Hành động của Trung Quốc tại Biển Đông đang đẩy Việt Nam lại gần Mỹ hơn

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Sau một thời gian tạm lắng ngắn ngủi khi Bắc Kinh dường như kiềm chế không tiến hành các hành động gây hấn đối với các bên tranh chấp khác ở Biển Đông, Trung Quốc lại bắt đầu dương oai diễu võ trong những tuần gần đây. Từ giữa tháng 6, một tàu Hải cảnh Trung Quốc đã quấy rối các tàu Việt Nam đang phục vụ giàn khoan dầu Hakuryu-5 của Nhật Bản tại Bãi Tư Chính, nơi Việt Nam coi là thềm lục địa của mình nhưng Trung Quốc đòi là một phần thuộc quần đảo Trường Sa đang tranh chấp.

Từ ngày 3 tháng 7, Trung Quốc cũng đã cử tàu khảo sát Haiyang Dizhi 8 để thực hiện một cuộc khảo sát dầu khí tại một khu vực rộng lớn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hộ tống  tàu khảo sát này có ít nhất ba tàu Hải cảnh, khiến Việt Nam phải gửi các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư của mình tới hiện trường để theo dõi đội tàu Trung Quốc. Cuộc đối đầu này gợi nhớ đến một cuộc tranh chấp tương tự vào năm 2014 vốn đưa quan hệ song phương xuống mức thấp nhất trong nhiều thập niên. Continue reading “Hành động của Trung Quốc tại Biển Đông đang đẩy Việt Nam lại gần Mỹ hơn”

Sự tự sát của bá quyền Mỹ

Nguồn: Fareed Zakaria, “The Self-Destruction of American Power”, Foreign Affairs, July/August 2019 Issue.  

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào một thời điểm nào đó trong hai năm qua, bá quyền Mỹ đã chết. Giai đoạn thống trị khoảng 30 năm hào hứng nhưng ngắn ngủi của Mỹ được đánh dấu bởi hai sự kiện. Nó khai sinh từ sự sụp đổ của Bức tường Berlin năm 1989. Còn sự suy tàn của nó, hay chính xác hơn là khởi đầu của sự suy tàn, cũng là một sự sụp đổ khác, lần này là của Iraq năm 2003, theo sau đó là sự suy sụp từ từ của bá quyền Mỹ. Nhưng liệu cái chết của bá quyền Mỹ là kết quả của các tác nhân bên ngoài hay chính Washington đã đẩy nhanh sự suy tàn của mình bởi các thói quen và hành vi xấu? Nhiều năm nữa các sử gia sẽ tiếp tục tranh luận về câu hỏi này. Nhưng lúc này đây, chúng ta đã có đủ thời gian và tầm nhìn để đưa ra một số quan sát sơ bộ. Continue reading “Sự tự sát của bá quyền Mỹ”

Cần tỉnh táo khi nhận định về các phát biểu của ông Lý Hiển Long

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Trong mấy ngày qua, dư luận Việt Nam và Campuchia dậy sóng về hai phát biểu liên tiếp nhau của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho rằng Việt Nam “xâm lược” (invade/invasion) Campuchia năm 1978/79. Xung quanh vấn đề này, chúng ta cần có một cách nhìn tỉnh táo, khách quan để hiểu được bản chất sự kiện, không nên để cảm xúc lấn át lý trí, dẫn tới các suy nghĩ, hành động dù có hảo ý nhưng lại phản tác dụng, gây phương hại cho quan hệ Việt Nam – Singapore cũng như lợi ích quốc gia của bản thân Việt Nam. Continue reading “Cần tỉnh táo khi nhận định về các phát biểu của ông Lý Hiển Long”

Nhìn lại ba năm cuộc chiến chống tham nhũng tại Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 21 tháng 5 năm 2019, một cuộc họp của Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Tham nhũng đã được triệu tập tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Trần Quốc Vượng. Cuộc họp đã điểm lại tình hình chiến dịch chống tham nhũng đang diễn ra và nhấn mạnh cần “hoàn thành đúng tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án; xác minh, xử lý các vụ việc theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo”.

