Thế giới hôm nay: 26/12/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nga đã tấn công tên lửa và máy bay không người lái vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine đúng dịp Giáng sinh. Các cuộc tấn công đã khiến một người thiệt mạng ở khu vực Dnipropetrovsk miền trung Ukraine, và làm sáu người bị thương ở Kharkiv, miền đông bắc. Quân đội Nga nhắm vào cơ sở hạ tầng quan trọng, khiến hàng trăm nghìn người bị mất hệ thống sưởi ấm trong điều kiện nhiệt độ đóng băng. Bộ trưởng năng lượng Ukraine nói cuộc tấn công được tiến hành trên diện rộng, trong khi tổng thống Volodymyr Zelensky gọi đây là hành động “phi nhân tính.”

Một chiếc máy bay của Azerbaijan Airlines đã rơi gần thị trấn Aktau ở nam Kazakhstan, làm 39 trong số 67 người trên máy bay thiệt mạng. Những người sống sót, bao gồm hai trẻ em, đang được điều trị tại bệnh viện. Chiếc máy bay này bay từ Baku đến Grozny ở Chechnya và đã cố gắng hạ cánh khẩn cấp sau khi va chạm với chim. Tổng thống Azerbaijan, Ilham Aliyev, đã cắt ngắn chuyến thăm Nga sau sự việc. Continue reading “Thế giới hôm nay: 26/12/2024”

Thành công kỳ lạ của Triều Tiên

Nguồn: Andrei Lankov, “The Strange Success of North Korea,” Foreign Affairs, 18/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trung Quốc và Nga đang cải thiện quan hệ với một Kim Jong Un nguy hiểm hơn – và Mỹ cũng có thể làm như vậy.

Vào năm 2017, chế độ quân sự hóa cao độ của Kim Jong Un ở Triều Tiên đã phải đối đầu với một liên minh hiếm hoi gồm Trung Quốc, Nga, và Mỹ. Để đáp trả vụ thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và thiết bị nhiệt hạch đầu tiên của Triều Tiên, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thường bế tắc đã nhất trí ban hành một loạt các lệnh trừng phạt cứng rắn. Được khởi xướng bởi Washington, và được cả Bắc Kinh và Moscow ủng hộ, các biện pháp trừng phạt này có khả năng hủy diệt nền kinh tế Triều Tiên. Trong khi đó, Tổng thống Donald Trump, người vừa mới tiếp quản Nhà Trắng, đã công khai thảo luận về khả năng tấn công phủ đầu, hứa sẽ trút “lửa và thịnh nộ” xuống Triều Tiên. Continue reading “Thành công kỳ lạ của Triều Tiên”

Chiến tranh và Hòa bình trong thời đại của Trí tuệ Nhân tạo

Nguồn:  Henry A. Kissinger, Eric Schmidt, và Craig Mundie, “War and Peace in the Age of Artificial Intelligence”, Foreign Affairs, 18/11/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Từ việc tái điều chỉnh chiến lược quân sự đến việc tái cấu trúc ngoại giao, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ trở thành yếu tố quyết định đối với trật tự thế giới. Không sợ hãi và thiên vị, AI mở ra khả năng mới về tính khách quan trong việc ra quyết định chiến lược. Nhưng tính khách quan đó, được khai thác bởi cả các chiến binh và những người kiến tạo hòa bình, cần phải được sử dụng để bảo tồn tính chủ quan của con người, vốn là thứ quan trọng cho việc sử dụng vũ lực có trách nhiệm. AI trong chiến tranh sẽ giúp soi sáng những biểu hiện tốt đẹp nhất và tồi tệ nhất của loài người. Nó sẽ đóng vai trò là phương tiện để tiến hành chiến tranh và chấm dứt chiến tranh. Continue reading “Chiến tranh và Hòa bình trong thời đại của Trí tuệ Nhân tạo”

Tại sao Trung Quốc không sợ Trump?

Nguồn: Diêm Học Thông, “Why China Isn’t Scared of Trump,” Foreign Affairs, 20/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Căng thẳng Mỹ-Trung có thể gia tăng, nhưng chủ nghĩa biệt lập của Trump sẽ có lợi cho Bắc Kinh.

