Tại sao các công đoàn đang co lại?

20151003_blp504

Nguồn: “Why trade unions are declining”, The Economist, 28/09/2015.

Biên dịch: Lê Hạnh Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khoảng 500 đại diện đến từ 90 công đoàn khác nhau sẽ tụ họp tại Paris để tham dự Đại hội Liên đoàn Công đoàn châu Âu vào ngày 29 tháng 9. Trong vòng bốn ngày ở đây, họ sẽ thảo luận về nhiều vấn đề quan trọng, từ thất nghiệp trong giới trẻ đến khủng hoảng di dân của châu Âu. Và tất nhiên, họ sẽ phải nhắc đến những diễn biến tiêu cực của một vấn đề sát sườn hơn. Đó là, trừ một vài ngoại lệ, số lượng thành viên công đoàn tại các nước giàu đang giảm đáng kể trong suốt ba thập niên qua. Theo OECD, một tổ chức hợp tác của phần lớn các nước giàu có, con số đã giảm từ đỉnh cao là 20 triệu thành viên năm 1979 xuống còn 14,5 triệu năm 2013 ở Mỹ, và từ 12 triệu xuống còn 6,5 triệu ở Anh. Các quốc gia châu Âu, bao gồm Đức và Pháp, cũng đang phải chứng kiến sự sụt giảm nặng nề này. Vậy nguyên nhân ở đây là gì? Continue reading “Tại sao các công đoàn đang co lại?”

Đâu là vị trí thật sự của nhóm BRICS?

brics640

Nguồn: Ana Palacio, “The BRICS Fallacy”, Project Syndicate, 29/09/2015.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Theo sau sự rớt hạng tín dụng xuống mức rất thấp gần đây của Brazil là một loạt các bài báo dự đoán sự sụp đổ của nhóm BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi). Điều đó cũng dễ dự đoán thôi: người ta luôn vui mừng sau mỗi tin xấu về BRICS, nhóm gồm các thành viên đã từng được xem là các cường quốc kinh tế đang trỗi dậy và là các thế lực chính trị lớn tiếp theo.

Tuy nhiên mọi thứ không hẳn đơn giản như vậy. Sự quan tâm quá mức về sự nổi lên hay chìm xuống của BRICS phản ánh mong muốn xác định quốc gia hoặc nhóm quốc gia nào sẽ có thể thay thế Mỹ trong vai trò lãnh đạo toàn cầu. Tuy nhiên, trong công cuộc tìm kiếm “điều vĩ đại tiếp theo”, thế giới lờ đi sự thật rằng Mỹ vẫn là cường quốc duy nhất có thể lãnh đạo thế giới và đảm bảo sự tồn tại chính thức của một trật tự thế giới. Continue reading “Đâu là vị trí thật sự của nhóm BRICS?”

Cuộc đối đầu giữa Bắc Kinh và tỷ phú Lý Gia Thành

sirkashingli

Nguồn: Sin-ming Shaw, “Beijing versus the billionaire”, Project Syndicate, 07/10/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giữa chính phủ Trung Quốc và người giàu nhất Hồng Kông được nhiều người mến mộ Lý Gia Thành (Li Ka-shing) đang diễn ra một cuộc cãi vã kịch liệt ngày càng trông giống một cuộc ly hôn cay đắng được phơi bày trên các báo lá cải. Thật vậy, truyền thông Trung Quốc gần đây đã đả kích không thương tiếc ông Lý. “Tội danh” của ông Lý ư? Mua rẻ ở châu Âu và bán đắt ở Trung Quốc, nghĩa là vì ông Lý hành động như một nhà đầu tư.

Việc kích hoạt cho làn sóng khinh miệt ông Lý ở Trung Quốc là do ông bán tháo các tài sản quan trọng ở Thượng Hải sau khi chuyển nơi đăng ký doanh nghiệp của mình từ Hồng Kông sang quần đảo Cayman. Đây là một quyết định kinh doanh hoàn toàn thực tế và hợp lý nhằm giảm thiểu nghĩa vụ thuế. Thật vậy, khoảng 70% các công ty niêm yết tại Hồng Kông có đăng ký doanh nghiệp tại vùng Caribê, và thậm chí một số công ty lớn của đại lục, bao gồm cả người khổng lồ Internet Alibaba, đã đăng ký trụ sở tại các thiên đường thuế ở nước ngoài. Continue reading “Cuộc đối đầu giữa Bắc Kinh và tỷ phú Lý Gia Thành”

Làm sao để thực hiện Trách nhiệm Bảo vệ hiệu quả?

