Thế giới hôm nay: 10/04/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Quân đội Trung Quốc bước vào ngày thứ hai tập trận mô phỏng tấn công vào Đài Loan. Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin rằng nhiều đơn vị đã thực hiện “mô phỏng các đòn tấn công phối hợp chính xác vào các mục tiêu chính.” Hôm thứ Bảy, Trung Quốc nhấn mạnh “các cuộc tuần tra sẵn sàng chiến đấu” kéo dài ba ngày nên được coi là “lời cảnh báo mạnh mẽ đối với các lực lượng ly khai đòi độc lập ở Đài Loan.” Thông báo được đưa ra vài ngày sau khi tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn gặp Kevin McCarthy, chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, ở California. Bộ Quốc phòng Đài Loan tuyên bố đang theo dõi tình hình.

Quân đội Israel hôm Chủ nhật tuyên bố đã tấn công các mục tiêu bên trong Syria bằng pháo và máy bay không người lái. Đây là đòn đáp trả sau khi có tên lửa bắn trong đêm về phía Israel từ bên trong lãnh thổ Syria. Đã có leo thang bạo lực trong khu vực kể từ khi cảnh sát Israel đột kích nhà thờ Hồi giáo al-Aqsa, địa điểm linh thiêng thứ ba của đạo Hồi, ở Jerusalem trong tuần này. Continue reading “Thế giới hôm nay: 10/04/2023”

Độc tài, “hóa rồng” và dân chủ ở Đài Loan (P2)

Tác giả: Hồ Sĩ Quý*

Xem thêm: Phần 1

Khi Lý Đăng Huy lên đảm nhận chức vụ Tổng thống tháng 1/1988, nhìn vào những quan hệ thực tế, chính trường Đài Loan không nghĩ ông sẽ đủ lực trụ được dài lâu. Sinh trưởng ở Đài Loan, ông được Tưởng Kinh Quốc để ý, mời tham chính qua nhiều chức vụ như Chính vụ (Bộ trưởng không Bộ), Thị trưởng Đài Bắc và Chủ tịch Tỉnh Đài Loan, trước khi trở thành Phó Tổng thống. Từng học đại học và rồi trở thành giảng viên Đại học Quốc gia Đài Loan (NTU), ông cũng từng du học tại Đại học Tokyo, Nhật, và làm Tiến sĩ kinh tế nông nghiệp Đại học Cornell, Mỹ. Ông được đánh giá là có phong cách một trí thức hơn là một chính khách lão luyện. Cho tới 1988, do không có nhiều hậu thuẫn trong hệ thống đảng và chính quyền, lại bị bao vây bởi nhiều chức sắc Quốc dân đảng có thế lực từ Trung Quốc đại lục, đại diện cho nhiều khuynh hướng quyền lợi khác nhau, vì vậy, theo nhiều nhân vật Quốc dân đảng gốc Trung Quốc đại lục, việc để ông tham chính chẳng qua chỉ là mang tính chất tạm thời. Continue reading “Độc tài, “hóa rồng” và dân chủ ở Đài Loan (P2)”

09/04/2005: Thái tử Charles và Camilla Parker Bowles kết hôn

Nguồn: Prince Charles and Camilla Parker Bowles wed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2005, gần tám năm sau khi Công nương Diana qua đời trong một vụ tai nạn xe hơi khiến cả thế giới thương tiếc, Thái tử Charles, chồng cũ của bà đồng thời là người thừa kế ngai vàng nước Anh, đã kết hôn với người tình lâu năm, Camilla Parker Bowles. Đám cưới đã được tổ chức một cách riêng tư tại Windsor Guildhall, cách London 30 dặm. Buổi lễ ban đầu dự kiến diễn ra vào ngày 8/4, nhưng đã phải dời lại để không trùng với tang lễ của Giáo hoàng John Paul II. Continue reading “09/04/2005: Thái tử Charles và Camilla Parker Bowles kết hôn”

Độc tài, “hóa rồng” và dân chủ ở Đài Loan (P1)