Kể từ năm 2016, một số lượng lớn chưa từng có các quan chức cấp cao đã bị truy tố trong chiến dịch chống tham nhũng của ĐCSVN dưới sự chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Những nhân vật đáng chú ý nhất bao gồm cựu Ủy viên Bộ Chính trị và Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Đinh La Thăng, hai cựu Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn, và hai cựu Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Thành và Trần Việt Tân. Ngoài các quan chức chính phủ, nhiều chủ ngân hàng và giám đốc điều hành cấp cao tại các doanh nghiệp nhà nước lớn và tư nhân cũng đã trở thành nạn nhân của chiến dịch. Continue reading “Nhìn lại ba năm cuộc chiến chống tham nhũng tại Việt Nam”

Tại sao Việt Nam tránh sử dụng công nghệ 5G của Huawei?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 25 tháng 4 năm 2019, Viettel – nhà mạng di động lớn nhất của Việt Nam – tuyên bố đã hoàn thành thử nghiệm một trạm phát sóng thế hệ thứ năm (5G) tại Hà Nội với tốc độ 600 – 700Mbps, ngang với tốc độ của mạng 5G của Verizon ở Mỹ. Viettel cũng sẽ tiến hành thử nghiệm mạng 5G vào tháng 5/2019. Nếu thành công, công ty có thể sớm bắt đầu cung cấp dịch vụ 5G trong thời gian tới, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên trong khu vực vận hành mạng 5G. Continue reading “Tại sao Việt Nam tránh sử dụng công nghệ 5G của Huawei?”

Phân tích lập trường của Việt Nam về Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “Vietnam’s Position on the South China Sea Code of Conduct“, ISEAS Perspective, no. 22/2019, 08/04/2019.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Sa

Giới thiệu

Các quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc hiện đang đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) để thay thế Tuyên bố  ASEAN – Trung Quốc năm 2002 về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) chủ yếu mang tính chính trị. Ngày 3 tháng 8 năm 2018, một bước tiến đáng kể đã được thực hiện khi ngoại trưởng 10 nước thành viên ASEAN và Trung Quốc thông báo rằng họ đã đạt được một Văn Bản Dự Thảo Đàm Phán Duy Nhất (SDNT) để làm cơ sở cho các cuộc đàm phán COC. Văn bản này làm sáng tỏ lập trường ban đầu của các bên tham gia đàm phán, trong đó có Việt Nam. Cách thức mà các thành viên ASEAN và Trung Quốc thương thảo dựa trên lập trường thể hiện trong SDNT trong những năm tới sẽ định hình kết quả của quá trình đàm phán. Continue reading “Phân tích lập trường của Việt Nam về Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông”

Từ Thượng đỉnh Mỹ-Triều nghĩ về vị thế Việt Nam

Tác giả: VietnamFinance & TGVN p/v Lê Hồng Hiệp

– Ông đánh giá thế nào về khả năng cải thiện mối quan hệ Mỹ – Triều sau Hội nghị lần này? Liệu sẽ có được một bước ngoặt thật sự cho vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của toàn thế giới hiện nay?

Quan hệ Mỹ – Triều đang có những tiến triển suốt hơn một năm vừa qua do cả hai bên đều có nhu cầu thực sự trong việc cải thiện quan hệ song phương. Đối với Triều Tiên, quan hệ tốt hơn với Mỹ sẽ giúp nước này thoát khỏi trình trạng bị bao vây, cô lập, mở đường cho việc có quan hệ thương mại, tài chính với các nước trên thế giới cũng như các thể chế tài chính quốc tế, giúp họ cải cách và phát triển đất nước, giữ vững thể chế chính trị. Continue reading “Từ Thượng đỉnh Mỹ-Triều nghĩ về vị thế Việt Nam”

