Chuyển động Quốc Phòng (13/1 – 19/1/2023)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Continue reading “Chuyển động Quốc Phòng (13/1 – 19/1/2023)”

Kỷ nguyên của các liên kết tiểu đa phương

Nguồn: Husain Haqqani và Narayanappa Janardhan, “The Minilateral Era,” Foreign Policy, 10/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các cường quốc tầm trung từ Ấn Độ đến Israel hiện đang theo đuổi các quan hệ đối tác nhỏ, dựa trên những vấn đề cụ thể, nằm ngoài các thể chế chính thức.

Tháng 9 năm ngoái, bên lề cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, các ngoại trưởng Ấn Độ, Pháp, và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã vạch ra một chiến lược ba bên. Mỗi bên đều đã có quan hệ song phương mạnh mẽ với hai bên còn lại, vì vậy họ nhất trí sẽ theo đuổi quan hệ đối tác nhóm rộng lớn hơn. Ấn Độ và Pháp cũng vừa tham gia một nỗ lực tương tự nhằm tạo ra một chương trình nghị sự chung với Australia. Continue reading “Kỷ nguyên của các liên kết tiểu đa phương”

19/01/1809: Ngày sinh Edgar Allan Poe

Nguồn: Edgar Allan Poe is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1809, nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình văn học Edgar Allan Poe đã chào đời tại Boston, Massachusetts.

Năm ông lên ba tuổi, cả cha và mẹ của Poe đều qua đời. Ông được người cha đỡ đầu, John Allan, một thương gia thuốc lá giàu có, đưa về chăm sóc. Sau khi du học ở Anh, Poe theo học tại Đại học Virginia (UVA) vào năm 1826. Sau khi tranh cãi với Allan vì những khoản nợ lớn do cờ bạc của ông, Poe buộc phải rời khỏi UVA chỉ sau 8 tháng. Tiếp đến, ông đã phục vụ hai năm trong Quân đội Mỹ và được bổ nhiệm vào West Point. Thêm một lần thất bại nữa và Allan đã cắt đứt hoàn toàn mọi liên hệ với cậu con trai. Poe lại bị đuổi khỏi học viện vì vi phạm nội quy. Continue reading “19/01/1809: Ngày sinh Edgar Allan Poe”

Thế giới hôm nay: 19/01/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trong bài phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã yêu cầu phương Tây tăng viện trợ vũ khí và kêu gọi các lãnh đạo thế giới đáp trả Nga một cách “nhanh chóng.” Ông phát biểu chỉ vài giờ sau khi bộ trưởng nội vụ Ukraine Denys Monastyrksy cùng hơn một chục người khác thiệt mạng trong một vụ rơi trực thăng bên ngoài thủ đô Kiev.

Bộ trưởng tài chính Mỹ Janet Yellen lần đầu tiên gặp phó thủ tướng và kiến trúc sư kinh tế của Trung Quốc, Lưu Hạc, tại Zurich. Trong thông cáo, bộ tài chính Mỹ nói hai lãnh đạo đã thảo luận “thẳng thắn,” và đồng thuận rằng liên lạc thường xuyên giữa hai chính phủ là có lợi cho kinh tế toàn cầu. Trước cuộc họp, bà Yellen nói hai nước có trách nhiệm “quản lý sự khác biệt.” Continue reading “Thế giới hôm nay: 19/01/2023”

Thế giới hôm nay: 18/01/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Năm 2022 là năm đầu tiên dân số Trung Quốc giảm kể từ 1961, thời điểm xảy ra nạn đói lớn của Mao. Số liệu thống kê chính thức cho thấy dân số nước này đã giảm 850.000 người vào năm ngoái so với 2021, xuống còn 1,4118 tỷ người. Như vậy Trung Quốc đã mất vị trí quốc gia đông dân nhất thế giới vào tay Ấn Độ. Thay đổi trên làm dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng nhân khẩu học khi người trẻ Trung Quốc không đủ hỗ trợ cho dân số già.

