Hãng hàng không Air America và mối liên hệ với CIA

Tổng hợp: Nguyễn Thanh Hải

Hãng hàng không Mỹ (Air America) được cho là là một doanh nghiệp hậu cần và vận tải hàng không do Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) nắm quyền sở hữu và điều hành. Suốt nhiều năm, CIA liên tục phủ nhận dấu vết của họ ở Air America (AA), cuối cùng đã bán phần lãi của mình vào năm 1978.

Khi đó AA cung cấp hỗ trợ đường không bí mật cho các đồng minh của Mỹ ở Đông Nam Á, bao gồm các hoạt động tìm kiếm và giải cứu, các chiến thuật chèn lực lượng đặc biệt, buôn lậu vũ khí và cả ma túy. Các cựu phi công của AA vẫn đang vận động hành lang để nhận lương hưu, chăm sóc y tế và được thừa nhận về việc họ đã làm trong chiến tranh. Continue reading “Hãng hàng không Air America và mối liên hệ với CIA”

02/06/1954: Joseph McCarthy cáo buộc cộng sản nằm vùng trong CIA

Nguồn: Senator Joseph McCarthy charges communists are in the CIA, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1954, Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy cáo buộc rằng những người cộng sản đã thâm nhập vào Cục Tình báo Trung ương (CIA) và ngành công nghiệp vũ khí nguyên tử. Dù những lời buộc tội của McCarthy đã tạo ra một cuộc tranh cãi nhất thời, nhưng chúng đã nhanh chóng bị bác bỏ vì chỉ là những lời nói giật gân đến từ một người đàn ông có sự nghiệp đang tuột dốc không phanh.

Thượng nghị sĩ McCarthy được chú ý lần đầu tiên vào năm 1950, khi ông lên tiếng buộc tội hơn 200 người “bị xác định là cộng sản” trong Bộ Ngoại giao. Trong vài năm sau đó, ông liên tục tố cáo rằng cộng sản đã có mặt trong mọi chi nhánh của chính phủ Mỹ. Những lời buộc tội liều lĩnh của ông đã tạo ra cái được gọi là “Nỗi sợ Cộng sản” (Red Scare), thời điểm mà người Mỹ lo sợ rằng những người cộng sản đang xâm nhập vào mọi khía cạnh của chính phủ và mọi khía cạnh cuộc sống. Continue reading “02/06/1954: Joseph McCarthy cáo buộc cộng sản nằm vùng trong CIA”

Võ Văn Ba: Điệp viên hàng đầu của VNCH và CIA ở Nam Việt Nam

Tác giả: Tina Hà Giang p/v Frank Snepp

Chỉ gần đây mới có tin chính thức về cái chết của Võ Văn Ba, người từng được coi là ‘điệp viên hàng đầu của CIA ở Nam VN’, khi báo chí Hà Nội gọi đây là ‘tên nội gián nguy hiểm’, bí số X92, Frank Snepp đã biết chắc về cái chết sẽ đến của điệp viên này từ ngày 17/4/1975.

“Lúc ấy tôi biết tính mệnh của Võ Văn Ba đang lâm nguy, và có đủ lý do để tin là một nhân viên CIA biết rõ về nhiệm vụ của ông đã bị phe cộng sản bắt tại Phan Rang, và ngờ rằng khi bị tra tấn, người này sẽ khiến ông bị lộ. Một trong những ác mộng kinh hoàng nhất của tôi trong những ngày cuối cuộc chiến – là người anh hùng này, người đã liều lĩnh làm mọi thứ để hỗ trợ đồng minh – và đảm bảo sự thành công của đợt không vận khẩn cấp cuối cùng đưa nhiều người Việt di tản khỏi VN – có thể đã không sống sót. Continue reading “Võ Văn Ba: Điệp viên hàng đầu của VNCH và CIA ở Nam Việt Nam”

11/09/1973: Tổng thống Chile Salvador Allende thiệt mạng trong đảo chính

Nguồn: Chilean president Salvador Allende dies in coup, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, lực lượng vũ trang của Chile đã tiến hành một cuộc đảo chính chống lại chính phủ của Tổng thống Salvador Allende, nhà lãnh đạo Marxist dân cử đầu tiên ở Mỹ Latinh. Allende cùng những người ủng hộ mình đã rút về La Moneda – dinh thự tổng thống được xây dựng như pháo đài ở Santiago – khi đó đang bị xe tăng và bộ binh bao vây, đồng thời bị máy bay phản lực của không quân ném bom. Dù sống sót sau vụ không kích, Allende đã tự sát khi quân đội xông vào cung điện đang bốc cháy. Người ta nói rằng tổng thống đã sử dụng khẩu súng trường tự động mà lãnh đạo Cuba, Fidel Castro, tặng cho ông. Continue reading “11/09/1973: Tổng thống Chile Salvador Allende thiệt mạng trong đảo chính”

