Hậu quả chính trị của khủng hoảng tài chính

Newspaper headlines - finanical crisis on 2008

Nguồn: Howard Davies, “The Political Consequences of Financial Crises”, Project Syndicate, 22/12/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Có lẽ tôi không phải là vị giáo sư tài chính duy nhất mà khi ra đề tài tiểu luận cho sinh viên của mình đã chọn câu hỏi như thế này: “Theo quan điểm của anh/chị, nguyên nhân chủ yếu của khủng hoảng tài chính toàn cầu là do chính phủ can thiệp quá nhiều vào thị trường tài chính, hay bởi họ đã can thiệp quá ít?” Và khi giải quyết “câu hỏi” này, sinh viên trong lớp mà tôi dạy gần đây nhất đã chia thành ba luồng ý kiến.

Khoảng một phần ba số sinh viên, những người bị mê hoặc bởi sự hấp dẫn hào nhoáng của Giả thuyết Thị trường Hiệu quả (Efficient Market Hypothesis), lập luận rằng chính phủ là nguyên nhân của mọi tội lỗi. Những can thiệp thiếu suy nghĩ của họ – đặc biệt là các hãng kinh doanh các khoản cho vay thế chấp được chính phủ Mỹ hậu thuẫn là Fannie Mae và Freddie Mac, cũng như Đạo luật Tái đầu tư Cộng đồng (Community Reinvestment Act) – đã làm các động cơ thị trường bị bóp méo. Một số thậm chí chấp nhận lập luận của nhà tư tưởng tự do Mỹ Ron Paul, lên án sự tồn tại của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong vai trò người cho vay cuối cùng. Continue reading “Hậu quả chính trị của khủng hoảng tài chính”

Fed tăng lãi suất qua cơ chế nào?

20151219_fnp502

Nguồn:How the Fed will raise interest rates”, The Economist, 14/12/2015.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Lãi suất mà Cục Dự trữ Liên bang (Fed) muốn thay đổi là “lãi suất quỹ liên bang” (federal funds rate, hay lãi suất liên ngân hàng qua đêm), tức lãi suất mà các ngân hàng trả cho nhau cho các khoản vay qua đêm. Các khoản vay này được thực hiện bởi vì Fed yêu cầu các ngân hàng phải giữ một số tiền tối thiểu trong tài khoản của họ tại Fed mỗi đêm. Các ngân hàng có số dư dồi dào có thể cho những ngân hàng thiếu tiền vay để giúp họ đáp ứng được mức dự trữ của mình. Trong quá khứ, Fed đã thay đổi lãi suất của các khoản vay này bằng cách mua và bán trái phiếu chính phủ. Ví dụ, khi Fed bán trái phiếu chính phủ cho một ngân hàng, Fed sẽ trừ tiền từ tài khoản của ngân hàng tại Fed (cũng giống như một ngân hàng có thể tính phí đối với khách hàng bằng cách trừ tiền từ tài khoản thanh toán của họ). Điều này làm cho tiền khan hiếm hơn, nhưng các ngân hàng vẫn phải đáp ứng số dư tối thiểu của họ trong tài khoản tại Fed. Kết quả là lãi suất của các khoản vay qua đêm tăng lên, và cùng với đó là chi phí tín dụng cho nền kinh tế nói chung. Continue reading “Fed tăng lãi suất qua cơ chế nào?”

Cuộc chiến chống khủng bố giả vờ của Ả-rập Xê-út

1031830831

Nguồn: Brahma Chellaney, “Saudi Arabia’s Phony War on Terror,” Project Syndicate, 21/12/2015.

