09/01/1978: Harvey Milk trở thành chính trị gia đồng tính công khai đầu tiên của Mỹ

Nguồn: Harvey Milk becomes the first openly gay person elected to public office in California, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1978, Harvey Milk, viên chức công khai đồng tính đầu tiên được bầu trong lịch sử tiểu bang California, đã nhậm chức tại Hội đồng Giám sát San Francisco. Là chính trị gia đồng tính công khai đầu tiên và nổi tiếng nhất tại Mỹ suốt nhiều năm, Milk là một nhà hoạt động lâu năm và là nhà lãnh đạo tiên phong của cộng đồng LGBT tại San Francisco.

Sau khi phục vụ trong Hải quân Mỹ trong Chiến tranh Triều Tiên, Milk đã đảm nhiệm một số công việc văn phòng tại Thành phố New York. Ban đầu, ông là người bảo thủ và chần chừ ủng hộ quyền của người đồng tính, nhưng quan điểm của Milk đã thay đổi vào khoảng thời gian ông và người yêu lúc đó mở một cửa hàng máy ảnh trên Phố Castro, trung tâm của cộng đồng LGBT tại San Francisco, vào năm 1973. Continue reading “09/01/1978: Harvey Milk trở thành chính trị gia đồng tính công khai đầu tiên của Mỹ”

Thế giới hôm nay: 09/01/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Người đứng đầu lực lượng cứu hỏa của Hạt Los Angeles cho biết có hai người thiệt mạng và hơn 1.000 ngôi nhà bị phá hủy bởi cháy rừng. Được tiếp sức bởi gió mạnh, cháy rừng đã tàn phá khu dân cư trên đồi Pacific Palisades và lan rộng vào các khu vực khác quanh Los Angeles, buộc hàng chục nghìn người phải sơ tán. Joe Biden, người vừa có mặt tại Los Angeles nhân chuyến công tác được lên lịch từ trước, đã cam kết cung cấp hỗ trợ liên bang.

Bộ trưởng ngoại giao Đan Mạch, Lars Lokke Rasmussen, đã nói giảm việc Donald Trump không loại trừ khả năng sử dụng biện pháp quân sự hoặc kinh tế để biến Greenland thành một phần của Mỹ. Ông Lokke Rasmussen cho rằng những phát biểu của ông Trump về hòn đảo tự trị, vốn là một phần của Đan Mạch, không gây ra “bất kỳ cuộc khủng hoảng chính sách đối ngoại nào.” Ông Trump đã nhiều lần bày tỏ mong muốn mua lại hòn đảo này, cũng như kênh đào Panama. Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/01/2025”

Những ảo tưởng và lừa dối trong nhiệm kỳ tổng thống của Biden

Nguồn: Bret Stephens, “The Biden Presidency: Four Illusions, Four Deceptions,” New York Times, 07/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Người Mỹ có xu hướng dành tình cảm ưu ái cho các cựu tổng thống. Ngay cả những tổng thống tồi.

Vào thời điểm Richard Nixon qua đời năm 1994, nhiệm kỳ tổng thống của ông được ca ngợi vì đã mở cửa với Trung Quốc và thành lập Cơ quan Bảo vệ Môi trường, nhưng cũng bị bị lên án vì vụ bê bối Watergate. Việc Gerald Ford ân xá cho Nixon từng bị lên án dữ dội là một cuộc mặc cả chính trị bẩn thỉu, nhưng về sau lại được ca ngợi như một ví dụ về tinh thần chính trị vị tha. Danh tiếng được hồi sinh của Jimmy Carter – không chỉ vì cách ông hành xử sau khi hết nhiệm kỳ tổng thống, mà còn vì những hành động của ông khi tại nhiệm – sẽ khiến đất nước từng bỏ rơi ông vào năm 1980 trong bối cảnh lạm phát đình trệ và khủng hoảng con tin phải kinh ngạc. Continue reading “Những ảo tưởng và lừa dối trong nhiệm kỳ tổng thống của Biden”

Ngày nay chúng ta cần loại khoa học xã hội-nhân văn nào?

