Tại sao Putin là đồng minh không đáng tin cậy?

AP_obama_putin_ml_141111_16x9_992

Nguồn: Paul R. Gregory, “Why Putin Makes a Bad Ally”, Project Syndicate, 03/12/2015.

Biên dịch: Dương Trường Phúc | Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Sự can thiệp của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào cuộc khủng hoảng Syria từng được hoan nghênh bởi một số người, họ gọi đó là thời điểm để Điện Kremlin “bước ra khỏi vùng giá lạnh”. Theo họ, xung đột giữa Nga và Nhà nước Hồi giáo đã dẫn đến liên kết lợi ích quốc gia giữa Nga với các nước phương Tây. Thậm chí vụ bắn rơi máy bay Nga của Thổ Nhĩ Kỳ cũng không giảm bớt niềm tin này.

Thật vậy, trong một cuộc họp báo gần đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama lại thúc giục Putin tham gia liên minh chống Nhà nước Hồi giáo. Đồng thời, Tổng thống Pháp François Hollande cũng đã lên lịch trình cho chuyến thăm tới Moskva của mình, một nỗ lực để thiết lập một liên minh quốc tế rộng lớn chống lại các lực lượng khủng bố. Continue reading “Tại sao Putin là đồng minh không đáng tin cậy?”

Cuộc tấn công Paris cho thấy sự đụng độ giữa các nền văn minh?

dungdo

Nguồn: Gideon Rachman, “Do Paris terror attacks highlight the clash of civilizations?”, The Financial Times, 16/11/2015.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đa văn hóa không phải là một khát vọng tự do ngây thơ – đó là hiện thực của thế giới hiện đại.

Kể từ khi cố học giả Samuel Huntington dự đoán rằng nền chính trị quốc tế sẽ bị chi phối bởi “sự đụng độ giữa các nền văn minh“, lý thuyết của ông, lần đầu tiên được đưa ra vào năm 1993, đã tìm thấy một số người ủng hộ mạnh mẽ nhất trong số các chiến binh Hồi giáo. Những kẻ khủng bố gây ra vụ giết người hàng loạt tại Paris là một phần trong phong trào cho rằng Hồi giáo và phương Tây chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi một cuộc chiến sinh tử.

Trái với điều đó, các chính trị gia hàng đầu của phương Tây đã gần như luôn luôn bác bỏ phân tích của Huntington. Ngay cả cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush cũng đã nói: “Không có sự đụng độ nào giữa các nền văn minh.” Và cuộc sống hàng ngày ở các nước phương Tây đa văn hóa, mà hầu hết trong số đó có những nhóm lớn của người Hồi giáo thiểu số, đã hàng ngày bác bỏ ý tưởng rằng các tôn giáo và các nền văn hóa khác nhau không thể sống và làm việc cùng nhau. Continue reading “Cuộc tấn công Paris cho thấy sự đụng độ giữa các nền văn minh?”

Phương Tây tạo ra khủng bố ở Trung Đông như thế nào?

Iraqi Shiite tribesmen brandish their weapons as they gather to show their willingness to join Iraqi security forces in the fight against Jihadist militants who have taken over several northern Iraqi cities, on June 17 2014, in the southern Shiite Muslim shrine city of Najaf. Fighting erupted at the northern approaches to Baghdad Tuesday as Iraq accused Saudi Arabia of backing militants who have seized swathes of territory in an offensive the UN says threatens its very existence. AFP PHOTO/HAIDAR HAMDANIHAIDAR HAMDANI/AFP/Getty Images

Nguồn: Jeffrey D.Sachs, “Ending Blowback Terrorism”, Project Syndicate, 19/11/2015.

Biên dịch: Lê Hạnh Nguyên  | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào dân thường vô tội, dù là vụ làm rơi một máy bay Nga trên bán đảo Sinai khiến 224 hành khách thiệt mạng, vụ thảm sát kinh hoàng tại Paris đã cướp đi 129 sinh mạng vô tội, hay vụ đánh bom đẫm máu ở Ankara làm chết 102 nhà hoạt động vì hòa bình, đều là những tội ác chống lại loài người. Thủ phạm của những vụ tấn công trên – Nhà nước Hồi Giáo (ISIS) – phải bị ngăn chặn. Làm được điều này đòi hỏi phải hiểu rõ nguồn gốc của mạng lưới những tín đồ Hồi Giáo tàn nhẫn này.