08/07/1954: Đại tá Castillo Armas lên nắm quyền ở Guatemala

Nguồn: Colonel Castillo Armas takes power in Guatemala, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1954, Đại tá Carlos Castillo Armas đã được bầu làm Tổng thống Guatemala, sau khi nhóm của ông lật đổ chính quyền của Tổng thống Jacobo Arbenz Guzman hồi cuối tháng 06/1954. Việc Castillo Armas lên nhậm chức là đỉnh cao trong nỗ lực của Mỹ nhằm loại bỏ Arbenz và “cứu” Guatemala khỏi những gì các quan chức Mỹ cho là một nỗ lực của chủ nghĩa cộng sản quốc tế nhằm xây dựng chỗ đứng ở Tây bán cầu.

Năm 1944, cuộc cách mạng tại Guatemala đã loại bỏ một nhà độc tài lâu năm và thành lập chính phủ dân cử đầu tiên trong lịch sử quốc gia. Năm 1950, Guatemala lại chứng kiến một lần đầu tiên khác, khi quyền lực được chuyển giao một cách hòa bình cho tổng thống mới đắc cử, Arbenz. Giới chức Mỹ đã theo dõi các diễn biến ở Guatemala với sự lo lắng và sợ hãi ngày càng tăng cao. Chính phủ Guatemala, đặc biệt là sau khi Arbenz lên nắm quyền vào năm 1950, đã nghiêm túc nỗ lực cải cách ruộng đất và tái phân phối đất cho những người không có đất ở Guatemala. Khi nỗ lực này khiến Công ty United Fruit hùng mạnh thuộc sở hữu của người Mỹ bị mất hàng loạt mẫu đất, các quan chức Mỹ bắt đầu tin rằng chủ nghĩa cộng sản đang hoạt động ở Guatemala. Continue reading “08/07/1954: Đại tá Castillo Armas lên nắm quyền ở Guatemala”

Crypto AG: Chương trình tình báo thế kỷ của CIA (P4)

Nguồn: Greg Miller, “The intelligence coup of the century”, The Washington Post, 11/02/2020.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Khủng hoảng Hydra

Crypto trải qua nhiều năm thua lỗ trong thập niên 1980, song thông tin tình báo chảy vào vẫn mạnh mẽ. Các cơ quan mật vụ Mỹ chặn được hơn 19.000 giao tiếp của Iran gửi qua các thiết bị của Crypto trong suốt cuộc chiến tranh dài cả thập niên giữa Iran và Iraq, đem đến cho họ thông tin về các mối liên hệ với khủng bố của Tehran và âm mưu đàn áp những người bất đồng chính kiến.

Đối với mật vụ Mỹ, các giao tiếp của Iran “có thể đọc được từ 80 cho tới 90%,” theo tài liệu của CIA, một con số có thể đã giảm xuống chỉ còn dưới 10% nếu nước này không dùng các thiết bị đã bị điều chỉnh của Crypto. Continue reading “Crypto AG: Chương trình tình báo thế kỷ của CIA (P4)”

Crypto AG: Chương trình tình báo thế kỷ của CIA (P3)

Nguồn: Greg Miller, “The intelligence coup of the century”, The Washington Post, 11/02/2020.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Iran nghi ngờ

Đế chế nghe lén khổng lồ của NSA trong nhiều năm được tổ chức xoay quanh ba mục tiêu địa lý chủ yếu, theo mã alphabet: A cho Liên Xô, B cho châu Á, và G cho phần còn lại.

Đầu những năm 1980, hơn một nửa tin tình báo của nhóm G được gửi về từ thiết bị của Crypto, trở thành điểm tựa của các quan chức Mỹ hết khủng hoảng này đến khủng hoảng khác.

Năm 1978, khi các lãnh đạo của Ai Cập, Israel, và Hoa Kỳ gặp nhau ở Trại David bàn luận về một thỏa thuận hòa bình, NSA đã bí mật theo dõi giao tiếp giữa Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat và thủ đô Cairo. Continue reading “Crypto AG: Chương trình tình báo thế kỷ của CIA (P3)”

Crypto AG: Chương trình tình báo thế kỷ của CIA (P2)

Nguồn: Greg Miller, “The intelligence coup of the century”, The Washington Post, 11/02/2020.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chiến dịch “chống tiếp cận”

Chương trình tinh vi, phức tạp này khởi nguồn từ nhu cầu có một thiết bị mã hóa đơn giản nhưng gọn nhẹ của quân đội Mỹ.

