Kỷ nguyên của chiến tranh gián điệp chuỗi cung ứng

Nguồn: Calder Walton và Kevin Quinlan, “The Era of Supply Chain Spy Wars Is Here,” Foreign Policy, 10/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ có thể chuẩn bị như thế nào cho những chiến dịch phá hoại mới do nhà nước cầm đầu?

Vụ phá hoại các thiết bị liên lạc của Hezbollah trong năm nay – rõ ràng là do Israel thực hiện – chắc chắn là một chiến dịch rất ngoạn mục, nhưng xét về mặt gián điệp, thì đây không phải là điều gì mới mẻ. Các cơ quan tình báo từ lâu đã nhắm mục tiêu và khai thác chuỗi cung ứng cho cả mục đích tình báo và phá hoại. Từ Chiến tranh Lạnh thế kỷ 20 đến cuộc đụng độ địa chính trị ngày nay với Nga và Trung Quốc, việc xâm nhập chuỗi cung ứng luôn mang đến cơ hội để thu thập thông tin có giá trị về đối thủ hoặc phá hoại các lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế của họ. Continue reading “Kỷ nguyên của chiến tranh gián điệp chuỗi cung ứng”

17/12/1963: Đạo luật Không khí Sạch trở thành luật

Nguồn: Clean Air Act becomes law, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này 12 năm 1963, một trong những văn bản luật môi trường quan trọng đầu tiên tại Mỹ đã chính thức trở thành luật. Đạo luật Không khí Sạch (Clean Air Act, CAA) trao quyền cho các cơ quan liên bang và tiểu bang để nghiên cứu và quản lý ô nhiễm không khí, đánh dấu sự mở rộng các nỗ lực của chính phủ nhằm chống lại thiệt hại về khí hậu. Continue reading “17/12/1963: Đạo luật Không khí Sạch trở thành luật”

Ba khả năng trong tương lai cho cục diện chính trị ở Syria

Nguồn: Dương Ngọc Long, 杨玉龙:反对派掌权,叙利亚变局迎来三种可能, Guancha, 11/12/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Kể từ ngày 27/11/2024, dưới khẩu hiệu hoạt động quân sự “Răn đe xâm lược”, liên minh vũ trang chống chính phủ do Hayʼat Tahrir al-Sham (HTS) lãnh đạo đã tiến hành các cuộc tấn công quân sự quy mô lớn nhằm vào lực lượng chính phủ Syria và đạt được thành quả to lớn chỉ trong hơn 10 ngày. Vào ngày 8/12, tổng thống khi đó là Bashar al-Assad đã tuyên bố từ chức và tới Moscow (Nga) để tị nạn chính trị. Điều này đã chấm dứt nửa thế kỷ cai trị của gia tộc Assad ở Syria.

Theo thông tin mới nhất, truyền thông Syria đưa tin vào ngày 10, chính phủ chuyển tiếp với Mohammed al-Bashir của “Chính phủ Cứu quốc Syria” làm thủ tướng tạm quyền, đã chính thức lên nắm quyền ở Syria vào cùng ngày. Continue reading “Ba khả năng trong tương lai cho cục diện chính trị ở Syria”

Nước Mỹ đang bị nguyền rủa bởi một chính sách đối ngoại hoài niệm

Nguồn: Nancy Okail và Matthew Duss, “America Is Cursed by a Foreign Policy of Nostalgia,” Foreign Affairs, 03/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Washington cần điều gì đó tốt hơn “Nước Mỹ trên hết” và “Nước Mỹ trở lại.”

