Cần tỉnh táo khi nhận định về các phát biểu của ông Lý Hiển Long

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Trong mấy ngày qua, dư luận Việt Nam và Campuchia dậy sóng về hai phát biểu liên tiếp nhau của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho rằng Việt Nam “xâm lược” (invade/invasion) Campuchia năm 1978/79. Xung quanh vấn đề này, chúng ta cần có một cách nhìn tỉnh táo, khách quan để hiểu được bản chất sự kiện, không nên để cảm xúc lấn át lý trí, dẫn tới các suy nghĩ, hành động dù có hảo ý nhưng lại phản tác dụng, gây phương hại cho quan hệ Việt Nam – Singapore cũng như lợi ích quốc gia của bản thân Việt Nam. Continue reading “Cần tỉnh táo khi nhận định về các phát biểu của ông Lý Hiển Long”

Những cộng đồng tưởng tượng: Một số suy nghĩ về nguồn gốc và sự lan truyền của chủ nghĩa dân tộc

Tác giả: Phạm Quang Minh

Lẽ ra cuốn sách “Những cộng đồng tưởng tượng: Một số suy nghĩ về nguồn gốc và sự lan truyền của chủ nghĩa dân tộc”1 của Benedict Anderson phải được dịch ra tiếng Việt từ sớm ngay sau khi nó ra đời, bởi như chính Benedict Anderson đã thừa nhận trong lời tựa cho ấn bản lần thứ hai2 là chính những cuộc xung đột vũ trang những năm 1978-1979 ở Đông Dương, tức là giữa Việt Nam và Campuchia và giữa Việt Nam và Trung Quốc, đã là “cú hích” cho sự ra đời của bản thảo này.

Vào những năm 1970 của thế kỷ trước, nhiều nhà nghiên cứu đều cho rằng nguyên nhân chính của cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ 3 là sự mâu thuẫn giữa một bên là Liên Xô-Việt Nam và bên kia là Trung Quốc-Khmer Đỏ, hoặc là xung đột địa chính trị giữa ba cường quốc là Mỹ-Liên Xô-Trung Quốc. Nhưng riêng Anderson thì cho rằng người ta phải tìm nguyên nhân của cuộc chiến này trong tầng sâu của lịch sử – đó là chủ nghĩa dân tộc, chứ không phải là vấn đề ý thức hệ hay địa chính trị. Continue reading “Những cộng đồng tưởng tượng: Một số suy nghĩ về nguồn gốc và sự lan truyền của chủ nghĩa dân tộc”

Hệ lụy ngày càng lớn từ chế độ chuyên chế của Hun Sen

Nguồn: Sam Rainsy, “The Rising Cost of Strongman Rule in Cambodia”, Project Syndicate, 12/04/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 04/04/2019, một nhóm các hiệp hội nhà mua hàng quốc tế thuộc các ngành may mặc, giày dép, hàng thể thao và du lịch đã gửi một bức thư cho Thủ tướng Campuchia Hun Sen để bày tỏ lo ngại về các hành vi bóc lột lao động và vi phạm nhân quyền. Trước đó, quyền tiếp cận miễn thuế vào thị trường Liên minh châu Âu (EU) rộng lớn của Campuchia, được cấp theo chương trình “All But Arms” (ABE – Mọi thứ trừ vũ khí) của EU, đã có nguy cơ bị đình chỉ vì những vi phạm đó. Các hiệp hội này cảnh báo rằng nếu Campuchia bị loại vĩnh viễn ra khỏi chương trình EBA và các thỏa thuận thương mại ưu đãi khác, các ngành hàng của họ cũng như toàn bộ nền kinh tế Campuchia sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Continue reading “Hệ lụy ngày càng lớn từ chế độ chuyên chế của Hun Sen”

17/04/1975: Campuchia rơi vào tay Khmer Đỏ

Nguồn: Cambodia falls to the Khmer RougeHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1975, quân đội Khmer Đỏ đã đánh chiếm Phnom Penh và các lực lượng chính phủ Campuchia buộc phải đầu hàng. Cuộc chiến giữa quân đội chính phủ và quân nổi dậy cộng sản đã nổ ra từ tháng 03 năm 1970, khi Trung tướng Lon Nol lật đổ Hoàng thân Norodom Sihanouk trong một cuộc đảo chính không đổ máu và tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Khmer. Continue reading “17/04/1975: Campuchia rơi vào tay Khmer Đỏ”

Dự án Koh Kong của Campuchia phục vụ mục tiêu quân sự của TQ?