Biên dịch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Việc ngăn chặn tai họa chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo là bất khả nếu không ngăn chặn được tư tưởng thúc đẩy nó: Chủ nghĩa Wahhab (đặt tên theo người sáng lập là Muhammad Ibn Abd al-Wahhab – NBT), một nhánh thuộc chủ nghĩa chính thống cực đoan dòng Sunni tôn thờ thánh Alah như vị chúa trời duy nhất cũng như tán dương các cuộc thánh chiến Hồi giáo mà sự bành trướng quốc tế của nó đã được bảo trợ bởi các quốc gia Hồi giáo giàu dầu mỏ, đặc biệt là Ả-rập Xê-út. Đó là lý do tại sao liên minh chống khủng bố do quốc gia này dẫn dắt mới được thông báo gần đây, Liên minh Quân sự Hồi giáo Chống Khủng bố, vấp phải sự hoài nghi sâu sắc. Continue reading “Cuộc chiến chống khủng bố giả vờ của Ả-rập Xê-út”

Vụ cướp ngân hàng lịch sử ở Hy Lạp

greece_bailout-692x360

Nguồn: Yanis Varoufakis, “The Great Greek Bank Robbery”, Project Syndicate, 15/12/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Kể từ năm 2008, những đợt giải cứu ngân hàng đã dẫn đến việc chuyển nhiều tổn thất của các cá nhân sang cho người trả thuế ở châu Âu và Mỹ. Đợt giải cứu ngân hàng Hy Lạp gần đây nhất là một cảnh báo về cách mà chính trị (trong trường hợp này là ở châu Âu) đã hướng tới việc tối đa hóa tổn thất của công chúng để mang lại những lợi ích đáng nghi vấn cho các cá nhân như thế nào.

Vào năm 2012, nhà nước Hy Lạp hết khả năng chi trả đã mượn 41 tỉ euro (45 tỉ đô la, tương đương 22% tổng thu nhập quốc gia ngày càng giảm dần của Hy Lạp) từ những người trả thuế châu Âu để tái cấp vốn cho những ngân hàng thương mại Hy Lạp không còn khả năng chi trả. Với một nền kinh tế bị kìm nén trong vòng vây của những khoản nợ không bền vững, và vòng xoáy nợ – giảm phát đi kèm với nó, khoản vay mới và những điều kiện thắt lưng buộc bụng đi kèm chính là những xiềng xích. Ít ra thì người Hy Lạp được hứa là gói cứu trợ này sẽ giúp đảm bảo an toàn cho các ngân hàng nước này từ đó trở đi. Continue reading “Vụ cướp ngân hàng lịch sử ở Hy Lạp”

Hậu quả về y tế của bất bình đẳng ở Mỹ

san_francisco_homeless001_16x9

Nguồn: Joseph E.Stiglitz, “When Inequality Kills”, Project Syndicate, 7/12/2015.

Biên dịch: Lê Hạnh Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tuần này, giải Nobel kinh tế sẽ được trao một cách hoàn toàn xứng đáng cho Angus Deaton vì “những phân tích của ông về tiêu dùng, nghèo đói và phúc lợi xã hội”. Ngay sau khi giải thưởng được công bố vào tháng Mười, Deaton đã giới thiệu một công trình đáng ngạc nhiên với đồng tác giả Ann Case trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Science[1]một bài nghiên cứu đáng lên báo chẳng kém gì lễ trao giải Nobel.

Sau khi phân tích nhiều dữ liệu liên quan tới sức khỏe và tình trạng tử vong của người Mỹ, Case và Daeton đã chỉ ra rằng tuổi thọ và tình trạng sức khỏe của những người Mỹ da trắng trung niên đang đi xuống, nhất là với những người chỉ tốt nghiệp trung học phổ thông trở xuống. Tự tử, ma túy và nghiện rượu là ba trong những nguyên nhân chính. Continue reading “Hậu quả về y tế của bất bình đẳng ở Mỹ”

Bảo tàng Boris Yeltsin âm thầm thách thức Putin

BORIS YELTSIN PRESIDENTIAL CENTER

Nguồn: Masha Gessen, “Boris Yeltsin quietly challenges Putin”, The New Yorker, 09/12/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Người Nga lâu nay bị ám ảnh bởi những đặc lợi, và biểu tượng của nó là các phương tiện vận chuyển. Đó là lý do vì sao ba khu trưng bày quan trọng đầu tiên tại Trung tâm Tổng thống Boris Yeltsin, được khai trương vào cuối tháng 7 vừa qua tại Yekaterinburg, lại bao gồm hai xe hơi và một xe buýt điện.