Có một sự thật đau lòng rằng, phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, phải chịu trách nhiệm khi đã tạo điều kiện để ISIS phát triển. Chỉ có thay đổi chính sách đối ngoại của Châu Âu và Hoa Kỳ đối với Trung Đông mới có thể làm giảm nguy cơ gia tăng khủng bố. Continue reading “Phương Tây tạo ra khủng bố ở Trung Đông như thế nào?”

Các học giả Hồi Giáo nói gì về việc tấn công dân thường?

2015-11-27

 

Nguồn: “What Islamic scholars have to say about atacking civilians”, The Economist, 19/11/2015.

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Hình ảnh các chiến binh thánh chiến vinh danh Chúa bằng những cuộc đổ máu giờ đây tràn lan trên internet và các kênh truyền thông đến mức những người chỉ trích Hồi Giáo đã coi tôn giáo này là đồng nhất với bạo lực bừa bãi. Inspire, tạp chí điện tử của tổ chức khủng bố al-Qaeda, hướng dẫn những tên khủng bố đơn độc tiềm tàng cách chế tạo lựu đạn từ những mảnh ống dẫn nước và đèn trang trí Giáng Sinh. Còn Dabiq, tạp chí chính thức của tổ chức Nhà nước Hồi Giáo (IS), tán dương các chiến binh thánh chiến vì đã “vinh danh Đấng Tiên Tri” bằng cách “giết những mushrikīn (“kẻ dị giáo”) Pháp tập trung tại một buổi hòa nhạc” và hàng trăm kẻ tương tự. Nếu có tín đồ Hồi Giáo bị giết trong những vụ tấn công đó, thì họ chỉ được coi là “thiệt hại phụ chính đáng”, theo lời Abu Qatada Al-Filistini, nhân vật chuyên hướng dẫn các chiến binh thánh chiến hiện đại. Miễn là những tín đồ này không sống tội lỗi thì việc họ bị giết được xem như “lối tắt” lên thiên đường. Nhưng xét về truyền thống thì Hồi Giáo nói gì về việc giết hại thường dân? Continue reading “Các học giả Hồi Giáo nói gì về việc tấn công dân thường?”

Tác động từ di sản thuộc địa Algeria lên nước Pháp

RTX15KW4

Nguồn: Jonathan Laurence, “The Algerian legacy”, Foreign Affairs, 16/01/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Kể từ sau các cuộc tấn công vào tòa soạn tạp chí châm biếm Charlie Hebdo và một siêu thị kosher của người Do Thái ở Paris, các nhà lãnh đạo Pháp và thế giới càng khẳng định quan điểm chung rằng những hành vi này đánh dấu một sự leo thang trong cuộc chiến tranh với chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan trên toàn cầu. Để thể hiện sự quyết tâm đương đầu với thách thức chung này, 40 nhà lãnh đạo từ Italia đến Mali, từ Israel đến Palestine đã tham gia diễu hành từ quảng trường Cộng hòa tới quảng trường Dân tộc (tại Paris) Chủ nhật tuần trước (tháng 1/2015 – NBT).

Những điểm giống nhau giữa vụ thảm sát này và những sự kiện xảy ra trước đây nhằm trừng phạt những đối tượng được cho là xúc phạm đạo Hồi và nhà tiên tri Muhammad là không thể phủ nhận. Lệnh truy nã tử hình nhà văn Anh gốc Ấn Độ Salman Rushdie năm 1989, vụ giết hại nhà làm phim người Hà Lan Theo van Gogh năm 2002, và vụ sát hại không thành họa sĩ biếm họa Đan Mạch Kurt Westergaard năm 2010 cũng nhằm vào các nghệ sĩ và nhà văn. Continue reading “Tác động từ di sản thuộc địa Algeria lên nước Pháp”

Gốc rễ của làn sóng khủng bố chống phương Tây

More-jihadists

Nguồn: Brahma Chellaney, “The Western Roots of Anti-Western Terror,” Project Syndicate, 16/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các cuộc tấn công kinh hoàng của Nhà nước Hồi giáo ở Paris đưa ra một lời nhắc nhở rõ ràng rằng các nước phương Tây không thể hạn chế được – chưa nói đến miễn nhiểm khỏi – những hậu quả không mong muốn của sự can thiệp của họ ở Trung Đông. Sự tan rã của Syria, Iraq, và Libya, cùng với cuộc nội chiến đang xé nát Yemen, đã tạo ra những chiến trường giết chóc khổng lồ, làm dấy lên những làn sóng người tị nạn, và kích động những chiến binh Hồi giáo cực đoan, những kẻ sẽ tiếp tục là một mối đe dọa đối với an ninh quốc tế trong nhiều năm tới. Và phương Tây có liên quan rất lớn tới điều này.

