Mỳ ăn liền: Phát minh đáng tự hào nhất của người Nhật

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Có lẽ bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết món mỳ ăn liền cả thế giới đang ăn hiện nay chính là kết quả của một sáng chế quan trọng nhất trong công nghệ thực phẩm thế kỷ 20. Tác giả sáng chế ấy là một người Nhật — ông Momofuku Ando, còn gọi là Vua Mỳ ăn liền hoặc Cha đẻ Mỳ ăn liền (Noodles Papa). Một khảo sát năm 2000 của Viện Nghiên cứu Fuji cho thấy nhiều người Nhật chọn Mỳ ăn liền là phát minh đáng tự hào nhất của người Nhật. Continue reading “Mỳ ăn liền: Phát minh đáng tự hào nhất của người Nhật”

18/04/2014: Ngày chết chóc nhất trên Đỉnh Everest

Nguồn: Mt. Everest sees its single deadliest day, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2014, 16 hướng dẫn viên leo núi người Nepal, hầu hết là người dân tộc Sherpa, đã thiệt mạng trong trận tuyết lở trên Núi Everest. Sự kiện này là vụ tai nạn chết người nghiêm trọng nhất trong lịch sử của Dãy Himalaya, cao hơn 8.800m so với mực nước biển, nằm tại biên giới giữa Nepal và Trung Quốc.

Trận tuyết lở xảy ra vào khoảng 6:30 sáng, chôn vùi nhóm hướng dẫn viên Sherpa tại khu vực nổi tiếng là nguy hiểm của Everest, Khumbu Icefall, nằm ở độ cao khoảng 5.790m. Vào thời điểm đó, những người Sherpa này đang vận chuyển rất nhiều thiết bị cho các đoàn khách thám hiểm. Continue reading “18/04/2014: Ngày chết chóc nhất trên Đỉnh Everest”

Thế giới hôm nay: 18/04/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một tòa án Nga đã kết án Vladimir Kara-Murza, một nhà bất đồng chính kiến hay chỉ trích Điện Kremlin, 25 năm tù giam với tội danh phản quốc và cố ý tung tin thất thiệt về quân đội. Được biết ông Kara-Murza thường lên tiếng phản đối cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine. Đây là bản án khắc nghiệt nhất kể từ khi Nga bước vào chiến tranh. Kara-Murza phủ nhận mọi cáo buộc.

Giao tranh ác liệt bùng nổ trên khắp Sudan khi xung đột giữa chính quyền quân sự và nhóm dân quân Lực lượng Hỗ trợ Nhanh (RSF) tiếp diễn sang ngày thứ ba. Liên Hợp Quốc nói có ít nhất 180 người đã thiệt mạng. Burhan, chỉ huy quân đội và là lãnh đạo trên thực tế của đất nước, đã gọi RSF là nhóm phiến quân và ra lệnh giải tán tổ chức này. Continue reading “Thế giới hôm nay: 18/04/2023”

Vì sao Tập không tiếp cựu tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Why Xi Jinping did not meet Taiwan’s ex-president,” Nikkei Asia, 13/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự hữu ích của Mã Anh Cửu đối với Bắc Kinh có thể đang suy giảm.

Trong lúc Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn gặp Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy ở California vào tuần trước, người tiền nhiệm của bà, Mã Anh Cửu, đã xuất hiện ở Trung Quốc đại lục.

Thoạt tiên, có vẻ như Trung Quốc đang trải thảm đỏ chào đón Mã – cựu tổng thống Đài Loan đầu tiên đặt chân lên đại lục. Nhưng khi chuyến đi kết thúc, người ta lại bắt đầu nghĩ đến câu thành ngữ tiếng Trung “đầu rồng, đuôi rắn.” Mọi chuyện đã khởi đầu khá tốt đẹp, nhưng cuối cùng vẫn thất bại. Continue reading “Vì sao Tập không tiếp cựu tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu?”