Where-R2P-Goes-From-Here

Nguồn: Sarah Brockmeier & Philipp Rotmann, “Making R2P Work”, Project Syndicate, 9/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mười năm trước, các nhà lãnh đạo thế giới đã đồng thuận rằng cộng đồng quốc tế cần phải có “trách nhiệm bảo vệ” người dân khỏi nạn diệt chủng, tội ác chống lại loài người, tội ác chiến tranh, và thanh lọc sắc tộc. Một thập niên sau đó, hồ sơ của thế giới về việc thực hiện Trách nhiệm Bảo vệ (Responsibility to Protect – R2P) vẫn còn rất nghèo nàn. Hàng trăm ngàn người tại Iraq, Syria, Myanmar, Sudan, Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi, Burundi, Nigeria và Cộng hòa Dân chủ Congo vẫn còn đang bị đe dọa bởi những tội ác quy mô lớn. Nếu muốn R2P bảo vệ họ, chúng ta cần phải dẹp bỏ những quan điểm sai lầm phổ biến và tập trung mọi nguồn lực vào việc giải quyết những thách thức thực sự của việc bảo vệ. Continue reading “Làm sao để thực hiện Trách nhiệm Bảo vệ hiệu quả?”

Cách đối phó với sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc

china-economy_625x300_61414980210

Nguồn: Lee Jong-Wha, “Containing China’s Slowdown”, Project Syndicate, 23/09/2015

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các chuyên gia thường thích tranh luận về những viễn cảnh tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc, và hiện nay phe bi quan đang chiếm ưu thế. Dù Trung Quốc có một mẫu hình tăng trưởng kinh tế riêng biệt trong suốt ba thập kỷ qua nhưng rất nhiều người vẫn xây dựng dự đoán của mình dựa trên những bài học của các nền kinh tế khác. Vì thế, liệu viễn cảnh kinh tế Trung Quốc có thực sự tồi tệ như lời dự đoán của phe áp đảo không? Và, nếu sự thực đúng là như vậy thì làm thế nào để có thể cải thiện tình hình?

Tình trạng của Trung Quốc hiện khá nghiêm trọng. Nền kinh tế này tăng trưởng ở mức 7,4% trong năm ngoái, thấp nhất kể từ năm 1990; và nó sẽ khó có thể đạt được mục tiêu chính thức là 7% trong năm nay, và theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thì nền kinh tế này có khả năng sẽ chỉ tăng trưởng được khoảng 6,3% vào năm 2016. Rõ ràng là hoạt động nội địa yếu kém và nhu cầu giảm dần từ bên ngoài đang gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. Continue reading “Cách đối phó với sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc”

Các quan niệm gây chia rẽ Mỹ – Trung

USChina

Nguồn: Gideon Rachman, “The ideas that divide China and America”, Financial Times, 28/09/2015.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Washington tin vào các giá trị phổ quát và sự tiến bộ tất yếu trong khi Bắc Kinh thì không.

Các nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc không thật sự biết cách nói chuyện với nhau. Họ như những chiếc máy tính được chạy trên các hệ điều hành khác nhau vậy”. Đó là nhận định tôi nghe được từ một quan chức Mỹ, người đã theo dõi cận cảnh nhiều hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung. Vậy nên tôi vẫn có những nghi ngờ dù cả hai bên đều nhấn mạnh rằng cuộc gặp cuối tuần trước giữa chủ tịch Tập Cận Bình và tổng thống Barrack Obama có tính chất xây dựng. Trung Quốc và Mỹ có sự khác biệt sâu sắc trong cách họ nhìn nhận thế giới. Tôi nhận thấy có năm điểm tương phản lớn.