Thượng đỉnh Trump-Kim và bài học của Việt Nam cho Triều Tiên

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Khi Kim Jong-un tới Hà Nội để dự hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai với Tổng thống Mỹ Donald Trump trong tuần này, ông sẽ không chỉ tìm kiếm một thỏa thuận với Mỹ về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Rốt cuộc, một thỏa thuận như vậy sẽ chỉ là công cụ để Kim đưa Triều Tiên thoát khỏi sự cô lập và trừng phạt quốc tế để cải cách đất nước nghèo đói của mình, điều này sẽ giúp nhà lãnh đạo 35 tuổi duy trì sự cai trị của mình trong nhiều thập niên tới. Do đó, hội nghị lần này và chuyến thăm song phương tới Việt Nam mang đến cho Kim một trải nghiệm hiếm hoi về những gì có thể là một nguồn kinh nghiệm hữu ích cho các kế hoạch tương lai của ông nhằm cải cách đất nước. Continue reading “Thượng đỉnh Trump-Kim và bài học của Việt Nam cho Triều Tiên”

Ảnh hưởng của Trump tới Nhật Bản dưới thời Abe

Nguồn: Ian Buruma, “Japan First, Project Syndicate, 08/01/2019.

Biên dịch: Phan Huy Đạt | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngay cả những con cá voi bây giờ cũng bị ảnh hưởng bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump. Năm nay, Nhật Bản sẽ rút ra khỏi Ủy ban Săn Cá voi Quốc tế (IWC) và tiếp tục săn bắt cá voi cho mục đích thương mại. Chính phủ bảo thủ của Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố rằng ăn thịt cá voi là một phần quan trọng trong văn hóa Nhật Bản, mặc dù số người Nhật ăn thịt cá voi hiện tại rất ít so với nửa thế kỷ trước. Việc rời khỏi IWC có nghĩa là những người đánh bắt cá voi Nhật Bản chỉ có thể hoạt động ở vùng biển ven bờ nước này, nơi mà số cá voi còn tương đối ít.

Quyết định này là một món quà dành cho một số chính trị gia ở các khu vực vẫn còn hoạt động săn bắt cá voi, và cho những người dân tộc chủ nghĩa – những người cảm thấy bất mãn khi bị những người nước ngoài yêu cầu Nhật được và không được làm gì. Đó là bước đi hoàn toàn mang tính chính trị mà theo tờ báo theo trường phái tự do Asahi Shimbun là được truyền cảm hứng bởi sự chính sách “Nước Mỹ trên hết” của Trump. Đây là một vấn đề kiểu “Nhật Bản trên hết”. Mặc dù Trump không để tâm tới chuyện đó, tuy nhiên sự khăng khăng của Nhật Bản liên quan chuyện đánh bắt cá voi đang làm xấu đi hình ảnh của đất nước này. Continue reading “Ảnh hưởng của Trump tới Nhật Bản dưới thời Abe”

Bình luận về chuyến thăm Việt Nam của Kim Jong-un

Tác giả: FRA phỏng vấn Lê Hồng Hiệp

Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong Un sẽ sang thăm Việt Nam từ ngày 25 đến ngày 28 tháng 2 tới đây nhân Thượng Đỉnh Mỹ – Bắc Hàn tại Hà Nội. Trong chuyến thăm này, lãnh đạo Bắc Hàn sẽ gặp các quan chức cao cấp của Việt Nam, đánh dấu một bước đi quan trọng trong quan hệ hai nước. Đây cũng là lần đầu tiên Chủ tịch Bắc Hàn đến thăm Việt Nam kể từ lần cuối vào năm 1964 khi Chủ tịch Kim Nhật Thành, ông nội của Chủ tịch Kim Jong Un đến Việt Nam. Chuyến thăm lần này được cho biết cũng là cơ hội để nhà lãnh đạo Bắc Hàn học hỏi kinh nghiệm đổi mới của Việt Nam. Mối quan hệ giữa Bắc Hàn và Việt Nam đã thay đổi thế nào sau nhiều năm qua và quan hệ với Bắc Hàn có ý nghĩa thế nào với Việt Nam? Đài Á Châu Tự Do phỏng vấn ông Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên chính của Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore về vấn đề này. Trước hết nói về ý nghĩa của chuyến thăm đối với hai nước, ông Lê Hồng Hiệp cho biết: Continue reading “Bình luận về chuyến thăm Việt Nam của Kim Jong-un”

Mô hình Việt Nam có thích hợp với Triều Tiên?

