những năm 1980, có 3/4 số công nhân viên làm việc trong khu vực dịch vụ. Họ là các nhân viên bán lẻ, nhân viên văn phòng, giáo viên, thầy thuốc và các viên chức chính phủ. Continue reading “Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.14): Chủ nghĩa bảo thủ mới và trật tự thế giới mới”

#204 – Phân tích chính sách đối ngoại

2013-09-12-BZSSR

Nguồn: Baris Kesgin, “Foreign Policy Analysis”, in John T. Ishiyama and Marijke Breuning (eds), 21st Century Political Science: A Reference Handbook (Thousand Oaks, CA: SAGE Publications, 2011), pp. 336- 343.

Biên dịch: Đào Tuấn Ninh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các bài về phân tích chính sách đối ngoại

Trong lĩnh vực Quan hệ quốc tế, nghiên cứu học thuật về chính sách đối ngoại đã xuất hiện từ những năm 50 và đầu những năm 60 của thế kỉ trước. Điều này có nghĩa là Phân tích chính sách đối ngoại vẫn còn là một lĩnh vực nghiên cứu chuyên ngành tương đối mới. Tuy nhiên, lượng văn liệu về lĩnh vực này lại đa dạng và phong phú. Như những gì sẽ được bàn luận ở các phần sau cho thấy, Phân tích chính sách đối ngoại đã phát triển qua những giai đoạn nhất định kể từ lúc xuất hiện Continue reading “#204 – Phân tích chính sách đối ngoại”

Hiệp định 123 Việt-Mỹ hỗ trợ nhu cầu điện của Việt Nam

9190668190_d37bf4008f_c_800

Tác giả: Duong Tran | Biên dịch: Lê Văn Sang

Việt nam có nhu cầu cấp thiết trong việc nâng cao khả năng sản xuất điện nếu muốn duy trì mức độ tăng trưởng như hiện nay. Chính phủ Việt nam đã đặt ra một kế hoạch tham vọng để thỏa mãn nhu cầu điện trong tương lai, nhưng làm sao tận dụng được nhiều nguồn năng lượng vẫn còn là một thách thức. Trong phạm vi vấn đề này, thỏa thuận hợp tác hạt nhân Việt-Mỹ có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình ngành sản xuất điện của đất nước này trong nhiều thập kỷ tới. Continue reading “Hiệp định 123 Việt-Mỹ hỗ trợ nhu cầu điện của Việt Nam”

Vai trò của ASEAN trong tranh chấp Biển Đông

asean-shutterstock-20131122

Nguồn: Gary Collinson & Christopher B. Roberts, “The South China Sea and Australia’s Regional Security Environment”, National Security College Occasional Paper, No. 5, September 2013, pp. pp.34-39

Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung

Bài liên quan: ASEAN, Trung Quốc và Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông

Chính sách ngoại giao thời gian gần đây của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về vấn đề tranh chấp Biển Đông đã trở thành chủ đề tâm điểm quan trọng của quốc tế. Tuy nhiên, để có thể hiểu sâu hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến sự thống nhất trong ASEAN cũng như tiềm năng cho một biện pháp xử lý hiệu quả, chúng ta cần phải phân tích chính sách ngoại giao dài hạn của khối về vấn đề này.

Vì vậy, bài viết này sẽ được chia thành hai phần. Phần đầu tiên sẽ nghiên cứu cơ sở lịch sử dẫn đến một lập trường thống nhất tương đối của ASEAN trong vấn đề Biển Đông vào giai đoạn những năm 1990. Continue reading “Vai trò của ASEAN trong tranh chấp Biển Đông”

#203 – Trung Quốc: Bùng nổ hay sụp đổ?

chinamao

Nguồn: Ian Bremmer. “China: superpower or superbust”, The National Interest Magazine, Nov/Dec 2013.

Biên dịch: Trần Hạnh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Đảng cộng sản có thể tồn tại bao lâu nữa ở Trung Quốc? 

Như thể thị trường tài chính toàn cầu sụp đổ, kinh tế Mỹ suy thoái sâu sắc nhất trong vòng 70 năm qua, cuộc khủng hoảng tồn tại trong khu vực đồng euro và biến động ở Trung Đông đã không tạo ra đủ rắc rối cho một thập kỷ, giờ đây tình trạng bất ổn và lo lắng đã mở rộng tới một số thị trường mới nổi hấp dẫn nhất thế giới. Chỉ trong vài tháng qua, chúng ta đã chứng kiến một thời kỳ khó khăn đối với đồng tiền của Ấn Độ, các cuộc biểu tình giận dữ khắp toàn quốc ở Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, đình công và bạo lực ở Nam Phi, và một điềm báo suy thoái kinh tế tại tất cả các quốc gia này. Continue reading “#203 – Trung Quốc: Bùng nổ hay sụp đổ?”