ASEAN và giá trị của “Con đường thứ ba” (P2)

Nguồn: Kishore Mahbubani, “Asia’s Third Way,” Foreign Affairs, Tháng 3-Tháng 4/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

ĐẦU TÀU PHƯƠNG NAM

Cách tiếp cận của ASEAN trong việc quản lý cạnh tranh địa chính trị giữa Trung Quốc và Mỹ là bài học cho các nước đang phát triển. Khi Trung Quốc tăng cường quan hệ thương mại và đầu tư với các quốc gia thuộc phương Nam, ngày càng có nhiều quốc gia áp dụng cách tiếp cận thực dụng tương tự để cân bằng các mối quan tâm của Bắc Kinh và Washington. Điều này không có gì bất ngờ. Nhiều nước đang phát triển tôn trọng và ngưỡng mộ những thành tựu của ASEAN và coi kinh nghiệm của khu vực là kim chỉ nam cho họ. Continue reading “ASEAN và giá trị của “Con đường thứ ba” (P2)”

16/04/1947: Nổ phân bón khiến 581 người thiệt mạng ở Texas

Nguồn: Fertilizer explosion kills 581 in Texas, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, một vụ nổ kinh hoàng đã xảy ra trong quá trình chất phân bón lên tàu chở hàng Grandcamp tại một bến tàu ở Thành phố Texas, bang Texas. Gần 600 người đã thiệt mạng và hàng nghìn người khác bị thương, còn con tàu bị nổ tung thành từng mảnh.

Ammonium nitrate đã được Quân đội Mỹ sử dụng làm chất nổ trong Thế chiến II và sau khi chiến tranh kết thúc, người ta vẫn tiếp tục sản xuất loại hóa chất này vì nó được phép dùng làm phân bón. Tuy nhiên, các biện pháp phòng ngừa trong quá trình vận chuyển hóa chất đã trở nên lỏng lẻo hơn rất nhiều trong những năm sau chiến tranh. Continue reading “16/04/1947: Nổ phân bón khiến 581 người thiệt mạng ở Texas”

ASEAN và giá trị của “Con đường thứ ba” (P1)

Nguồn: Kishore Mahbubani, “Asia’s Third Way,” Foreign Affairs, Tháng 3-Tháng 4/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

ASEAN đã tồn tại và phát triển trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc như thế nào?

Cuộc cạnh tranh địa chính trị đang định hình thời đại của chúng ta là cuộc cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ. Trong lúc căng thẳng gia tăng xoay quanh vấn đề thương mại và Đài Loan, cùng nhiều vấn đề khác, có thể hiểu được tại sao nhiều quốc gia lại ngày càng lo ngại về một tương lai được định hình bởi sự cạnh tranh giữa các cường quốc. Tuy nhiên, một khu vực đã tự tạo ra con đường hòa bình và thịnh vượng xuyên qua kỷ nguyên lưỡng cực này. Nằm ở trung tâm địa lý của cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc, Đông Nam Á không chỉ cố gắng duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Bắc Kinh và Washington, đi dây ngoại giao để giữ vững lòng tin của cả hai bên, mà còn khiến Trung Quốc và Mỹ đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng và phát triển của mình. Continue reading “ASEAN và giá trị của “Con đường thứ ba” (P1)”

15/04/1920: Vụ án Sacco-Vanzetti thu hút sự chú ý của cả nước Mỹ

Nguồn: The Sacco-Vanzetti case draws national attention, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1920, một nhân viên tiền lương và một nhân viên bảo vệ đã bị giết trong một vụ cướp có vũ trang xảy ra ngay giữa buổi chiều tại một công ty giày ở South Braintree, Massachusetts. Vụ án tưởng chừng bình thường này đã phát triển thành một trong những phiên tòa nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Mỹ, đồng thời là bước ngoặt đối với việc phát hiện tội phạm qua bằng chứng pháp y. Continue reading “15/04/1920: Vụ án Sacco-Vanzetti thu hút sự chú ý của cả nước Mỹ”

Ông Ngô Đình Quỳnh: “Tôi luôn giữ hình ảnh rực rỡ về cha tôi, Ngô Đình Nhu”

Tác giả: Phạm Cao Phong

Những câu chuyện về thời thơ ấu ông Ngô Đình Quỳnh kể cho tôi mang âm hưởng trầm buồn.