Rõ ràng, sự can thiệp của phương Tây vào Trung Đông không phải là hiện tượng mới. Trừ những trường hợp ngoại lệ của Iran, Ai Cập, và Thổ Nhĩ Kỳ, mọi cường quốc khu vực ở Trung Đông đều là một cấu trúc hiện đại được tạo ra chủ yếu bởi Anh và Pháp. Các cuộc can thiệp do Mỹ dẫn đầu ở Afghanistan và Iraq kể từ năm 2001 chỉ đại diện cho nỗ lực gần đây nhất của các cường quốc phương Tây nhằm định hình địa chính trị của khu vực. Continue reading “Gốc rễ của làn sóng khủng bố chống phương Tây”

Vì sao tổ chức Nhà nước Hồi Giáo có nhiều tên gọi?

2015-11-18

Nguồn: “What to call Islamic State”, The Economist, 15/11/2015.

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Chỉ vài giờ sau khi Pháp và Mỹ cam kết mạnh tay hơn trong cuộc chiến chống lại tổ chức Nhà nước Hồi Giáo (Islamic State – IS) để đáp trả lại những cuộc tấn công ở Paris đã làm 129 người chết và hơn 350 người bị thương, các máy bay chiến đấu của Pháp đã bắt đầu không kích thành trì của tổ chức này tại Raqqa, thuộc miền đông bắc Syria. Chiến dịch này được phối hợp tiến hành cùng với các lực lượng của Mỹ. Pháp và Mỹ dường như cũng thống nhất trong việc gọi tên hiểm họa khủng bố này. Khi tuyên bố về các cuộc không kích, bộ quốc phòng Pháp nhắc đến một mục tiêu “được Daesh sử dụng làm trạm chỉ huy”. Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng sử dụng tên gọi này khi phát biểu tại một hội nghị cấp cao của G20 tại Thổ Nhĩ Kỳ, về việc tăng gấp đôi những nỗ lực để “tạo sự chuyển tiếp quyền lực ôn hòa tại Syria và loại bỏ mối đe dọa Daesh, một thế lực có thể gây ra rất nhiều đau thương cho người dân ở Paris, ở Ankara, và ở nhiều nơi trên toàn cầu”. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng gọi IS là Daesh trong một cuộc họp ở Vienna. Tổ chức này cũng đã từng được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như ISIS, ISIL, IS và SIC. Tại sao là có nhiều tên gọi như vậy? Continue reading “Vì sao tổ chức Nhà nước Hồi Giáo có nhiều tên gọi?”

Cách tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo

1844

Nguồn: Richard N. Haass, “After Paris,” Project Syndicate, 16/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các cuộc tấn công ở Paris của những cá nhân có liên quan đến Nhà nước Hồi giáo ngay sau các vụ đánh bom ở Beirut và tai nạn của một máy bay Nga trên bán đảo Sinai đã củng cố thực tế rằng mối đe dọa khủng bố đã bước vào một giai đoạn mới và thậm chí nguy hiểm hơn. Chỉ có thể phỏng đoán tại sao Nhà nước Hồi giáo quyết định dàn dựng những cuộc tấn công vào thời điểm này. Có thể là do nó đang mở rộng ra toàn cầu để bù đắp cho những mất mát lãnh thổ gần đây ở Iraq. Nhưng dù lý do là gì thì điều chắc chắn là cần phải có một phản ứng rõ ràng từ thế giới.

Trên thực tế, thách thức mà Nhà nước Hồi giáo đặt ra đòi hỏi phải có một số phản ứng khác nhau, do không có chính sách riêng lẻ nào hứa hẹn là đủ. Cần có nhiều nỗ lực trong nhiều lĩnh vực. Continue reading “Cách tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo”

Vì sao Anh và Đức có thể là mục tiêu tiếp theo của ISIS?