1. Tuần hoàn và tuyến tính: Trung Quốc có một lịch sử rất lâu dài. Mỹ có một lịch sử rất ngắn. Ông Tập thích chỉ ra rằng “Trung Quốc là một nền văn minh cổ đại. Chúng tôi có 5.000 năm lịch sử”. Ngược lại, Mỹ mới chỉ tồn tại hơn 250 năm. Continue reading “Các quan niệm gây chia rẽ Mỹ – Trung”

Khủng hoảng Trung Đông và nguy cơ toàn cầu

middle-east-conflict

Nguồn: Nouriel Roubini, “The Middle East Meltdown and Global Risk”, Project Syndicate, 01/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hướng Đạo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong số các nguy cơ địa chính trị hiện nay, không có nguy cơ nào lớn hơn vòng cung bất ổn kéo dài từ Maghreb (Bắc Phi) tới biên giới Afghanistan – Pakistan. Dù phong trào Mùa xuân Ả-rập dần trôi xa, bất ổn trong vòng cung này ngày càng sâu sắc. Thực vậy, trong số ba quốc gia đầu tiên bùng phát phong trào, Libya đã trở thành một nhà nước thất bại, Ai Cập đã quay trở lại nền cai trị độc đoán, còn Tunisia đang mất ổn định về kinh tế và chính trị bởi các cuộc tấn công khủng bố.

Bạo lực và bất ổn ở Bắc Phi đang lan rộng qua vùng châu Phi hạ Sahara với việc Sahel – một trong những khu vực nghèo nhất và có môi trường bị phá hủy nặng nề nhất – đang tê liệt dưới phong trào thánh chiến vốn cũng đang lan sang vùng Sừng châu Phi ở phía Đông. Giống như ở Libya, các cuộc nội chiến đang diễn ra ác liệt tại Iraq, Syria, Yemen và Somalia khiến chúng ngày càng giống như các nhà nước thất bại. Continue reading “Khủng hoảng Trung Đông và nguy cơ toàn cầu”

Angus Deaton: Nhà nước yếu kém khiến đất nước nghèo

angusdeaton

Nguồn: Angus Deaton, “Weak States, Poor Countries,” Project Syndicate, 24/09/2013.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ở Scotland, tôi lớn lên với suy nghĩ về cảnh sát như những người bạn có thể nhờ giúp đỡ khi cần. Cứ tưởng tượng xem tôi đã ngạc nhiên đến thế nào khi trong chuyến đi đầu tiên tới Mỹ năm 19 tuổi, tôi được đón tiếp bằng cả một tràng quát tháo tục tĩu từ một viên cảnh sát New York đang điều khiển giao thông ở Quảng trường Thời đại khi tôi hỏi anh ta đường đến bưu điện gần nhất. Trong cơn bối rối sau đó, tôi đã bỏ tài liệu khẩn của sếp vào một thùng rác mà tôi cứ ngỡ là hòm thư.

Người châu Âu có xu hướng nhìn nhận về chính phủ của mình tích cực hơn so với người Mỹ, những người mà với họ thì sự thất bại và mất lòng dân của các chính trị gia liên bang, tiểu bang, và địa phương là chuyện thường tình. Nhưng cũng chính những cấp chính quyền khác nhau đó của người Mỹ đã thu thuế và, đổi lại, cung cấp những dịch vụ mà nếu không có chúng thì người dân không thể có được một cuộc sống dễ dàng. Continue reading “Angus Deaton: Nhà nước yếu kém khiến đất nước nghèo”

Tại sao IMF vẫn đóng vai trò quan trọng?

IMF1

Nguồn: Ricardo Hausmann, “Don’t Fear the IMF”, Project Syndicate, 28/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tại nhiều nơi, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) là tổ chức mà mọi người đều căm ghét. Theo một số người, IMF không mang lại gì tốt đẹp cho người nghèo, phụ nữ, ổn định kinh tế và môi trường. Joseph Stiglitz, người có tầm ảnh hưởng được nhân rộng bởi giải thưởng Nobel, đổ lỗi cho IMF vì đã gây ra và sau đó càng làm tồi tệ hơn các cuộc khủng hoảng kinh tế mà IMF được yêu cầu giải quyết. IMF được cho là làm như vậy để giải cứu các nhà tư bản và chủ ngân hàng chứ không phải người dân bình thường. Mặc dù không đúng sự thật nhưng niềm tin này sẽ gây hại rất lớn và hạn chế tiềm năng những điều tốt đẹp mà IMF có thể mang lại.

