Nghị định thư Kyoto (Kyoto Protocol)

li-kyoto-n-rtr2ok6h

Tác giả: Phạm Thủy Tiên

Nghị định thư Kyoto là một thỏa thuận về việc cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, gắn liền với Chương trình Khung Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu (United Nations Framework Convention on Climate Change – UNFCCC). Nghị định thư buộc các nước tham gia phải cam kết đạt được các mục tiêu về thải khí nhà kính được xác định cụ thể cho từng nước. Nghị định thư được hoàn tất và mở ký vào ngày 11/12/1997 tại Kyoto, Nhật Bản. Nghị định thư quy định trước khi có hiệu lực Nghị định thư phải được phê chuẩn bởi ít nhất 55 quốc gia và các quốc gia này phải chịu trách nhiệm ít nhất đối với 55% tổng lượng khí thải toàn cầu. Các điều kiện này đã được thỏa mãn khi Liên bang Nga phê chuẩn Nghị định thư. Vì vậy Nghị định thư chính thức bắt đầu có hiệu lực từ ngày 16/02/2005. Tính đến tháng 02/2009, đã có 184 quốc gia tham gia vào Nghị định thư Kyoto. Việt Nam ký Nghị định thư vào ngày 03/12/1998 và phê chuẩn vào ngày 25/9/2002. Continue reading “Nghị định thư Kyoto (Kyoto Protocol)”

Ai chịu thiệt hại nặng nề nhất do biến đổi khí hậu?

climate-change

Nguồn: Bill Gates, “Who Will Suffer Most from Climate Change?”, Project Syndicate, 01/9/2015.

Biên dịch: Dương Trường Phúc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cách đây vài năm, Melinda và tôi có đến thăm một nhóm nông dân trồng lúa ở Bihar (Ấn Độ), một trong những vùng dễ gặp lũ lụt nhất cả nước. Tất cả họ đều rất nghèo và phụ thuộc vào lúa gạo – thứ mà họ sản xuất để nuôi sống và chu cấp cho gia đình. Khi những trận mưa kèm gió mùa đến mỗi năm, những con sông sẽ đầy nước, đe dọa làm ngập lụt những nông trại và hủy hoại mùa màng.  Tuy nhiên, họ sẵn sàng đánh cược mọi thứ cho xác suất rằng trang trại của họ sẽ không bị ảnh hưởng. Đó là một canh bạc mà họ thường thua cuộc. Mùa màng thất bát, họ sẽ chạy vào thành phố tìm kiếm những công việc lặt vặt để nuôi gia đình. Tuy nhiên, chỉ trong khoảng một năm, họ trở nên nghèo hơn lúc họ mới rời khỏi làng quê và sẵn sàng quay lại nghề nông. Continue reading “Ai chịu thiệt hại nặng nề nhất do biến đổi khí hậu?”

Làm thế nào để có thể hợp tác quốc tế về an ninh mạng?

hackers_11151627

Nguồn: Joseph S. Nye, “International Norms in Cyberspace,” Project Syndicate, 11/05/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tháng trước, Hà Lan đăng cai tổ chức Hội nghị toàn cầu về không gian mạng năm 2015, quy tụ gần 2.000 quan chức chính phủ, các viện nghiên cứu, các đại diện ngành công nghiệp, và các tổ chức khác. Tôi chủ trì một cuộc tọa đàm về hòa bình và an ninh mạng với nhóm cử tọa gồm một phó chủ tịch của Microsoft và hai bộ trưởng ngoại giao. Hội nghị “nhiều bên tham gia” này là bước mới nhất trong một loạt những nỗ lực để thiết lập quy ước xa lộ thông tin nhằm tránh xung đột trên không gian mạng.

Khả năng sử dụng Internet để tấn công gây hại đã được hình thành vững chắc. Nhiều nhà quan sát tin rằng chính phủ Mỹ và Israel đứng đằng sau một cuộc tấn công mạng trước đó để phá hủy máy ly tâm tại cơ sở hạt nhân của Iran. Continue reading “Làm thế nào để có thể hợp tác quốc tế về an ninh mạng?”