2E7F3D4B00000578-3321369-image

Nguồn: John Sawers, “Intelligence failure or not, Germany and Britain are now at risk”, Financial Times, 15/11/2015.

Biên dịch: Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuộc tấn công khủng bố ở Paris diễn ra ngay sau vụ rơi máy bay Nga ở bán đảo Sinai (Ai Cập), vụ đánh bom vào thành trì của du kích Hizbollah ở Beirut, và vụ tấn công người Kurd ở Ankara (Thổ Nhĩ Kỳ). Đã có 500 người bị giết và nhiều người bị thương trong mấy tuần qua. Tổ chức nhà nước hồi giáo tự xưng ISIS đứng ra nhận trách nhiệm cho 3 vụ đầu tiên và bị tình nghi đứng sau vụ thứ tư.

Vậy chiến lược của các “chiến binh Hồi giáo” là gì? Chúng muốn thu hút người nước ngoài hay khiến họ sợ hãi rời xa chúng? Tôi không chắc đó là cách suy nghĩ của chúng.

Cái mà ISIS muốn chính là sự hỗ loạn ở Syria, và cả ở Iraq, từ đó, chúng có thể kiểm soát lãnh thổ và tài nguyên để xây dựng nhà nước Hồi giáo theo kiểu “caliphate”. Chúng chắc hẳn là không có ý định lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad, người đang hữu ích trong vai trò là mục tiêu lật đổ của người Sunni. Continue reading “Vì sao Anh và Đức có thể là mục tiêu tiếp theo của ISIS?”

Hậu tấn công Paris: Chúng ta đang lâm chiến!

20150109Parisattack

Nguồn: Dominique Moisi, “We Are At War,” Project Syndicate, 16/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Sau các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào tòa soạn tạp chí châm biếm Charlie Hebdo và một siêu thị kosher (bán thực phẩm dành cho người Do Thái – NBT) hồi tháng Giêng, người dân Paris đều biết rằng những kẻ man rợ vẫn còn lẩn khuất đâu đó, và chúng sẽ lại tấn công. Nhưng biết hay dự đoán điều đó và đối mặt với thực tế nghiệt ngã là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Đêm thứ 6 tuần trước, thực tế đã khiến chúng ta vô cùng bàng hoàng. Chúng ta đang lâm chiến. Sẽ là sai lầm – thậm chí nguy hiểm – nếu chúng ta không thừa nhận điều này. Và chiến thắng trong cuộc chiến này đòi hỏi sự rõ ràng, đoàn kết, và kiên định.

Điều chúng ta cần nhất hiện nay là sự rõ ràng trong phân tích. Chúng ta gần như không biết rõ kẻ thù, ngoại trừ mức độ hận thù và tàn ác của chúng. Để hiểu chiến lược của chúng, chúng ta phải thừa nhận bản chất của chúng: một đối thủ thông minh, và duy lý theo cách của riêng chúng. Bao lâu nay chúng ta đã xem thường và đánh giá thấp chúng. Giờ chúng ta nhất thiết phải thay đổi cách suy nghĩ. Continue reading “Hậu tấn công Paris: Chúng ta đang lâm chiến!”

Chiếc bẫy của Nhà nước Hồi giáo dành cho châu Âu

ISIS-Global-Conquest-Map

Nguồn:  Harleen Gambhir , “The Islamic State’s trap for Europe”, The Washington Post, 15/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Tuần trước, Tổng thống Obama nói rằng Nhà nước Hồi giáo (ISIS) đã được “kiềm chế” trong phạm vi Iraq và Syria, nhưng các cuộc tấn công của nhóm này ở Paris ngay sau đó cho thấy chúng đặt ra một mối đe dọa cho phương Tây lớn hơn bao giờ hết. Nhà nước Hồi giáo đang thực hiện một chiến lược toàn cầu để bảo vệ lãnh thổ của mình ở Iraq và Syria, nuôi dưỡng các chi nhánh ở các khu vực có người Hồi giáo chiếm đa số, cũng như khuyến khích và chỉ đạo các cuộc tấn công khủng bố trên khắp thế giới. Chúng đã xuất khẩu sự tàn bạo và các biện pháp quân sự sang cho các nhóm ở Libya, Ai Cập, Afghanistan và những nơi khác. Bây giờ chúng đang sử dụng các kỹ năng chiến thuật thu được tại chiến trường Trung Đông để khiêu khích một phản ứng chống Hồi giáo dữ dội, qua đó sẽ tạo ra thêm nhiều tân binh cho ISIS ngay trong các xã hội phương Tây. Hoa Kỳ và các đồng minh của mình phải nhanh chóng phản ứng với mối đe dọa này. Continue reading “Chiếc bẫy của Nhà nước Hồi giáo dành cho châu Âu”

Cuộc tấn công Paris đã làm thay đổi mọi thứ

paris

Nguồn: Richard Cohen,”The Paris attacks change everything“, The Washington Post, 14/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tất cả mọi thứ đã thay đổi.