Thu nhập quý bốn của các ngân hàng lớn cho thấy mảng ngân hàng đầu tư đã chậm lại vì lãi suất cao và triển vọng kinh tế xấu đi. Lợi nhuận tại Goldman Sachs, ngân hàng vừa cắt giảm nhân sự gần đây, giảm 66% so với cùng kỳ năm trước. Giá cổ phiếu của công ty cũng giảm 7%. Lợi nhuận của Morgan Stanley giảm 40% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn cao hơn dự đoán. Continue reading “Thế giới hôm nay: 18/01/2023”

Chủ tịch nước nhận ‘thẻ đỏ’: Sự cố chính trị lớn nhất của VN trong nhiều năm qua

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Tối ngày 13 tháng 1 năm 2023, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc được nhìn thấy có mặt tại sân vận động Mỹ Đình ở Hà Nội để cổ vũ đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam trong trận chung kết lượt đi Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á gặp Thái Lan. Mặc dù có vẻ ngoài vui vẻ, ông Phúc thực ra đang phải đối mặt với một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp chính trị của mình. Trong một cuộc họp kín cùng ngày, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đã lặng lẽ bỏ phiếu để phế truất ông khỏi chức chủ tịch nước. Continue reading “Chủ tịch nước nhận ‘thẻ đỏ’: Sự cố chính trị lớn nhất của VN trong nhiều năm qua”

17/01/1966: Máy bay Mỹ làm rơi bom H rơi ở Tây Ban Nha

Nguồn: H-bomb lost in Spain, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1966, một máy bay ném bom B-52 đã va chạm với máy bay tiếp nhiên liệu KC-135 trên bờ biển Địa Trung Hải của Tây Ban Nha, làm rơi ba quả bom hydrogen 70 kiloton xuống khu vực gần thị trấn Palomares và một quả khác rơi xuống biển. Đây không phải là vụ tai nạn đầu tiên hay cuối cùng liên quan đến bom hạt nhân của Mỹ. Continue reading “17/01/1966: Máy bay Mỹ làm rơi bom H rơi ở Tây Ban Nha”

Thế giới hôm nay: 17/01/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các quan chức địa phương cho biết số người chết trong vụ tấn công tên lửa của Nga vào tòa nhà chung cư ở Dnipro, một thành phố Ukraine, đã tăng lên 40 người. Vụ tấn công đã khiến phương Tây cam kết gửi thêm vũ khí hạng nặng cho Ukraine. Trong khi đó, Belarus và Nga đồng tổ chức tập trận không quân “thuần túy phòng thủ” vào thứ Hai – khiến Ukraine lo ngại Điện Kremlin có kế hoạch tấn công đường bộ từ Belarus.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht tuyên bố từ chức sau nhiều chỉ trích về thông điệp bà đăng trên mạng xã hội vào đêm giao thừa. Trong video — được quay với pháo hoa ở hậu cảnh — bà nói cuộc chiến ở Ukraine gắn liền với “nhiều cuộc gặp gỡ với những con người thú vị, tuyệt vời.” Bà Lambrecht, một thành viên của Đảng Dân chủ Xã hội cầm quyền, còn bị chỉ trích vì các thiếu sót quản lý trong tiến trình cải cách quân đội. Continue reading “Thế giới hôm nay: 17/01/2023”

Người già Trung Quốc là nạn nhân của những sai lầm trong đại dịch

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s elderly pay ultimate price for COVID missteps,” Nikkei Asia, 12/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Người già ở Trung Quốc đang chết với tốc độ chưa từng thấy, khiến nhiều gia đình tan nát.

Tại Trung Quốc, người trẻ thường không ngần ngại nhường ghế cho người già trên tàu lửa và xe buýt. Nền văn hóa Nho giáo luôn luôn có truyền thống kính trọng người già.

Nhưng khi Covid-19 tấn công 1,4 tỷ dân của Trung Quốc, 200 triệu người cao tuổi ở nước này chính là nhóm bị tổn thương nhiều nhất, bị dồn vào chân tường. Continue reading “Người già Trung Quốc là nạn nhân của những sai lầm trong đại dịch”

15/01/1831: Victor Hugo hoàn thành “Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà”

Nguồn: “The Hunchback of Notre Dame” is finished, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1831, Victor Hugo đã hoàn thành cuốn Nhà thờ Đức Bà Paris (Notre Dame de Paris), hay còn gọi là “Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà”. Bị phân tâm bởi các dự án khác, Hugo đã liên tục trì hoãn thời hạn giao cuốn sách cho nhà xuất bản của mình, nhưng một khi bắt tay vào sáng tác, ông đã hoàn thành tiểu thuyết chỉ trong bốn tháng.