#215 – Làm sao để răn đe được chủ nghĩa khủng bố?

trc-terrorist-650x325

Nguồn: Matthew Kroenig & Barry Pavel (2012). “How to Deter Terrorism”, The Washington Quarterly, Vol. 35, No. 2, pp. 21-36.>>PDF

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Thiện Toàn

Trong hơn 50 năm Chiến tranh Lạnh, răn đe là hòn đá tảng trong chiến lược của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã cố gắng ngăn Liên Xô tấn công phương Tây bằng cách đe doạ trả đũa bằng một đòn hạt nhân kinh hoàng. Tuy nhiên, sau các cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, nhiều nhà quan sát đã phản biện rằng biện pháp răn đe không thích hợp với cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ lãnh đạo. Các chuyên gia phân tích cho rằng không giống như giới lãnh đạo của Liên Xô, những kẻ khủng bố không có lý tính, sẵn sàng trả mọi giá (kể cả cái chết) để đạt mục đích, và khó mà định vị được chúng sau các vụ tấn công. Vì những lý do trên cũng như những nguyên nhân khác, người ta cho rằng việc đe doạ trả đũa những tên khủng bố tự thân nó không hiệu quả và không đủ để ngăn chặn hành động khủng bố. Continue reading “#215 – Làm sao để răn đe được chủ nghĩa khủng bố?”

#212 – Ảnh hưởng từ sự bùng nổ nhập khẩu năng lượng của TQ

US-China-Energy-2

Nguồn: Michal Meidan (2014). “The Implications of China’s Energy-Import Boom”, Survival: Global Politics and Strategy, 56:3, pp. 179-200.

Biên dịch: Chu Minh Châu | Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Bài liên quan: Ngoại giao dầu mỏ của Bắc Kinh

Từ cuối thập niên 1990, việc đảm bảo tiếp cận nguồn dầu mỏ nước ngoài lớn hơn nữa là trọng tâm của cuộc tranh luận tại Trung Quốc khi mà sự  phụ thuộc ngày càng lớn của quốc gia này vào dầu mỏ nhập khẩu đã trở thành một thực tế tất yếu. Các viện nghiên cứu và các cố vấn cho giới lãnh đạo Trung Quốc đã bị cuốn vào việc xác định những rủi ro liên quan đến các nguồn cung dầu mỏ từ nước ngoài cho Trung Quốc và hoạch định chính sách để giảm thiểu những rủi ro đó. Continue reading “#212 – Ảnh hưởng từ sự bùng nổ nhập khẩu năng lượng của TQ”

#187 – Lý Quang Diệu viết về vấn đề năng lượng và biến đổi khí hậu

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Engergy & Climate Change: Prepare for the Worst”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 280-293.

Biên dịch: Nguyễn Quế Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các phần khác của cuốn One Man’s View of the World 

Tôi tin rằng trái đất đang dần nóng lên do chính những hoạt động của con người. Điều này xem ra cũng nhận được sự nhất trí rộng rãi của các nhà khoa học đang nghiên cứu về vấn đề trên.

Có nhiều quan điểm bất đồng, bao gồm quan điểm cho rằng sự gia tăng nhiệt độ có thể là một phần chu kỳ bình thường mà trái đất thi thoảng trải qua trong quãng thời gian 4,5 tỉ năm của nó và vì thế không liên quan gì đến sự phát thải khí cacbon của con người. Nếu điều này đúng, chúng ta không nên làm gì cả ngoại trừ ngồi yên và chờ đợi nhiệt độ giảm xuống khi chu kỳ này dần qua. Continue reading “#187 – Lý Quang Diệu viết về vấn đề năng lượng và biến đổi khí hậu”

#149 – An ninh con người: Thay đổi lớn hay mốt nhất thời?

Chad-Harne-Waddaye73282lpr

Nguồn: Roland Paris (2001). “Human Security: Paradigm Shift or Hot Air?” International Security, Vol. 26, No. 2, pp. 87–102.>>PDF

Biên dịch: Võ Thị Trúc Ngân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

An ninh con người là thuật ngữ gần đây nhất trong một loạt từ mới được sáng tạo – bao gồm an ninh chung, an ninh toàn cầu, an ninh hợp tác, và an ninh toàn diện – những khái niệm vốn khuyến khích các nhà hoạch định chính sách và các học giả nghĩ về an ninh quốc tế vượt ra ngoài vấn đề bảo vệ các lợi ích quốc gia và lãnh thổ thông qua biện pháp quân sự. Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về an ninh con người, hầu hết các công thức đều nhấn mạnh đến phúc lợi của dân thường. Continue reading “#149 – An ninh con người: Thay đổi lớn hay mốt nhất thời?”