Trước tiên, hãy xem xét cách thế giới giải quyết cuộc khủng hoảng người tị nạn, chẳng hạn như khủng hoảng người tị nạn Syria, và cách thế giới giải quyết các cuộc khủng hoảng tài chính. Như tên gọi của nó cho thấy, Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Người tị nạn là một cá nhân, không phải là một tổ chức. Ông ta hoặc bà ta đứng đầu một “văn phòng”, không phải là một tổ chức hoàn chỉnh. Điểm yếu này là điều đã buộc Thủ tướng Đức Angela Merkel phải ép buộc các đối tác Liên minh châu Âu có phản ứng thống nhất hơn đối với dòng người tị nạn. Continue reading “Tại sao IMF vẫn đóng vai trò quan trọng?”

Tham nhũng ở Trung Quốc: Tác động và giải pháp

15000516391_3da0a1ac96_o

Nguồn: Paulo Mauro, “Curbing Chinese Corruption”, Project Syndicate, 15/09/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi các nhà chính trị học cho rằng tham nhũng đôi khi có thể giúp nền kinh tế phát triển, họ thường nghĩ tới Trung Quốc như một ví dụ điển hình. Trong một nền kinh tế mà một số ngành vẫn bị trói buộc bởi những luật lệ và bị quản lý một cách sâu rộng, những khoản hối lộ để đổi lấy giấy phép đôi khi có thể mang lại một phần nào đó bề ngoài của một thị trường tự do.

Quả thật, tuy tham nhũng thường gây tác hại đến phát triển kinh tế, nhưng có lập luận cho rằng sau khi Trung Quốc bắt đầu chuyển sang kinh tế thị trường vào cuối những năm 1970, tham nhũng là một điều xấu xa cần thiết, bởi vì hoàn cảnh khởi đầu đặc biệt của nước này, đó là sự quản lý chặt chẽ của nhà nước và quy mô thương mại quốc tế hạn chế. Continue reading “Tham nhũng ở Trung Quốc: Tác động và giải pháp”

Trung Quốc muốn một trật tự thế giới như thế nào?

xi

Nguồn: Yun Sun, “China’s Preferred World Order: What Does China Want?CSIS Pacnet, No. 62, 21/09/2015.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi  Mỹ và Trung Quốc chuẩn bị cho chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình đến Hoa Kỳ, thế giới chờ đợi các câu trả lời của hai nhà lãnh đạo về các vấn đề tồn đọng lâu nay trong quan hệ song phương. Đặc biệt, có nhiều dự đoán xung quanh các giải thích về quan điểm căn bản của Trung Quốc đối với trật tự toàn cầu. Dù sẽ đưa ra các tuyên bố và đề xuất với câu chữ được viết kỹ lưỡng để trấn an Mỹ về mục đích ôn hòa của Trung Quốc, nhưng ông Tập lại đóng khung chúng bằng việc phô bày sức mạnh, các sáng kiến táo bạo mới ở khu vực và sự quyết đoán trên nhiều mặt trận. Ông Tập cần phải giải thích mục tiêu chung cuộc của Trung Quốc là gì.

Câu trả lời trực tiếp nhất cho đến nay là: Trung Quốc muốn có nhiều hơn. Cụ thể hơn, Trung Quốc muốn ba điều: có ảnh hưởng nhiều hơn, được tôn trọng hơn, và không gian rộng hơn. Continue reading “Trung Quốc muốn một trật tự thế giới như thế nào?”

Giáo hoàng Phanxicô là người theo chủ nghĩa tự do?

1443318462958

Nguồn:Is the pope a liberal?” The Economist, 23/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hướng Đạo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày 23/09, trên chuyến bay từ Cuba đến Mỹ khởi đầu chuyến thăm kéo dài 6 ngày, Đức Giáo Hoàng Phanxicô (Francis) nói với các nhà báo rằng Ngài là một tín hữu Công Giáo thực sự. Ngài còn nói vui rằng “tôi rất sẵn sàng tuyên xưng Kinh Tin Kính” (nội dung bao gồm những tín lý của đạo Công Giáo – ND). Dẫu vậy, người ta vẫn cảm thấy ít nhiều chưa rõ ràng về niềm tin của Ngài. Trong những tháng gần đây, các tuyên bố của Ngài về nạn phá thai cho đến hôn nhân đã đem lại cho Ngài hình ảnh của một nhà cải cách tự do.

