02/06/1954: Joseph McCarthy cáo buộc cộng sản nằm vùng trong CIA

Nguồn: Senator Joseph McCarthy charges communists are in the CIA, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1954, Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy cáo buộc rằng những người cộng sản đã thâm nhập vào Cục Tình báo Trung ương (CIA) và ngành công nghiệp vũ khí nguyên tử. Dù những lời buộc tội của McCarthy đã tạo ra một cuộc tranh cãi nhất thời, nhưng chúng đã nhanh chóng bị bác bỏ vì chỉ là những lời nói giật gân đến từ một người đàn ông có sự nghiệp đang tuột dốc không phanh.

Thượng nghị sĩ McCarthy được chú ý lần đầu tiên vào năm 1950, khi ông lên tiếng buộc tội hơn 200 người “bị xác định là cộng sản” trong Bộ Ngoại giao. Trong vài năm sau đó, ông liên tục tố cáo rằng cộng sản đã có mặt trong mọi chi nhánh của chính phủ Mỹ. Những lời buộc tội liều lĩnh của ông đã tạo ra cái được gọi là “Nỗi sợ Cộng sản” (Red Scare), thời điểm mà người Mỹ lo sợ rằng những người cộng sản đang xâm nhập vào mọi khía cạnh của chính phủ và mọi khía cạnh cuộc sống. Continue reading “02/06/1954: Joseph McCarthy cáo buộc cộng sản nằm vùng trong CIA”

27/11/1954: Gián điệp Alger Hiss ra tù

Nguồn: Accused spy Alger Hiss released from prison, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1954, sau 44 tháng ngồi tù, cựu viên chức chính phủ Hoa Kỳ Alger Hiss đã được trả tự do và một lần nữa tuyên bố rằng mình vô tội trước mọi cáo buộc dẫn đến việc ông phải ngồi tù.

Là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hiss bị kết tội khai man vào năm 1950 vì đã nói dối trước đại bồi thẩm đoàn liên bang. Cụ thể, ông ta được cho là đã che giấu việc đồng lõa chuyển các tài liệu bí mật của chính phủ cho Whittaker Chambers, người sau đó chuyển tiếp các tài liệu này cho các đặc vụ của Liên Xô. Continue reading “27/11/1954: Gián điệp Alger Hiss ra tù”

24/10/1954: Tổng thống Eisenhower cam kết ủng hộ miền Nam Việt Nam

Nguồn: President Eisenhower pledges support to South Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1954, Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã cam kết hỗ trợ chính phủ và các lực lượng quân sự của Ngô Đình Diệm.

Eisenhower đã viết thư cho Tổng thống Diệm của Việt Nam Cộng hòa, hứa sẽ hỗ trợ trực tiếp cho chính phủ của ông. Eisenhower nói rõ với Diệm rằng viện trợ của Mỹ cho chính phủ miền Nam trong “giờ phút khó khăn” của người Việt phụ thuộc vào việc ông Diệm đảm bảo “duy trì các tiêu chuẩn hoạt động trong trường hợp viện trợ được cung cấp.” Continue reading “24/10/1954: Tổng thống Eisenhower cam kết ủng hộ miền Nam Việt Nam”

08/07/1954: Đại tá Castillo Armas lên nắm quyền ở Guatemala

Nguồn: Colonel Castillo Armas takes power in Guatemala, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1954, Đại tá Carlos Castillo Armas đã được bầu làm Tổng thống Guatemala, sau khi nhóm của ông lật đổ chính quyền của Tổng thống Jacobo Arbenz Guzman hồi cuối tháng 06/1954. Việc Castillo Armas lên nhậm chức là đỉnh cao trong nỗ lực của Mỹ nhằm loại bỏ Arbenz và “cứu” Guatemala khỏi những gì các quan chức Mỹ cho là một nỗ lực của chủ nghĩa cộng sản quốc tế nhằm xây dựng chỗ đứng ở Tây bán cầu.