Tác giả: Thanh Phương p/v Lê Hồng Hiệp

Cuộc gặp thượng đỉnh lần hai giữa tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un sẽ diễn ra tại Việt Nam trong hai ngày 27 và 28/02/2019. Hãng tin Reuters vào tháng trước loan tin là nhân thượng đỉnh với tổng thống Trump, ông Kim Jong Un có thể thăm chính thức Việt Nam.

Hiện giờ thông tin này chưa được chính thức xác nhận, nhưng nếu đúng như thế, Kim Jong Un sẽ là lãnh tụ Bắc Triều Tiên đầu tiên đi thăm Việt Nam kể từ chuyến đi năm 1964 (chuyến thứ hai) của ông Kim Nhật Thành (ông nội của Kim Jong Un).

Nhà lãnh đạo trẻ của chế độ Bình Nhưỡng sẽ có dịp nghiên cứu kinh nghiệm của Việt Nam, từ một nước theo nền kinh tế tập trung đã chuyển đổi sang một nền kinh tế theo hướng thị trường, mà vẫn duy trì được chế độc độc đảng. Gần đây, ngoại trưởng Bắc Triều Tiên Ri Yong Ho cũng đã viếng thăm Việt Nam để tìm hiểu về kinh nghiệm đổi mới của Hà Nội. Continue reading “Mô hình Việt Nam có thích hợp với Triều Tiên?”

Ý nghĩa của Thượng đỉnh Trump – Kim lần hai đối với Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Trong Thông điệp Liên bang năm 2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jung-un lần thứ hai tại một hội nghị thượng đỉnh song phương được tổ chức tại Việt Nam vào ngày 27-28/02/2019. Dù nhiều chi tiết của Hội nghị chưa được tiết lộ, chính phủ và công chúng Việt Nam vẫn nhiệt liệt hoan nghênh quyết định này vì nhiều lý do.

Phát biểu với báo chí về quyết định này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói rằng “Việt Nam hoan nghênh việc Mỹ và Triều Tiên gặp thượng đỉnh lần hai. Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ đối thoại nhằm duy trì hoà bình, an ninh, ổn định trên bán đảo Triều Tiên”. Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg vào ngày 18 tháng 1 năm 2019, khi được hỏi về khả năng Việt Nam được chọn là nơi tổ chức hội nghị thượng đỉnh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nói rằng Việt Nam “sẽ rất vui mừng khi được tổ chức cuộc họp”. Continue reading “Ý nghĩa của Thượng đỉnh Trump – Kim lần hai đối với Việt Nam”

Bản chất chiến tranh thương mại Mỹ-Trung là về công nghệ

Nguồn: Martin Feldstein, “There Is No Sino-American Trade War”, Project Syndicate, 29/01/2019.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Cuộc xung đột hiện tại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc không phải là một cuộc chiến tranh thương mại. Mặc dù Mỹ chịu thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc, nhưng đó không phải là lý do tại sao nước này áp thuế cao đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và đe dọa sẽ tăng thêm thuế sau khi kết thúc thỏa thuận “ngừng bắn” 90 ngày hiện tại vào ngày 01/03/2019. Mục tiêu của việc áp thuế là nhằm thúc ép Trung Quốc chấm dứt chính sách ăn cắp công nghệ của Mỹ.