Nguồn: Đồng Đắc Chí (Tong Dezhi), “今天,我们需要什么样的文科”, Global Times, 03/01/2025.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Các điều chỉnh đối với giáo dục khoa học xã hội-nhân văn vẫn đang diễn ra

Các tin tức gần đây cho thấy xu hướng điều chỉnh cơ cấu giáo dục đại học trên toàn thế giới là ngành khoa học xã hội-nhân văn (KHXHNV) đang suy giảm. Theo thống kê, tính đến ngày 31/7/2024, 19 trường đại học ở Trung Quốc đã đưa ra thông báo liên quan, hủy bỏ hoặc tạm dừng tuyển sinh trong tổng số 99 chuyên ngành. Đại học Tứ Xuyên đã hủy bỏ 31 chuyên ngành như quản lý tiện ích công cộng, thương mại điện tử, âm nhạc, phát thanh và truyền hình. Trước đó, Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đã bãi bỏ các chuyên ngành như Tiếng Anh, Truyền thông học và Khảo cổ học. Đại học Công nghệ Đại Liên và Đại học Hàng không và Du hành vũ trụ Nam Kinh đã bãi bỏ Học bộ KHXHNV. Điều trùng hợp là vào tháng 10 năm ngoái, Đại học Harvard đã hủy bỏ hơn 30 khóa học mùa thu, chủ yếu là các khóa học về lịch sử và văn học. Một phương tiện truyền thông đưa tin về các sự kiện liên quan với chủ đề “Làn sóng sụp đổ của KHXHNV toàn cầu đang đến gần”, gây ra mối lo ngại rộng rãi trong xã hội. Continue reading “Ngày nay chúng ta cần loại khoa học xã hội-nhân văn nào?”

Thế giới hôm nay: 08/01/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Công ty mạng xã hội Meta sẽ từ bỏ chương trình kiểm chứng thông tin của mình để chuyển sang phương pháp kiểm chứng dựa trên cộng đồng. Community Notes, nơi người dùng có thể bổ sung các chỉnh sửa hoặc giải thích vào các bài đăng, đã được X (trước đây là Twitter) sử dụng từ năm 2021. Donald Trump từ lâu đã chỉ trích việc kiểm duyệt nội dung của Meta. Mark Zuckerberg, giám đốc của Meta, cũng đã quyên góp 1 triệu USD cho quỹ tổ chức lễ nhậm chức của ông Trump.

Một trận động đất mạnh đã xảy ra gần Shigatse, một trong những thành phố linh thiêng nhất của Tây Tạng và lớn thứ hai trong khu vực. Ít nhất 126 người thiệt mạng và 188 người khác bị thương trong trận động đất, mà Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ ghi nhận là có cường độ 7,1 độ richter. Dư chấn được cảm nhận trên khắp Nepal, Bhutan, và Ấn Độ. Động đất là hiện tượng phổ biến ở khu vực này vì nằm trên một đường đứt gãy. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/01/2025”

Hồ Diệu Bang: Người suýt nữa đã thay đổi Trung Quốc

Nguồn: Trần Kiên, “The Man Who Almost Changed China,” Foreign Affairs, 01/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hồ Diệu Bang và công cuộc cải cách và mở cửa còn dang dở.

