Thế giới hôm nay: 26/10/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Rishi Sunak chính thức trở thành thủ tướng Anh sau cuộc gặp với Vua Charles III. Ông cam kết “đoàn kết đất nước chúng ta không phải bằng lời nói mà bằng hành động” và sửa chữa “một số sai lầm” của Liz Truss, người tiền nhiệm của ông và thủ tướng nắm quyền ngắn nhất lịch sử Anh. Ông Sunak đã tái bổ nhiệm bộ trưởng tài chính Jeremy Hunt, người đã đảo ngược hầu hết kế hoạch ngân sách tai hại của bà Truss. Trước các diễn biến trên, đồng bảng Anh tăng giá và lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 30 năm về mức ngang với trước khi kế hoạch của bà Truss chưa làm xáo trộn thị trường.

Nga tiếp tục cảnh báo về khả năng Ukraine dùng “bom bẩn” – một loại chất nổ phát tán bức xạ – và tuyên bố sẽ đưa vấn đề ra trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vào thứ Ba. Các chính phủ phương Tây nói đây chỉ là cái cớ để Nga leo thang cuộc chiến. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế của LHQ đã nói sẽ cử thanh sát viên đến xem xét hai địa điểm hạt nhân của Ukraine, theo lời mời của phía Kyiv. Continue reading “Thế giới hôm nay: 26/10/2022”

Nhiệm kỳ thứ ba của Tập có thể là một món quà đối với Phương Tây

Nguồn: Craig Singleton, “Xi’s Third Term Is a Gift in Disguise,” Foreign Policy, 21/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà lãnh đạo Trung Quốc đã không còn gì phải giấu giếm, và đó là tin tốt cho các nhà hoạch định chính sách phương Tây.

Trong một động thái không có gì bất ngờ, Tập Cận Bình đã giành được nhiệm kỳ thứ ba với tư cách người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tại đại hội Đảng lần thứ 20 vào tuần trước. Chiến thắng chính trị của Tập – được chuẩn bị suốt nhiều tháng, nếu không muốn nói là nhiều năm – đã đảo ngược tiền lệ kéo dài hàng chục năm của đảng: các nhà lãnh đạo Trung Quốc chỉ có thể đảm nhiệm tối đa hai nhiệm kỳ 5 năm liên tiếp. Tuy nhiên, bằng việc phá vỡ quy tắc này, Tập đã giúp Mỹ và các đồng minh không còn phải phỏng đoán con đường phía trước của Trung Quốc. Continue reading “Nhiệm kỳ thứ ba của Tập có thể là một món quà đối với Phương Tây”

25/10/1415: Trận Agincourt trong Chiến tranh Trăm năm

Nguồn: Battle of Agincourt, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1415, trong Chiến tranh Trăm năm giữa Anh và Pháp, Henry V, vị vua trẻ tuổi của nước Anh, đã chỉ huy lực lượng của mình giành chiến thắng trong Trận Agincourt ở miền bắc nước Pháp.

Hai tháng trước, Henry đã vượt qua Eo biển Manche cùng 11.000 quân và bắt đầu vây hãm Harfleur ở Normandy. Sau năm tuần, thị trấn này đầu hàng, nhưng Henry đã mất một nửa số lính của mình vì bệnh tật và thương vong trong chiến đấu. Ông quyết định hành quân về phía đông bắc, đến Calais, nơi ông sẽ gặp hạm đội Anh và trở về quê nhà. Tuy nhiên, tại Agincourt, nhà vua đã bị cản đường bởi một đội quân Pháp khổng lồ gồm 20.000 người, đông hơn rất nhiều so với các cung thủ, hiệp sĩ, và binh lính người Anh đã kiệt sức. Continue reading “25/10/1415: Trận Agincourt trong Chiến tranh Trăm năm”

Thế giới hôm nay: 25/10/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cựu bộ trưởng tài chính Rishi Sunak sẽ thay Liz Truss làm thủ tướng Anh sau khi giành chiến thắng trong cuộc đua lãnh đạo Đảng Bảo thủ. Đối thủ cạnh tranh duy nhất của ông, lãnh đạo Hạ viện Penny Mordaunt, đã rút khỏi cuộc đua vào phút cuối vì không đảm bảo được số nghị sĩ ủng hộ cần thiết. Trong tuyên bố rút lui, bà nói ông Sunak có sự “ủng hộ hoàn toàn” của bà. Phát biểu sau khi chiến thắng, ông Sunak cảnh báo về những thách thức kinh tế “sâu sắc” phía trước và hứa cầm quyền với “sự chính trực và khiêm tốn.” Là thủ tướng thứ ba trong bảy tuần qua, ông đồng thời là nhà lãnh đạo không phải người da trắng đầu tiên của Anh.