Tác giả: Hồ Sĩ Quý*

Lời BBT: Đài Loan cùng với Hàn Quốc là hai xã hội thành công nhất của thế kỷ 20. Cả hai đất nước những năm 50 (thế kỷ 20) đều ở tình trạng thiếu tài nguyên với hàng triệu người sống ở mức nghèo đói, nhưng sau khoảng 30 năm đã “cất cánh”, hoá rồng và dân chủ hóa. Điều thần kỳ về kinh tế Đài Loan được coi là kém ngoạn mục so với điều thần kỳ về đời sống xã hội. Chính quyền nhận ra giá trị của dân chủ và có ý thức cải biến xã hội. Các lực lượng chính trị cố gắng chuyển đổi xã hội trong khuôn khổ một trật tự ôn hòa, cải cách, chứ không cách mạng. Người dân được làm quen với các giá trị dân chủ và chẳng bao lâu đã làm chủ được giá trị dân chủ. Nền kinh tế – xã hội phát triển năng động, biết phát huy nguồn lực con người đã dẫn đến sự xuất hiện tầng lớp trung lưu quan tâm đến văn hóa, văn minh, dân chủ và tiến bộ xã hội. Một xã hội tôn trọng học vấn, có nền giáo dục tiên tiến, có trình độ nguồn nhân lực cao và đồng đều, có nền văn hóa kết hợp được truyền thống và hiện đại. Continue reading “Độc tài, “hóa rồng” và dân chủ ở Đài Loan (P1)”

08/04/1904: Anh và Pháp ký Hiệp ước Thân mật

Nguồn: Britain and France sign Entente Cordiale, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1904, khi Thế chiến I chỉ còn 10 năm nữa là sẽ nổ ra ở châu Âu, Anh và Pháp đã ký một thỏa thuận, sau này được gọi là Hiệp ước Thân mật (Entente Cordiale), giải quyết các tranh chấp thuộc địa có từ lâu đời ở Bắc Phi và thiết lập một sự hiểu biết ngoại giao giữa hai nước. Continue reading “08/04/1904: Anh và Pháp ký Hiệp ước Thân mật”

Đại Việt dưới thời vua Lê Nhân Tông (P2)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng 2 năm Thái Hòa thứ 6 [3/1448], Đèo Mạnh Vượng, tri châu Phục Lễ vùng Lai Châu có tội. Triều đình bắt Mạnh Vượng tự tử, rồi trao chức Chiêu thảo sứ cho em Vượng:

Tháng 2, Tư không châu Phục Lễ Đèo Mạnh Vượng có tội, cho tự tử. Sai nhập nội tư mã Lê Ê đem 5.000 quân hộ tống người em thứ của Mạnh Vượng, cho làm chiêu thảo sứ tri châu Phục Lễ, thay trông coi dân chúng của Mạnh Vượng và tịch thu gia sản của Mạnh Vượng. Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Nhân Tông (P2)”

Chuyển động Quốc Phòng (31/3 – 6/4/2023)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Thế giới hôm nay: 07/04/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thúc giục chủ tịch Tập Cận Bình “giúp nước Nga thức tỉnh” về cuộc chiến ở Ukraine khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau ở Bắc Kinh. Tham gia cùng ông Macron tại Trung Quốc còn có Ursula von der Leyen, người đứng đầu Ủy ban châu Âu. Ông Macron mang theo một phái đoàn doanh nghiệp lớn với mục tiêu tăng cường quan hệ thương mại. Nhưng bà von der Leyen lại có quan điểm khác: trong một cuộc họp báo, bà lập luận rằng người châu Âu nên “giảm thiểu rủi ro” thương mại với Trung Quốc.