Tại Mỹ, nơi những vấn đề như vậy đang đầy rẫy, việc liệu Đức Giáo Hoàng có phải là người có tư tưởng tự do hay ngược lại đã thu hút sự quan tâm của báo chí. Những người được xem là người Công Giáo theo chủ nghĩa tự do hy vọng rằng Đức Giáo Hoàng sẽ giúp nâng cao trọng lượng cho những lý lẽ của họ; trong khi đó, những người Công Giáo bảo thủ lấy làm tiếc rằng Ngài đã không kịch liệt bảo vệ giáo lý của hội thánh, cụ thể là trong vấn đề phá thai và hôn nhân. Vậy trong lãnh vực giáo huấn xã hội và trong hội thánh, Đức Giáo Hoàng có phải người theo chủ nghĩa tự do không? Continue reading “Giáo hoàng Phanxicô là người theo chủ nghĩa tự do?”

Tác động của tăng trưởng thương mại sụt giảm tới kinh tế thế giới

20150919_fnp502

Nguồn: What slowing trade growth means for the world economy”, The Economist, 15/9/2015

Biên dịch: Lê Hạnh Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nền kinh tế toàn cầu sa vào khó khăn này đến khó khăn khác trong năm 2015. Kinh tế Mỹ trì trệ trong suốt quý đầu đóng băng. Rồi nỗi lo Hy Lạp rút khỏi khu vực đồng tiền chung Châu Âu đã làm các thị trường lo lắng. Và giờ mọi sự chú ý lại đổ vào Trung Quốc, khi mà chính phủ nước này đang loay hoay ngăn chặn sự sụp đổ của thị trường chứng khoán và màn hạ cánh cứng (hard landing) của mình. Đằng sau đó , một xu hướng đáng ngại khác cũng đang phát triển: thương mại thế giới đã co lại nếu tính theo quý trong cả hai quý đầu năm nay: thành tích kém nhất kể từ cao trào của cuộc khủng hoảng tài chính. Vậy thương mại lao dốc có ảnh hưởng như thế nào đối với kinh tế toàn cầu? Continue reading “Tác động của tăng trưởng thương mại sụt giảm tới kinh tế thế giới”

Chủ nghĩa dân túy ở Mỹ

2014-01_cartoon

Nguồn: George Packer, “The Populists”, The New Yorker, 07/09/2015.

Lược dịch: Trần Tịnh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Chính trị Anh – Mỹ: Sự lên ngôi của xu hướng cực tả và cực bảo thủ 

Thomas E. Watson – một nhà dân túy ở tiểu bang Georgia – viết vào năm 1910 rằng:

Những phế phẩm của tạo hóa đã và đang đổ lên đầu chúng ta. Nhiều thành phố lớn của nước Mỹ chẳng còn Mỹ nữa. Bọn nguy hiểm và nhũng lạm của Cựu Thế giới đang xâm lấn chúng ta, đe dọa chúng ta, gây bệnh cho chúng ta. Ở đâu ra cái bọn mọi rợ đó vậy? Chính những ông chủ xưởng của đất nước này chứ ai, họ muốn có sức lao động rẻ cho nên mang chúng đến đây. Họ đem chúng đến đây với sự vô tâm, chẳng hề nghĩ là chúng nó sẽ phá hoại tương lai của chúng ta như thế nào.

Ông Watson đang nói đến những người Ý, Ba Lan, Do thái, và những người di dân châu Âu khác đang đổ vào nước Mỹ lúc đó. Hơn một thế kỷ sau, cháu chắt của những di dân đó trong mùa hè năm 2015 lại đang tung hô Donald Trump khi ông ta lên án những thế hệ di dân mới nhất với những lời lẽ y như năm xưa. Continue reading “Chủ nghĩa dân túy ở Mỹ”