Vẫn chưa phải là sự cáo chung của lịch sử

lead

Tác giả: Timothy Stanley & Alexander Lee | Biên dịch: Nguyễn Việt Vân Anh

Bài liên quan: Sự cáo chung của lịch sử?

Dù chúng ta có công nhận hay không thì đa số người phương Tây đều tin vào chủ nghĩa tự do. Chúng ta muốn đạt được quyền bình đẳng cho tất cả mọi người, xóa bỏ ranh giới chủng tộc, vừa tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng vừa bảo vệ quyền được phản đối. Đồng thời, chúng ta theo đuổi một hệ thống kinh tế có lợi cho tham vọng của cá nhân. Nhưng càng ngày người ta càng cảm thấy rằng chủ nghĩa tự do dường như không đạt được những gì mà nó đã hứa hẹn ngay chính tại phương Tây và cũng không được ưa chuộng như chúng ta mong muốn tại các quốc gia đang phát triển. Vấn đề ở đây chính là sự tự đại đã làm mờ mắt những người ủng hộ thuyết tự do, làm cho họ không trông thấy những vấn đề trong cuộc khủng hoảng đang làm mai một bản sắc của lí thuyết này. Điều này làm cho chủ nghĩa tự do không thể thích nghi được với những thách thức trong thế giới hiện nay. Continue reading “Vẫn chưa phải là sự cáo chung của lịch sử”

Đảo chính Thái Lan: Lợi ích ngắn hạn che khuất khó khăn dài hạn

Thailand_2218936b

Tác giả: Pavida Pananond | Biên dịch: Nguyễn Hoàng Linh

Sau cuộc đảo chính quân sự ngày 22/5 ở Thái Lan, có vẻ như kinh doanh và chính trị đã gặp nhau ở một điểm. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước ở tất cả các lĩnh vực đều thở phào nhẹ nhõm khi quân đội lên nắm quyền, chấm dứt 6 tháng tuần hành đường phố chống chính phủ liên miên và gây suy yếu. Nhưng bất chấp sự lạc quan bước đầu của giới kinh doanh sau cuộc đảo chính cũng như hi vọng rằng thương mại sẽ bùng nổ, cuộc đảo chính mới đây của Thái Lan vẫn có thể gây nên những khó khăn về dài hạn. Continue reading “Đảo chính Thái Lan: Lợi ích ngắn hạn che khuất khó khăn dài hạn”

Bên trong cuộc kháng chiến chống lại Đức Quốc xã

bonhoeffer-silence-in-the-face

Tác giả: Peter Hoffmann | Biên dịch: Nguyễn Hoàng Minh

Khi Aldolf Hitler xâm lược Ba Lan vào năm 1939, người Châu Âu từ lâu đã có truyền thống kháng chiến vũ trang chống lại chính quyền. Ở những nước như Đan Mạch, Pháp và Ba Lan, những phong trào quan trọng đã nổi lên chống lại sự chiếm đóng của Đức Quốc xã. Tuy nhiên, trong nội bộ bản thân nước Đức, một cuộc kháng chiến nhỏ đã nỗ lực để có được động lực nhưng gần như không gây nên được một mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với sự thống trị của Hitler.

Hầu hết người Đức đều chủ yếu lo lắng cho sinh mạng của mình và do đó khi thông tin về việc trục xuất người Do Thái và sự lạm quyền của Đảng Quốc xã bắt đầu rò rỉ ra ngoài, Continue reading “Bên trong cuộc kháng chiến chống lại Đức Quốc xã”

#202 – Quái vật đảo Jekyll (Ch. 12): Tại sao Hoa Kỳ tham gia Thế chiến I?

Bundesarchiv_DVM_10_Bild-23-61-17,_Untergang_der_-Lusitania-

Nguồn: G. Edward Griffin, “Sinking Lusitania”, in G.E. Griffin, The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve (5th Edition) (California: American Media, 2010), Chapter 12.

Biên dịch: Phạm Thị Thu Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Creature from Jekyll Island 

Nội dung chính: Vai trò của J.P. Morgan trong việc cấp những khoản vay cho Anh và Pháp trong Thế chiến I; việc những khoản vay này gặp rủi ro vào thời điêm Đức gần như chắc chắn chiến thắng; việc từ bỏ một con tàu Anh và hy sinh những hành khách Mỹ – một chiến lược để kéo Mỹ vào cuộc chiến; Sử dụng tiền thuế của người dân Mỹ để trả cho các khoản vay.