Câu chuyện thời thơ ấu của ông làm tôi không cười nổi. Lần đầu đến trường ở Paris, giờ ra chơi, ông trố mắt nhìn những bạn cùng lớp:

-Khi đám bạn tổ chức trò ‘cút bắt’ thì tôi ngớ cả người, trò gì vậy ? Tôi như một một nhà bác học ngây người khám phá cuộc sống sinh hoạt của những chú kiến!

-Lần đầu thấy tuyết rơi, tôi ngạc nhiên lắm, tại sao lại có một đất nước như vậy!

Continue reading “Ông Ngô Đình Quỳnh: “Tôi luôn giữ hình ảnh rực rỡ về cha tôi, Ngô Đình Nhu””

Chuyển động Quốc Phòng (7/4 – 13/4/2023)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Thế giới hôm nay: 14/04/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

FBI vừa bắt giữ Jack Teixeira, người được cho là thủ lĩnh của nhóm trực tuyến đã phát tán các tài liệu tình báo mật của Mỹ. Bộ trưởng tư pháp Merrick Garland cho biết Teixeira, một thanh niên 21 tuổi là nhân viên tình báo không quân của Vệ binh Quốc gia Massachusetts, bị buộc tội chia sẻ bất hợp pháp “thông tin quốc phòng mật” và sẽ nghe bản cáo trạng vào cuối ngày hôm nay. Số tài liệu mật trên bao gồm các đánh giá quân sự về cuộc chiến ở Ukraine và báo cáo của CIA về một loạt các vấn đề toàn cầu.

Bộ tư pháp Hoa Kỳ đang tìm kiếm trợ giúp khẩn cấp từ Tòa án Tối cao trong vụ kiện liên quan đến quyền tiếp cận thuốc phá thai mifepristone, sau khi một thẩm phán ở Texas đình chỉ phê duyệt liên bang của loại thuốc này. Một phán quyết vào đêm khuya từ Tòa Phúc thẩm Khu vực Năm sẽ tiếp tục cho phép bán — ít nhất là tạm thời — nhưng bù lại áp đặt các quy tắc hạn chế hơn đối với việc sử dụng thuốc. Tòa Tối cao chưa cho biết liệu họ có tiếp nhận vụ việc hay không. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/04/2023”

Trí tuệ nhân tạo sẽ cách mạng hóa ngoại giao như thế nào?

Nguồn: Andrew Moore, “How AI Could Revolutionize Diplomacy,” Foreign Policy, 21/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Từ ChatGPT đến điện toán lượng tử, các công nghệ mới nổi sẽ cung cấp các công cụ mới để kiến tạo hòa bình.

Đã hơn một năm kể từ khi Nga tiến hành xâm lược Ukraine, có rất ít dấu hiệu cho thấy xung đột sẽ sớm kết thúc. Thành công của Ukraine trên chiến trường đã được hỗ trợ bởi việc sử dụng sáng tạo các công nghệ mới, từ máy bay không người lái đến các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) mã nguồn mở. Nhưng sau cùng thì, cuộc chiến ở Ukraine – giống như bất kỳ cuộc chiến nào khác – sẽ kết thúc bằng đàm phán. Và dù cuộc xung đột đã thúc đẩy những cách tiếp cận mới đối với chiến tranh, thì các phương pháp ngoại giao vẫn đang bị mắc kẹt ở thế kỷ 19. Continue reading “Trí tuệ nhân tạo sẽ cách mạng hóa ngoại giao như thế nào?”