Nợ: Tổ mối làm mục ruỗng nền tảng kinh tế Trung Quốc

cctv_beijing_oma_220307_12

Nguồn: Gene Frieda, “China’s Debt Termites”, Project Syndicate, 19/08/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Không có phép ẩn dụ nào về những thách thức kinh tế mà Trung Quốc đang phải đối mặt tốt hơn là kiệt tác kiến trúc mang hơi hướng tương lai được thiết kế để làm trụ sở của Đài truyền hình nhà nước của quốc gia này, đài CCTV. Vài tháng trước khi tòa nhà này được hoàn thành năm 2009, các quan chức của đài đã cho phép tiến hành một màn bắn pháo hoa trái phép làm bùng lên một đám cháy thiêu rụi một tòa nhà nhỏ hơn trong khu phức hợp, vốn có hình chiếc nêm mà người dân Bắc Kinh đặt biệt danh là Tổ Mối.

Đám cháy đã làm trì hoãn việc hoàn thành trụ sở CCTV mãi tới năm 2012. Tổ Mối vẫn chưa được khánh thành và đưa vào sử dụng; sự toàn vẹn trong kết cấu tòa nhà nhỏ hơn đã bị ảnh hưởng bởi đám cháy nhưng nó không thể được tháo dỡ xuống do lo ngại ảnh hưởng tới tòa tháp lớn hơn. Phần còn tốt của kết cấu này không thể chống đỡ nổi gánh nặng của những phần xấu. Continue reading “Nợ: Tổ mối làm mục ruỗng nền tảng kinh tế Trung Quốc”

Từ nhà nước phúc lợi tới nhà nước đổi mới

Global_Innovation_iStock_000023208860Small

Nguồn: Dani Rodrik, “From Welfare State to Innovation State”, Project Syndicate, 14/01/2015.

Biên dịch: Nguyễn Vũ Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một viễn cảnh ảm đạm đang ám ảnh nền kinh tế thế giới – viễn cảnh công nghệ tước đi công ăn việc làm. Cách giải quyết những thách thức này định hình vận mệnh của các nền kinh tế thị trường trên thế giới và các chính thể dân chủ theo đúng như cách thức mà phản ứng của Châu Âu trước sự gia tăng của phong trào xã hội chủ nghĩa vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 đã định hình tiến trình lịch sử sau đó.

Khi tầng lớp lao động công nghiệp mới bắt đầu có tổ chức, các chính phủ đã ngăn ngừa nguy cơ nổ ra cách mạng từ dưới lên, điều mà Karl Marx tiên đoán, bằng việc mở rộng các quyền xã hội và chính trị, điều tiết các thị trường, và xây dựng nên các nhà nước phúc lợi nhằm cung cấp các khoản trợ cấp quy mô lớn và bảo hiểm xã hội, đồng thời giảm thiểu tình trạng thất thường của nền kinh tế vĩ mô. Thực tế là họ đã tái cơ cấu hệ thống kinh tế tư bản để làm cho nền kinh tế mang lại lợi ích cho mọi thành phần và trao cho những người công nhân một phần lợi ích trong hệ thống. Continue reading “Từ nhà nước phúc lợi tới nhà nước đổi mới”

Kinh tế Trung Quốc không bi quan như nhiều người nghĩ

China-Economy-upswing-wide-horizontal

Nguồn: Shang-jin Wei, “A False Alarm about China”, Project Syndicate, 04/09/2015.

Biên dịch: Lê Thái Hưng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một số chuyên gia cho rằng phép màu nền kinh tế Trung Quốc – điều đã đưa 300 triệu người thoát khỏi đói nghèo và thay đổi trọng tâm địa chính trị thế giới –  đang đi đến hồi kết đầy bất ổn. Theo quan điểm này, thị trường chứng khoán biến động và sự phá giá “bất ngờ” của đồng nhân dân tệ là những dấu hiệu của sự sụp đổ kinh tế đang đến gần, bởi các khoản đầu tư mạo hiểm và mức nợ công cao đã bắt đầu kìm hãm sự tăng trưởng sản lượng nhanh chóng như trong những thập niên qua.