Khi còn là một thiếu niên, Hugo, con trai của một trong những sĩ quan của Napoléon, đã quyết định trở thành một nhà văn. Dù theo học ngành luật, nhưng ông cũng thành lập một tạp chí văn học để bản thân và các nhà văn mới nổi khác có thể xuất bản tác phẩm của mình. Năm 1822, Hugo kết hôn với người yêu thời thơ ấu, Adele Foucher, và xuất bản tập thơ đầu tiên, giúp ông nhận được tiền trợ cấp từ Vua Louis XVIII. Continue reading “15/01/1831: Victor Hugo hoàn thành “Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà””

Tại sao Hàn Quốc ân xá cho các lãnh đạo tham nhũng?

Nguồn: Why does South Korea pardon its corrupt leaders?”, The Economist, 06/01/2023

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

Cái cớ dùng sự khoan hồng để thúc đẩy đoàn kết dân tộc dường như không thuyết phục.

Năm nay, Lee Myung-bak hẳn sẽ là người trân trọng món quà Giáng sinh của mình nhất: vào ngày 27/12, ông Lee – tổng thống bảo thủ của Hàn Quốc giai đoạn 2008-2013 đã được ân xá bởi tổng thống đương nhiệm, Yoon Suk-yeol. Ông chỉ mới thụ án hơn 2 năm so với bản án 17 năm được tuyên vào năm 2020 vì tội nhận hối lộ và tham ô; đồng thời được miễn nộp 8,2 tỷ won (6,4 triệu USD) trong số 18,7 tỷ won tiền phạt và tài sản bị tịch thu. Ông là tổng thống thứ tư của Hàn Quốc được ân xá kể từ khi nước này dân chủ hóa vào năm 1987. Có rất nhiều lãnh tụ tham nhũng trên thế giới, nhưng việc họ bị xét xử – kết án – và sau đó được ân xá bởi người kế nhiệm hiếm khi xảy ra hơn. Tại sao điều này lại thường xuyên xảy ra ở Hàn Quốc? Continue reading “Tại sao Hàn Quốc ân xá cho các lãnh đạo tham nhũng?”

14/01/1639: Hiến pháp đầu tiên được thông qua tại các thuộc địa Mỹ

Nguồn: The first colonial constitution, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1639, tại Hartford, Connecticut, hiến pháp đầu tiên của các thuộc địa Mỹ, “Các Sắc lệnh Cơ bản” (Fundamental Orders), đã được đại diện của Wethersfield, Windsor, và Hartford thông qua.

Người Hà Lan đã phát hiện ra sông Connecticut vào năm 1614, nhưng những người Anh theo Thanh giáo từ Massachusetts mới là người hoàn thành việc xây dựng các khu định cư của người châu Âu trong khu vực. Trong thập niên 1630, họ từ Thuộc địa Vịnh Massachusetts đến Thung lũng Connecticut, và vào năm 1638, đại diện của ba khu định cư Thanh giáo lớn ở Connecticut đã gặp nhau để thành lập một chính phủ thống nhất cho thuộc địa mới. Continue reading “14/01/1639: Hiến pháp đầu tiên được thông qua tại các thuộc địa Mỹ”

Chuyển động Quốc Phòng (6/1 – 12/1/2023)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Continue reading “Chuyển động Quốc Phòng (6/1 – 12/1/2023)”

Hãng hàng không Air America và mối liên hệ với CIA

Tổng hợp: Nguyễn Thanh Hải

Hãng hàng không Mỹ (Air America) được cho là là một doanh nghiệp hậu cần và vận tải hàng không do Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) nắm quyền sở hữu và điều hành. Suốt nhiều năm, CIA liên tục phủ nhận dấu vết của họ ở Air America (AA), cuối cùng đã bán phần lãi của mình vào năm 1978.