Chiếc đầu tiên, được dùng để thu hút khách đến bảo tàng, được tọa lạc tại một tòa nhà mới xây chung với một số cửa hàng và phòng tranh, là một chiếc Zil lớn màu đen, chiếc siêu limousine cực kỳ vuông vắn mà Yeltsin từng sử dụng khi ông còn là bí thư thứ nhất – chức tương tự như thị trưởng – ở Yekaterinburg (hồi đó được gọi là Sverdlovsk) vào thập niên 1970 và 1980. Chiếc thứ hai, được đặt tại lối vào của bảo tàng, là một chiếc Zil còn to hơn – có tính năng chống đạn và được lắp ráp bằng tay –  được Yeltsin sử dụng khi ông còn là tổng thống, từ năm 1991 đến 1999. Continue reading “Bảo tàng Boris Yeltsin âm thầm thách thức Putin”

Tham nhũng là triệu chứng chứ không phải căn bệnh

BN-LN931_corrup_J_20151203115906

Nguồn: Daron Acemoglu & James A. Robinson, “Corruption Is Just a Symptom, Not the Disease”, Wall Street Journal, 03/12/2015.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Để chấm dứt đói nghèo toàn cầu, cần dừng dung túng những thể chế trong nước phục vụ giới tinh hoa tham lam và bòn rút những nước nghèo.

Nếu bạn hỏi các chuyên gia về phát triển kinh tế, các chính trị gia Phương Tây và các học giả làm cách nào để chấm dứt đói nghèo, thì đây là câu trả lời bạn sẽ được nghe nhiều nhất: Chống tham nhũng. Thậm chí cả Giáo hội Công Giáo cũng đồng tình. Tại Nairobi tuần trước, Giáo Hoàng Francis hối thúc thanh niên Kenya, “Xin đừng dần quen với món mật ngọt được gọi là tham nhũng.” Trong một sân vận động chật kín người của thành phố, hồi tháng 7 Tổng thống Barack Obama thậm chí còn nhấn mạnh hơn: “Tham nhũng cản trở mọi mặt đời sống kinh tế và  cuộc sống dân sự. Nó là cái mỏ neo kéo bạn xuống và ngăn cản bạn đạt được những gì bạn có thể làm.” Tại Addis Ababa, Ethiopia, hai ngày sau, ông nói với Liên minh Châu Phi: “Không có gì sẽ giải phóng tiềm năng kinh tế của châu Phi hơn là chấm dứt ung nhọt tham nhũng.” Continue reading “Tham nhũng là triệu chứng chứ không phải căn bệnh”

Nhật Bản – Ấn Độ củng cố quan hệ chiến lược

modi-abe-7591

Nguồn: Purnendra Jain, “Abe and Modi deepen Japan – India ties”, East Asia Forum, 17/12/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Quan hệ Ấn Độ – Nhật Bản chưa bao giờ mạnh mẽ như hiện nay. Quỹ đạo của quá trình phát triển đi lên này bắt đầu một thập niên trước đây và đã tăng tốc trong vài năm qua. Nhưng chính chất xúc tác mới giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi đã đưa mối quan hệ này lên tầm cao mới.

Thủ tướng Abe đã thăm Ấn Độ từ 11-13/12/2015 như một phần trong chuỗi các cuộc gặp cấp cao thường niên kể từ năm 2007. Trong chuyến thăm này, hai nhà lãnh đạo đã ký một số hiệp định và các bản ghi nhớ mới. Một số hiệp định trong số đó đã được dự kiến từ trước, nhưng cũng có một vài tuyên bố bất ngờ có ý nghĩa lớn. Continue reading “Nhật Bản – Ấn Độ củng cố quan hệ chiến lược”

Bài học từ trận Trân Châu Cảng cho nước Mỹ ngày nay

Arizona_Memorial_in_Pearl_Harbor,_Hawaii

Nguồn: Catherine Putz, “The Lessons of Pearl Harbor: Fear Itself, Then and Now”, The Diplomat, 08/12/2015.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày 07 tháng 12 năm 1941, Đế quốc Nhật tung ra một cuộc tấn công bất ngờ vào lực lượng hải quân Hoa Kỳ đồn trú tại Hawaii. Khi thúc giục Quốc hội Mỹ tuyên chiến, Tổng thống Franklin Roosevelt đã gọi ngày 07 tháng 12 là “ngày ô nhục”.