Chính sách đối ngoại của Mỹ hiện đang trôi dạt giữa trật tự cũ và một trật tự mới vẫn chưa được xác định rõ ràng. Chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 đã khiến nhiều người ở Washington thức tỉnh trước thực tế rằng: dù giới tinh hoa chính trị tin là có một sự đồng thuận không thể chối cãi về chính sách đối ngoại, nhiều người Mỹ vẫn đặt câu hỏi về những giả định đã định hướng cách mà Mỹ tiếp cận thế giới suốt hàng chục năm qua – đặc biệt là về giả định rằng một trật tự quốc tế được hậu thuẫn bởi bá quyền quân sự của Mỹ rõ ràng là đáng được duy trì, bất kể phải trả giá như thế nào. Cuộc bầu cử năm 2024 đã xác nhận rằng kết quả năm 2016 không phải là một điều bất thường. Sự đồng thuận cũ ở Washington đã chết. Continue reading “Nước Mỹ đang bị nguyền rủa bởi một chính sách đối ngoại hoài niệm”

Bashar Assad, Tập Cận Bình và “quả bom” của Donald Trump

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Bashar Assad’s fall reminds Xi Jinping of a Donald Trump bombshell,” Nikkei Asia, 12/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chủ tịch Trung Quốc đã ở cùng Trump tại Florida vào năm 2017 khi tên lửa của Mỹ tấn công Syria.

Trong chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 9/2023, Bashar Assad đã nhất trí với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng hai nước sẽ nâng cấp quan hệ song phương lên “quan hệ đối tác chiến lược.” Nhờ có thỏa thuận này, hợp tác song phương, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, giờ đây mới bắt đầu khởi sắc. Continue reading “Bashar Assad, Tập Cận Bình và “quả bom” của Donald Trump”

15/12/1973: Hiệp hội Tâm thần học Mỹ xóa đồng tính khỏi danh sách các bệnh tâm thần

Nguồn: The American Psychiatric Association removes homosexuality from its list of mental illnesses, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, ở cái thời mà xã hội vẫn thường coi những người đồng tính là những kẻ lệch lạc, Hiệp hội Tâm thần học Mỹ (APA) đã đảo ngược một quyết định đã có từ thế kỷ trước, ban hành một nghị quyết tuyên bố rằng đồng tính không phải là một bệnh tâm thần hay một căn bệnh. Để nhấn mạnh quan điểm này, hiệp hội đã xóa đồng tính khỏi bộ công cụ tham khảo nổi tiếng của mình, Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê Các rối loạn Tâm thần (DSM). Continue reading “15/12/1973: Hiệp hội Tâm thần học Mỹ xóa đồng tính khỏi danh sách các bệnh tâm thần”

Trung Quốc cần một cách tiếp cận mới ở Syria

Nguồn: James Palmer, “China Needs a New Approach in Syria,”  Foreign Policy, 10/12/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Bắc Kinh nhìn nhận lại ván cược thất bại của mình với chế độ Assad.

Tiêu điểm tuần này: Trung Quốc cân nhắc lại cách tiếp cận vấn đề sau khi chính phủ Syria sụp đổ; Giới chức Trung Quốc thận trọng và lặng lẽ theo dõi khủng hoảng chính trị tại Hàn Quốc; TikTok thất bại trong việc kháng cáo một đạo luật của Mỹ có thể khiến ứng dụng này bị cấm.

Trung Quốc phản ứng trước sự sụp đổ của chế độ Assad tại Syria

Sau sự sụp đổ nhanh chóng của chính phủ Syria vào hôm Chủ nhật, Trung Quốc có vẻ sẽ ngẫm lại về nước cờ thua của mình khi đã đặt cược vào chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad. Nhưng khi tình hình lắng xuống, các nhà lãnh đạo mới ở Damascus có lẽ cũng sẽ tìm kiếm cho mình những đồng minh đáng tin cậy. Continue reading “Trung Quốc cần một cách tiếp cận mới ở Syria”