Khi đó AA cung cấp hỗ trợ đường không bí mật cho các đồng minh của Mỹ ở Đông Nam Á, bao gồm các hoạt động tìm kiếm và giải cứu, các chiến thuật chèn lực lượng đặc biệt, buôn lậu vũ khí và cả ma túy. Các cựu phi công của AA vẫn đang vận động hành lang để nhận lương hưu, chăm sóc y tế và được thừa nhận về việc họ đã làm trong chiến tranh. Continue reading “Hãng hàng không Air America và mối liên hệ với CIA”

Joe Biden đang bước vào hàng ngũ những tổng thống thành công

Nguồn: Gideon Rachman, “Joe Biden’s claim to presidential greatness,” Financial Times, 09/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Giống như Truman và Johnson, Biden đã bị đánh giá thấp trong vai trò phó tổng thống, nhưng lại đang thể hiện xuất sắc trong Phòng Bầu dục.

Người ta cần gì để trở thành một tổng thống vĩ đại của nước Mỹ? Các nhà lãnh đạo nổi tiếng của Đảng Dân chủ có những đặc điểm giống nhau đến kinh ngạc. Franklin Roosevelt, John Kennedy, và Barack Obama đều là những nhà hùng biện xuất sắc xuất thân từ Harvard, với phong cách của giới quý tộc.

Các phó tổng thống mà họ chọn cũng có nhiều điểm chung. Harry Truman, Lyndon Johnson, và Joe Biden đều đã tạo dựng sự nghiệp của mình tại Thượng viện – và đều thiếu sức hút cùng xuất thân hào nhoáng như những vị tổng thống mà họ từng làm việc cùng. Khi còn là phó tổng thống, cả ba đôi khi bị các nhân viên của Roosevelt, Kennedy, và Obama đối xử với thái độ khinh bỉ chẳng chút e dè. Continue reading “Joe Biden đang bước vào hàng ngũ những tổng thống thành công”

12/01/1919: Lãnh đạo Tứ Cường gặp nhau lần đầu tại Paris

Nguồn: Leaders of the Big Four nations meet for the first time in Paris, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, một ngày sau khi Thủ tướng Anh David Lloyd George đến Paris, ông đã gặp đại diện của các quốc gia Tứ Cường còn lại – Thủ tướng Georges Clemenceau của Pháp, Thủ tướng Vittorio Orlando của Ý, và Tổng thống Woodrow Wilson của Mỹ – tại tòa nhà Bộ Ngoại giao Pháp ở Quai d’Orsay. Đây là cuộc gặp đầu tiên trong số hơn 100 cuộc họp của bốn người đàn ông. Continue reading “12/01/1919: Lãnh đạo Tứ Cường gặp nhau lần đầu tại Paris”

Việt Nam cố giữ trung lập giữa Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên

Tác giả: Thu Hằng p/v Vũ Xuân Khang

Năm 2023, Bắc Triều Tiên có thể sẽ thử lại vũ khí hạt nhân, sau khi bắn 70 tên lửa đạn đạo suốt năm 2022, trong đó có tên lửa liên lục địa ICBM có thể bắn đến lãnh thổ Mỹ. Hàn Quốc cũng dự kiến « tập trận hạt nhân chung » với Hoa Kỳ. Những dấu hiệu gần đây cho thấy bán đảo Triều Tiên khó có được một năm yên bình.

Hà Nội duy trì mối quan hệ tốt với cả hai miền Triều Tiên, nhưng thiên về Hàn Quốc trong lĩnh vực trao đổi thương mại thời gian gần đây. Trong chuyến công du Hàn Quốc của chủ tịch Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (04-06/12/2022), hai nước đã ký 24 tài liệu hợp tác, tổng trị giá khoảng 15 tỉ đô la. Việt Nam cũng vượt qua Hồng Kông, đứng đầu các nước nhập siêu nhiều nhất từ Hàn Quốc, với thặng dư mậu dịch là 34,25 tỉ đô la trong năm 2022. Continue reading “Việt Nam cố giữ trung lập giữa Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên”