Một trong những sự kiện quan trọng nhất của thế kỷ 20 là bước ngoặt lịch sử của Trung Quốc hướng tới một chương trình cải cách toàn diện trong những năm sau cái chết của Mao Trạch Đông vào năm 1976. Bằng cách nới lỏng sự kiểm soát của nhà nước đối với nền kinh tế và toàn xã hội trong giai đoạn này, Đặng Tiểu Bình, nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc từ năm 1978 đến năm 1989, đã tạo ra một nền tảng mà chỉ trong vài thập kỷ sau đó đã giúp hàng trăm triệu người thoát khỏi cảnh nghèo đói tuyệt đối, biến Trung Quốc thành công xưởng của thế giới và đưa nước này trở thành một cường quốc trong thế kỷ 21 – đối thủ hợp lý duy nhất của Mỹ. Dù Đặng lãnh đạo quá trình này, nhưng vào thời điểm đó, ông đã được hỗ trợ bởi lời khuyên và nỗ lực của một nhà lãnh đạo ít được biết đến hơn, Hồ Diệu Bang. Continue reading “Hồ Diệu Bang: Người suýt nữa đã thay đổi Trung Quốc”

07/01/1891: Ngày sinh Zora Neale Hurston

Nguồn: Zora Neale Hurston is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1891, Zora Neale Hurston, tiểu thuyết gia và nhà nghiên cứu văn hóa dân gian người Mỹ gốc Phi, đã chào đời tại Notasulga, Alabama. Tính đến thời điểm bà qua đời năm 1960, Hurston đã xuất bản nhiều sách hơn bất kỳ phụ nữ người Mỹ gốc Phi nào khác ở Mỹ, nhưng bà lại không thể thu hút được độc giả chính thống trong suốt cuộc đời mình, và đã qua đời trong cảnh nghèo đói và cô đơn trong một nhà trọ phúc lợi. Ngày nay, bà được xem là một trong những nhà văn người Mỹ gốc Phi quan trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ. Continue reading “07/01/1891: Ngày sinh Zora Neale Hurston”

Putin và Trump đang gây rắc rối cho an ninh châu Âu

Nguồn: Gideon Rachman, “Putin plus Trump spell trouble for European security,” Financial Times, 06/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc tái vũ trang của Đức đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố khả năng phòng thủ của châu Âu.

Một cuộc khủng hoảng an ninh đang diễn ra ở châu Âu. Hai yếu tố nguy hiểm có thể kết hợp vào năm 2025. Mối đe dọa ngày càng tăng từ Nga và sự thờ ơ ngày càng tăng từ nước Mỹ của Donald Trump.

Các nước châu Âu cần khẩn trương ứng phó với sự kết hợp địa chính trị đáng báo động này bằng cách xây dựng hệ thống phòng thủ của riêng mình. Và để thực hiện nhiệm vụ này, điều quan trọng là Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, cuối cùng phải thực hiện lời hứa của Thủ tướng Olaf Scholz về việc tăng mạnh chi tiêu quốc phòng. Continue reading “Putin và Trump đang gây rắc rối cho an ninh châu Âu”

Thế giới hôm nay: 07/01/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Justin Trudeau thông báo sẽ từ chức thủ tướng Canada và mở cuộc bầu chọn người thay thế ông làm lãnh đạo Đảng Tự do. Quốc hội Canada sẽ tạm ngừng hoạt động đến ngày 24 tháng 3. Chính phủ của ông Trudeau rơi vào khủng hoảng từ tháng 12 sau khi bộ trưởng tài chính Chrystia Freeland từ chức. Với cuộc bầu cử dự kiến vào tháng 10, khoảng ba phần tư người dân Canada không ủng hộ thủ tướng, người đã cầm quyền chín năm qua.

Nippon SteelUS Steel đã đệ đơn kiện chung tại một tòa án Mỹ, thách thức quyết định hôm thứ Sáu của tổng thống Joe Biden nhằm ngăn chặn kế hoạch sáp nhập hai công ty. Ông Biden cho rằng việc sáp nhập đe dọa đến an ninh quốc gia. Các công ty này cáo buộc ông Biden có hành vi “can thiệp chính trị bất hợp pháp.” Họ cũng đệ đơn kiện riêng đối với Cleveland-Cliffs, một công ty thép đối thủ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/01/2025”