Các quan chức do Nga bổ nhiệm ở Kherson, một khu vực thuộc miền nam Ukraine, cho biết đang tuyển mộ đàn ông địa phương vào lực lượng dân quân để đối phó với cuộc phản công của Ukraine. Cho tới nay đã có báo cáo cho thấy đàn ông ở các khu vực do Nga chiếm đóng bị buộc phải cầm súng. Trong một diễn biến khác, phương Tây đã bác bỏ tuyên bố của Nga rằng Ukraine có kế hoạch kích nổ một “quả bom bẩn,” loại vũ khí nổ có chứa các viên phóng xạ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 25/10/2022”

Ba xu hướng mới đáng quan tâm trên chiến trường Nga-Ukraine

Nguồn: Trương Cẩm, Liễu Ngọc Bằng, Trương Nhất Phàm, “俄乌战况值得关注的三个新动向”, 环球时报 (Thời báo Hoàn Cầu), 19/10/2022.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 17 tháng 10, quân đội Nga lần đầu tiên tiến hành cuộc không kích vào “Trung tâm quyết định chính sách năng lượng” của Ukraine và đánh vào các cơ sở năng lượng cùng các cơ sở hạ tầng quan trọng khác của Ukraine trong hai ngày liên tiếp. Một đặc điểm lớn trong hai đợt không kích này là quân đội Nga sử dụng bom bay [loitering munition] làm vũ khí tấn công. Điều này làm nên sự khác biệt so với các cuộc không kích Ukraine trước đây. Tiến triển nói trên của cuộc xung đột Nga – Ukraine đã hé lộ những xu hướng biến động mới nào? Ngày 18/10, phóng viên Thời báo Hoàn cầu đã phỏng vấn nhiều chuyên gia quân sự về vấn đề này. Continue reading “Ba xu hướng mới đáng quan tâm trên chiến trường Nga-Ukraine”

Thế giới hôm nay: 24/10/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cựu bộ trưởng tài chính Anh Rishi Sunak đã tuyên bố tranh cử để thay Liz Truss làm lãnh đạo Đảng Bảo thủ và thủ tướng mới. Các ứng viên sẽ cần 100 đề cử từ các nghị sĩ Bảo thủ trước chiều thứ Hai để được ghi tên vào danh sách ứng viên gửi đến đảng viên. Cho tới nay ông Sunak đã có 147 đề cử. Penny Mordaunt, lãnh đạo Hạ viện, có 24.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phá vỡ tiền lệ khi tiếp tục nắm quyền nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp. Ông cũng công bố danh sách Ban Thường vụ Bộ Chính trị mới, với bảy thành viên đều chỉ bao gồm những nhân vật trung thành với ông. Trong dàn lãnh đạo mới có Lý Cường, bí thư thành uỷ Thượng Hải, người ở vị trí thứ hai trong danh sách ban thường vụ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 24/10/2022”

Tập ‘đăng quang’ trong bối cảnh Trung Quốc gặp nhiều thách thức

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi’s coronation ceremony opens on date of China’s first atom bomb,” Nikkei Asia, 20/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà lãnh đạo đã nhấn mạnh ‘sứ mệnh’ Đài Loan trong lúc chuẩn bị đảm nhiệm nhiệm kỳ thứ ba giữa bối cảnh kinh tế suy thoái.

Ngày 16/10 chiếm một vị trí đặc biệt trong lịch sử Trung Quốc cộng sản. Đây là ngày được nhiều người Trung Quốc coi là vinh quang và hệ trọng, thế nên Chủ tịch Tập Cận Bình đã chọn nó làm ngày khai mạc đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Một trí thức Trung Quốc cùng thời với Tập hồi tưởng lại cảnh mình nhảy cẫng và hét lên sung sướng tại một thị trấn vào ngày 16/10/1964, khi ông nghe tin về vụ thử bom hạt nhân thành công đầu tiên của Trung Quốc. Continue reading “Tập ‘đăng quang’ trong bối cảnh Trung Quốc gặp nhiều thách thức”

23/10/1998: Bác sĩ Barnett Slepian bị một người chống phá thai sát hại

Nguồn: Doctor is killed by anti-abortion radical, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1998, bác sĩ Barnett Slepian đã bị một kẻ chống phá thai cực đoan bắn chết ngay tại nhà mình ở Amherst, New York. Đây là lần thứ năm liên tiếp một bác sĩ chuyên cung cấp dịch vụ phá thai ở ngoại ô New York và Canada trở thành nạn nhân của một vụ tấn công bằng súng bắn tỉa.