Mỹ cần nghĩ lại cuộc chơi đường dài ở Đài Loan (P2)

Nguồn: Jude Blanchette và Ryan Hass, “The Taiwan Long Game,” Foreign Affairs, Tháng 1/tháng 2 năm 2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

PHÒNG THỦ VỮNG CHẮC

Ngay cả khi Tập chưa xem xét việc thống nhất bằng vũ lực, Mỹ vẫn phải thể hiện rằng họ chắc chắn sẽ bảo vệ lợi ích của mình ở Eo biển Đài Loan. Nhưng các quyết định quân sự không được phép định hướng cách tiếp cận tổng thể của Mỹ, như gợi ý của nhiều nhà phân tích và hoạch định chính sách. Có một thực tế không thể chối cãi là không một sức mạnh quân sự bổ sung nào của Mỹ có thể triển khai trong vòng 5 năm tới sẽ làm thay đổi cơ bản cán cân sức mạnh quân sự. Mỹ vẫn sẽ phải dựa vào ngoại giao và một loạt các công cụ khác để cho Bắc Kinh thấy rõ cái giá của thống nhất bằng vũ lực. Continue reading “Mỹ cần nghĩ lại cuộc chơi đường dài ở Đài Loan (P2)”

Thế giới hôm nay: 11/01/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các nhà lãnh đạo Mỹ, Canada và Mexico ra tuyên bố chung lên án vụ bạo loạn ở Brazil của những người ủng hộ cựu tổng thống Jair Bolsonaro. Trong khi đó, một số đảng viên Dân chủ của Joe Biden đã yêu cầu ông trục xuất Bolsonaro khỏi Mỹ — ông này hiện đang nằm viện ở Florida để chữa bệnh liên quan vùng bụng. Cảnh sát Brazil đã bắt giữ khoảng 1.500 người liên quan đến vụ bạo loạn tại các tòa nhà chính phủ ở thủ đô Brasília hôm 8/1.

Bộ Tài chính Nga cho biết thâm hụt ngân sách của nước này đã tăng lên mức kỷ lục 3,3 nghìn tỷ rúp (47 tỷ đô la) trong năm 2022. Nga trang trải cho chi phí xâm lược Ukraine bằng nguồn thu từ khí đốt và dầu mỏ, qua đó duy trì được thặng dư ngân sách trong phần lớn thời gian của năm. Tuy nhiên, các hạn chế đối với năng lượng nhập khẩu từ Nga của châu Âu và trần giá dầu của G7 đã khiến ngân sách của nước này thu hẹp đáng kể trong tháng 12. Continue reading “Thế giới hôm nay: 11/01/2023”

Mỹ cần nghĩ lại cuộc chơi đường dài ở Đài Loan (P1)

Nguồn: Jude Blanchette và Ryan Hass, “The Taiwan Long Game,” Foreign Affairs, Tháng 1/Tháng 2 năm 2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao giải pháp tốt nhất là không đưa ra giải pháp nào cả?

70 năm qua, Trung Quốc và Mỹ đã tránh được thảm họa tại Đài Loan. Nhưng có một sự đồng thuận đang hình thành trong giới hoạch định chính sách Mỹ, rằng nền hòa bình này có lẽ sẽ không kéo dài thêm nữa. Hiện nay, nhiều nhà phân tích và hoạch định chính sách cho rằng Mỹ phải sử dụng toàn bộ sức mạnh quân sự để chuẩn bị cho một cuộc chiến với Trung Quốc ở Eo biển Đài Loan. Tháng 10/2022, Mike Gilday, người đứng đầu Hải quân Mỹ, cảnh báo rằng Trung Quốc có thể đang chuẩn bị xâm lược Đài Loan trước năm 2024. Nhiều thành viên của Quốc hội Mỹ, gồm Hạ nghị sĩ Dân chủ Seth Moulton và Hạ nghị sĩ Cộng hòa Mike Gallagher, cũng chia sẻ quan điểm của Gilday. Continue reading “Mỹ cần nghĩ lại cuộc chơi đường dài ở Đài Loan (P1)”