Năm 1944, cuộc cách mạng tại Guatemala đã loại bỏ một nhà độc tài lâu năm và thành lập chính phủ dân cử đầu tiên trong lịch sử quốc gia. Năm 1950, Guatemala lại chứng kiến một lần đầu tiên khác, khi quyền lực được chuyển giao một cách hòa bình cho tổng thống mới đắc cử, Arbenz. Giới chức Mỹ đã theo dõi các diễn biến ở Guatemala với sự lo lắng và sợ hãi ngày càng tăng cao. Chính phủ Guatemala, đặc biệt là sau khi Arbenz lên nắm quyền vào năm 1950, đã nghiêm túc nỗ lực cải cách ruộng đất và tái phân phối đất cho những người không có đất ở Guatemala. Khi nỗ lực này khiến Công ty United Fruit hùng mạnh thuộc sở hữu của người Mỹ bị mất hàng loạt mẫu đất, các quan chức Mỹ bắt đầu tin rằng chủ nghĩa cộng sản đang hoạt động ở Guatemala. Continue reading “08/07/1954: Đại tá Castillo Armas lên nắm quyền ở Guatemala”

09/03/1954: Tổng thống Eisenhower chỉ trích Joseph McCarthy

Nguồn: President Eisenhower criticizes Senator Joseph McCarthy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1954, Tổng thống Eisenhower đã viết một lá thư cho người bạn của mình, Paul Helms, trong đó ông chỉ trích cách tiếp cận của Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy đối với việc loại bỏ những người cộng sản trong chính phủ liên bang. Hai ngày trước đó, cựu ứng viên Tổng thống Adlai Stevenson đã tuyên bố rằng sự im lặng của Tổng thống đối với hành động của McCarthy cũng tương đương với sự chấp thuận. Eisenhower, người coi việc bôi nhọ chính trị là nằm ngoài công việc của văn phòng Tổng thống, đã từ chối bình luận công khai về nhận xét của Stevenson hay chiến thuật của McCarthy.

Eisenhower không phải là nhân vật được kính trọng duy nhất chỉ trích McCarthy vào ngày 09/03. Trước đó, vào cùng ngày, trong một phiên họp của Quốc Hội, Thượng nghị sĩ Ralph Flanders đã công khai chỉ trích McCarthy vì đàn áp dã man những người Mỹ vô tội mà ông nghi ngờ là có cảm tình với cộng sản. Tối hôm ấy, nhà báo Edward R. Murrow cũng cảnh báo trong một bản tin rằng McCarthy đang vượt qua ranh giới giữa điều tra và đàn áp trong việc truy đuổi những người bị tình nghi là điệp viên cộng sản trong chính phủ liên bang. Continue reading “09/03/1954: Tổng thống Eisenhower chỉ trích Joseph McCarthy”

23/02/1954: Vaccine bại liệt được sử dụng lần đầu tiên

Nguồn: Children receive first polio vaccine, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1954, một nhóm trẻ từ Trường Tiểu học Arsenal ở Pittsburgh, Pennsylvania, đã được tiêm loại vaccine phòng bại liệt mới do Tiến sĩ Jonas Salk phát triển.

Mặc dù không tàn khốc như dịch hạch hay cúm, bại liệt là căn bệnh có tỷ lệ lây nhiễm rất cao, thường xuất hiện trong những đợt bùng phát kinh hoàng và dường như không thể ngăn chặn. Tấn công các tế bào thần kinh và đôi khi là hệ thần kinh trung ương, bại liệt khiến cho cơ bắp suy yếu, tê liệt và thậm chí dẫn đến tử vong. Continue reading “23/02/1954: Vaccine bại liệt được sử dụng lần đầu tiên”

12/11/1954: Đóng cửa Đảo Ellis

Nguồn: Ellis Island closes, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1954, Đảo Ellis, cửa ngõ vào nước Mỹ, đã chính thức đóng cửa sau khi giải quyết hơn 12 triệu trường hợp nhập cư kể từ ngày thành lập vào năm 1892. Ngày nay, ước tính 40% công dân Mỹ có thể truy tìm nguồn gốc gia phả của mình nhờ Ellis – hòn đảo nằm ở Vịnh New York, gần bờ biển New Jersey và được đặt tên theo thương gia Samuel Ellis, chủ sở hữu của nó vào những năm 1770.

Ngày 02/01/1892, cô bé 15 tuổi đến từ Ireland, Annie Moore, đã trở thành người đầu tiên đi qua Đảo Ellis vừa mở cửa, vốn được Tổng thống Benjamin Harrison chỉ định trở thành trung tâm nhập cư cấp liên bang đầu tiên của Mỹ kể từ năm 1890. Trước đó, việc quản lý người nhập cư vẫn được thực hiện bởi từng tiểu bang. Continue reading “12/11/1954: Đóng cửa Đảo Ellis”

30/09/1954: Tàu ngầm hạt nhân USS Nautilus đi vào hoạt động

Nguồn: USS Nautilus—world’s first nuclear submarine—is commissionedHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1954, USS Nautilus, tàu ngầm hạt nhân đầu tiên trên thế giới, được Hải quân Hoa Kỳ đưa vào hoạt động.