Chính phủ Trung Quốc gọi cuộc xung đột là một cuộc chiến thương mại vì hy vọng rằng nếu Trung Quốc mua một số lượng lớn các sản phẩm của Mỹ thì Mỹ sẽ chấm dứt việc áp thuế. Các nhà đàm phán Trung Quốc gần đây đã đề nghị mua đủ số sản phẩm của Mỹ để giảm thâm hụt thương mại của Mỹ xuống 0% vào năm 2024. Tuy nhiên các nhà đàm phán Mỹ đã bác bỏ biện pháp này như là một cách để chấm dứt cuộc tranh chấp. Continue reading “Bản chất chiến tranh thương mại Mỹ-Trung là về công nghệ”

Món quà của Trump dành cho Taliban

Nguồn: Brahma Chellaney, “Trump’s Gift to the Taliban”, Project Syndicate, 30/01/2019.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Sau các cuộc tấn công ngày 11/09/2001, Hoa Kỳ đã xâm lược Afghanistan và lật đổ chế độ Taliban, từ đó phá hủy một mạng lưới khủng bố quốc tế chủ chốt. Nhưng bây giờ, một nước Mỹ mệt mỏi vì chiến tranh, với một vị tổng thống đang tìm cách thoát khỏi mớ bòng bong càng nhanh càng tốt, đã đạt được một thỏa thuận dự kiến đáp ứng phần lớn các yêu sách của Taliban. Taliban, vồn từng chứa chấp al-Qaeda và hiện vẫn đang thực hiện các cuộc tấn công khủng bố nguy hiểm nhất thế giới, đã giành được không chỉ lời hứa của Mỹ về việc rút quân khỏi Afghanistan trong vòng 18 tháng, mà còn là cả một con đường để quay lại giành quyền lực ở Kabul.

Lịch sử đang lặp lại. Hoa Kỳ một lần nữa bỏ rơi một Afghanistan bị chiến tranh tàn phá, giống như cách họ đã làm ba thập niên trước sau một chiến dịch bí mật thành công của CIA nhằm buộc Liên Xô rời khỏi đất nước này. Hoa Kỳ, vốn đang tuyệt vọng tìm cách chấm dứt cuộc chiến dài nhất từ ​​trước đến nay của mình, dường như đã quên mất một bài học quan trọng về lần từ bỏ đó: hành động này đã biến Afghanistan trở thành một thành trì của khủng bố xuyên quốc gia, dẫn đến nội chiến và cuối cùng là những cuộc đổ máu ở phương Tây. Continue reading “Món quà của Trump dành cho Taliban”

Tham vọng công nghiệp hóa của VN: Trường hợp Vingroup và ngành công nghiệp ô tô

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “Vietnam’s Industrialization Ambitions: The Case of Vingroup and the Automotive Industry“, Trends In Southeast Asia, TRS2/19.

Giới thiệu

Tại Đại hội toàn quốc lần thứ 8 năm 1996, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đã đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một nước cơ bản công nghiệp hóa vào năm 2020. Tuy nhiên, vào tháng 4 năm 2016, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã thừa nhận rằng Việt Nam sẽ không thể đạt được mục tiêu đó. Tài liệu của Đại hội toàn quốc lần thứ 12 của ĐCSVN vào tháng 1 năm 2016 cũng thừa nhận thất bại này. Cụ thể, báo cáo chính trị của Đại hội đã thay thế mục tiêu “tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” của đại hội lần thứ 11 bằng mục tiêu “phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.” Việc thay đổi mục tiêu “2020” bằng từ “sớm” rất mơ hồ cho thấy Đảng có quan điểm thực tế hơn về tình trạng kinh tế cũng như triển vọng công nghiệp hóa của đất nước. Continue reading “Tham vọng công nghiệp hóa của VN: Trường hợp Vingroup và ngành công nghiệp ô tô”

Khủng hoảng tài chính Trung Quốc đã bắt đầu?