Ngay sau các cuộc tấn công Paris, thật khó để tưởng tượng (bác sĩ) Ben Carson vào làm chủ Nhà Trắng. Thật khó có thể hình dung một người thiếu kinh nghiệm đối ngoại như vậy lại đóng vai trò tổng tư lệnh quân đội. Cũng không thể nghĩ tới cảnh Donald Trump ngồi trong Phòng Bầu dục. Sẽ thật kinh hoàng khi nghĩ tới cảnh ông ta ngồi đó, suy nghĩ về thế giới như một trò chơi cờ – đương nhiên là trò chơi về bất động sản, có thể là trò Monopoly-  với niềm tin rằng thế giới sẽ tuân phục theo sự vĩ đại của mình. Tương tự, cũng sẽ thật khó để tưởng tượng ra cảnh Carly Fiorina ngồi đó, một người cũng nghĩ rằng tham vọng đồng nghĩa với kinh nghiệm. Bernie Sanders cũng vậy, đã hết thời rồi. Đột nhiên, các ngân hàng lớn là vấn đề nhỏ nhặt nhất đối với chúng ta. Continue reading “Cuộc tấn công Paris đã làm thay đổi mọi thứ”

Cần thành lập Tòa án Quốc tế về chống Khủng bố

PAKISTAN_-_sangue_peshawar

Nguồn: Bogdan Aurescu & José García-Margallo y Marfil, “The War on Terror Begins Anew,” Project Syndicate, 13/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các cuộc tấn công khủng bố trên khắp Paris đêm 13 tháng 11 khiến ít nhất 120 người chết là lời nhắc nhở bi thảm về sự phổ biến của chủ nghĩa khủng bố hiện đại. Riêng trong năm nay, các phần tử cực đoan bạo lực đã nhân danh tôn giáo hay chính trị để giết hại những người vô tội ở Pháp, Tunisia, Kenya, Israel, Nigeria, và dĩ nhiên ở cả Syria và Iraq – và đây mới chỉ là một số ít quốc gia. Cũng như bệnh dịch hạch đen ở châu Âu thời trung cổ, chủ nghĩa khủng bố đang rình rập thế giới hiện đại, và xóa bỏ nó đã trở thành một điều cấp thiết trên toàn cầu.

Cộng đồng quốc tế từ lâu đã lo ngại về mối đe dọa mà chủ nghĩa khủng bố đem lại. Nhiều nước đã ban hành đạo luật an ninh, thành lập các đơn vị tình báo và cảnh sát đặc nhiệm để ngăn chặn các phần tử khủng bố và phòng ngừa các cuộc tấn công, đồng thời bổ sung những nỗ lực này bằng cách tham gia các điều ước quốc tế và khu vực, cũng như các thỏa thuận song phương. Continue reading “Cần thành lập Tòa án Quốc tế về chống Khủng bố”

Thảm kịch ở Paris có ý nghĩa gì với châu Âu?

Thảm kịch ở Paris có ý nghĩa gì với châu Âu - 01

Nguồn: “What Paris’ night of horror means for Europe”, The Economist, 14/11/2015.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Chuỗi các vụ tấn công khủng bố tại Paris tối qua, ước tính đã cướp đi mạng sống của gần 140 người, là viễn cảnh thảm kịch mà các cơ quan tình báo và an ninh phương Tây đã cảnh báo trong suốt nhiều năm qua. Kể từ khi một nhóm thánh chiến Hồi Giáo tiến hành một vụ tấn công kéo dài 4 ngày theo phong cách biệt kích tại Mumbai cách đây 8 năm làm 166 người chết, đã có khá nhiều âm mưu tấn công tương tự bị phát hiện hoặc bị dự báo nhầm. Nhưng giống như IRA (tổ chức khủng bố Quân đội Cộng hòa Ai-len) đã từng cảnh báo đầy nham hiểm: “Các người lần nào cũng phải may mắn, còn chúng ta chỉ cần may mắn một lần”. Continue reading “Thảm kịch ở Paris có ý nghĩa gì với châu Âu?”