Đúng vậy. Cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng đã gây sốc cho người Mỹ và đưa đất nước này tham gia vào Thế chiến II. Nó cũng dẫn đến các cuộc vây ráp người Mỹ gốc Nhật rồi giam giữ họ ở các trại khắp miền tây Hoa Kỳ. Trân Châu Cảng tạo nên sự thống nhất quốc gia, nhưng cũng gây ra những biểu hiện đáng lo ngại về tệ phân biệt chủng tộc bài Nhật và nỗi sợ hãi ở Mỹ. Cả hai di sản cần được ghi nhớ cùng nhau, đặc biệt nếu xét đến các xu hướng hiện tại trong diễn ngôn chính trị của Mỹ vốn “ác quỷ hóa” cả một khối người, song lần này dựa trên lý do tôn giáo hơn là sắc tộc. Continue reading “Bài học từ trận Trân Châu Cảng cho nước Mỹ ngày nay”

Thách thức kinh tế của Tổng thống Putin

xw_1161122

Nguồn: Ander Aslund, “Putin’s New Prudence”, Project Syndicate, 11/12/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hà Quyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Theo dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), thành tích kinh tế mà Nga đạt được trong năm nay là kém nhất trong nhóm G-20, khi GDP bị giảm 3,8%. Và tình hình đã có thể dễ dàng trở nên tồi tệ hơn nữa. Tổng thống Vladimir Putin quả quyết rằng những chính sách kinh tế của ông vẫn nhất quán, nhưng trên thực tế, Putin đã khéo léo thay đổi đường lối của mình, qua đó hạn chế những thiệt hại vốn có thể đã xảy ra nếu ông không thay đổi.

Vào cuối năm 2014, nước Nga đã lâm vào tình trạng hoảng loạn tài chính. Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) đã đối phó với sự sụt giảm giá dầu bằng cách thả nổi đồng rúp, khiến cho đồng tiền này ngay lập tức mất giá chỉ còn một nửa. Những người dân Nga tuyệt vọng đã đổ xô đi mua bất cứ thứ gì có thể trước khi đồng tiền của mình trở nên vô giá trị. Lạm phát đã tăng vọt đến 16%. Continue reading “Thách thức kinh tế của Tổng thống Putin”

Đất và máu: Nguồn gốc của Thế chiến II tại châu Á

osaka-sb01s

Nguồn: Panka J. Mishra, “Land and blood: The origins of the Second World War in Asia”, The New Yorker, 25/11/2013.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đánh giá lại tầm quan trọng của chiến tranh Trung – Nhật

“Chúng ta sẽ có một cuộc chiến của riêng mình”, W. H. Auden nói với Christopher Isherwood trong lúc họ đang trên đường đến Hồng Kông vào tháng 1/1938 để viết một cuốn sách về cuộc xâm lược Trung Quốc của Nhật. Trong khi cuộc nội chiến Tây Ban Nha, theo Isherwood, “đã đầy những nhà quan sát có tên tuổi”, thì ít ai ở Phương Tây biết đến những Guernica (một thành phố Tây Ban Nha bị tàn phá) của chiến tranh Trung-Nhật lần hai, bao gồm cuộc hãm hiếp và tàn sát hàng vạn dân thường tại Nam Kinh bởi lính Nhật. Auden, trong bài thơ “Trong thời chiến” (In Time of War) (1939) viết, “Bản đồ có thể chỉ những nơi/Mà cuộc sống giờ thật bạo tàn/Nam Kinh. Dachau.” Tại Vũ Hán, thủ đô thời chiến bị vây hãm của Trung Quốc, Isherwood có trực cảm rằng “ẩn chứa ở đây là tất cả những đầu mối vốn cho phép một chuyên gia nếu tìm ra được chúng sẽ có thể dự đoán được những sự kiện trong 50 năm tiếp theo.” Continue reading “Đất và máu: Nguồn gốc của Thế chiến II tại châu Á”

Bãi bỏ Hiệp ước Schengen có củng cố an ninh châu Âu?