Suốt nhiều năm, Donald Trump đã chỉ trích Trung Quốc, mô tả nước này là nguyên nhân gốc rễ của mọi tệ nạn ở Mỹ. Ông than thở về thâm hụt thương mại khổng lồ giữa Washington với Bắc Kinh, và đổ lỗi rằng Trung Quốc đã làm mục ruỗng trung tâm công nghiệp của Mỹ. Ông khẳng định đại dịch COVID-19 là do lỗi của Trung Quốc. Gần đây hơn, ông tiếp tục gán cuộc khủng hoảng thuốc giảm đau opoid của Mỹ cho Bắc Kinh, cáo buộc Trung Quốc “tấn công” Mỹ bằng fentanyl. Trung Quốc xuất hiện trong các cuộc mít tinh và họp báo của Trump như một kẻ thù khổng lồ, một kẻ thù mà chỉ riêng ông mới có thể khuất phục. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, ông đã đảo lộn chính sách của Mỹ trong nhiều thập kỷ bằng cách khởi xướng một cuộc thương chiến với Trung Quốc. Khi chuẩn bị bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai, những lập luận và các cuộc bổ nhiệm nội các của Trump cho thấy rằng ông sẽ củng cố cách tiếp cận cứng rắn đó. Quan hệ vốn đã trắc trở giữa hai nước sẽ càng trở nên trắc trở hơn. Continue reading “Tại sao Trung Quốc không sợ Trump?”

24/12/1948: Ngôi nhà năng lượng mặt trời hoàn toàn đầu tiên trên thế giới

Nguồn: A family moves into the world’s first fully solar house, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào Đêm Giáng sinh năm 1948, một gia đình gồm ba người đã chuyển đến một ngôi nhà ở Dover, Massachusetts, nơi có những ô cửa sổ lớn bất thường – ngôi nhà năng lượng mặt trời hoàn toàn đầu tiên trên thế giới, một ý tưởng đi trước thời đại hàng chục năm. Trước đó, chưa có ai từng sống trong một nơi chỉ được sưởi ấm bằng ánh nắng mặt trời, chứ chưa nói đến mùa đông giá lạnh ở New England. Continue reading “24/12/1948: Ngôi nhà năng lượng mặt trời hoàn toàn đầu tiên trên thế giới”

Thế giới hôm nay: 24/12/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một ủy ban đạo đức của Hạ viện Mỹ kết luận Matt Gaetz đã trả tiền để quan hệ tình dục với nhiều phụ nữ, bao gồm cả một bé gái 17 tuổi, từ năm 2017 đến 2020. Báo cáo được mong đợi từ lâu cho biết ông Gaetz thường yêu cầu các phụ nữ cung cấp ma túy, và có khả năng đã vi phạm các luật liên quan đến mại dâm và sử dụng ma túy. Ông Gaetz, người từng được đề cử làm bộ trưởng tư pháp của Donald Trump, đã rút lui và luôn phủ nhận các cáo buộc.

Emmanuel Macron bổ nhiệm nội các mới sau khi chính phủ Pháp trước đó sụp đổ do thất bại trong đàm phán ngân sách. Eric Lombard, thuộc ngân hàng nhà nước Caisse des Depots, sẽ làm bộ trưởng tài chính. Các bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao vẫn giữ vị trí của mình. François Bayrou, thủ tướng thứ tư trong một năm qua, cần phải sớm thông qua một ngân sách với thâm hụt lớn. Moody’s gần đây đã hạ xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Pháp. Continue reading “Thế giới hôm nay: 24/12/2024”

Những lựa chọn răn đe tồi tệ trên bán đảo Triều Tiên

Nguồn:  Ian Bowers and Henrik Stålhane Hiim, “Lousy Deterrence Options on the Korean Peninsula”, War on the Rocks, 04/11/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Trong một buổi lễ long trọng vào tháng 8 năm nay, Triều Tiên đã tổ chức lễ bàn giao 250 bệ phóng tên lửa có khả năng hạt nhân cho các đơn vị quân đội tiền tuyến. Trước đám đông dân chúng, nhà lãnh đạo Kim Jong-un tuyên bố rằng Triều Tiên cần tăng cường khả năng răn đe hạt nhân và các bệ phóng là “vũ khí tấn công chiến thuật hiện đại” do “cá nhân ông thiết kế”.