Nguồn: Is Cambodia’s Koh Kong project for Chinese tourists – or China’s military?“, South China Morning Post, 05/03/2019.

Biên dịch: Nhật Linh

Dự án Koh Kong nằm trong khu vực chiến lược và có thể có những hàm ý đối với các vấn đề nhạy cảm khác nhau, trong đó có tranh chấp Biển Đông và việc nhập khẩu năng lượng của Trung Quốc thông qua Eo biển Malacca thậm chí cả vấn đề chủ quyền Đài Loan.

Lẽ thường là Bắc Kinh quan tâm đến phát triển du lịch nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc “rủng rỉnh” túi tiền đến Campuchia với các sòng bạc, sân golf và khu nghỉ dưỡng sang trọng. Và cuối cùng thì Campuchia đã cấp 45.000 ha khu đất đẹp tại tỉnh Koh Kong và 20% đường bờ biển cho doanh nghiệp tư nhân Union Development Group (UDG) của Trung Quốc để xây dựng địa điểm được coi là một thánh địa du lịch với giá cho thuê chỉ khoảng 1 triệu USD mỗi năm. Continue reading “Dự án Koh Kong của Campuchia phục vụ mục tiêu quân sự của TQ?”

27/03/1973: Mỹ tiếp tục ném bom Campuchia

Nguồn: Bombing of Cambodia to continue, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1973, Nhà Trắng tuyên bố rằng, theo yêu cầu của Tổng thống Cộng hòa Khmer Lon Nol, việc ném bom Campuchia sẽ tiếp tục cho đến khi lực lượng cộng sản ngừng các hoạt động quân sự và đồng ý ngừng bắn. Continue reading “27/03/1973: Mỹ tiếp tục ném bom Campuchia”

Người hay Quỷ? Phiên tòa xét xử tên đồ tể Khmer Đỏ

Tác giả: Andrew Meritha | Biên dịch: Đinh Nho Minh

Man or Monster? The Trial of a Khmer Rouge Torturer. Tác giả: Alexander Laban Hinton. Durham and London: Duke University Press, 2016. Bìa mềm: 350 trang.

Cuốn sách mới nhất của của Alexander Laban Hinton, tựa đề Người hay Quỷ? Phiên tòa xét xử tên đồ tể Khmer Đỏ, xoay quanh Kain Guek Eav (thường được gọi là Duch), giám đốc Nhà tù S-21 của chế độ Khmer Đỏ, và có lẽ là người được viết về nhiều nhất trong chính quyền Pol Pot (trừ chính Pol Pot). Cuốn sách là một đề tài đã được nghiên cứu kỹ lưỡng. Ngoài các cuộc phỏng vấn phần lớn mang  tính không chính thức mà Hinton thực hiện với các nhân chứng và người tham gia vụ xét xử Duch, phần lớn dữ liệu của cuốn sách này được lấy từ nguồn công khai (mối quan hệ của Hinton với Trung tâm Dữ liệu Campuchia cũng giúp Hinton được tiếp cận các tài liệu và hình ảnh của trung tâm, qua đó mang lại cho cuốn sách ảnh hưởng lớn hơn). Continue reading “Người hay Quỷ? Phiên tòa xét xử tên đồ tể Khmer Đỏ”

Nayan Chanda: Nhìn lại việc Việt Nam lật đổ Khmer Đỏ

Nguồn: Nayan Chanda, “Vietnam’s Invasion of Cambodia, Revisited”, The Diplomat Magazine, 12/2018.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Bốn mươi năm sau khi Việt Nam tiến quân lật đổ Khmer Đỏ, rõ ràng Trung Quốc đã nổi lên trở thành người chiến thắng cuối cùng.