0,,17150244_303,00

Nguồn: Daniel Gros, “Schengen and European Security”, Project Syndicate, 10/12/2015.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một dự án then chốt của châu Âu đang bị đe dọa. Trải qua trên dưới hai thập niên kể từ khi kiểm soát biên giới lần đầu tiên được dỡ bỏ bởi Hiệp ước Schengen (hiện gồm 26 quốc gia, trong đó có 4 quốc gia không phải là thành viên của Liên minh châu Âu), Đức hiện đã thiết lập kiểm soát trở lại đối với biên giới với Áo, và Pháp cũng có hành động tương tự đối với Bỉ. Những sự kiểm soát kể trên chỉ mang tính tạm thời, đại đa số các đường biên giới khác vẫn được mở cửa. Tuy nhiên, dường như châu Âu hiện nay không hướng tới việc tiếp tục mở cửa biên giới, và đó sẽ là một vấn đề nghiêm trọng. Continue reading “Bãi bỏ Hiệp ước Schengen có củng cố an ninh châu Âu?”

Lý thuyết gây tranh cãi của Piketty về sự trỗi dậy của ISIS

6582-1n8qj03

Nguồn: Jim Tankersley,”The most controversial theory for what’s behind the rise of ISIS”, The Washington Post, 30/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một năm sau khi tác phẩm gây bão dày 700 trang có tựa đề “Tư bản trong thế kỷ 21” dẫn đầu danh sách bán chạy nhất nước Mỹ, tác giả của nó – Thomas Piketty – đã đưa ra một luận điểm mới về bất bình đẳng thu nhập. Quan điểm này có thể còn gây nhiều tranh cãi hơn cả cuốn sách của ông, hiện vẫn tiếp tục gây ra nhiều cuộc tranh luận trong giới chính trị và kinh tế.

Quan điểm mới mà Piketty giải thích gần đây trên tờ báo tiếng Pháp Le Monde như sau: Bất bình đẳng là động lực chính gây ra nạn khủng bố Trung Đông, bao gồm những cuộc tấn công mà Nhà nước Hồi giáo (ISIS) gây ra tại Paris đầu tháng này – và các quốc gia phương Tây phải tự trách mình vì đã gây nên sự bất bình đẳng đó. Continue reading “Lý thuyết gây tranh cãi của Piketty về sự trỗi dậy của ISIS”

Tại sao giá dầu giảm không thúc đẩy tăng trưởng kinh tế?

la-baisse-du-petrole-ne-

Nguồn: Kenneth Rogoff, “Pourquoi la baisse du pétrole ne relance pas la croissance”, Les Echos, 16/12/2015.

Biên dịch: Lê Hoàng Thu Phương | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một trong những ngạc nhiên lớn nhất của nền kinh tế năm 2015 chính là việc sự sụt giảm đáng kinh ngạc của giá dầu thế giới đã không giúp nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng mạnh mẽ. Mặc cho giá dầu giảm mạnh từ 115 đô la/thùng ở thời điểm tháng 6 năm 2014 xuống còn 45 đô la/thùng vào tháng 11 năm 2015, phần lớn các mô hình vĩ mô đều cho thấy tác động của giá dầu giảm lên tăng trưởng toàn cầu thực sự kém hiệu quả hơn so với mong đợi, chỉ khoảng 0,5% GDP toàn cầu.

Tin vui là, tác động tích cực nhưng khiêm tốn này có khả năng sẽ không biến mất vào năm 2016. Tuy nhiên điều đáng tiếc là giá dầu giảm sẽ tạo áp lực nặng nề hơn cho những quốc gia xuất khẩu dầu chính trên thế giới. Continue reading “Tại sao giá dầu giảm không thúc đẩy tăng trưởng kinh tế?”