13/04/2017: Mỹ thả “Mẹ của các loại bom” xuống khu phức hợp của ISIS

Nguồn: U.S. military drops “Mother of All Bombs” on ISIS tunnel complex, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2017, lực lượng Mỹ tại Afghanistan đã thả một trong những vũ khí phi hạt nhân lớn nhất từng được quân đội nước này sử dụng. “Mẹ của các loại bom” (Mother of All Bombs) đã tấn công khu phức hợp đường hầm của Nhà nước Hồi giáo ISIS với sức công phá tương đương 11 tấn thuốc nổ. Hơn 90 chiến binh Hồi giáo đã chết trong vụ ném bom. Continue reading “13/04/2017: Mỹ thả “Mẹ của các loại bom” xuống khu phức hợp của ISIS”

Thế giới hôm nay: 13/04/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Lạm phát ở Mỹ đã giảm xuống mức 5% trong tháng 3 so với cùng kỳ năm ngoái, từ mức 6% một tháng trước. Lạm phát đang ở mức thấp nhất trong gần hai năm qua nhờ giá năng lượng hạ nhiệt 3,5% trong tháng 3. Song lạm phát cơ bản, tức không tính chi phí thực phẩm và nhiên liệu, vẫn tăng 0,4% so với tháng 2 lên mức gần 5% theo năm do áp lực giá trên thị trường nhà ở. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm 1/4 điểm tại cuộc họp tháng 5.

Chính quyền Biden đã đề xuất các quy định chặt chẽ hơn đối với phát thải ô tô để thúc đẩy doanh số bán xe điện ở Mỹ. Các quy định yêu cầu khoảng 67% số xe mới bán ra trong nước phải chạy bằng điện vào năm 2032. Con số hiện tại chỉ là 6%. Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ ước tính những điều chỉnh mới đề xuất sẽ giúp Mỹ tránh được gần 10 tỷ tấn khí thải carbon cho đến năm 2055. Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/04/2023”

Tại sao Đài Loan quan trọng với thế giới?

Nguồn: Gideon Rachman, “Why Taiwan matters to the world,” Financial Times, 10/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Gia tăng căng thẳng với Bắc Kinh là cái giá có thể chấp nhận được để bảo vệ một nền dân chủ châu Á đang phát triển mạnh mẽ.

Mỹ có nên bảo vệ Đài Loan? Đây không phải là một cuộc tranh luận trừu tượng. Cuối tuần qua, Bắc Kinh đã mô phỏng các đợt tấn công ném bom nhắm vào hòn đảo, trong khi lực lượng hải quân của họ bao vây Đài Loan.

Để đối phó với việc Trung Quốc liên tục leo thang áp lực quân sự lên hòn đảo, Tổng thống Joe Biden đã hứa – bốn lần – rằng Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan trước một cuộc tấn công của Trung Quốc. Continue reading “Tại sao Đài Loan quan trọng với thế giới?”

Thế giới hôm nay: 12/04/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Mỹ đang đánh giá nguyên nhân và quy mô của vụ rò rỉ tin tình báo mật gần đây, vốn có thể gây ra “nguy cơ rất nghiêm trọng cho an ninh quốc gia.” Phát ngôn viên Lầu Năm Góc cho biết các quan chức đang “làm việc ngày đêm” để điều tra xem số tài liệu trên vì sao bị lộ lên mạng. Các tập tin có thông tin an ninh quốc gia về cuộc xâm lược Ukraine của Nga, bao gồm cả dữ liệu có thể cản trở cuộc phản công tới đây của Ukraine. Bộ Tư pháp Mỹ cũng đã mở điều tra.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết tăng trưởng toàn cầu là 2,8% trong năm nay, giảm từ mức 3,4% của năm 2022. IMF cho rằng lãi suất cao và việc Nga xâm lược Ukraine khiến triển vọng kinh tế xấu đi, bên cạnh cuộc khủng hoảng ngân hàng hồi tháng trước với vụ sụp đổ của Silicon Valley Bank và Credit Suisse. Ngoài ra IMF cũng dự đoán kinh tế thế giới tăng trưởng 3% trong năm tới. Continue reading “Thế giới hôm nay: 12/04/2023”

Kết nạp Phần Lan, NATO thu được những nguồn lực quân sự nào?