‘Căn bệnh mãn tính’ của các ngân hàng tư nhân Việt Nam có bao giờ được chữa khỏi?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Ngày 3 tháng 12 năm 2024, một tòa phúc thẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh đã giữ nguyên bản án tử hình của tòa sơ thẩm đối với bà Trương Mỹ Lan, cổ đông chính của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) và cựu chủ tịch tập đoàn phát triển bất động sản Vạn Thịnh Phát (VTP). Trong số ba tội danh chính, tội tham ô tài sản của SCB là nguyên nhân chính dẫn đến án tử hình đối với bà Lan. Trên thực tế, bà Lan là chủ doanh nghiệp tư nhân đầu tiên tại Việt Nam bị tuyên án tử hình về tội tham ô tài sản. Continue reading “‘Căn bệnh mãn tính’ của các ngân hàng tư nhân Việt Nam có bao giờ được chữa khỏi?”

Đường sắt xuyên biên giới Trung -Việt sẽ được nâng cấp và kết nối như thế nào?

Nguồn: Phù Khiết Văn, 符洁文:中越跨境铁路到底怎么升级、对接?, Guancha, 02/01/2025.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Cuối năm 2024, dự án đường sắt khổ tiêu chuẩn xuyên biên giới Trung Quốc-Việt Nam vốn được thảo luận trong nhiều năm qua cuối cùng đã đạt được kết quả và được đẩy nhanh tiến độ.

Ngày 10/12, phiên họp lần thứ 16 của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Trung Quốc-Việt Nam đã được tổ chức tại Bắc Kinh. Trong thời gian này, hai nước đã ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa hai chính phủ về ba dự án đường sắt khổ tiêu chuẩn: Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng, Lạng Sơn-Hà Nội và Móng Cái-Hạ Long-Hải Phòng. Continue reading “Đường sắt xuyên biên giới Trung -Việt sẽ được nâng cấp và kết nối như thế nào?”

Trump không thể bắt nạt toàn thế giới

Nguồn: Stephen M. Walt, “Trump Can’t Bully the Entire World,” Foreign Policy, 30/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lớn tiếng đe dọa không phải là chính sách đối ngoại.

Trong sách vở và phim ảnh, rất dễ để dự đoán điều gì sẽ xảy ra với một kẻ bắt nạt. Hắn sẽ hành hạ người anh hùng trong một thời gian, nhưng cuối cùng, sẽ có người đứng lên chống lại hắn, phơi bày điểm yếu của hắn, và trừng phạt hắn. Bạn đã thấy điều đó nhiều lần: Harry Potter hạ nhục Draco Malfoy và đánh bại Voldemort; Marty McFly đánh bại Biff không chỉ một mà là ba lần; Lọ Lem có được Hoàng tử đẹp trai trong khi hai chị gái độc ác của nàng chẳng được gì; Tom Brown chiến thắng Flashman; Elizabeth Bennet thách thức Phu nhân Catherine de Bourgh và giành được tình yêu của Ngài Darcy. Cốt truyện quen thuộc này là lời nhắc nhở an ủi chúng ta rằng cái thiện cuối cùng sẽ chiến thắng cái ác. Continue reading “Trump không thể bắt nạt toàn thế giới”

05/01/1916: Dự luật nghĩa vụ quân sự đầu tiên được trình lên Quốc hội Anh

Nguồn: First conscription bill is introduced in British parliament, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, khi Thế chiến I bước sang năm thứ ba, Thủ tướng Anh Herbert Asquith đã trình dự luật nghĩa vụ quân sự đầu tiên trong lịch sử đất nước mình lên Hạ viện.