Slepian và gia đình khi đó vừa trở về sau buổi lễ tại giáo đường Do Thái thì một viên đạn đã bất ngờ xuyên qua cửa sổ nhà bếp và găm thẳng vào lưng ông. Trong năm vụ tấn công, bốn vụ đầu tiên không gây chết người, xảy ra vào cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11 năm đó. Continue reading “23/10/1998: Bác sĩ Barnett Slepian bị một người chống phá thai sát hại”

Yevgeny Prigozhin, người đứng sau Nhóm Wagner, là ai?

Nguồn: “Who is Yevgeny Prigozhin, the man behind the Wagner Group?” , The Economist, 29/09/2022

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

“Người giải quyết vấn đề” của Putin cuối cùng đã thừa nhận chính ông ta tuyển mộ lính đánh thuê.

Tuần qua, Yevgeny Prigozhin đã bước ra ánh sáng. Đồng minh thân cận của tổng thống Nga Vladimir Putin lần đầu tiên thừa nhận ông ta là người lập ra Wagner – một nhóm lính đánh thuê phục vụ cho những công việc đen tối của Nga. “Tôi đã tự làu chùi những vũ khí cũ, tự mình phân loại áo chống đạn”, Yevgeny nhắc về những ngày đầu của Nhóm Wagner và gọi những người lính tư nhân của mình là “anh hùng”. Sự thừa nhận đến sau một video được phát hành vào ngày 13/9, trong đó ông ta đang tuyển mộ những kẻ phạm tội để tăng cường nhân lực của Nga tại Ukraine. Ông hứa hẹn sẽ trả tự do cho họ nếu họ tham gia chiến đấu 6 tháng (nếu họ sống sót đến lúc đó). Prigozhin là ai, và vì sao vai trò ngày một lớn của ông ta lại quan trọng? Continue reading “Yevgeny Prigozhin, người đứng sau Nhóm Wagner, là ai?”

22/10/2012: Lance Armstrong bị tước bảy danh hiệu Tour de France

Nguồn: Cyclist Lance Armstrong is stripped of his seven Tour de France titles, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2012, Lance Armstrong đã chính thức bị tước bảy danh hiệu Tour de France mà ông giành được từ năm 1999 đến năm 2005, và bị cấm tham gia thi đấu đua xe đạp suốt đời. Nam vận động viên bị buộc tội lạm dụng các loại thuốc kích thích và truyền máu, ngoài ra còn buộc một số đồng đội cùng thi đấu trong khuôn khổ giải Tour phải dùng thuốc để giúp ông giành chiến thắng trong các cuộc đua. Đây được xem là cú trượt dài của biểu tượng đua xe đạp toàn cầu một thời, người đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người sau khi vượt qua căn bệnh ung thư, rồi trở thành một trong những tay đua cừ khôi nhất trong lịch sử cuộc đua cam go của nước Pháp, nơi thu hút những vận động viên đua xe đạp hàng đầu hành tinh. Continue reading “22/10/2012: Lance Armstrong bị tước bảy danh hiệu Tour de France”

Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P11)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Sau chiến thắng tại Chi Lăng, Cần Trạm, tiêu diệt đạo quân cứu viện của Liễu Thăng; Bình Định Vương sai gửi thư đến Thành sơn hầu Vương Thông, phân tích cho y cơ hội cuối cùng để rút quân trở về, mang lại hòa bình cho hai nước: Continue reading “Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P11)”

Thế giới hôm nay: 21/10/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Liz Truss chính thức từ chức chỉ sau 45 ngày tại vị và trở thành thủ tướng nắm quyền ngắn nhất trong lịch sử nước Anh. Bà từ chức dưới áp lực của các nghị sĩ Đảng Bảo thủ sau một loạt các sai lầm chính trị hỗn loạn, khởi đầu với kế hoạch ngân sách thảm hại được công bố hôm 23 tháng 9. Hiện bà vẫn tiếp tục tại vị cho đến khi đảng chọn được lãnh đạo mới vào ngày 28 tháng 10. Rishi Sunak, đối thủ của bà trong cuộc đua hồi tháng 8, dự kiến ​​sẽ tranh cử; ngoài ra một số nghị sĩ cũng đang công khai ủng hộ người tiền nhiệm Boris Johnson trở lại.