12/10/2002: Khủng bố ở Bali khiến 202 người thiệt mạng

226901-bali-memorial

Nguồn:Terrorists kill 202 in Bali,” History.com (truy cập ngày 11/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 2002, ba vụ đánh bom khủng bố đã làm xáo trộn sự yên bình của thị trấn Kuta trên đảo Bali của Indonesia. Các vụ nổ, sản phẩm của phiến quân khủng bố Hồi giáo, đã khiến 202 người thiệt mạng (trong đó có 88 người Úc, 38 người Indonesia, và khách du lịch đến từ hơn 20 quốc gia khác) cùng hơn 200 người khác bị thương, nhiều người trong số đó bị bỏng nặng. Các vụ tấn công là một cú sốc đối với cư dân và những ai quen thuộc với hòn đảo chủ yếu là người theo Ấn Độ giáo, vốn được biết đến từ lâu như một thiên đường bình yên và thân thiện này.

Vụ nổ khiến nhiều người thiệt mạng nhất xảy ra khi một quả bom lớn, ước tính nặng khoảng 1.020 kilôgam, phát nổ trong một chiếc xe tải nhỏ đặt bên ngoài hộp đêm Sari Club của thị trấn. Vụ nổ để lại một hố bom lớn trên mặt đất và được cho là đã ép vỡ tất cả các cửa sổ trong thị trấn. Đa số người thiệt mạng và bị thương trong vụ nổ là du khách trẻ đang đi nghỉ mát trên đảo, nhiều nhất từ Úc, ngoài ra còn có 38 người Indonesia, chủ yếu là người Bali. Continue reading “12/10/2002: Khủng bố ở Bali khiến 202 người thiệt mạng”

07/10/2001: Tổng thống Bush bắt đầu cuộc chiến chống khủng bố

Nguồn:President Bush announces military action in Afghanistan,” History.com (truy cập ngày 6/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 2001, chưa đầy một tháng sau khi các phần tử khủng bố al-Qaeda lái máy bay thương mại đâm vào Trung tâm Thương mại Thế giới và trụ sở Lầu Năm Góc vào ngày 11 tháng 9, Tổng thống George W. Bush thông báo rằng quân đội Mỹ đã bắt đầu tấn công ở Afghanistan.

Mục tiêu của Chiến dịch Tự do Vĩnh cửu (Operation Enduring Freedom), tên gọi chính thức của sứ mệnh này, là dập tắt chế độ Taliban Hồi giáo cực đoan của Afghanistan, vốn đang tài trợ và tiếp tay cho tổ chức khủng bố al-Qaeda và lãnh đạo của nó, Osama bin Laden, một nhân vật người Ả Rập ẩn náu trên các ngọn đồi của Afghanistan và kêu gọi thuộc hạ của mình tiêu diệt người Mỹ. Continue reading “07/10/2001: Tổng thống Bush bắt đầu cuộc chiến chống khủng bố”

Chủ nghĩa khủng bố (Terrorism)

burning_car

Tác giả: Phạm Thủy Tiên

Việc sử dụng các biện pháp khủng bố như một cách nhằm gây các ảnh hưởng chính trị đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử. Tuy nhiên cho đến nay chủ nghĩa khủng bố vẫn còn là một khái niệm gây tranh cãi và vẫn chưa có một định nghĩa nào về chủ nghĩa khủng bố được thừa nhận rộng rãi trong giới học thuật cũng như giữa các nhà hoạch định chính sách. Việc một người vừa có thể bị lên án là khủng bố bởi lực lượng này vừa có thể được tôn vinh như một chiến binh chiến đấu vì tự do bởi lực lượng khác đã phản ánh rõ hiện thực này.