Horatio Herbert Kitchener, Bộ trưởng Bộ Chiến tranh Anh, đã cảnh báo ngay từ đầu rằng cuộc chiến này sẽ được quyết định bởi 1 triệu người lính cuối cùng của Anh. Tính đến mùa hè năm 1914, tất cả các sư đoàn chính quy của quân đội Anh đã ra chiến trường, và chiến dịch tuyển quân tình nguyện dựa trên khẩu hiệu “Quốc vương và Đất nước Cần Bạn!” đã được phát động vào tháng 8 cùng năm. Những người lính tình nguyện mới đã nhanh chóng được tuyển mộ và đào tạo, và nhiều người trong số họ đã tham gia vào các đơn vị được gọi là Tiểu đoàn Bằng hữu (Pals battalions) – gồm những người đàn ông đến từ cùng một thị trấn hoặc có cùng nghề nghiệp. Continue reading “05/01/1916: Dự luật nghĩa vụ quân sự đầu tiên được trình lên Quốc hội Anh”

Năm dự đoán về Trung Quốc năm 2025

Nguồn: James Palmer, “5 Predictions for China in 2025,”  Foreign Policy, 31/12/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Từ cuộc chiến thương mại đang âm ỉ đến những cơ hội trên trường quốc tế, dưới đây là những vấn đề mà chúng tôi quan tâm trong năm tới.

Năm qua là một năm tương đối yên bình nhưng cũng khá ảm đạm đối với Trung Quốc. Nhưng 2025 có thể sẽ sóng gió hơn nhiều, đặc biệt là trong các xung đột với Mỹ. Đại dịch COVID-19, khởi phát cách đây gần năm năm, cho thấy rằng một đất nước với 1,4 tỷ dân luôn tiềm ẩn những điều khó lường. Sự trở lại của Donald Trump, một người với tính khí thất thường, càng làm tăng thêm yếu tố bất định. Continue reading “Năm dự đoán về Trung Quốc năm 2025”

04/01/1809: Ngày sinh Louis Braille

Nguồn: Louis Braille is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1809, Louis Braille đã chào đời tại Coupvray, Pháp. Sau này, ông trở thành người phát triển hệ thống chữ viết dành cho người khiếm thị được đặt theo tên ông: chữ nổi Braille.

Braille không may đánh mất thị lực trong một vụ tai nạn khi mới ba tuổi. Khi còn là học sinh tại Học viện Quốc gia dành cho Trẻ em Mù ở Paris, Braille đã khám phá ra một hệ thống có tên là “chữ viết ban đêm” do một người đàn ông tên là Charles Barbier phát minh dựa trên kinh nghiệm của ông trong quân đội Pháp. Continue reading “04/01/1809: Ngày sinh Louis Braille”

Cuộc chiến ngầm trong lòng Israel

Nguồn: Mairav Zonszein, “Israel’s Hidden War: The Battle between Ideologues and Generals That Will Define the Country’s Future”, Foreign Affairs, 15/10/2024.

Biên dịch: Bùi Thế Cường

Hồi tháng Tám, Ronen Bar gửi một bức thư đáng chú ý đến Thủ tướng Benjamin Netanyahu và các bộ trưởng trong nội các Israel. Ronen Bar là Giám đốc Cục An ninh tổng hợp Israel (Shin Bet). Không ai ở Israel và nước ngoài chú ý nhiều đến bức thư, nhưng thực ra nó đề cập cốt lõi cuộc khủng hoảng gây đau đớn cho đất nước kề từ cuộc tấn công của Hamas ngày 7/10/2023. Bar cảnh báo, tình trạng dân định cư Do Thái ngày càng tấn công chống lại người Palestine ở Bờ Tây bị chiếm đóng sẽ gây ra những thách thức đối với an ninh quốc gia của Israel. Bar gọi thẳng những cuộc tấn công như thế của dân định cư Israel là “chủ nghĩa khủng bố Do Thái” và là một “vết nhơ lớn cho Do Thái giáo”. Continue reading “Cuộc chiến ngầm trong lòng Israel”

Lợi ích và rủi ro thực sự đằng sau cuộc đua AI

Nguồn: Reva Goujon, “The Real Stakes of the AI Race,” Foreign Affairs, 27/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ, Trung Quốc, và các cường quốc tầm trung sẽ được gì và mất gì?