Sáng ngày 7 tháng 1 năm 1979, một đơn vị nhỏ của quân đội Việt Nam đã tràn vào Phnom Penh mà không phải nổ một phát súng nào, chấm dứt nền cai trị đẫm máu của Khmer Đỏ. Hành động đó cũng giáng một đòn nặng nề vào Trung Quốc. Tuy nhiên, chiến thắng của người Việt đã trở nên trống rỗng, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

Vài giờ trước đó, các nhà lãnh đạo Campuchia Dân chủ đã chạy trốn khỏi những đại lộ rộng lớn với những hàng dừa hai bên của thủ đô. Tiếng xe tăng và xe jeep của Việt Nam vang vọng khắp các tòa nhà bỏ hoang nơi người dân buộc phải sơ tán bốn năm trước khi Khmer Đỏ trỗi dậy nắm quyền. Một số lượng nhỏ cán bộ, binh lính và gia đình Khmer Đỏ cắm chốt trong thành phố ma đã được đưa đến nhà ga để bám vào một chuyến tàu rời đi Battambang. Continue reading “Nayan Chanda: Nhìn lại việc Việt Nam lật đổ Khmer Đỏ”

09/10/1970: Cộng hòa Khmer tuyên bố thành lập

Nguồn: Khmer Republic proclaimed in Cambodia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, Cộng hòa Khmer được tuyên bố thành lập ở Campuchia. Vào tháng 03, một cuộc đảo chính do Tướng Lon Nol dẫn dắt đã lật đổ chính phủ Hoàng thân Norodom Sihanouk ở Phnom Penh.

Trong giai đoạn 1970 – 1975, Lon Nol và quân đội của mình, Lực lượng Vũ trang Quốc gia Khmer (Forces Armees Nationale Khmer, FANK), với sự giúp đỡ và viện trợ quân sự của Mỹ, đã chiến đấu với phe Khmer Đỏ Cộng sản để giành quyền kiểm soát Campuchia. Continue reading “09/10/1970: Cộng hòa Khmer tuyên bố thành lập”

Tiền Trung Quốc: May mắn hay gánh nặng đối với Campuchia?

Nguồn: Pheakdey Heng, “Are China’s gifts a blessing or a curse for Cambodia?”, East Asia Forum, 29/08/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Năm nay đánh dấu kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Campuchia – Trung Quốc, và mối quan hệ giữa hai nước chưa bao giờ gần gũi như hiện nay. Trung Quốc ngày càng trở thành đối tác kinh tế và ngoại giao quan trọng nhất của Campuchia. Chỉ riêng trong hai năm qua, Campuchia đã ký hơn 30 hiệp định song phương với Trung Quốc.

Trung Quốc là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại Campuchia trong 5 năm liên tiếp từ năm 2013 đến năm 2017, với tổng giá trị đầu tư đạt 5,3 tỷ đô la Mỹ trong giai đoạn đó. Trong năm 2017, Campuchia đã thu hút 1,4 tỷ USD đầu tư vào tài sản cố định từ Trung Quốc, tương đương 27% tổng giá trị đầu tư vào Campuchia. Continue reading “Tiền Trung Quốc: May mắn hay gánh nặng đối với Campuchia?”

Campuchia ngã theo Trung Quốc

Nguồn: Charles Edel, “Cambodia’s Troubling Tilt Toward China”, Foreign Affairs, 17/08/2018.

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Và điều đó có ý nghĩa gì cho chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ?

Khi thủ tướng Campuchia Hun Sen tuyên bố giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử ngày 29-7 của nước này, đa số các quan sát viên quốc tế đều nhanh chóng tố cáo kết quả đó là gian lận. Với cuộc bầu cử giúp củng cố việc nắm giữ quyền hành kéo dài đã 33 năm và ngày càng chuyên chế của Hun Sen, lời tố cáo đó gây lo lắng. Nhưng còn đáng lo hơn nữa có lẽ là chuyện Hun Sen gần đây đã ngã theo Trung Quốc, cùng những lợi ích địa phương và khu vực ngày càng tăng mà Bắc Kinh nhận được từ mối quan hệ với Campuchia. Continue reading “Campuchia ngã theo Trung Quốc”