Một tháng sau, Tổng thống Yoon Suk-yeol hứa rằng vũ khí thông thường của Hàn Quốc, cùng với sự răn đe mở rộng của Mỹ, sẽ có thể răn đe Triều Tiên. Hàn Quốc đã theo đuổi chiến lược phản công thông thường trong gần một thập kỷ, trong đó họ tìm kiếm khả năng nhắm mục tiêu phủ đầu vào vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Ngoài ra, chiến lược này đe dọa các nhà lãnh đạo Triều Tiên bằng các hình phạt nặng nề. Tuy nhiên, bất chấp việc giới thiệu các loại vũ khí mới, chẳng hạn như tên lửa đạn đạo Hyunmoo-5, chiến lược răn đe của Hàn Quốc đang gặp khó khăn nghiêm trọng. Continue reading “Những lựa chọn răn đe tồi tệ trên bán đảo Triều Tiên”

Tại sao Mỹ vẫn là trung tâm công nghệ thế giới bất chấp tình trạng bài trí thức tràn lan?

Nguồn: Chu Đức Vũ, 周德宇:为什么反智主义盛行的美国,仍是世界科技的中心?, Guancha, 18/12/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Trong vài ngày qua, 77 người đoạt giải Nobel ở Mỹ đã cùng ký vào bức thư ngỏ, với hy vọng các thượng nghị sĩ có thể ngăn cản Trump bổ nhiệm Robert F. Kennedy Jr. làm Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ. Họ lo ngại lập trường bài trí thức của Kennedy Jr. sẽ gây nguy hại cho sự phát triển của nền khoa học Mỹ và sức khỏe của công dân Mỹ.

Tất nhiên, ở Mỹ, việc các chuyên gia ký thư ngỏ về cơ bản là vô ích, ngay cả khi họ là những người đoạt giải Nobel. Mới chỉ hai tháng trước, 82 người Mỹ đoạt giải Nobel đã cùng ủng hộ Harris và phản đối các cuộc công kích của Trump nhằm vào cộng đồng khoa học. Kết quả ra sao thì chúng ta đều đã biết. Trước đó, cũng có 16 người đoạt giải Nobel cùng nhau phản đối các chính sách kinh tế của Trump, với niềm tin rằng các chính sách của Trump sẽ thúc đẩy lạm phát và gây tổn hại cho nền kinh tế. Kết quả thì… Continue reading “Tại sao Mỹ vẫn là trung tâm công nghệ thế giới bất chấp tình trạng bài trí thức tràn lan?”

Thế giới hôm nay: 23/12/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bác sĩ người Ả Rập Saudi bị buộc tội tấn công chợ Giáng sinh tại thành phố Magdeburg của Đức đã xuất hiện tại tòa. Có ít nhất năm người thiệt mạng, bao gồm một trẻ em, và hơn 200 người bị thương khi một chiếc xe lao vào đám đông hôm thứ Sáu. Nghi phạm 50 tuổi đến Đức từ năm 2006 và có lịch sử đăng tải các bài viết chống Hồi giáo trên mạng xã hội. Nhà chức trách cho biết động cơ của vụ tấn công vẫn chưa được làm rõ.

Robert Fico, thủ tướng cánh hữu Slovakia, đã gặp Vladimir Putin tại Điện Kremlin. Cuộc gặp diễn ra khi nguồn cung khí đốt từ Nga qua các đường ống tại Ukraine dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 1 tháng 1, khi thỏa thuận dài hạn giữa Nga và Ukraine hết hạn. Ông Fico, một đồng minh của ông Putin, đã chỉ trích Ukraine vì từ chối gia hạn thỏa thuận này. Slovakia vẫn nhập khẩu nhiều khí đốt từ Nga qua Ukraine. Continue reading “Thế giới hôm nay: 23/12/2024”

Tập nghi ngờ động cơ thực sự đằng sau lời mời của Trump

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping suspects ulterior motive behind Trump’s invitation,” Nikkei Asia, 19/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tổng thống Mỹ đắc cử đã mời Tập đến lễ nhậm chức trong lúc đang lập mưu với Macron và Zelenskyy.