14/12/1874: Kẻ trộm thú nhận về vụ bắt cóc gây chấn động

Nguồn: Burglar confesses to high‑profile kidnapping case, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1874, một vụ trộm bất thành đã tiết lộ bí ẩn về một trong những vụ bắt cóc đòi tiền chuộc đầu tiên tại Mỹ. Khi chuẩn bị đi ngủ, Holmes Van Brunt, một người New York giàu có, nghe thấy tiếng trộm đột nhập vào nhà anh trai mình ở bên cạnh. Sau khi tập hợp ba người đàn ông khác, Van Brunt đã đối đầu với những kẻ đột nhập trong một cuộc đấu súng khiến bọn chúng bị thương nặng. Trong lúc hấp hối, một trong những tên trộm, Joseph Douglas, đã thú nhận rằng hắn ta chịu trách nhiệm bắt cóc cậu bé bốn tuổi Charley Ross hồi đầu năm. Sau đó, hắn ta hứa rằng đứa trẻ sẽ sống sót trở về. Continue reading “14/12/1874: Kẻ trộm thú nhận về vụ bắt cóc gây chấn động”

Đại Việt dưới thời Lê Hy Tông (1676-1704)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Dưới thời Vua Lê Hy Tông, mấy lần sai sứ thần sang nhà Thanh đòi trả lại một số đất tại 3 châu Bảo Lạc, Vị Xuyên, Thủy Vĩ thuộc Hưng Hóa bị phủ Khai Hóa chiếm; nhưng nhà Thanh vẫn không chịu trả. Tại miền Nam, vào tháng Giêng năm Quí Dậu [5/2-6/3/1693], bọn Thống binh Nguyễn Hữu Kính đánh bại Chiêm Thành, Chúa sai đổi nước ấy làm trấn Thuận Thành. Tháng 4 năm Mậu Dần [10/5-7/6/1698], Thống suất Nguyễn Hữu Kính kinh lược đất Chân Lạp; chia đất Đông Phố, lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên (tức Biên Hòa); lấy xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn (tức Gia Định). Nặc Thu nước Chân Lạp làm phản. Nguyễn Hữu Kính đem quân các đạo tiến đánh; tháng 4 năm Canh Thìn [19/5-16/6/1700], Nặc Thu đến cửa quân đầu hàng, xin nộp cống. Năm Nhâm Ngọ [1702], giặc biển người An Liệt [tức người Anh] có 8 chiếc thuyền đến ở đảo Côn Lôn. Năm sau Trấn thủ Trấn Biên Trương Phước Phan dùng mưu dẹp được, chiếm lại đảo. Continue reading “Đại Việt dưới thời Lê Hy Tông (1676-1704)”

Thế giới hôm nay: 13/12/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã cắt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm, từ 3,25% xuống 3%. Đây là lần thứ tư ECB giảm lãi suất trong năm nay nhằm thúc đẩy tăng trưởng khi lạm phát gần về mục tiêu 2%. Ngân hàng cũng hạ dự báo tăng trưởng GDP cho khu vực đồng euro năm 2025 từ 1,3% xuống 1,1%. Chủ tịch ECB, Christine Lagarde, cho biết các dự báo này chưa tính đến khả năng áp thuế từ chính quyền Trump, ám chỉ sẽ còn hạ dự báo.

Tổng thống Joe Biden đã ân xá cho gần 1.500 người vào thứ Năm, con số cao nhất trong một ngày từ trước đến nay. Các lệnh giảm án chủ yếu dành cho những người bị quản thúc tại nhà trong đại dịch. Ông cũng ân xá cho 39 người bị kết tội không bạo lực, bao gồm sở hữu cần sa. Hai tuần trước, ông Biden bị chỉ trích vì đã ân xá cho con trai mình, Hunter, với các tội danh bao gồm trốn thuế. Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/12/2024”

Cuộc chiến chip có thể diễn biến thế nào dưới thời Trump?