Nguồn gốc của Thế chiến I thường được quy cho sự kiện Hoàng tử Francis Ferdinard của Đế chế Áo- Hung bị ám sát bởi một người Serbia theo chủ nghĩa dân tộc năm 1914. Đó là một sự sỉ nhục đối với nước Áo nhưng chưa đủ là lý do để đưa thế giới lún sâu vào một cuộc xung đột chết chóc khiến hơn 10 triệu người bị chết và 20 triệu người bị thương. Trẻ con trong tuổi đi học ở Mỹ được dạy rằng Chú Sam nhảy vào cuộc chiến “để làm thế giới an toàn hơn cho dân chủ”. Nhưng như chúng ta sắp thấy sau đây, tiếng trống chiến tranh của Hoa Kỳ được gióng lên bởi những người mang những mục tiêu ít tính lý tưởng hơn nhiều. Continue reading “#202 – Quái vật đảo Jekyll (Ch. 12): Tại sao Hoa Kỳ tham gia Thế chiến I?”

Huyền thoại vĩ đại: Thế chiến I không phải là do tình cờ

 

Tác giả: Zachary Keck | Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Thế chiến I không phải là cuộc chiến tình cờ, mà là kết quả của chính sách nhà nước có chủ đích của Đế quốc Đức.

Tháng Tám này đánh dấu kỷ niệm 100 năm ngày bùng nổ Thế chiến I. Không có gì đáng ngạc nhiên khi điều này mang đến đủ các loại câu chuyện cũng như các bài xã luận về sự kiện thảm khốc vốn đã cướp đi sinh mạng 16 triệu người và làm bị thương 21 triệu người này.

Cho đến ngày nay, hầu hết các nhà quan sát đều tiếp tục cho rằng Thế chiến I là một cuộc chiến tình cờ: không nước nào, đặc biệt là những nước có liên quan muốn có chiến tranh, nhưng cuộc chiến vẫn xảy ra. Continue reading “Huyền thoại vĩ đại: Thế chiến I không phải là do tình cờ”

Chính sách của Việt Nam đối với Trung Quốc sẽ về đâu?

CstoG480

Tác giả: Trương Minh Vũ & Nguyễn Thành Trung | Biên dịch: Thụy Điển

Thường trực Ban bí thư Lê Hồng Anh đã có chuyến thăm kéo dài 2 ngày tới Trung Quốc trong tư cách Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhằm nỗ lực cải thiện quan hệ song phương sau sự kiện giàn khoan 981 vào tháng 5. Truyền thông chính thống của Việt Nam tường thuật mục đích chính của chuyến đi là nhằm phục hồi và cải thiện mối quan hệ giữa hai Đảng và hai quốc gia. Ông Lê Hồng Anh, người đứng thứ 5 trong Bộ Chính trị, đã gặp gỡ với nhiều quan chức cấp cao Trung Quốc, trong đó có Chủ tịch Tập Cận Bình. Continue reading “Chính sách của Việt Nam đối với Trung Quốc sẽ về đâu?”

#201 – Lý Quang Diệu viết về chính trị Trung Quốc

470037-china-politics-congress

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “China: A Strong Centre”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 14-27.

Biên dịch: Trần Xuân Thủy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn One Man’s View of the World 

TRUNG QUỐC: MỘT CHÍNH QUYỀN TRUNG ƯƠNG MẠNH

Để hiểu được Trung Quốc và tương lai của quốc gia này trong 20 năm tới, bạn phải hiểu về con người và xã hội của họ. Trong 5.000 năm, người Trung Quốc tin tưởng rằng đất nước chỉ an toàn khi chính quyền trung ương mạnh. Một chính quyền trung ương yếu có nghĩa là lộn xộn và hỗn loạn. Một chính quyền trung ương mạnh sẽ đưa đến một đất nước Trung Hoa hòa bình và thịnh vượng. Mọi người Trung Quốc đều hiểu điều đó. Đó là nguyên tắc cốt yếu của họ, được rút ra từ những bài học lịch sử sâu sắc nhất. Sẽ không có sự chệch hướng khỏi nguyên tắc này trong tương lai gần. Đây là một tư tưởng có trước thời cộng sản. Nó đã tồn tại qua hàng trăm năm, hàng ngàn năm. Continue reading “#201 – Lý Quang Diệu viết về chính trị Trung Quốc”