Tàu USS Nautilus được chế tạo dưới sự chỉ huy của Đại tá Hải quân Mỹ Hyman G. Rickover, một kỹ sư lỗi lạc sinh ra ở Nga, người tham gia chương trình nguyên tử của Mỹ vào năm 1946. Năm 1947, ông được giao phụ trách chương trình phát triển động cơ tàu thuyền sử dụng năng lượng hạt nhân của hải quân và bắt đầu xây dựng một tàu ngầm nguyên tử. Continue reading “30/09/1954: Tàu ngầm hạt nhân USS Nautilus đi vào hoạt động”

14/06/1954: Mỹ lần đầu diễn tập phòng thủ dân sự toàn quốc

Nguồn: First nationwide civil defense drill held, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1954, hơn 12 triệu người Mỹ đã “chết” trong một cuộc tấn công hạt nhân mô phỏng, khi Hoa Kỳ trải qua cuộc diễn tập phòng thủ dân sự toàn quốc đầu tiên. Mặc dù các quan chức Hoa Kỳ hài lòng với kết quả của cuộc diễn tập, sự kiện này diễn ra như một lời nhắc nhở nghiêm túc rằng Hoa Kỳ – và thế giới – hiện đang sống dưới một cái bóng hạt nhân.

Cuộc diễn tập phòng thủ dân sự tháng 06 năm 1954 được tổ chức và đánh giá bởi Cục Quản lý Phòng thủ Dân sự, và bao gồm các hoạt động tại 54 thành phố ở Hoa Kỳ, Puerto Rico, Quần đảo Virgin, Alaska và Hawaii. Canada cũng tham gia đợt diễn tập này. Tiền đề cơ bản của cuộc diễn tập là Hoa Kỳ phải đương đầu với một cuộc tấn công hạt nhân lớn từ cả máy bay và tàu ngầm, và hầu hết các khu vực đô thị lớn đã bị nhắm mục tiêu. Continue reading “14/06/1954: Mỹ lần đầu diễn tập phòng thủ dân sự toàn quốc”

06/05/1954: Kỷ lục điền kinh ‘bốn phút một dặm’ được thiết lập

Nguồn: First four-minute mile, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1954, tại Oxford, Anh, chàng sinh viên y khoa Roger Bannister, 25 tuổi, đã phá vỡ rào cản nổi tiếng nhất của môn điền kinh: chạy một dặm (1.609 m) trong bốn phút. Bannister, người đang chạy cho Hiệp hội Thể thao Nghiệp dư trong cuộc đua đối đầu với trường cũ của mình, Đại học Oxford, đã giành chiến thắng trong cuộc đua một dặm với thời gian 3 phút và 59,4 giây.

Trong nhiều năm, rất nhiều vận động viên đã cố gắng nhưng thất bại trong việc chạy một dặm trong vòng chưa đầy bốn phút, điều vẫn được coi là bất khả thi về mặt thể lực. Kỷ lục thế giới cho cự li một dặm là 4 phút và 1,3 giây, được thiết lập bởi Gunder Hagg của Thụy Điển vào năm 1945. Bất chấp điều đó, hoặc bị thôi thúc vì bí ẩn tâm lý xung quanh rào cản bốn phút, nên một số vận động viên vào đầu những năm 1950 đã tìm cách để trở thành người đầu tiên đạt được mức ba phút. Continue reading “06/05/1954: Kỷ lục điền kinh ‘bốn phút một dặm’ được thiết lập”

26/04/1954: Các cuộc thử nghiệm vắc-xin bại liệt bắt đầu

Nguồn: Polio vaccine trials begin, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1954, các thử nghiệm lâm sàng vắc-xin bại liệt do Jonas Salk bào chế, với sự tham gia của 1,8 triệu trẻ em, đã bắt đầu tại Trường tiểu học Franklin Sherman ở McLean, Virginia. Các trẻ em ở Hoa Kỳ, Canada và Phần Lan đã tham gia vào các thử nghiệm này, lần đầu tiên sử dụng phương pháp mù đôi (double-blind) mà giờ đây đã thành tiêu chuẩn, theo đó, cả bệnh nhân và bác sĩ điều trị đều không biết liệu loại thuốc được tiêm là vắc-xin hay giả dược. Vào ngày 12 tháng 04 năm 1955, các nhà nghiên cứu tuyên bố vắc-xin an toàn và hiệu quả, và nó nhanh chóng trở thành một phần tiêu chuẩn của chương trình tiêm chủng trẻ em ở Hoa Kỳ. Trong những thập niên tiếp theo, vắc-xin bại liệt sẽ loại trừ căn bệnh cực kỳ dễ lây lan này ở Tây bán cầu. Continue reading “26/04/1954: Các cuộc thử nghiệm vắc-xin bại liệt bắt đầu”