Nguồn: Chris Miller, “How the chip war could turn under Trump,” Financial Times, 06/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Từ thuế quan đến nhu cầu AI, các công ty Mỹ đang cân nhắc điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Sự trở lại của Donald Trump có ý nghĩa gì đối với cuộc chiến chip toàn cầu? Ông không phải là người bắt đầu cuộc đua trợ cấp công nghệ – người phát động là lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình – nhưng chính quyền đầu tiên của ông đã khiến Mỹ tập trung vào cuộc cạnh tranh công nghệ với Trung Quốc. Sau đó, Biden đã mở rộng các chính sách thời Trump liên quan đến thuế quan, trợ cấp, và kiểm soát xuất khẩu. Và giờ đây, Trump đã trở lại ngay khi trí tuệ nhân tạo làm tăng nhu cầu về sức mạnh tính toán. Continue reading “Cuộc chiến chip có thể diễn biến thế nào dưới thời Trump?”

12/12/1997: Sát thủ 14 tuổi bị truy tố vì tội xả súng ở trường học

Nguồn: 14‑year‑old indicted for school shooting, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1997, Michael Carneal, 14 tuổi, đã bị truy tố như một người trưởng thành với ba tội danh giết người và năm tội danh cố ý giết người vì đã bắn các bạn cùng lớp tại Trường Trung học Heath ở West Paducah, Kentucky. Trước đó, vào ngày 01/12, Carneal đã rút súng lục và bắn 11 phát vào một nhóm học sinh trong sảnh trường. Continue reading “12/12/1997: Sát thủ 14 tuổi bị truy tố vì tội xả súng ở trường học”

Thế giới hôm nay: 12/12/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một thủ lĩnh của nhóm Hồi giáo Hayat Tahrir al-Sham, ngọn cờ của cuộc tấn công lật đổ Bashar al-Assad ở Syria, đã thề sẽ truy đuổi những kẻ chịu trách nhiệm về việc tra tấn và giết người dưới chế độ độc tài của ông Assad, và loại trừ mọi khả năng ân xá. Một ngôi mộ của gia đình Assad ở thị trấn Qardaha miền bắc Syria đã bị đốt cháy, và video cho thấy cảnh một số người đàn ông đang xúc phạm Hafez al-Assad, cha của Bashar. Trước đó, chính quyền Biden đã thúc giục HTS không tự tuyên bố quyền lãnh đạo mà thay vào đó thành lập một chính phủ chuyển tiếp bao trùm nhiều lực lượng, Reuters đưa tin.

ExxonMobil công bố kế hoạch tăng sản lượng dầu. Gã khổng lồ dầu mỏ của Mỹ cho biết họ sẽ sản xuất 5,4 triệu thùng dầu mỗi ngày vào năm 2030, tăng từ 3,7 triệu thùng của năm ngoái, và tăng chi tiêu vốn hàng năm từ khoảng 29 tỷ đô la một năm lên 33 tỷ đô la một năm. Chiến lược quyết liệt của ExxonMobil trái ngược với đối thủ lớn nhất của họ, Chevron, bên đang cắt giảm chi tiêu. Tuần trước OPEC+ đã hoãn kế hoạch tăng sản lượng do nhu cầu yếu. Continue reading “Thế giới hôm nay: 12/12/2024”

Phương Tây không nên quá lo lắng về Syria

Nguồn: Gideon Rachman, “The west should not succumb to cynical regret over Syria,” Financial Times, 09/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhiều chuyện vẫn có thể diễn ra không như mong đợi, nhưng sự sụp đổ của một trong những nhà độc tài tàn bạo nhất thế giới là điều đáng hoan nghênh.

“Assad phải ra đi,” Barack Obama đã nói như vậy vào năm 2013. Hơn một thập kỷ sau, nhà độc tài Syria đã thực sự ra đi. Nhưng tâm trạng chung ở Mỹ và châu Âu là cảnh giác hơn là ăn mừng.