Các quan chức Israel nói có ít nhất 34 quả rocket đã được phóng từ miền nam Lebanon về phía bắc nước này, có thể là vụ bắn phá lớn nhất kể từ chiến tranh Lebanon năm 2006. Khoảng 25 quả đã bị hệ thống phòng không của Israel đánh chặn. Các nhóm Palestine ở Gaza cũng đã phóng một số tên lửa về phía Israel, theo quân đội Israel. Các đòn tấn công diễn ra sau cuộc đột kích thứ hai của cảnh sát Israel vào nhà thờ Hồi giáo al-Aqsa ở Jerusalem. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/04/2023”

Nhìn lại cục diện thế giới năm 2022: Định hình trong bất định

Tác giả: Trần Chí Trung[1]

Trong khoảng ba năm trở lại đây, nhất là năm 2022, thế giới trải qua một giai đoạn biến động chưa từng có, gây ảnh hưởng không nhỏ đến dòng chảy phát triển chung của toàn cầu. Xâu chuỗi những sự kiện và dấu ấn của mỗi năm cho thấy sự tiếp nối của những xu thế chuyển dịch trước đó, đồng thời mang hàm ý chỉ dấu về một cục diện thế giới mới đang manh nha định hình. Continue reading “Nhìn lại cục diện thế giới năm 2022: Định hình trong bất định”

06/04/1832: Chiến tranh Black Hawk bắt đầu

Nguồn: Black Hawk War begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1832, quyết tâm chống lại sự hiện diện ngày càng lớn của những người da trắng châu Âu định cư trên các vùng đất truyền thống của bộ lạc mình, chiến binh người Sauk, có biệt danh là Black Hawk, đã bị cuốn vào một cuộc chiến với nước Mỹ.

Được người trong bộ lạc gọi là Ma-ka-tai-me-she-kia-kiak, Black Hawk sinh năm 1767 tại làng Saukenuk thuộc bang Illinois ngày nay. Ông đã nhanh chóng nổi tiếng là một chiến binh ngoan cường và dũng cảm trong các cuộc giao tranh thường xuyên nổ ra giữa người Sauk và kẻ thù chính của họ, tộc Osage. Tuy nhiên, đến đầu những năm 1800, Black Hawk bắt đầu nhận ra rằng mối đe dọa thực sự đối với bộ lạc của ông là lượng người da trắng đổ về khu vực này ngày một nhiều. Continue reading “06/04/1832: Chiến tranh Black Hawk bắt đầu”

Thế giới hôm nay: 06/04/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Ukraine Volodomyr Zelensky đã gặp Andrzej Duda, người đồng cấp Ba Lan của ông, tại Warsaw. Sau cuộc gặp riêng, ông Duda nói sẽ tìm kiếm “những đảm bảo bổ sung” cho Ukraine tại hội nghị thượng đỉnh NATO sắp tới. Ông Zelensky cảm ơn Ba Lan đã “kề vai sát cánh” với nước ông. Từ đầu cuộc chiến Ba Lan luôn nhiệt tình ủng hộ nước láng giềng, giang tay chào đón hơn 1 triệu người tị nạn Ukraine và kêu gọi hỗ trợ quân sự của phương Tây.

Tổ chức Thương mại Thế giới cho biết tăng trưởng thương mại toàn cầu sẽ xuống mức 1,7% trong năm nay, giảm từ 2,7% của năm 2022. Hồi tháng 10, WTO từng dự báo thương mại sẽ tăng 1%, nhưng rồi điều chỉnh lại sau khi tính cả áp lực chuỗi cung ứng. Kinh tế trưởng của WTO đổ lỗi cho những tác động kéo dài của Covid-19 và căng thẳng địa chính trị gia tăng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 06/04/2023”

Tập Cận Bình đang chuẩn bị Trung Quốc cho chiến tranh

Nguồn: John Pomfret và Matt Pottinger, “Xi Jinping Says He Is Preparing China for War,” Foreign Affairs, 29/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Và thế giới nên lưu tâm

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng ông đang chuẩn bị cho chiến tranh. Tại cuộc họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc và cơ quan cố vấn chính trị hàng đầu của nó vào tháng 3, Tập đã lồng ghép chủ đề sẵn sàng tham chiến vào bốn bài phát biểu riêng biệt. Thậm chí trong một bài phát biểu, ông còn nói với các tướng lĩnh rằng “hãy dám đánh.” Chính phủ của ông cũng vừa tuyên bố tăng 7,2% ngân sách quốc phòng, vốn đã tăng gấp đôi trong thập niên vừa qua, đồng thời công bố các kế hoạch giúp Trung Quốc bớt phụ thuộc vào ngũ cốc nhập khẩu. Trong những tháng gần đây, Bắc Kinh còn tiết lộ các luật mới về quân sự, các hầm trú ẩn phòng không mới ở các thành phố nằm dọc Eo biển Đài Loan, và các văn phòng “Huy động Quốc phòng” mới trên toàn quốc. Continue reading “Tập Cận Bình đang chuẩn bị Trung Quốc cho chiến tranh”