29/06/1970: Lực lượng Hoa Kỳ rút khỏi Campuchia

Nguồn: U.S. ground troops return from Cambodia, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1970, các lực lượng chiến đấu lục quân Hoa Kỳ chấm dứt hai tháng hoạt động tại Campuchia và trở về miền Nam Việt Nam. Các quan chức quân sự cho biết 354 lính Mỹ đã thiệt mạng và 1.689 người bị thương trong chiến dịch này. Nam Việt Nam báo cáo có 866 người thiệt mạng và 3.724 người bị thương. Khoảng 34.000 binh lính Nam Việt Nam vẫn ở lại Campuchia. Continue reading “29/06/1970: Lực lượng Hoa Kỳ rút khỏi Campuchia”

08/05/1970: Nixon biện hộ cho việc xâm lược Campuchia

Nguồn: Nixon defends invasion of Cambodia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, trong một cuộc họp báo, Tổng thống Nixon đã biện hộ cho việc quân đội Mỹ tiến vào Campuchia, nói rằng chiến dịch này sẽ cho họ thêm 6 – 8 tháng để huấn luyện lực lượng Việt Nam Cộng hòa, từ đó rút ngắn cuộc chiến cho người Mỹ. Nixon cũng tái khẳng định lời hứa sẽ triệu hồi 150.000 lính Mỹ vào mùa xuân tới.

Tuyên bố quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa xâm lược Campuchia đã dẫn tới một làn sóng phản đối kịch liệt và giúp phong trào chống chiến tranh có thêm một điểm mới để tập hợp lực lượng. Continue reading “08/05/1970: Nixon biện hộ cho việc xâm lược Campuchia”

Trump ‘tiếp tay’ Hun Sen bóp nghẹt dân chủ Campuchia?

Nguồn: Joshua Kurlantzick, “The Trumping of Cambodian Democracy”, Project Syndicate, 01/12/2017.

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong năm qua, Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền tại Campuchia đã gia tăng áp lực đáng kể lên các đối thủ chính trị và xã hội dân sự. Nền dân chủ ở Campuchia luôn có lỗ hổng, và các cuộc bầu cử không hoàn toàn tự do và công bằng. Tuy nhiên, cuộc đàn áp trong thời điểm hiện tại có quy mô lớn hơn, và đáng quan ngại hơn, một phần vì nó được kích hoạt bởi sự thờ ơ của Mỹ đối với tiến trình dân chủ ở Campuchia. Continue reading “Trump ‘tiếp tay’ Hun Sen bóp nghẹt dân chủ Campuchia?”

18/03/1969: Mỹ lần đầu ném bom Campuchia

Nguồn: U.S. bombs Cambodia for the first time, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, lần đầu tiên trong chiến tranh, các máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã chuyển hướng từ các mục tiêu của họ ở Nam Việt Nam sang tấn công các căn cứ địa và khu tiếp tế nghi ngờ là của lực lượng cộng sản ở Campuchia. Continue reading “18/03/1969: Mỹ lần đầu ném bom Campuchia”

Campuchia của Hun Sen trượt dài vào chế độ độc tài

Nguồn: Hun Sen’s Cambodia slides into despotism, Financial Times, 07/09/2017.

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sự bỏ mặc của phương Tây và sự bảo trợ của Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong tiến trình này.

Trên một trong những số báo cuối cùng của tờ Cambodia Daily xuất hiện một dòng tiêu đề “Hướng đến chế độ độc tài tuyệt đối” và bên dưới là hình ảnh nhà lãnh đạo chính của phe đối lập Campuchia bị bắt trong một cuộc đột kích lúc nửa đêm.

Trong tuần này, Thủ tướng Hun Sen đã cho đóng cửa tờ báo Anh ngữ độc lập này, vốn bắt đầu xuất bản vào năm 1993, nhằm phản ứng lại việc tờ báo này tường thuật việc chế độ của ông tấn công vào các giá trị tự do của Campuchia. Continue reading “Campuchia của Hun Sen trượt dài vào chế độ độc tài”

Sự hình thành đường biên giới Việt Nam–Campuchia thời Nguyễn

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Bài viết này phản bác lại luận điểm rằng đường biên giới Việt Nam-Campuchia là sáng tạo của người Pháp. Trái lại, nó là sản phẩm của các nỗ lực của nhà Nguyễn ở đầu thế kỷ XIX trong việc hoạch định biên giới, tổ chức lãnh thổ, và xác lập các hệ thống phòng thủ, cũng như bố trí dân cư dọc theo đường ranh giới mà theo đó sẽ định hình nên đường biên hiện đại giữa hai quốc gia.