#131 – Sâu máy tính Stuxnet và tương lai chiến tranh mạng

cyberattack_1805164b

Nguồn: James P. Farwell & Rafal Rohozinski (2011). “Stuxnet and the Future of Cyber War”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 53, No. 1, pp. 23-40.

Biên dịch và Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Phát hiện vào tháng 6/2010 rằng một sâu máy tính có tên gọi “Stuxnet” đã tấn công một cơ sở hạt nhân của Iran tại Natanz cho thấy rằng đối với chiến tranh mạng tương lai chính là lúc này. Stuxnet dường như đã nhiễm vào hơn 60.000 máy tính, quá nửa trong số đó là ở Iran; các nước khác cũng bị ảnh hưởng bao gồm Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc, Azerbaijan, Hàn Quốc, Malaysia, Mỹ, Anh, Australia, Phần Lan và Đức. Virus tiếp tục lan rộng và nhiễm vào các hệ thống máy tính thông qua internet, mặc dù sức phá hủy của nó giờ đây đã bị hạn chế bởi sự có mặt của các biện pháp khắc phục hiệu quả Continue reading “#131 – Sâu máy tính Stuxnet và tương lai chiến tranh mạng”

#71 – Tình trạng khủng hoảng nước ngày một trầm trọng ở Châu Á

Nguồn: Brahma Chellaney (2012). “Asia’s Worsening Water Crisis”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 54, No. 2, pp. 143-156.

Biên dịch: Nguyễn Vân Anh | Hiệu đính: Phạm Thị Huyền Trang

Bài liên quan:  #67 – Hệ lụy an ninh của vấn đề biến đổi khí hậu

Trong tất cả những nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết đối với thế giới hiện đại, nước là nguồn tài nguyên quan trọng nhất. Trong khi chúng ta có thể thay thế dầu bằng các nguồn năng lượng khác, thì không gì có thể thay thế được nước. Nước đóng vai trò thiết yếu trong quá trình sản xuất của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường, từ thực phẩm đến sản phẩm công nghiệp, cũng như sản xuất điện năng, lọc dầu và khí đốt, khai thác than và uranium. Nói một cách đơn giản, khan hiếm nước và sự phát triển kinh tế không thể song hành cùng nhau.1 Continue reading “#71 – Tình trạng khủng hoảng nước ngày một trầm trọng ở Châu Á”

#67 – Hệ lụy an ninh của vấn đề biến đổi khí hậu

Nguồn: John Podesta & Peter Ogden (2007). “The Security Implications of Climate Change”, The Washington Quarterly, Vol. 31, No.1, pp. 115-138.>>PDF

Biên dịch: Phan Tuệ Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nếu xét về tác động của biến đổi khí hậu, tương lai ngày càng trở nên rõ ràng hơn.[1] Viễn cảnh của vấn đề khí thải nhà kính được nêu ra bởi Ban Chuyên gia Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) dự báo trước một thế giới mà trong đó con người và các quốc gia sẽ bị đe dọa bởi sự thiếu hụt trầm trọng nguồn nước và lương thực, bởi thiên tai tàn phá khốc liệt, và bởi sự bùng phát của những dịch bệnh chết người.[2] Không có một giải pháp kỹ thuật hay chính trị dự trù nào Continue reading “#67 – Hệ lụy an ninh của vấn đề biến đổi khí hậu”

#26 – Thế giới băng đảng

Nguồn: Andrew V. Papachristos[1] (2005). “Gang World”, Foreign Policy, No. 147 (Mar. – Apr.), pp. 48-55.