May mắn thay, chỉ có rất ít lý do để tin vào những dự đoán bi quan này, hoặc quan điểm cho rằng những biến động thị trường đằng sau các tít báo gần đây không chỉ là những biến động ngắn hạn đơn thuần. Suy cho cùng, biến động giá cổ phiếu là một chỉ dấu dự báo tồi về hoạt động của một nền kinh tế thực. Continue reading “Kinh tế Trung Quốc không bi quan như nhiều người nghĩ”

Mỹ chuẩn bị đối phó với các đảo nhân tạo của Trung Quốc

fc2

Nguồn: Keith Johnson & Dan Deluce, “U.S. Gears Up to Challenge Beijing’s ‘Great Wall of Sand’”, Foreign Policy, 22/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hướng Đạo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Washington đã âm thầm tránh không điều tàu chiến của mình đến gần các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng. Nhưng chính quyền Obama đang tính đến một hướng tiếp cận mạnh mẽ hơn.

Gần 20 năm trước, trước việc Trung Quốc sử dụng các vụ thử tên lửa để đe dọa một cuộc bầu cử quan trọng ở Đài Loan, Mỹ đã điều động hai tàu sân bay tới khu vực này. Mặc dù gây ra sự phản đối mạnh mẽ từ phía Bắc Kinh, Mỹ không cần quá lo lắng khi biểu dương lực lượng nhằm đáp trả lại hành vi trâng tráo của Trung Quốc, đồng thời nâng đỡ các đồng minh của mình trong khu vực.

William Perry, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó nói rằng “Bắc Kinh phải biết rằng Mỹ là lực lượng quân sự mạnh nhất và nắm vị trí hàng đầu ở Tây Thái Bình Dương”. Continue reading “Mỹ chuẩn bị đối phó với các đảo nhân tạo của Trung Quốc”

Góc khuất của Hiệp định TPP

ustr_tppministers_maui900

Nguồn: Joseph E. Stiglitz & Adam S. Hersh, “The Trans-Pacific Free-Trade Charade”, Project Syndicate, 02/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khi các nhà đàm phán và bộ trưởng từ Mỹ và 11 quốc gia dọc vành đai Thái Bình Dương gặp nhau tại Atlanta để nỗ lực hoàn thiện nội dung của Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) thì chúng ta cần phải đưa ra một số phân tích tỉnh táo. Dường như hiệp định thương mại và đầu tư lớn nhất trong lịch sử khu vực này không giống như những điều chúng ta đã nghĩ.

Bạn sẽ nghe nói nhiều về tầm quan trọng của TPP đối với “thương mại tự do”. Thực tế, đây là một thỏa thuận để quản lý các mối quan hệ thương mại và đầu tư của các nước thành viên dựa trên vận động hành lang của các tập đoàn kinh doanh hùng mạnh nhất trong mỗi quốc gia. Có thể thấy rõ ràng ngay từ những vấn đề chính mà các nhà đàm phán vẫn còn đang mặc cả rằng TPP không phải là về thương mại “tự do”. Continue reading “Góc khuất của Hiệp định TPP”

Nội tình việc Jeremy Corbyn trở thành lãnh đạo Công Đảng Anh

20150912_brp513

Nguồn:  How Jeremy Corbyn became the Labour frontrunner”, The Economist, 10/09/2015.

Biên dịch: Phan Huy Đạt | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Công đảng đối lập của Anh sẽ công bố kết quả của cuộc bầu cử lãnh đạo vào ngày 12 tháng 9. Các cuộc thăm dò và tỷ lệ đặt cược đều cho rằng Jeremy Corbyn, dân biểu lâu năm có đường lối cực tả và là người lâu nay chống ngay chính đảng của mình trong quốc hội, sẽ giành chiến thắng. Điều này có nguy cơ dẫn đến một cuộc tranh cãi nguy hiểm. Chỉ khoảng chừng 20% trong số các nghị sỹ của Công đảng được cho là muốn ông Corbyn làm lãnh tụ của họ. Sau khi không thể ngăn vị lãnh đạo thiên tả và ít được lòng các nghị sĩ là Ed Miliband lên lãnh đạo đảng hồi đầu năm, họ rất đoàn kết trong việc không muốn lặp lại sai lầm. Vậy Jeremy Corbyn đã trở thành lãnh đạo Công Đảng như thế nào? Continue reading “Nội tình việc Jeremy Corbyn trở thành lãnh đạo Công Đảng Anh”

<\/div>","ppAdditionalControls":"