12/01/1954: Dulles tuyên bố về chính sách ‘trả đũa ồ ạt’

Nguồn: Dulles announces policy of “massive retaliation”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1954, trong một bài phát biểu tại buổi chiêu đãi của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Hoa Kỳ nhằm vinh danh ông, Ngoại trưởng John Foster Dulles tuyên bố rằng nước Mỹ sẽ bảo vệ các đồng minh của mình thông qua việc “răn đe bằng trả đũa ồ ạt.” Tuyên bố chính sách này là bằng chứng khác cho thấy chính quyền Eisenhower đang phụ thuộc nhiều vào kho vũ khí hạt nhân quốc gia, xem nó như là phương tiện phòng thủ chủ yếu chống lại sự xâm lược của cộng sản. Continue reading “12/01/1954: Dulles tuyên bố về chính sách ‘trả đũa ồ ạt’”

22/04/1954: McCarthy điều trần về Quân đội Mỹ

Nguồn: McCarthy Army hearings begin, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1954, Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy đã bắt đầu các phiên điều trần nhằm điều tra Quân đội Mỹ, mà ông buộc tội là đã “mềm yếu” trước chủ nghĩa cộng sản. Những buổi điều trần được truyền hình trực tiếp này đã cho công chúng Mỹ cái nhìn đầu tiên về cách McCarthy hành động, cũng như bản tính liều lĩnh, ồn ào và hay bắt nạt của ông – vốn là điều khiến danh tiếng của ông sa sút nhanh chóng.

Tháng 02/1950, Thượng nghị sĩ McCarthy đã buộc tội rằng có hơn 200 “người được xác định là cộng sản” đang làm việc tại Bộ Ngoại giao Mỹ. Kể từ đó, ông bắt đầu nổi tiếng đến chóng mặt nhờ vào việc trở thành “thợ săn cộng sản” nổi tiếng nhất và đáng sợ nhất ở Mỹ. McCarthy đã dùng đến phương tiện truyền thông, kể nhiều câu chuyện vô lý về những âm mưu của cộng sản ở Mỹ, và sẵn sàng bôi nhọ bất kỳ đối thủ nào bằng cách gọi họ là “cảm tình viên cộng sản” để giữ tên tuổi của mình luôn nằm trên trang nhất báo chí suốt nhiều năm. Continue reading “22/04/1954: McCarthy điều trần về Quân đội Mỹ”

28/11/1954: Fermi, kiến trúc sư Thời đại Nguyên tử, qua đời

28

Nguồn: Enrico Fermi, architect of the nuclear age, dies; History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1954, nhà vật lý đoạt giải Nobel, Enrico Fermi, người đầu tiên tạo ra và kiểm soát một phản ứng hạt nhân dây chuyền, đồng thời là một trong những nhà khoa học thuộc Dự án Manhattan, đã qua đời tại Chicago ở tuổi 53.

Fermi sinh tại Rome vào ngày 01/09/1901. Ông quyết định trở thành một nhà vật lý học khi chỉ mới 17 tuổi, và đã hoàn thành chương trình tiến sĩ tại Đại học Pisa vào năm 21 tuổi. Fermi từng theo học tại Đức cùng thầy giáo là Max Born, nhà vật lý nổi tiếng với công trình về cơ học lượng tử vốn sau này giữ vai trò rất quan trọng trong công trình của chính Fermi. Sau quãng thời gian ở Đức, Fermi trở về Italia để dạy toán tại Đại học Florence. Đến năm 1926, ông trở thành giáo sư vật lý lý thuyết, giảng dạy cho một nhóm các nhà vật lý trẻ khác. Năm 1929, Fermi trở thành người trẻ nhất được bầu vào Viện Hàn lâm Hoàng gia của Italia. Continue reading “28/11/1954: Fermi, kiến trúc sư Thời đại Nguyên tử, qua đời”

08/09/1954: SEATO được thành lập

Nguồn:SEATO established”, History.com, truy cập ngày 08/09/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Được Tổng thống Dwight D. Eisenhower chỉ đạo phải dựng lên một liên minh để kiềm chế sự xâm lấn của chủ nghĩa cộng sản vào các lãnh thổ tự do thuộc Việt Nam, Lào, Campuchia và Đông Nam Á nói chung, Ngoại trưởng John Foster Dulles đã cho hình thành một thỏa thuận nhằm thiết lập nên liên minh quân sự có tên gọi Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO).