Trong một động thái phá vỡ truyền thống, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến dự lễ nhậm chức của ông tại Washington vào ngày 20/01 sắp tới, khiến Bắc Kinh vô cùng quan ngại về ý định thực sự của ông.

Câu hỏi lớn là liệu Tập có chấp nhận lời mời hay không? Continue reading “Tập nghi ngờ động cơ thực sự đằng sau lời mời của Trump”

22/12/1988: Nhà bảo tồn môi trường Chico Mendes bị ám sát

Nguồn: Chico Mendes, leading Brazilian conservationist, is assassinated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1988, Chico Mendes, một nhà lãnh đạo công đoàn và nhà hoạt động môi trường người Brazil đã dành phần lớn cuộc đời để bảo vệ rừng mưa Amazon, đã bị ám sát khi mới 44 tuổi.

Mendes là một người cạo mủ cao su lâu năm – cạo mủ cao su (rubber tapping) là một quy trình bền vững để chiết xuất mủ từ cây mà không cần làm hư hỏng hoặc chặt cây – người đã tập hợp những người cạo mủ cao su khác ở Amazon để cùng nhau chống lại ngành chăn nuôi gia súc đang phát triển và tàn phá hệ sinh thái. Bắt đầu từ những năm 1970, Mendes đã tổ chức nhiều cuộc empate – biểu tình ôn hòa – trong đó những người biểu tình sẽ bảo vệ cây bằng chính cơ thể của họ. Continue reading “22/12/1988: Nhà bảo tồn môi trường Chico Mendes bị ám sát”

Về vấn đề kiểm soát vũ khí thông thường và chấm dứt chiến tranh Ukraine

Nguồn:  William Lippert, “Conventional Arms Control and Ending the Russo-Ukrainian War”, War on the Rocks, 22/10/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Kiểm soát vũ khí thông thường có ý nghĩa như thế nào đối với cách thức chiến tranh kết thúc? Ngay cả những cuộc chiến dài nhất cũng phải chấm dứt, và nhiều cuộc xung đột kết thúc bằng một số loại thỏa thuận, ngay cả khi đó là sự đầu hàng vô điều kiện. Tuy nhiên, bản thân thuật ngữ đầu hàng vô điều kiện đã gây hiểu lầm, mặc dù điều khác biệt giữa đầu hàng và đàm phán các điều kiện đầu hàng có thể chỉ nằm ở vấn đề mức độ. Các quốc gia chấp nhận đầu hàng hoàn toàn với nhận thức rằng chiến tranh thông thường sẽ kết thúc: Các thành phố sẽ không còn bị đánh bom, binh lính sẽ không còn bị tấn công và các cuộc tấn công quân sự sẽ được dỡ bỏ. Khi các cuộc chiến tranh hiện đại kết thúc, dù bằng thắng lợi hay thất bại, hay trong bế tắc, các quốc gia thường đồng ý kiểm soát vũ khí thông thường. Continue reading “Về vấn đề kiểm soát vũ khí thông thường và chấm dứt chiến tranh Ukraine”

21/12/1866: Người bản địa giết 81 lính Mỹ

Nguồn: Native Americans kill 81 soldiers, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1866, quyết tâm thách thức sự hiện diện ngày càng tăng của quân đội Mỹ trên lãnh thổ của họ, người Mỹ bản địa ở phía bắc Wyoming đã dụ Trung tá William Fetterman và binh lính của ông vào một cuộc phục kích chết người.