Boris Hagelin, nhà sáng lập Crypto, là một doanh nhân và nhà phát minh sinh ở Nga, nhưng chạy đến Thụy Điển sau khi phe Bolshevik nắm quyền. Ông di cư một lần nữa đến Hoa Kỳ khi phát xít Đức chiếm Na-uy vào năm 1940.

Người đàn ông này mang theo mình một chiếc máy mã hóa trông giống một hộp nhạc được gia cố, với một lắp quay tay đóng chắc bên hông cùng các cấu trúc và chong chóng kim loại đặt dưới vỏ hộp kim loại cứng. Continue reading “Crypto AG: Chương trình tình báo thế kỷ của CIA (P2)”

Crypto AG: Chương trình tình báo thế kỷ của CIA (P1)

Nguồn: Greg Miller, “The intelligence coup of the century”, The Washington Post, 11/02/2020.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một báo cáo gây chấn động làng tình báo thế giới

Trong hơn nửa thế kỷ, các chính phủ khắp thế giới tin tưởng trao toàn bộ những giao tiếp bí mật về ngoại giao, quân đội, và tình báo vào tay đúng một công ty duy nhất.

Công ty ấy, Crypto AG, ra đời với bản hợp đồng xây dựng các máy tạo mã cho quân đội Mỹ hồi Thế chiến II. Thu được nhiều tiền mặt, họ trở thành nhà sản xuất thiết bị mã hóa thống trị suốt nhiều thập niên, dẫn đầu làn sóng công nghệ từ các thiết bị cơ học cho đến vi mạch điện tử, và cuối cùng, là chip bán dẫn và phần mềm máy tính. Continue reading “Crypto AG: Chương trình tình báo thế kỷ của CIA (P1)”

CIA đã can thiệp vào Lào như thế nào?

Tác giả: Kenton Clymer | Biên dịch: Đinh Nho Minh

A Great Place to Have a War: America in Laos and the Birth of the Military CIA. Tác giả: Joshua Kurlantzick. New York: Simon and Schuster, 2017. Bìa cứng: 323 trang.

Cuốn Một nơi tuyệt vời để tiến hành chiến tranh: Người Mỹ ở Lào và sự khai sinh quân đội CIA có tiêu đề hợp lý nhưng châm biếm này kể lại sự can thiệp của Hoa Kỳ vào Lào từ đầu những năm 1950 cho đến cuộc chiến bí mật những năm 1960 và sau đó. Giống như nhiều tác phẩm mang tính báo chí, cuốn sách dựa chủ yếu vào phỏng vấn với những người Mỹ có liên quan và lãnh đạo quân đội Hmong Vang Pao. Nhưng ngoài ra, cuốn sách cũng trích từ các nghiên cứu gần đây và các nguồn tài liệu khác nhau. Cuốn sách tập trung vào các sự kiện ở Lào, nhưng cũng không bỏ qua chính sách từ Washington. Joshua Kurlantzick lập luận rằng, mặc dù có nhiều tổn thất và thương vong nặng nề ở Lào và bên cộng sản chiến thắng, nhưng Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) coi Lào, cuộc chiến đầu tiên mà CIA điều khiển, là một chiến thắng lớn. Lào là một hình  mẫu cho việc quân sự hóa CIA và các cuộc chiến tương lai của Cục. Tuy nhiên, bản thân tác giả không cho rằng cuộc chiến có kết cục tốt cho Lào, CIA, hoặc Hoa Kỳ. Continue reading “CIA đã can thiệp vào Lào như thế nào?”

29/11/1968: Cộng sản thề phá hủy Chương trình Phụng Hoàng

Nguồn: Communists vow to smash Phoenix program, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, lãnh đạo Việt Cộng đã ra mệnh lệnh phá hủy Chương trình Phụng Hoàng (Phoenix program). Đài phát thanh Hà Nội đã phát sóng một chỉ thị của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam kêu gọi một cuộc tấn công nhằm “tiêu diệt hoàn toàn” lực lượng liên quân, đồng thời nhấn mạnh việc phải xóa sổ Chương trình Phụng Hoàng.