Các bên tham gia ký hiệp ước, bao gồm Pháp, Anh, Úc, New Zealand, Philippines, Pakistan, Thái Lan, và Hoa Kỳ, cam kết sẽ “hành động để chống lại các mối nguy hiểm chung” trong trường hợp xảy ra xâm lược chống lại bất kỳ quốc gia tham gia hiệp ước nào. Một nghị định thư riêng biệt gắn với Hiệp ước coi Lào, Campuchia, và “các lãnh thổ tự do thuộc thẩm quyền của Quốc gia Việt Nam [Nam Việt Nam]” là các khu vực chịu sự điều chỉnh của Hiệp ước này. Continue reading “08/09/1954: SEATO được thành lập”

07/05/1954: Chiến thắng Điện Biên Phủ

182

Nguồn:French defeated at Dien Bien Phu,” History.com (truy cập ngày 06/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 7 tháng 5 năm 1954, ở Tây Bắc Việt Nam, các lực lượng Việt Minh dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh đã đánh bại thành trì của Pháp ở Điện Biên Phủ sau 57 ngày bao vây. Chiến thắng của Việt Minh ở Điện Biên Phủ đánh dấu sự kết thúc ảnh hưởng của thực dân Pháp ở Đông Dương và mở đường cho sự chia cắt Việt Nam dọc theo vĩ tuyến 17 tại Hội nghị Genève.

Ngày mùng 2 tháng 9 năm 1945, ít lâu sau khi Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện trong Thế chiến II, nhà lãnh đạo cộng sản Hồ Chí Minh đã tuyên bố khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, với hi vọng ngăn chặn người Pháp tái chiếm thuộc địa cũ của họ. Năm 1946, Hồ Chí Minh miễn cưỡng chấp nhận một đề nghị của Pháp, theo đó Việt Nam được tồn tại như một nhà nước tự trị trong khối Liên hiệp Pháp, nhưng chiến tranh đã nổ ra khi người Pháp cố gắng thiết lập lại chế độ thực dân ở Đông Dương. Bắt đầu từ năm 1949, Việt Minh đã tiến hành chiến tranh du kích ngày một hiệu quả để chống lại Pháp với sự hỗ trợ quân sự và kinh tế từ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mới thành lập. Pháp nhận được nhiều viện trợ quân sự từ Hoa Kỳ. Continue reading “07/05/1954: Chiến thắng Điện Biên Phủ”

26/04/1954: Khai mạc Hội nghị Genève

Dien_Bien_Phu_7514_23

Nguồn:Genève Conference begins,” History.com (truy cập ngày 25/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong nỗ lực giải quyết một số vấn đề ở châu Á, trong đó có cuộc chiến giữa người Pháp và Việt Nam ở bán đảo Đông Dương, đại diện của nhiều nước trên thế giới đã nhóm họp tại Genève, Thụy Sĩ. Hội nghị này đánh dấu một bước ngoặt trong sự dính líu của Hoa Kỳ vào Việt Nam.

Đại diện các nước Hoa Kỳ, Liên Xô, Trung Quốc, Pháp, và Anh đã gặp nhau vào tháng 4 năm 1954 để cố gắng giải quyết một số vấn đề liên quan đến châu Á. Đáng ngại nhất trong số đó là cuộc chiến trường kỳ và đẫm máu của các lực lượng dân tộc chủ nghĩa ở Việt Nam, dưới sự dẫn dắt của nhà lãnh đạo cộng sản Hồ Chí Minh, và người Pháp, vốn có ý định đô hộ toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Continue reading “26/04/1954: Khai mạc Hội nghị Genève”

07/04/1954: Eisenhower công bố “học thuyết đô-mi-nô”

Nguồn: “Eisenhower gives famous “domino theory” speech”, History.com (truy cập ngày 06/04/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Thanh Danh

Vào ngày này năm 1954, Tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower đã “khai sinh” ra một trong những cụm từ nổi tiếng nhất giai đoạn Chiến tranh Lạnh khi cho rằng việc để cho vùng Đông Dương của Pháp thất thủ trước chủ nghĩa Cộng sản sẽ tạo nên một hiệu ứng “đô-mi-nô” (phản ứng dây chuyền – NV) trên toàn Đông Nam Á. “Học thuyết đô-mi-nô” này đã chiếm thế chủ đạo trong tư duy của Mỹ đối với Việt Nam trong suốt một thập kỷ kế tiếp. Continue reading “07/04/1954: Eisenhower công bố “học thuyết đô-mi-nô””