Các lập luận về lãnh thổ và biên giới của Campuchia từ giữa thế kỷ XX liên quan đến hai vấn đề lớn: thứ nhất là vùng hạ lưu sông Mekong thuộc về ai? Và đường biên giới ngày nay hình thành như thế nào? Cả hai đều liên quan đến một diễn trình lịch sử lâu dài và cực kỳ phức tạp trong suốt hai nghìn năm qua mà nhiều câu hỏi trong số đó vẫn chưa được giải đáp một cách thỏa đáng. Continue reading “Sự hình thành đường biên giới Việt Nam–Campuchia thời Nguyễn”

Việt Nam nên ứng xử ra sao với phe đối lập Campuchia?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Trong cuộc bầu cử cấp xã tại Campuchia ngày 04/06/2017 vừa qua, Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền đã lần đầu tiên chịu một tổn thất lớn trước Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) đối lập. Cụ thể, nếu như trong ba kỳ bầu cử trước (2002, 2007, 2012), đảng CPP lần lượt giành được 1.598, 1.591 và 1.591 vị trí chủ tịch xã, thì trong cuộc bầu cử vừa qua, họ chỉ còn giành được quyền kiểm soát 1.163 xã. Trong khi đó, phe đối lập với đại diện chủ chốt là đảng CNRP đã giành được 482 vị trí chủ tịch xã so với con số 40 trong cuộc bầu cử 5 năm trước. Kết quả này phản ánh xu thế đi xuống của CPP, vốn đã thể hiện rõ nét trong cuộc tổng tuyển cử năm 2013, đồng thời cho thấy khả năng phe đối lập, cụ thể là CNRP, hoàn toàn có thể vươn lên nắm quyền trong tương lai. Trong bối cảnh đó,  một câu hỏi đặt ra là Việt Nam cần ứng xử như thế nào với CNRP? Continue reading “Việt Nam nên ứng xử ra sao với phe đối lập Campuchia?”

Những ngày đen tối của nền dân chủ Campuchia

Nguồn: Kheang Un, “Rainsy days for Cambodian democracy”, East Asia Forum, 27/02/2017.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày 11 tháng 2 năm 2017, Sam Rainsy đã từ chức lãnh đạo Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP). Rainsy đã nói rõ với công chúng rằng việc ông từ chức là một “biện pháp phủ đầu” để cứu CNRP khỏi bị giải thể khi Thủ tướng Hun Sen đe dọa sẽ ban hành luật mới có thể giải tán bất kỳ đảng phái chính trị có lãnh đạo là tội phạm bị kết án.

Một tuần sau đó, Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) thực sự đã ban hành một luật mới nhằm sửa đổi Luật chính đảng. Những sửa đổi mới này, cùng với những điều khác, cấm bất kỳ cá nhân bị kết án nào được tham gia tranh cử và giải tán bất kỳ đảng phái chính trị nào có lãnh đạo là tội phạm bị kết án. Những sửa đổi này được cho là nhắm vào CNRP, đảng đối lập chính. Continue reading “Những ngày đen tối của nền dân chủ Campuchia”

15/04/1998: Pol Pot qua đời

Nguồn: Pol Pot dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1998, Pol Pot, “kiến trúc sư” đứng sau những cánh đồng chết của Campuchia, đã qua đời vì nguyên nhân tự nhiên trong khi đang thụ án tù chung thân do chính chế độ Khmer Đỏ của ông ta tuyên phạt.

Khmer Đỏ, tổ chức do Pol Pot xây dựng trong các khu rừng của Campuchia vào những năm 1960, đã ủng hộ một cuộc cách mạng cộng sản cực đoan, nhằm xóa sạch ảnh hưởng của phương Tây ở Campuchia và thành lập một xã hội thuần nông. Năm 1970, với sự trợ giúp từ quân đội Bắc Việt Nam và lực lượng Việt Cộng, du kích Khmer Đỏ đã bắt đầu một cuộc nổi dậy quy mô lớn chống lại lực lượng của chính phủ Campuchia, và sớm giành quyền kiểm soát gần 1/3 đất nước. Continue reading “15/04/1998: Pol Pot qua đời”