EU đồng ý về các biện pháp trừng phạt mới lên Iran vì cung cấp máy bay không người lái “kamikaze” cho Nga, nước đã dùng loại vũ khí này để tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói các cuộc không kích đã phá hủy 30% nhà máy điện của đất nước, dẫn đến việc phải ban hành hạn mức sử dụng điện. Trong khi đó, các quan chức thân Nga ở thành phố Kherson cho biết đã sơ tán 5.000 dân thường, với tổng số theo dự kiến là 60.000 người, trước nguy cơ bị Ukraine phản công. Continue reading “Thế giới hôm nay: 21/10/2022”

Tình hình cạnh tranh vũ khí hạt nhân giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan

Nguồn: Sumit Ganguly, “What Would Brinkmanship Look Like in the Indo-Pacific?,” Foreign Policy, 10/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một bài viết gần đây đã phân tích tình hình cạnh tranh hạt nhân ở châu Á và những tác động răn đe sâu rộng của nó.

Trong những tuần gần đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã liên tục nhắc đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân khi quân đội của ông phải đối mặt với những thất bại đáng kể trên chiến trường Ukraine. Chính sách bên miệng hố chiến tranh của Nga chắc chắn có ảnh hưởng đến các cường quốc hạt nhân khác, kể cả những nước ở châu Á. Tại đây, Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan từ lâu đã vướng vào một cuộc cạnh tranh hạt nhân ba bên, phát triển trong bối cảnh địa chính trị đầy biến động – trong đó điều quan trọng nhất là sự trỗi dậy và quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc. Continue reading “Tình hình cạnh tranh vũ khí hạt nhân giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan”

20/10/1973: Khánh thành Nhà hát Opera Sydney

Nguồn: Sydney Opera House opens, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, sau 15 năm xây dựng, Nhà hát Opera Sydney (Nhà hát Con Sò) đã được Nữ hoàng Elizabeth II chính thức khánh thành.

Công trình kiến trúc trị giá 80 triệu USD, được thiết kế bởi kiến trúc sư người Đan Mạch Jørn Utzon và được tài trợ bởi lợi nhuận từ chương trình Xổ số Nhà hát Opera, đã được xây dựng tại Bennelong Point, Sydney, Australia. Continue reading “20/10/1973: Khánh thành Nhà hát Opera Sydney”

Thế giới hôm nay: 20/10/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Vladimir Putin đã tuyên bố thiết quân luật từ thứ Tư tại 4 khu vực Ukraine bị Nga kiểm soát một phần. Ông Putin cũng ra lệnh “huy động kinh tế” tại 8 tỉnh giáp biên giới Ukraine của Nga, qua đó cho phép các chính quyền địa phương gia tăng sản xuất và hạn chế di chuyển. Cuộc phản công gần đây của Ukraine đã đẩy quân đội Nga ở Kherson, một thành phố quan trọng ở phía nam, lùi 30 km. Nhà chức trách thân Nga tuyên bố đã bắt đầu sơ tán dân thường khỏi thành phố trước một cuộc tấn công của Ukraine, điều mà Kiyv gọi là “màn tuyên truyền.”

Suella Braverman từ chức bộ trưởng nội vụ Anh, đẩy chính phủ Liz Truss sâu vào khủng hoảng. Bà Braverman cho biết quyết định từ chức vì vi phạm quy tắc của bộ khi gửi một tài liệu chính thức từ email cá nhân. Nhưng bà cũng cáo buộc thủ tướng vi phạm “những cam kết chính.” Trước đó, bà Truss nói “hoàn toàn cam kết” tăng lương hưu phù hợp với lạm phát, vốn lên mức 10,1% trong tháng 9. Continue reading “Thế giới hôm nay: 20/10/2022”

Nixon và Việt Nam cho chúng ta biết gì về tính toán của Putin?

Nguồn: Gideon Rose, “What Nixon’s Endgame Reveals About Putin’s,” Foreign Affairs, 14/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc chiến của Nga ở Ukraine liệu có thể kết thúc như chiến tranh Việt Nam?

Đứng trước những thất bại quân sự gần đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phản ứng lại bằng thái độ thách thức. Sau những thành công của quân đội Ukraine vào mùa thu này, Putin đã ra lệnh động viên khẩn cấp vài trăm nghìn quân, tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý giả ở những khu vực bị chiếm đóng để chính thức sáp nhập chúng vào Nga, liên tục đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân và phát động một đợt tấn công tên lửa trên khắp Ukraine. Nhiều người cho rằng hành vi này là do đặc điểm đáng sợ chỉ có ở Putin và chế độ của ông ta, đồng thời cho rằng phương Tây nên buộc Ukraine nhượng bộ, kẻo cuộc chiến sẽ leo thang đến những cấp độ chết chóc và hủy diệt mới. Continue reading “Nixon và Việt Nam cho chúng ta biết gì về tính toán của Putin?”