Nguồn: Michael Schuman, “Forget the Trade War. China Is Already in Crisis”, Bloomberg Businessweek, 17/01/2019.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Một lần nữa, các nhà đầu tư thế giới đang hướng ánh mắt lo lắng về phía Trung Quốc. Và họ có lý do để làm điều đó. Tăng trưởng kinh tế trong quý thứ ba đã giảm xuống còn 6,5%, tốc độ chậm nhất kể từ giai đoạn đỉnh điểm khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009. Lần đầu tiên số lượng tiêu thụ xe hơi đã giảm trong hơn hai thập niên. Thông báo của Apple vào đầu tháng 1 rằng doanh số iPhone tại Trung Quốc đang chùng xuống đã cảnh báo thế giới về việc một Trung Quốc đang trì trệ sẽ kéo giảm tốc độ tăng trưởng toàn cầu và lợi nhuận của các công ty. Nhưng người Trung Quốc đã nhận thấy điều đó một thời gian trước. Ngay cả sau một đợt tăng giá gần đây, thị trường chứng khoán Thượng Hải vẫn sụt giảm hơn một phần tư so với mức đỉnh năm 2018. Triển vọng cũng không sáng sủa hơn. Thuế quan đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ do Tổng thống Donald Trump áp đặt đang bắt đầu gây tổn thương cho các nhà máy của nước này. Một sự sụt giảm mạnh và bất ngờ trong kim ngạch nhập khẩu tháng 12 cho thấy nền kinh tế đang giảm tốc mạnh như thế nào. Điều đó đã khiến Bắc Kinh phải xuống nước và đàm phán với Washington để xoa dịu cuộc xung đột. Continue reading “Khủng hoảng tài chính Trung Quốc đã bắt đầu?”

Bối cảnh và diễn biến Hải chiến Hoàng Sa 1974

Nguồn: Carl O. Schuster, “Battle for Paracel Islands”, Historynet, 06/2017.

Biên dịch: Lê Đỗ Huy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày 11/01/1974, các sĩ quan Nam Việt Nam nhận được báo cáo về những động thái của Trung Quốc trên hai hòn đảo của Nam Việt Nam thuộc quần đảo Hoàng Sa. Hai ngày sau, Bộ tư lệnh Hải quân Sài Gòn phái hai tàu khu trục Lý Thường Kiệt HQ-16 và Trần Khánh Dư HQ-4 tới thám sát.

HQ- 16 tới đảo Hữu Nhật (Robert Island) vào 16/1 và nhận thấy đảo này đã bị “ngư dân” Trung Quốc, từ hai thuyền đang neo tại bãi ven đảo, chiếm đóng. Chỉ huy tàu HQ – 16 lệnh cho những người Trung Quốc rời đảo và bắn thị uy để họ hiểu ý định của ông. Sau đó họ bắn và phá hủy các lá cờ Trung Quốc và một khu vực chế biến cá mà những “người đánh cá” triển khai 6 ngày trước đó. HQ – 4 tới Hoàng Sa ngày 17/1 và phái một đơn vị đặc nhiệm SEAL của Nam Việt Nam lên đảo Hữu Nhật và đảo Quang Ảnh (Money Island) gần đó để nhổ những cờ Trung Quốc. Ngày 18/1, hai tàu chiến của Nam Việt Nam đuổi một tàu đánh cá bằng lưới rà của Trung Quốc, buộc con tàu bị phá hủy nặng nề này phải rời vùng biển. Sau đó các tàu khu trục Trần Bình Trọng HQ-5 và tàu quét mìn Nhật Tảo HQ-10 tới Hoàng Sa. Continue reading “Bối cảnh và diễn biến Hải chiến Hoàng Sa 1974”

Triển vọng thương chiến Mỹ-Trung: Trump sẽ tuyên bố ‘chiến thắng’?

Nguồn: Graham Allison, “Xi Jinping will Give Donald Trump a Victory on Trade”, The National Interest, 11/01/2019.