Chương trình Phụng Hoàng là một sáng kiến an ninh cấp xã ấp do Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) điều hành dựa trên cơ sở tập trung, thu thập thông tin tình báo nhằm xác định và loại bỏ cơ sở Việt Cộng- nhất là đảng viên và cán bộ chính trị cấp cao của Mặt trận Dân tộc. Continue reading “29/11/1968: Cộng sản thề phá hủy Chương trình Phụng Hoàng”

23/11/1981: Reagan cho phép CIA thành lập Contra

Nguồn: Reagan gives CIA authority to establish the Contras, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1981, Tổng thống Ronald Reagan đã ký vào một tài liệu tuyệt mật, Chỉ thị Quyết định An ninh Quốc gia số 17 (NSDD-17), cho phép Cục Tình báo Trung ương (CIA) có quyền tuyển mộ và hỗ trợ một lực lượng 500 người làm phiến quân để thực hiện các hoạt động bí mật chống lại chế độ Sandinista cánh tả ở Nicaragua. Một khoản ngân sách 19 triệu đô la được thành lập cho mục đích đó. Continue reading “23/11/1981: Reagan cho phép CIA thành lập Contra”

Chiến dịch Cái Kẹp Giấy là gì?

2015-10-28-1

Nguồn: “What is Operation Paperclip?”, History.com (truy cập ngày 28/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Khi Thế Chiến II bước vào giai đoạn cuối, các tổ chức của Mỹ và Anh đã cùng nhau lùng sục khắp lãnh thổ nước Đức bị chiếm đóng để lấy tất cả những nghiên cứu phát triển công nghệ, khoa học và quân sự mà họ có thể tìm được. Theo sau các lực lượng chiến đấu của quân Đồng Minh, các tổ chức như Tiểu ban Mục tiêu Tình báo Hỗn hợp (CIOS) đã bắt đầu tịch thu các loại tài liệu và vật liệu có liên quan đến cuộc chiến, và thẩm vấn các nhà khoa học tại các cơ sở nghiên cứu của Đức mà quân Đồng Minh chiếm được. Một tài liệu quan trọng đã được tìm thấy trong một phòng vệ sinh tại ĐH Bonn, đó là Danh sách Osenberg: một bản danh sách ghi lại tên những nhà khoa học và kỹ sư đã phải làm việc cho Đế chế thứ Ba. Continue reading “Chiến dịch Cái Kẹp Giấy là gì?”

Cách CIA điều hành một ‘gián điệp tỷ đô’ ở Moskva

1436220597601

Nguồn: David E. Hoffman, “How the CIA ran a ‘billion dollar spy’ in Moscow”, The Washington Post, 04/7/2015.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Xem thêm: CIA, cuộc đảo chính chống lại Allende và sự nổi lên của Pinochet

Điệp viên đã biến mất.

Ông là điệp viên có giá trị và thành công nhất trong lòng Liên Xô mà Hoa Kỳ đã điều hành trong hai thập niên. Các tài liệu và bản vẽ của ông đã mở khóa những bí mật về nghiên cứu vũ khí và radar của Liên Xô cho tới nhiều năm trong tương lai. Ông đã lén đưa các bảng mạch và bản thiết kế ra khỏi phòng thí nghiệm quân sự của mình. Hoạt động gián điệp của ông giúp đưa Hoa Kỳ lên vị trí thống trị các vùng trời trong chiến đấu trên không và xác nhận các lỗ hổng của hệ thống phòng không Liên Xô – nó cho thấy rằng tên lửa hành trình và máy bay ném bom chiến lược của Mỹ có thể bay mà không bị radar phát hiện.

Vào cuối thu và đầu đông năm 1982, CIA đã mất liên lạc với ông ta. Năm cuộc hẹn gặp đều bị bỏ lỡ. Hoạt động giám sát của KGB được tiến hành trên khắp đường phố. Ngay cả các nhân viên CIA “có vỏ bọc rất kín” tại căn cứ Moskva mà KGB không hề biết cũng không thể vượt qua được. Continue reading “Cách CIA điều hành một ‘gián điệp tỷ đô’ ở Moskva”

09/06/1964: CIA ra báo cáo bác bỏ “thuyết domino”

A210-15

Nguồn:CIA report challenges ‘domino theory’,” History.com (truy cập ngày 08/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 9 tháng 6 năm 1964, để trả lời một câu hỏi chính thức được Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson đưa ra – rằng “Các nước còn lại trong khu vực Đông Nam Á có thật là sụp đổ [trước lực lượng cộng sản] nếu miền Bắc Việt Nam kiểm soát được Lào và miền Nam Việt Nam hay không?” – Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) đã đệ trình một bản báo cáo mà về cơ bản là đã thách thức “thuyết domino” vốn là trụ cột của các chính sách dưới thời chính quyền Johnson.

“Thuyết domino” giả định rằng nếu Việt Nam rơi vào tay lực lượng cộng sản thì các nước còn lại trong khu vực Đông Nam Á cũng sẽ sụp đổ theo “như những quân bài domino,” và học thuyết này đã được sử dụng để biện minh cho phần lớn các nỗ lực của Mỹ dành cho Chiến tranh Việt Nam. Continue reading “09/06/1964: CIA ra báo cáo bác bỏ “thuyết domino””