Thế giới hôm nay: 05/04/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Donald Trump đã đến tòa hình sự Manhattan trình diện và nghe công bố quyết định truy tố. Cựu tổng thống Mỹ bị đại bồi thẩm đoàn buộc tội hồi tuần trước liên quan đến cáo buộc che đậy khoản tiền bịt miệng trả cho một nữ diễn viên khiêu dâm. Ông phủ nhận hành vi sai trái. Cuộc biểu tình gần nơi ông trình diện đã không thu hút được nhiều người như dự đoán.

Phần Lan chính thức gia nhập NATO và trở thành thành viên thứ 31 của liên minh quân sự, sau buổi lễ bên ngoài trụ sở của tổ chức ở Brussels. Quốc gia Bắc Âu nộp đơn xin gia nhập liên minh từ tháng 5 năm 2022, chưa đầy ba tháng sau khi Nga xâm lược Ukraine. Việc nước này gia nhập đã tăng gấp đôi chiều dài biên giới của NATO với Nga. Người phát ngôn Nga Dmitry Peskov nói động thái này là một “sự xâm phạm” an ninh của Nga. Continue reading “Thế giới hôm nay: 05/04/2023”

Lợi – hại cho Việt Nam nếu nâng cấp quan hệ với Mỹ

Nếu nâng cấp quan hệ với Mỹ, Việt Nam sẽ có cơ hội nâng cao vị thế của mình và nâng cấp hệ thống quân đội. Bên cạnh đó, cũng có lo ngại rằng hành động này sẽ làm Trung Quốc không hài lòng, từ đó sẽ gia tăng các hành động gây hấn trên Biển Đông.

Các chuyên gia về chính trị, quan hệ quốc tế và an ninh hàng hải, trong bài viết này, sẽ phân tích góc nhìn của họ về những mặt lợi và thách thức mà Việt Nam phải đối mặt khi xích lại gần hơn với Mỹ. Continue reading “Lợi – hại cho Việt Nam nếu nâng cấp quan hệ với Mỹ”

Chuyên gia: VN nên nâng cấp quan hệ với Mỹ càng sớm càng tốt

Năm nay là thời điểm thuận lợi nhất để Việt Nam có thể nâng cấp mối quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ lên tầm Đối tác chiến lược, trước khi bỏ lỡ nhiều lợi ích mà Hoa Kỳ có thể mang lại, đặc biệt là lĩnh vực quốc phòng.

Đó nhà nhận định của một số chuyên gia, nhà nghiên cứu chính trị sau cuộc điện đàm của Tổng bí Thư (TBT) Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 29/3 vừa qua. Continue reading “Chuyên gia: VN nên nâng cấp quan hệ với Mỹ càng sớm càng tốt”

Gordon Moore, tác giả ‘Định luật Moore’, qua đời

Nguồn: “Gordon Moore, a chip pioneer who set the stage for Google, Apple”, Nikkei Asia, 26/3/2023

Biên dịch: Phạm Quốc Hào

Dự đoán của người đồng sáng lập Intel về tốc độ nâng cấp chip đã dẫn đường cho Thung lũng Silicon.

Sáu thập niên trước, Gordon Moore đã dự đoán chính xác về tốc độ tiến bộ của chip máy tính, điều vốn sẽ biến đổi cuộc sống hiện đại.

Bằng cách đó, người đồng sáng lập và cựu chủ tịch của Intel, người vừa qua đời hôm thứ Sáu (24/3/2023) ở tuổi 94, đã tạo tiền đề cho sự trỗi dậy của các công ty công nghệ lớn (Big Tech). Continue reading “Gordon Moore, tác giả ‘Định luật Moore’, qua đời”

04/04/1841: Tổng thống William Henry Harrison qua đời

Nguồn: President Harrison dies – 32 days into office, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1841, Tổng thống Mỹ William Henry Harrison đã qua đời chỉ 32 ngày sau khi nhậm chức, trở thành người giữ kỷ lục đáng tiếc là Tổng thống Mỹ có nhiệm kỳ ngắn nhất.