Trung-Nhật cạnh tranh giành dự án đường sắt Indonesia

INDONESIA-INFRASTRUCTURE/ DTW102

Nguồn: Emirza Adi Syailendra, “Indonesia’s High Speed Rail: A China-Japan Scramble for Influence?”, RSIS Commentary, 09/12/2015.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

So với Nhật Bản, Trung Quốc thể hiện sự vượt trội của mình trong dự án đường sắt cao tốc đầu tiên tại Indonesia, điều phản ánh tham vọng hiện thực hóa sáng kiến Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21 của Bắc Kinh. Động thái này có ý nghĩa gì đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương?

Indonesia đã đưa ra quyết định lớn và rất quan trọng khi trao quyền xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Jakarta – Bandung cho Trung Quốc thay vì Nhật Bản. Chính phủ Indonesia bối rối chọn lựa giữa Nhật Bản – “người bạn lâu năm đáng tin cậy” – và Trung Quốc – một cường quốc mới nổi – khi nước này đang chuẩn bị triển khai dự án đường sắt cao tốc vào đầu năm 2016 tới. Hai ‘gã khổng lồ’ trong khu vực Đông Á này trình ra những gói thỏa thuận rất cạnh tranh, trong đó mỗi bên đều đưa ra các điều khoản có lợi cho chính phủ Indonesia. Continue reading “Trung-Nhật cạnh tranh giành dự án đường sắt Indonesia”

Sự trỗi dậy của xu hướng phản-Havel

 ELI4b012c_zemanbesip

Nguồn: Aryeh Neier, “The Rise of the Anti-Havels, Project Syndicate, 18/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Duy Hiếu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

17 tháng 11 là một ngày quan trọng của Cộng hòa Séc. Đó là một ngày lễ quốc gia đánh dấu sự bắt đầu của cuộc “Cách mạng Nhung” vào năm 1989, dẫn đến sự kết thúc êm thấm và bất bạo động hơn bốn thập niên của chế độ cộng sản và sớm đưa Václav Havel, một nhà viết kịch , người ủng hộ nhân quyền nổi tiếng nhất đất nước, trở thành tổng thống. Lễ kỷ niệm năm nay là một sự lăng mạ đối với di sản của cuộc cách mạng.

Để kỷ niệm cuộc cách mạng, theo thông lệ, tổng thống Cộng hòa Séc sẽ có bài diễn văn trước công chúng. Lễ kỷ niệm năm ngoái đã diễn ra không thuận lợi cho Tổng thống Miloš Zeman, người nhậm chức vào năm 2013 sau khi đảm nhiệm vai trò Thủ tướng trước đó. Continue reading “Sự trỗi dậy của xu hướng phản-Havel”

Bước ngoặt chính trị ở Argentina

APTOPIX Argentina Elections

Nguồn: Andres Velasco, “Argentina’s Fresh Start”, Project Syndicate, 25/11/2015.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong 99 năm qua, ghế tổng thống của Argentina luân phiên thay đổi giữa những người ủng hộ chủ nghĩa Peron – tức Juan Domingo Peron và những người ủng hộ chủ nghĩa dân túy của ông – và các tướng lĩnh phản động. Thi thoảng, những người theo đường lối trung dung từ Liên hiệp Nhân dân Cấp tiến (UCR) được bầu vào bộ máy nhưng nhiệm kỳ của họ lại kết thúc chóng vánh sau những lần từ chức hay các cuộc đảo chính.

Trong cuộc bầu cử hôm Chủ nhật (25/10/2015), các cử tri Argentina đã phá vỡ khuynh hướng đó: lần đầu tiên trong gần một thế kỷ, tổng thống sẽ không phải là một người theo chủ nghĩa Peron, hoặc một người của đảng UCR, hay một tướng lĩnh quân sự. Tầm quan trọng của sự kiện này là rất lớn. Theo Hector Schamis, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Georgetown, nếu một thay đổi chính trị tương tự diễn ra tại Pháp hoặc Brazil, thì người dân nơi đây sẽ ăn mừng sự ra đời của một nền cộng hòa mới. Continue reading “Bước ngoặt chính trị ở Argentina”

19/12/1964: Đảo chính lại nổ ra ở Sài Gòn

a9667cf7226fa64b79db0680038a4229a0e05eec

Nguồn:Another bloodless coup topples the government in Saigon“, History.com (truy cập ngày 19/12/2015).