Lịch sử gần đây ở Trung Đông cho chúng ta lý do chính đáng để thận trọng. Việc lật đổ các nhà độc tài khác, như Saddam Hussein ở Iraq và Muammer Gaddafi ở Libya, đã dẫn đến bạo lực hỗn loạn thay vì hòa bình và ổn định. Việc lực lượng đánh bại Assad, Hayat Tahrir al-Sham (HTS), bị Mỹ, Liên Hiệp Quốc, và nhiều nước châu Âu phân loại là một nhóm khủng bố càng làm tăng thêm nỗi sợ. Ký ức về sự trỗi dậy của ISIS ở Syria và Iraq năm 2014 cũng vẫn còn rất mới. Continue reading “Phương Tây không nên quá lo lắng về Syria”

Thế giới hôm nay: 11/12/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hayat Tahrir al-Sham, nhóm Hồi giáo đã lật đổ Bashar al-Assad ở Syria, vừa bổ nhiệm Mohammed al-Bashir làm thủ tướng lâm thời. Ông từng là người đứng đầu Chính phủ Giải cứu Syria, một nhóm do phe nổi dậy lãnh đạo. Chính phủ chuyển tiếp của ông sẽ điều hành đất nước đến ngày 1 tháng 3, nhưng Abu Muhammad al-Jolani, lãnh đạo của Hayat Tahrir al-Sham, vẫn giữ quyền kiểm soát. Các ngân hàng và cửa hàng đã mở cửa trở lại ở thủ đô Damascus.

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đang thiết lập một “vùng phòng thủ vô trùng” ở miền nam Syria, theo lời của bộ trưởng quốc phòng Israel Israel Katz, người xác nhận IDF đã thực hiện hàng chục cuộc không kích trên khắp Syria trong những ngày gần đây. Ông cho biết IDF đã phá hủy hải quân Syria, nhưng phủ nhận việc tiến quân tới Damascus. Liên Hợp Quốc đã lên án các cuộc không kích của Israel. Continue reading “Thế giới hôm nay: 11/12/2024”

Đằng sau cuộc khủng hoảng hiến pháp chưa hồi kết của Hàn Quốc

Nguồn: Michelle Kim, “South Korea Is in Constitutional Chaos,” Foreign Policy, 09/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sau lệnh thiết quân luật ngắn ngủi, không ai biết ai là người đang nắm quyền.

Thứ Ba tuần trước, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã đẩy đất nước vào tình trạng hỗn loạn chính trị khi bất ngờ tuyên bố – và sau đó rút lại – lệnh thiết quân luật. Đây là lần đầu tiên thiết quân luật được áp dụng ở nước này kể từ năm 1980, khi Tổng thống Chun Doo-hwan tiến hành đảo chính và thảm sát hàng nghìn người biểu tình dân chủ trong Cuộc Nổi dậy Gwangju. Đối với người dân Hàn Quốc, tuyên bố của Yoon là một sự thức tỉnh phũ phàng trước thực tế rằng thời kỳ đen tối của chế độ độc tài quân sự có thể vẫn chưa thuộc về dĩ vãng. Continue reading “Đằng sau cuộc khủng hoảng hiến pháp chưa hồi kết của Hàn Quốc”

Liệu sự hỗ trợ của Trump có giúp Bitcoin tiếp đà tăng mạnh?

Nguồn: Kim Chung, 比特币在特朗普助力下,还能“狂飙”多久?, QQ News, 05/12/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Kể từ khi Trump tái đắc cử, Bitcoin là loại tài sản tài chính có phản ứng dữ dội nhất trên thị trường, với mức tăng từ 68.000 USD lên 100.000 USD chỉ trong một tháng. Một số nhà phân tích Phố Wall thậm chí còn đồn đại rằng Bitcoin sẽ tăng lên mức 225.000 USD trong vòng 2 năm.