Trớ trêu thay, người đàn ông có nhiệm kỳ ngắn nhất ở Nhà Trắng lại có bài diễn văn nhậm chức dài nhất trong lịch sử. Đây có lẽ là điều đã khiến ông phải mất mạng. Bài phát biểu đầu tiên của vị tổng thống, diễn ra vào một buổi sáng tháng 3 lạnh giá, kéo dài tận 1 giờ 45 phút. Harrison đi ngủ vào cuối ngày lễ nhậm chức cùng với một cơn cảm nặng và nó đã nhanh chóng phát triển thành căn bệnh viêm phổi gây tử vong. Một số nhà sử học đã tuyên bố rằng bệnh viêm gan cũng có thể đã góp phần vào cái chết của ông. Continue reading “04/04/1841: Tổng thống William Henry Harrison qua đời”

Tập ở Moscow, Kishida ở Kyiv: Trung – Nhật tăng cường cạnh tranh ngoại giao

Nguồn: William Figueroa, “China in Russia, Japan in Ukraine: Asian Powers Enter International Diplomacy, The Diplomat, 22/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Để hiểu được ý nghĩa của các chuyến thăm vừa qua, chúng ta cần phải xem xét kỹ lưỡng bối cảnh rộng hơn của những nỗ lực ngoại giao quốc tế gần đây của Trung Quốc và Nhật Bản.

Hai tuần vừa qua quả là một quãng thời gian vô cùng bất ngờ đối với những ai theo dõi hoạt động ngoại giao ở Đông Á. Ngay sau tuyên bố bất ngờ của Trung Quốc, về một thỏa thuận hòa bình do Bắc Kinh làm trung gian giữa Iran và Ả Rập Saudi, Chủ tịch Tập Cận Bình đã có chuyến thăm cấp cao tới Moscow vào ngày 20/03, để theo đuổi những gì có thể là một thành tựu ngoại giao mới: một lệnh ngừng bắn và một lộ trình cho hòa bình ở Ukraine. Continue reading “Tập ở Moscow, Kishida ở Kyiv: Trung – Nhật tăng cường cạnh tranh ngoại giao”

Thế giới hôm nay: 03/04/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Công tố viên liên bang của Thụy Sĩ sẽ điều tra các hành vi vi phạm pháp luật trong vụ UBS mua lại Credit Suisse. Các chính trị gia Thụy Sĩ cũng dự kiến sẽ mở một ủy ban điều tra riêng về vụ sáp nhập, vốn được hậu thuẫn bởi chính phủ, cơ quan quản lý và ngân hàng trung ương. Riêng tờ SonntagsZeitung của Thụy Sĩ đưa tin UBS có kế hoạch cắt giảm khoảng 30% nhân sự.

Một vụ nổ tại một quán cà phê ở St Petersburg đã giết chết một blogger chuyên viết về quân đội Nga, Bộ Nội vụ nước này cho biết. Vladlen Tatarsky là một người thẳng thắn ủng hộ cuộc xâm lược Ukraine của Nga và đã đăng các video được quay tại Điện Kremlin. Không rõ ai đứng sau vụ nổ; ít nhất 25 người khác bị thương. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/04/2023”

Thái Kỳ: Biểu tượng quyền lực mới tại Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi’s chief of staff Cai Qi is symbol of powerful court,” Nikkei Asia, 30/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cựu Bí thư Thành ủy Bắc Kinh hiện đang giám sát mọi mặt của an ninh Trung Quốc

Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hạ cánh xuống Moscow vào ngày 20/03 vừa qua, ông đang rất phấn chấn.

Sau khi thuyết phục Ả Rập Saudi và Iran khôi phục quan hệ, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã sẵn sàng đóng vai trò trung gian hòa giải giữa Nga và Ukraine, qua đó chứng tỏ vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế. Continue reading “Thái Kỳ: Biểu tượng quyền lực mới tại Trung Quốc”