Bilahari Kausikan: Tập đã mắc 3 sai lầm trong chính sách đối ngoại

Nguồn: Ken Moriyasu, “Xi’s China has made 3 foreign policy mistakes: Bilahari Kausikan,” Nikkei Asia, 12/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cựu quan chức ngoại giao hàng đầu Singapore nói rằng Bắc Kinh đã tính toán sai về sự suy yếu của Mỹ.

Tại đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc khai mạc vào ngày 16/10, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ cố gắng kéo dài nhiệm kỳ của mình với tư cách là nhà lãnh đạo cao nhất của đất nước.

Chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã thay đổi đáng kể sau 10 năm cầm quyền của ông, chuyển sang một lập trường tự tin và quyết đoán hơn so với những người tiền nhiệm. Continue reading “Bilahari Kausikan: Tập đã mắc 3 sai lầm trong chính sách đối ngoại”

18/10/1916: Binh nhì Harry Farr bị hành quyết vì hèn nhát

Nguồn: British soldier Harry Farr executed for cowardice, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào rạng sáng ngày này năm 1916, binh nhì Harry Farr của Lực lượng Viễn chinh Anh (BEF) đã bị hành quyết vì tội hèn nhát sau khi ông từ chối xuống chiến hào ở tiền tuyến Mặt trận phía Tây trong Thế chiến I.

Sau khi tham gia BEF vào năm 1914, Farr được cử đến mặt trận Pháp. Tháng 5 năm sau, ông đã bị ngất, run rẩy và được đưa đến bệnh viện để điều trị. Ông trở lại chiến trường và tham gia Chiến dịch Somme. Tuy nhiên, vào giữa tháng 9/1916, Farr từ chối xuống chiến hào cùng với các thành viên còn lại của tiểu đội; khi bị kéo đi, ông đã vùng vẫy và bỏ chạy. Sau đó, ông bị tòa án quân đội kết tội hèn nhát và bị kết án tử hình. Continue reading “18/10/1916: Binh nhì Harry Farr bị hành quyết vì hèn nhát”

Thế giới hôm nay: 18/10/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một số ngoại trưởng EU kêu gọi có các biện pháp trừng phạt mới lên Iran vì chuyển giao máy bay không người lái “kamikaze” cho Nga. Các lực lượng Nga được cho là đã sử dụng 28 máy bay không người lái Shahed-136 do Iran sản xuất để tấn công thủ đô Kyiv của Ukraine hôm thứ Hai, làm 4 người thiệt mạng. Trong một diễn biến khác, một máy bay chiến đấu Nga đã đâm vào một tòa chung cư ở thành phố Yeysk, miền nam nước này, sau khi bị hỏng động cơ, cũng khiến 4 người thiệt mạng.

Tân bộ trưởng tài chính Anh Jeremy Hunt đã đảo ngược gần như tất cả các biện pháp thuế còn lại theo kế hoạch ngân sách được người tiền nhiệm Kwasi Kwarteng công bố ba tuần trước. Mức thuế cơ bản sẽ vẫn ở mức 20% vô thời hạn và giới hạn giá năng lượng sẽ được xem xét lại trong tháng 4 tới. Những động thái này gần như là lời cáo chung cho chính sách kinh tế của thủ tướng Liz Truss, qua đó đặt bà vào tình thế chính trị vô cùng nguy hiểm. Continue reading “Thế giới hôm nay: 18/10/2022”

Tập Cận Bình và Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Đại hội lần thứ 20 của Đảng CSTQ đã khai mạc ngày 16/10/2022 với bài diễn văn dài hai tiếng của Tập Cận Bình. Ông sẽ tiếp tục nhiệm kỳ thứ ba sau khi xóa bỏ luật chơi của đảng do Đặng Tiểu Bình xác lập. Trung Quốc đã trỗi dậy thành siêu cường kinh tế lớn thứ hai, bành trướng và bắt nạt các nước khu vực, thách thức Mỹ với ý đồ thay đổi trật tự thế giới. Xu hướng cực đoan và tham vọng quá lớn của Tập ẩn chứa rủi ro và nguy cơ khó lường.

Sau đại hội 19, đại hội 20 là một cơ hội mới để Tập Cận Bình thực hiện tham vọng phục hưng Trung Quốc. Nhưng các diễn biến gần đây với các bài học của chiến tranh Ukraine cũng như suy giảm kinh tế của Trung Quốc sau đại dịch với mức tăng trưởng GDP tụt xuống chỉ còn 3,2% năm 2022, chắc sẽ làm lãnh đạo Trung quốc phải tính toán lại về chính sách để đối phó với rủi ro và thách thức trong một thế giới biến động khó lường. Continue reading “Tập Cận Bình và Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20”