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Một cuộc đảo chính không đổ máu khác đã xảy ra khi Thiếu tướng Nguyễn Khánh và một nhóm tướng lĩnh do Thiếu tướng không quân Nguyễn Cao Kỳ và Thiếu tướng lục quân Nguyễn Văn Thiệu chỉ huy bắt giữ hơn ba chục sĩ quan và các quan chức dân sự cao cấp. Cuộc đảo chính là một phần của sự bất ổn chính trị tiếp tục nổ ra sau khi Tổng thống Ngô Đình Diệm bị sát hại trong cuộc đảo chính tháng 11 năm 1963.

Thời kỳ sau khi Diệm bị lật đổ đã được đánh dấu bằng một loạt các cuộc đảo chính và các chính phủ thay đổi liên tục kiểu “cửa xoay”. Cuộc đảo chính vào ngày này được thiết kế bởi một nhóm các sĩ quan quân đội trẻ, những người đã chán ngấy với những gì họ tin là một chính phủ không hiệu quả của nhóm tướng lĩnh lớn tuổi thuộc Hội đồng Quân nhân Cách mạng. Continue reading “19/12/1964: Đảo chính lại nổ ra ở Sài Gòn”

Quản lý một thế giới của các cường quốc

2010_G-20_Seoul_summit

Nguồn: Javier Solana, “Managing a World of Great Powers”, Project Syndicate, 30/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày nay, sự cạnh tranh giữa các cường quốc là một thực tế. Hoa Kỳ đang cạnh tranh với một nước Nga ngày càng tích cực và một Trung Quốc đang trỗi dậy. Trung Đông, Biển Đông, và Ukraine chỉ là ba sân khấu mà thực tế mới này diễn ra.

Sau khi đọc lại cuốn s­ách The Great Experiment (Cuộc thí nghiệm vĩ đại) của cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Strobe Talbott, tôi có ấn tượng rằng hạt giống của những động lực ngày nay đã được gieo mầm từ trước. Cuốn sách miêu tả cuộc trò chuyện diễn ra vào năm 2000 giữa Tổng thống Bill Clinton và Tổng thống mới đắc cử George W. Bush. Clinton nói rằng chiến dịch tranh cử của Bush cho thấy vấn đề an ninh được Bush quan tâm nhất chính là Saddam Hussein và việc xây dựng một hệ thống phòng thủ chống tên lửa qui mô lớn. “Hoàn toàn chính xác”, Bush nói. Continue reading “Quản lý một thế giới của các cường quốc”

Những điều bạn cần biết về việc Fed tăng lãi suất

traders-work-on-the-floor

Nguồn: Ann Williams, “Fed rate hike: What you need to know”, My Paper, 18/12/2015.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã gặp nhau lần cuối cùng trong năm nay vào hôm thứ Tư và công bố đợt tăng lãi suất đầu tiên của Hoa Kỳ kể từ tháng 6 năm 2006, và bảy năm sau khi đã đẩy lãi suất cho vay tham chiếu (benchmark lending rate) của mình về 0% nhằm chống lại cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và cuộc Đại Suy thoái diễn ra sau đó .

Lãi suất cao hơn ở Mỹ sẽ có tác động sâu rộng đến mọi ngóc ngách của nền kinh tế thế giới, từ các khoản vay mua nhà và xe hơi của bạn, chi phí đi vay của các chính phủ và các công ty, đến giá trị của các đồng tiền và hàng hóa cơ bản.

Dưới đây là 5 điều bạn cần biết về đợt tăng lãi suất này của Fed: Continue reading “Những điều bạn cần biết về việc Fed tăng lãi suất”