Căng thẳng trong khu vực bắt đầu gia tăng vào năm 1863, khi John Bozeman mở Đường mòn Bozeman, một tuyến đường mới cho những người di cư đến các mỏ vàng Montana. Tuy nhiên, tính hợp pháp của Đường mòn Bozeman lại rất đáng ngờ vì nó đi thẳng qua các khu vực săn bắn mà chính phủ đã hứa dành riêng cho người Sioux, Cheyenne, và Arapahoe trong Hiệp ước Fort Laramie năm 1851. Continue reading “21/12/1866: Người bản địa giết 81 lính Mỹ”

Tác động của chính quyền “kiểu Trump” đối với Trung Quốc

Nguồn: James Palmer, “What Trump’s Personalized Presidency Means for China,”  Foreign Policy, 17/12/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Dù còn những trở ngại ngăn cản Mỹ và Trung Quốc xích lại gần nhau, Bắc Kinh vẫn có thể tìm ra cách để đạt được các thỏa thuận.

Tiêu điểm tuần này: Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gợi ý một con đường mới cho quan hệ Mỹ – Trung qua lời mời tham dự lễ nhậm chức của mình; Hoàng tử Andrew của Anh bị cuốn vào một vụ bê bối liên quan đến một doanh nhân người Trung Quốc; Quốc hội Mỹ gia hạn một thỏa thuận hợp tác khoa học bất chấp một số phản đối. Continue reading “Tác động của chính quyền “kiểu Trump” đối với Trung Quốc”

Thế giới hôm nay: 20/12/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Đảng Cộng hòa trong Hạ viện Mỹ đã đạt được thỏa thuận chi tiêu mới nhằm tránh cho chính phủ đóng cửa. Đảng Dân chủ — những người cần phải ủng hộ dự luật để thông qua — chưa cho biết quan điểm của họ. Donald Trump đã ủng hộ dự luật, được cho là sẽ tài trợ cho chính phủ đến tháng 3 và đình chỉ trần nợ của Mỹ trong hai năm. Hôm thứ Tư, các Hạ nghị sĩ Cộng hòa đã từ bỏ một thỏa thuận chi tiêu trước đó sau khi bị chỉ trích bởi tổng thống đắc cử và Elon Musk.

Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky, cho biết các bảo đảm an ninh từ châu Âu “sẽ không đủ” để bảo vệ nước ông trước Nga, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của hỗ trợ từ Mỹ và tư cách thành viên NATO. Ông Zelensky tuyên bố như vậy sau khi tham dự hội nghị thượng đỉnh với các lãnh đạo EU tại Brussels. Donald Trump, tổng thống đắc cử của Mỹ, đã hứa sẽ kết thúc chiến tranh một cách nhanh chóng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 20/12/2024”

AI là tin xấu cho phương Nam toàn cầu

Nguồn: Rachel Adams, “AI Is Bad News for the Global South,” Foreign Policy, 17/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Làn sóng công nghệ sắp tới sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng toàn cầu.

Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi cấu trúc nền kinh tế toàn cầu của chúng ta, nhưng không nhất thiết là tất cả mọi người đều sẽ được hưởng lợi. Những người ủng hộ AI ca ngợi tiềm năng của nó trong việc giải quyết những thách thức toàn cầu khó khăn và thậm chí xóa đói giảm nghèo, nhưng thành tựu của nó trong lĩnh vực đó vẫn rất ít ỏi. Thay vào đó, bất bình đẳng toàn cầu hiện đang gia tăng. Những quốc gia là nơi phát triển AI và có khả năng dễ dàng đưa những công nghệ này vào ngành công nghiệp sẽ chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế. Nhưng phần còn lại của thế giới, nơi phải đối mặt với những rào cản quan trọng trong việc áp dụng AI, sẽ ngày càng tụt hậu. Continue reading “AI là tin xấu cho phương Nam toàn cầu”

19/12/1777: George Washington dẫn quân vào trú đông tại Valley Forge

Nguồn: George Washington leads troops into winter quarters at Valley Forge, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1777, chỉ huy Quân đội Lục địa George Washington, người mà trong tương lai sẽ trở thành vị tổng thống đầu tiên của Mỹ, đã dẫn quân đội đang bị bao vây của mình đến trú đông tại Valley Forge, Pennsylvania.