Cảm giác rằng cuộc cạnh tranh công nghệ toàn cầu đang trở thành một trò chơi có tổng bằng không, và rằng phần còn lại của thế kỷ 21 sẽ được định hình theo hình ảnh của người chiến thắng, đang lan rộng khắp Washington, Bắc Kinh, và các phòng họp trên toàn thế giới. Nỗi lo này đã nuôi dưỡng các chính sách công nghiệp đầy tham vọng, cũng như các quy định phòng ngừa, và các khoản đầu tư trị giá hàng tỷ đô la. Tuy nhiên, trong lúc các chính phủ và ngành công nghiệp tư nhân chạy đua để giành bá quyền về trí tuệ nhân tạo, không ai trong số họ có một tầm nhìn rõ ràng về việc “chiến thắng” sẽ trông như thế nào, hoặc lợi nhuận địa chính trị mà các khoản đầu tư của họ sẽ mang lại là gì. Continue reading “Lợi ích và rủi ro thực sự đằng sau cuộc đua AI”

Sự trì trệ của kinh tế Trung Quốc đã thay đổi cục diện chiến tranh thương mại

Nguồn: Daniel H. Rosen, Reva Goujon và Logan Wright, “China’s Slowdown Has Changed the Trade War,” Foreign Affairs, 17/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Kế Thùy Linh

Mỹ hiện đang chiếm ưu thế, nhưng các mức thuế cao tối đa của Trump vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Trung Quốc mà Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ đối mặt vào năm 2025 hoàn toàn khác so với Trung Quốc mà ông từng gặp vào đầu nhiệm kỳ năm 2017, hoặc thậm chí là so với quốc gia mà ông đã cùng đàm phán thỏa thuận thương mại vào cuối nhiệm kỳ. Lần đầu tiên sau hơn bốn thập kỷ, tỷ trọng của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu đang suy giảm, từ mức cao nhất với 18% GDP toàn cầu vào năm 2021, nay chỉ còn khoảng 16%. Continue reading “Sự trì trệ của kinh tế Trung Quốc đã thay đổi cục diện chiến tranh thương mại”

02/01/2006: Thảm họa nổ mỏ Sago

Nguồn: 13 coal miners are trapped in Sago Mine disaster; 12 die, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2006, một vụ nổ đã làm rung chuyển mỏ Sago ở Sago, Tây Virginia. 13 thợ mỏ bị kẹt, và sau cùng, tất cả, chỉ trừ một người, đã qua đời. Thảm kịch – bị làm trầm trọng hơn bởi các báo cáo sai lệch rằng 12 thợ mỏ đã được giải cứu – đã khiến giới truyền thông, công ty sở hữu mỏ, và chính quyền của tổng thống George W. Bush khi đó bị giám sát gắt gao hơn. Continue reading “02/01/2006: Thảm họa nổ mỏ Sago”

Jimmy Carter và cái giá của tổng thống một nhiệm kỳ

Nguồn: Julian E. Zelizer, “Jimmy Carter and the Costs of the One-Term Presidency,” Foreign Policy, 30/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Giống như năm 1980, Đảng Dân chủ đang nhận ra tầm quan trọng của việc xây dựng đảng.

Cựu Tổng thống Jimmy Carter, người đã qua đời vào ngày 29/12/2024 ở tuổi 100, đã bị đánh giá thấp kể từ khi ông rời nhiệm sở vào tháng 1/1981. Trên thực tế, Carter là hình mẫu cho những gì một tổng thống một nhiệm kỳ có thể làm được. Trong thời đại mà hầu hết người Mỹ coi trọng giá trị của chiến thắng hơn bất kỳ điều gì khác, Carter đã chứng minh rằng một vị tổng tư lệnh sẵn sàng đốt cháy vốn chính trị và tập trung vào các mục tiêu cao cả thay vì lợi ích ngắn hạn có thể làm được những điều tuyệt vời cho quốc gia và thế giới. Continue reading “Jimmy Carter và cái giá của tổng thống một nhiệm kỳ”