Đã nhiều lần biến động dữ dội nhưng vẫn chưa bị đào thải

Bitcoin, loại tiền ảo xuất hiện sớm nhất và nổi tiếng nhất, được tạo ra bởi một nhóm nhỏ những người đam mê công nghệ theo chủ nghĩa lý tưởng sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và đợt bơm tiền lớn của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Continue reading “Liệu sự hỗ trợ của Trump có giúp Bitcoin tiếp đà tăng mạnh?”

10/12/1869: Wyoming trao quyền bầu cử cho phụ nữ

Nguồn: Wyoming grants women the right to vote, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1869, với động cơ chính là quảng bá miễn phí đến công chúng toàn quốc, hơn là cam kết về bình đẳng giới, các nhà lập pháp vùng Wyoming đã thông qua một dự luật được ký thành luật để trao quyền bầu cử cho phụ nữ.

Các tiểu bang miền Tây đã dẫn đầu nước Mỹ trong việc chấp thuận quyền bầu cử của phụ nữ, nhưng một vài trong số này có động cơ khá đáng ngờ. Dù một số nam giới thừa nhận vai trò quan trọng của phụ nữ trong việc định cư ở biên giới, những người khác bỏ phiếu cho quyền bầu cử của phụ nữ chỉ để củng cố sức mạnh của các khối cử tri bảo thủ. Continue reading “10/12/1869: Wyoming trao quyền bầu cử cho phụ nữ”

Thế giới hôm nay: 10/12/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hayat Tahrir al-Sham (HTS), ngọn cờ của cuộc lật đổ Bashar al-Assad tại Syria, đã công bố kế hoạch thành lập chính phủ mới và cam kết khôi phục trật tự. NATO kêu gọi HTS tuân thủ pháp quyền, bảo vệ dân thường, và tôn trọng các nhóm thiểu số trong quá trình chuyển tiếp. Các chính phủ châu Âu đã nhanh chóng phản ứng với diễn biến này: Đức tạm dừng xử lý hơn 47.000 đơn xin tị nạn từ Syria, trong khi Áo công bố kế hoạch trục xuất người tị nạn Syria.

Bộ trưởng quốc phòng Israel, Israel Katz, ra lệnh cho không quân tiếp tục không kích ở Syria nhằm phá hủy các vũ khí chiến lược, bao gồm tên lửa và hệ thống phòng không, để ngăn chúng rơi vào tay phe nổi dậy. Cuối tuần qua, không kích của Israel đã nhắm vào các địa điểm bị nghi ngờ là cơ sở vũ khí hóa học. Lực lượng Israel cũng vượt biên giới vào lãnh thổ Syria từ Cao nguyên Golan để ngăn chặn các nhóm nổi dậy đóng gần biên giới. Continue reading “Thế giới hôm nay: 10/12/2024”

Thách thức Trung Quốc của chính quyền Trump

Nguồn: Rush Doshi, “The Trump Administration’s China Challenge,” Foreign Affairs, 29/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc xây dựng lại sức mạnh của nước Mỹ sẽ cần sự ủng hộ ở cả trong và ngoài nước – và từ chính Trump.

Dự đoán chính sách Trung Quốc của chính quyền Trump sắp tới – và phản ứng có thể xảy ra từ phía Trung Quốc – là một trò chơi đoán mò. Trong nhiệm kỳ đầu tiên làm tổng thống, cách tiếp cận mang tính giao dịch đổi chác của Donald Trump thường khác với cách tiếp cận cạnh tranh của đội ngũ dưới quyền ông. Và những động lực tương phản này sẽ tiếp tục định hình nhiệm kỳ thứ hai của ông. Nhưng bất chấp sự bất định xoay quanh cách tiếp cận của chính quyền Trump, thách thức cốt lõi mà họ phải đối mặt vẫn rất rõ ràng: định vị Mỹ vượt qua Trung Quốc trong lúc một cửa sổ quan trọng của cuộc cạnh tranh bắt đầu khép lại. Continue reading “Thách thức Trung Quốc của chính quyền Trump”