Tình hình có lẽ chẳng còn có thể tệ hơn đối với Washington và Quân đội Lục địa khi năm 1777 sắp kết thúc. Người Anh đã chiếm đóng thành công Philadelphia, khiến một số thành viên của Quốc hội Mỹ đặt câu hỏi về khả năng lãnh đạo của Washington. Không ai hiểu rõ hơn Washington rằng quân đội đang bên bờ vực sụp đổ – trên thực tế, ông đã đi ngược lại yêu cầu của Quốc hội, yêu cầu ông phải phát động một cuộc tấn công vào giữa mùa đông chống lại người Anh tại Philadelphia, và thay vào đó, rút lui về Valley Forge để nghỉ ngơi và trang bị lại cho quân đội của mình. Continue reading “19/12/1777: George Washington dẫn quân vào trú đông tại Valley Forge”

Thế giới hôm nay: 19/12/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bezalel Smotrich, bộ trưởng tài chính cực hữu của Israel, chỉ trích một thỏa thuận ngừng bắn được cho là sắp ký với Hamas. Thỏa thuận này dự kiến sẽ bao gồm ngừng bắn ở Gaza trong sáu đến tám tuần và trao đổi con tin Israel để lấy tù nhân Palestine. Ông Smotrich phản đối việc thả tù nhân hoặc cho phép người dân Gaza bị di dời trở về. Một số bộ trưởng đã đe dọa sẽ lật đổ chính phủ nếu thỏa thuận này trở thành hiện thực.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã cắt giảm lãi suất cơ bản thêm 0,25 điểm phần trăm, đưa lãi suất xuống mức 4,25%-4,5%. Đây là lần giảm thứ ba liên tiếp. Phần lớn thành viên Fed cho rằng ngân hàng trung ương sẽ chỉ thực hiện thêm hai lần giảm lãi suất vào năm tới — ít hơn so với dự báo hồi tháng 9 — do lạm phát vẫn ở mức cao hơn mục tiêu 2% của Fed. Continue reading “Thế giới hôm nay: 19/12/2024”

Netanyahu và Erdoğan đang cạnh tranh để lãnh đạo Trung Đông

Nguồn: Gideon Rachman, “Netanyahu and Erdoğan compete to be the Middle East’s strongman,” Financial Times, 16/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thổ Nhĩ Kỳ và Israel đã bắt đầu có động thái tận dụng sự sụp đổ của chế độ Assad ở Syria.

“Chỉ còn lại hai chúng tôi trong số các nhà lãnh đạo. Hiện tại, chỉ có tôi và Vladimir Putin.” Đó là phát biểu có phần mạnh bạo của Recep Tayyip Erdoğan vào tuần trước.

Tập Cận Bình và Donald Trump có thể tranh cãi về thứ hạng toàn cầu của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, ở cấp độ khu vực, Erdoğan hoàn toàn có thể khẳng định mình là một trong hai nhà lãnh đạo cứng rắn đang định hình lại Trung Đông. Đối thủ đáng ghét của ông, Benjamin Netanyahu của Israel, là người còn lại. Continue reading “Netanyahu và Erdoğan đang cạnh tranh để lãnh đạo Trung Đông”

Cuốn tiểu thuyết Nga đã trở thành kim chỉ nam tinh thần của Tập

Nguồn: John Garnaut và Sam Chetwin George, “This Unreadable Russian Novel Is Xi Jinping’s Spiritual Guide,” New York Times, 15/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuối tháng 10, trong khi phần lớn thế giới đang tập trung vào cuộc bầu cử ở Mỹ, Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã đưa ra một lời kêu gọi toàn cầu phản đối trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo.

Phát biểu tại Kazan, Nga, trong hội nghị thượng đỉnh các nước BRICS, ông nói với các nhà lãnh đạo Brazil, Nga, Ấn Độ, Nam Phi, Iran, Ai Cập, và một số quốc gia khác rằng: thế giới đã bước vào một kỷ nguyên mới quan trọng “được xác định bởi sự hỗn loạn và chuyển đổi.” Continue reading “Cuốn tiểu thuyết Nga đã trở thành kim chỉ nam tinh thần của Tập”