Mặc dù chưa có sự thống nhất về định nghĩa nhưng các nhà nghiên cứu đều thống nhất xác định một số đặc điểm chung nổi bật của các hành động khủng bố: đó là những hành động sử dụng bạo lực, hoặc đe dọa sử dụng bạo lực, có tính toán trước, nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể, thông thường là mục tiêu chính trị. Continue reading “Chủ nghĩa khủng bố (Terrorism)”

Cuộc chiến với chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan

1400-Year-History-of-Hate

Nguồn: Jeffrey D. Sachs, “The War with Radical Islam,” Project Syndicate, 15/01/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Nguyễn Việt Vân Anh & Lê Hồng Hiệp

Không phải là ẩn dụ khi Thủ tướng Pháp Manuel Valls nói rằng đất nước của ông đang ở trong một cuộc chiến với Hồi giáo cực đoan. Một cuộc chiến thực sự đã chính thức nổ ra, và các cuộc tấn công khủng bố tàn bạo ở Paris là một phần của nó. Nhưng cũng như hầu hết các cuộc chiến tranh khác, nó không chỉ là về tôn giáo, cuồng tín, và ý thức hệ, mà còn liên quan đến địa chính trị, và giải pháp cuối cùng của nó cũng nằm trong địa chính trị.

Những tội ác ở Paris, New York, London, và Madrid – các cuộc tấn công vào vô số quán cà phê, trung tâm thương mại, xe buýt, xe lửa, và hộp đêm – đã đánh vào những giá trị nhân văn cơ bản nhất của loài người, bởi chúng cố ý sát hại người vô tội  và tìm cách lan truyền nỗi sợ hãi trong xã hội. Chúng ta đã quen coi tội ác là sản phẩm của những kẻ điên rồ và chống đối xã hội, và chúng ta khó chấp nhận một lời giải thích nào khác ngoài sự điên rồ của những tên tội phạm như vậy. Continue reading “Cuộc chiến với chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan”

Pakistan và tác động của vụ Thảm sát Peshawar

5493f7a5c1e7c

Nguồn: Shahid Javed Burki, “Pakistan after the Peshawar Massacre“, Project Syndicate, 19/12/2014.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Linh | Hiệu đính: Bùi Thu Thảo

Vào ngày 16 tháng 12, phiến quân Taliban đã tấn công một trường học của quân đội ở Peshawar và sát hại 132 trẻ em và 9 người lớn. Tám tên khủng bố trong đồng phục quân đội đã xâm nhập vào khuôn viên được canh phòng cẩn mật của ngôi trường và xả súng vào học sinh và nhân viên. Lực lượng biệt động quân đội Pakistan đã chiến đấu với những kẻ đột nhập trong nhiều giờ đồng hồ trước khi hạ gục tên cuối cùng.

Cuộc tấn công vào trường học quân sự này là cuộc tấn công đơn lẻ đẫm máu nhất trong lịch sử Taliban. Vấn đề hiện nay là liệu sự kiện này có trở thành một bước ngoặt đối với Pakistan trong quan hệ với nhóm vũ trang này hay không. Quân đội Pakistan là thiết chế được tôn trọng và quyền lực nhất của đất nước. Bằng cách tấn công vào con em của các gia đình quân đội, Taliban làm gia tăng mạnh khả năng Pakistan sẽ kiên quyết có các bước đi chống lại nó. Continue reading “Pakistan và tác động của vụ Thảm sát Peshawar”

Liệu vụ Charlie Hebdo có phải là đòn thử của Al Qaeda?

150107120309-charlie-hebdo-620x348

Tác giả: Nguyễn Hải Vân

Nước Pháp đang trải qua những ngày tháng đen tối nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Vụ khủng bố vào tòa soạn tờ báo biến họa Charlie Hebdo làm 17 người Pháp thiệt mạng, 3 kẻ khủng bố bị tiêu diệt dường như đã kết thúc. Nhưng nó đã kết thúc thật chưa, hay đây mới chỉ là màn khởi đầu hay đòn thử cho một hình thức khủng bố mới mà Al-Qaeda hay IS đang chuẩn bị cho một trận chiến mới với Mỹ và các nước Phương Tây?

Trong khoảng vài năm trở lại đây, cụm từ hay được giới phân tích và chuyên gia về an ninh, chống khủng bố hay nhắc tới và cảnh báo là “những con sói đơn độc” – ám chỉ những vụ tấn công tự phát hoặc có sự chỉ đạo một phần của các tổ chức khủng bố của một kẻ cuồng tín Hồi giáo với mong muốn tham gia “thánh chiến” bằng cách “tử vì đạo”. Continue reading “Liệu vụ Charlie Hebdo có phải là đòn thử của Al Qaeda?”