Biên dịch: Phan Huy Đạt | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi kết thúc vòng đàm phán đầu tiên vào ngày hôm qua tại Bắc Kinh, con đường phía trước để Mỹ và Trung Quốc tránh một cuộc chiến thuế quan toàn diện đã trở nên rõ ràng. Vẫn còn 50 ngày nữa mới tới ngày 1/3, thời điểm kết thúc thỏa thuận đình chiến mà Trump và Tập đã tuyên bố nhằm ngăn chặn đà tăng thuế của Mỹ từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, và các vòng đàm phán dường như sẽ được tiếp tục cho đến hạn chót. Nhưng trước ngày 1/3, Trump sẽ tuyên bố “chiến thắng” trong giai đoạn này của cuộc chiến – rồi kéo dài thỏa thuận đình chiến thêm 6 tháng nữa, trong giai đoạn đàm phán thứ hai đó hai bên sẽ giải quyết các vấn đề khó khăn hơn.

Đánh giá này của tôi dựa trên phân tích những thách thức kinh tế và chính trị mà Trump và Tập đang phải đối mặt. Nó cũng dựa trên các cuộc trao đổi với các thành viên chủ chốt của chính phủ Trung Quốc trong chuyến thăm của tôi tới Bắc Kinh gần đây. Continue reading “Triển vọng thương chiến Mỹ-Trung: Trump sẽ tuyên bố ‘chiến thắng’?”

Nayan Chanda: Nhìn lại việc Việt Nam lật đổ Khmer Đỏ

Nguồn: Nayan Chanda, “Vietnam’s Invasion of Cambodia, Revisited”, The Diplomat Magazine, 12/2018.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Bốn mươi năm sau khi Việt Nam tiến quân lật đổ Khmer Đỏ, rõ ràng Trung Quốc đã nổi lên trở thành người chiến thắng cuối cùng.

Sáng ngày 7 tháng 1 năm 1979, một đơn vị nhỏ của quân đội Việt Nam đã tràn vào Phnom Penh mà không phải nổ một phát súng nào, chấm dứt nền cai trị đẫm máu của Khmer Đỏ. Hành động đó cũng giáng một đòn nặng nề vào Trung Quốc. Tuy nhiên, chiến thắng của người Việt đã trở nên trống rỗng, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

Vài giờ trước đó, các nhà lãnh đạo Campuchia Dân chủ đã chạy trốn khỏi những đại lộ rộng lớn với những hàng dừa hai bên của thủ đô. Tiếng xe tăng và xe jeep của Việt Nam vang vọng khắp các tòa nhà bỏ hoang nơi người dân buộc phải sơ tán bốn năm trước khi Khmer Đỏ trỗi dậy nắm quyền. Một số lượng nhỏ cán bộ, binh lính và gia đình Khmer Đỏ cắm chốt trong thành phố ma đã được đưa đến nhà ga để bám vào một chuyến tàu rời đi Battambang. Continue reading “Nayan Chanda: Nhìn lại việc Việt Nam lật đổ Khmer Đỏ”

Thấy gì từ lập trường về COC của Việt Nam?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Ngày 31/12/2018, Reuters đưa tin rằng Việt Nam đang thúc đẩy một số điều khoản trong văn bản đàm phán của Bộ quy tắc ứng xử ASEAN-Trung Quốc (COC) ở Biển Đông, điều nhiều khả năng sẽ là “không thể chấp nhận được đối với Bắc Kinh”. Bài viết chỉ ra rằng Hà Nội đang tìm cách đặt ra ngoài vòng pháp luật nhiều hành động mà Trung Quốc đã thực hiện ở Biển Đông trong những năm qua, bao gồm xây đảo nhân tạo, phong tỏa biển và triển khai các loại vũ khí tấn công. Hà Nội cũng yêu cầu các quốc gia phải làm rõ yêu sách trên biển của mình theo đúng quy định của luật pháp quốc tế. Thú vị hơn, Hà Nội kêu gọi cấm thiết lập bất cứ Khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) mới nào trên Biển Đông. Continue reading “Thấy gì từ lập trường về COC của Việt Nam?”