Nguồn:芬兰加入,北约获得多少军事资源”, 环球时报 (Thời báo Hoàn Cầu), 6/4/2023

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 4/4/2023, Phần Lan chính thức trở thành quốc gia thành viên thứ 31 của NATO. Đồng thời với “sự che chở” mà Phần Lan nhận được, sự kiện nước này gia nhập NATO cũng làm tăng cường thực lực của NATO. Một khi các căn cứ địa quân sự trong lãnh thổ Phần Lan được cung cấp cho NATO sử dụng, điều đó sẽ nâng cao tiềm lực quân sự cho NATO như thế nào? Nga sẽ dùng cách nào để đối phó lại? Continue reading “Kết nạp Phần Lan, NATO thu được những nguồn lực quân sự nào?”

11/04/1951: Tổng thống Truman bãi nhiệm Tướng MacArthur

Nguồn: President Truman relieves General MacArthur of duties in Korea, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1951, trong cuộc đối đầu quân sự-dân sự có lẽ là nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Mỹ, Tổng thống Harry S. Truman đã bãi nhiệm Tướng Douglas MacArthur khỏi vị trí Tổng tư lệnh lực lượng Mỹ tại Bán đảo Triều Tiên. Việc sa thải MacArthur đã gây ra một làn sóng phản đối trong công chúng Mỹ, nhưng Truman vẫn cam kết coi cuộc xung đột ở Triều Tiên là một “cuộc chiến có giới hạn.” Continue reading “11/04/1951: Tổng thống Truman bãi nhiệm Tướng MacArthur”

Thế giới hôm nay: 11/04/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Loạt tài liệu tình báo mật bị rò rỉ trên mạng cho thấy Mỹ đã nghe lén các đồng minh chủ chốt. Hàn Quốc, một trong những nước bị ảnh hưởng, chủ động không leo thang khi nhấn mạnh mối quan hệ của họ với Mỹ vẫn “mạnh mẽ.” Số tài liệu này cũng cho thấy các công ty Hàn Quốc có thể đang gián tiếp cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine, trái với chính sách chính thức. Bên cạnh đó là các thông tin an ninh quốc gia về cuộc xâm lược của Nga, Trung Quốc, Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và Trung Đông. Bộ Tư pháp Mỹ đã mở điều tra về vụ lộ tài liệu.

Trong một diễn biến khác, Bộ Tư pháp Mỹ kháng án phán quyết đình chỉ phê duyệt thuốc phá thai mifepristone của một thẩm phán liên bang ở Texas. Lệnh của thẩm phán, được đưa ra hôm thứ Sáu, vẫn chưa có hiệu lực cho tới bảy ngày sau phán quyết. Chính phủ cũng yêu cầu tòa phúc thẩm liên bang tạm dừng lệnh của thẩm phán cho đến khi việc kháng án được giải quyết. Mifepristone đã được hàng triệu người Mỹ sử dụng từ năm 2000. Continue reading “Thế giới hôm nay: 11/04/2023”

Tại sao Lý Cường muốn Trung Quốc cải thiện quan hệ với Nhật?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s Li Qiang orchestrates warm welcome for Hayashi,” Nikkei Asia, 04/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tân thủ tướng Trung Quốc cần quan hệ tốt hơn với Nhật Bản để phục hồi nền kinh tế

Chuyến công du Trung Quốc của Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cuối tuần qua – chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của một ngoại trưởng Nhật sau ba năm – đã không có nhiều bức ảnh vui vẻ.

Nhưng xét đến mối quan hệ đang căng thẳng giữa hai nước, Bắc Kinh đã chào đón Hayashi tương đối nồng nhiệt. Continue reading “Tại sao Lý Cường muốn Trung Quốc cải thiện quan hệ với Nhật?”