Biên dịch: Nguyễn Thị Nghĩa | Hiệu đính: Hoàng Thân Anh Tuấn

Số lượng các băng nhóm đường phố đang tăng nhanh một cách chóng mặt trên toàn cầu. Nước Mỹ đã vô tình làm bùng phát hiện tượng này khi trục xuất hàng triệu dân nhập cư có tiền án ra khỏi Mỹ mỗi năm. Nhưng đây chỉ là một phần lý do các băng nhóm hoạt động lan ra khắp thế giới. Internet cũng đóng góp một phần vai trò, bởi đây là nơi các băng nhóm thiết lập lãnh địa hay truyền bá văn hóa của mình. Các thành viên băng đảng có thể chưa bao giờ nghe nói tới toàn cầu hóa, nhưng toàn cầu hóa lại làm cho chúng mạnh lên. Continue reading “#26 – Thế giới băng đảng”

#17 – Hãy suy nghĩ lại: Nạn buôn người

2048873899_1365622940

Nguồn: Feingold, David A.*, “Human Traficking”, Foreign Policy, No. 150 (Sep. – Oct., 2005), pp. 26-30, 32.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Ngân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nếu theo phản ánh của tin tức báo chí, thì buôn người là một hiện tượng mới xuất hiện gần đây. Thực tế, việc ép buộc người di chuyển qua biên giới đã có từ rất lâu rồi, như quy luật cung – cầu. Cái mới ở đây là nạn buôn người ngày càng tăng lên về số lượng và sự thật là chúng ta chưa nỗ lực để ngăn chặn vấn nạn này. Chúng ta cần phải hành động để chấm dứt việc buôn bán sinh mạng con người, hơn là chỉ cảm thấy căm tức hay phẫn nộ.  Continue reading “#17 – Hãy suy nghĩ lại: Nạn buôn người”

#14 – Đảm bảo an ninh năng lượng

4273-itok=SkHQyE8k

Nguồn: Yergin, Daniel (2006). “Ensuring Energy Security”, Foreign Affairs, Vol. 85, No. 2 (Mar – Apr), pp. 69-82. >>PDF

Biên dịch: Trần Thạch Thương Thương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Câu hỏi cũ, đáp án mới

Trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, người đứng đầu Cục Hải quân hoàng gia Winston Churchill đã có một quyết định mang tính lịch sử, đó là chuyển đổi nguồn năng lượng cho tàu hải quân Anh từ than đá sang dầu khí. Ông hướng tới xây dựng hạm đội quốc gia hùng mạnh hơn đối thủ là nước Đức. Nhưng điều đó cũng có ý nghĩa rằng Hải quân Hoàng gia Anh sẽ không còn phụ thuộc vào nguồn than đá ở xứ Wales mà phụ thuộc vào nguồn cung cấp dầu thô hết sức bấp bênh từ Ba Tư. Điều này đã khiến an ninh năng lượng trở thành một câu hỏi trong chiến lược quốc gia. Câu trả lời của Churchill khi ấy là gì? Đó là: “Sự an toàn và ổn định của dầu mỏ nằm trong sự đa dạng và chỉ có sự đa dạng [về nguồn cung] mà thôi.” Continue reading “#14 – Đảm bảo an ninh năng lượng”

#1 – Ngoại giao dầu mỏ của Bắc Kinh

Nguồn: Jaffe, Amy Myers and Lewis, Steven W. (2002) ‘Beijing’s oil diplomacy‘, Survival, 44:1, pp. 115 – 134.

Biên dịch: Nguyễn Vĩnh Hằng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Việc Trung Quốc lặng lẽ trở thành một nước nhập khẩu ròng về dầu thô vào năm 1993 đã đánh dấu sự chuyển hướng mạnh mẽ sau “cuộc thử nghiệm” tự cung tự cấp kéo dài ba thập kỉ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đồng thời mở ra khả năng một ngày nào đó Trung Quốc có thể trở nên dễ bị ảnh hưởng như các nước công nghiệp khác trước những biến cố không mong muốn tác động tới thị trường dầu mỏ toàn cầu. Những tác động của thay đổi này lên quá trình hoạch định chính sách đối ngoại Trung Quốc vẫn đang diễn ra. Nhưng có một điều chắc chắn là những lo ngại về an ninh dầu mỏ đang ngày càng ảnh hưởng mạnh mẽ lên những tính toán chiến lược và ngoại giao của Trung Quốc. Một cường quốc bậc hai thế giới, với mối quan tâm đối ngoại (ngoài vấn đề hạt nhân) Continue reading “#1 – Ngoại giao dầu mỏ của Bắc Kinh”