05/05/1821: Napoleon qua đời

5173

Nguồn:Napoleon dies in exile”, History.com (truy cập ngày 5/5/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1821, Napoleon Bonaparte, cựu lãnh tụ người Pháp, người từng cai trị một đế chế trải rộng khắp châu Âu, đã qua đời khi đang là một tù nhân của Anh trên hòn đảo xa xôi Saint Helena ở phía Nam Đại Tây Dương.

Napoleon sinh ra ở đảo Corsica, và là một trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử, đã thăng tiến nhanh chóng trong hàng ngũ của Quân đội Cách mạng Pháp trong những năm cuối thập niên 1790. Tới năm 1799, Pháp đang lâm chiến với hầu hết các nước châu Âu, và Napoleon đã về nước khi đang tham gia một chiến dịch ở Ai Cập để tiếp quản chính phủ Pháp và cứu dân tộc mình khỏi sự sụp đổ. Continue reading “05/05/1821: Napoleon qua đời”

27/04/1773: Quốc hội Anh thông qua Luật Trà

bstontpt

Nguồn:Parliament passes the Tea Act”, History.com (truy cập ngày 27/4/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1773, Quốc hội Anh thông qua Luật Trà, một dự luật được thiết kế để cứu vãn Công ty Đông Ấn khỏi bị phá sản bằng cách giảm đáng kể thuế trà mà công ty phải trả cho chính phủ Anh, qua đó cấp cho công ty này vị thế độc quyền trên thực tế đối với việc xuất khẩu trà sang Mỹ. Bởi vì tất cả các loại trà hợp pháp nhập vào các thuộc địa Bắc Mỹ đều phải đi qua Anh nên cho phép công ty Đông Ấn trả thuế thấp hơn ở Anh cũng đồng nghĩa với việc cho phép công ty này bán trà giá rẻ hơn ở các thuộc địa Bắc Mỹ. Thậm chí trà Hà Lan trốn thuế, nhập vào các thuộc địa một cách bất hợp pháp thông qua buôn lậu, vẫn đắt hơn trà của công ty Đông Ấn sau khi đạo luật này có hiệu lực. Continue reading “27/04/1773: Quốc hội Anh thông qua Luật Trà”

26/04/1986: Tai nạn hạt nhân nổ ra tại Chernobyl

chern

Nguồn:Nuclear explosion at Chernobyl”, History.com (truy cập ngày 26/4/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1986, tai nạn hạt nhân tồi tệ nhất thế giới cho đến nay xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl gần Kiev tại Ukraine. Tổng số người chết vì thảm họa này vẫn đang được kiểm đếm, nhưng các chuyên gia tin rằng hàng ngàn người đã thiệt mạng và tới 70.000 người bị nhiễm xạ nặng. Ngoài ra, một diện tích đất rộng lớn trở nên không phù hợp với sự sống trong vòng 150 năm. 150.000 người từng sống trong bán kính 18 dặm xung quanh Chernobyl đã phải dời đi vĩnh viễn. Continue reading “26/04/1986: Tai nạn hạt nhân nổ ra tại Chernobyl”

20/04/1980: Castro cho dân Cuba tự do di tản sang Mỹ

tdih-april20-HD_still_624x352

Nguồn:20/04/1980: Castro announces Mariel Boatlift”, History.com (truy cập ngày 20/04/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1980, chế độ Castro tuyên bố rằng tất cả người dân Cuba có nhu cầu di cư đến Hoa Kỳ đều được tự do lên tàu tại cảng Mariel, phía tây của thủ đô Havana, qua đó khởi đầu sự kiện Di tản bằng thuyền từ cảng Mariel (Mariel Boatlift). 125.000 người tị nạn Cuba từ Mariel đã đặt chân đến Florida vào ngày hôm sau.

Vụ di tản đã bị thúc đẩy bởi tình trạng thiếu nhà ở và việc làm do tình hình kinh tế ốm yếu của Cuba, dẫn đến những căng thẳng âm ỉ nội bộ trên hòn đảo này. Ngày 1 tháng 4, Hector Sanyustiz và bốn người khác đã lái một chiếc xe buýt đâm xuyên qua hàng rào Đại sứ quán Peru và được cấp tị nạn chính trị. Các lính bảo vệ người Cuba trên đường phố đã nổ súng. Một người lính bảo vệ đã bị chết trong sự cố này. Continue reading “20/04/1980: Castro cho dân Cuba tự do di tản sang Mỹ”

25/03/1918: Cộng hòa Nhân dân Belarus được thành lập

Government_of_BNR

Nguồn:Belarusian Peoples’ Republic established”, History.com (truy cập ngày 25/3/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Chưa đầy ba tuần sau khi Hiệp ước Brest-Litovsk chính thức chấm dứt sự tham gia của Nga vào Thế chiến I, Belarus, nguyên là một tỉnh của Nga, đã tuyên bố trở thành một nước cộng hòa dân chủ độc lập vào ngày này năm 1918.

Nước Belarus ngày nay – còn gọi là Belorussia – trước đây là một phần của Ba Lan, nước láng giềng về phía tây, cho đến khi một loạt các cuộc chiến tranh trong những năm cuối thế kỷ 18 dẫn tới sự chia cắt của Ba Lan và Belarus rơi vào tay Nga. Năm 1917, Belarus đã tận dụng sự yếu kém của Nga và các rối loạn do sự tham gia của Nga vào Thế chiến I cũng như cuộc cách mạng Bolshevik vào năm đó để tuyên bố độc lập, sau hơn một thế kỷ nằm dưới sự chiếm đóng của đế chế Sa hoàng. Vào thời điểm đó, Belarus đang bị chiếm bởi quân đội Đức, theo các điều khoản được chính thức hóa tại Brest-Litovsk vào ngày 3 tháng 3. Continue reading “25/03/1918: Cộng hòa Nhân dân Belarus được thành lập”

23/03/1970: Sihanouk kêu gọi vũ trang chống Lon Nol

8119998_orig

Nguồn:Prince Sihanouk issues a call for arms”, History.com (truy cập ngày 23/3/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1970, từ Bắc Kinh, Hoàng thân Norodom Sihanouk của Campuchia công khai kêu gọi sử dụng vũ trang để chống lại chính phủ Lon Nol ở Phnom Penh và yêu cầu thành lập Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Campuchia (FUNK) nhằm liên kết tất cả các phe phái đối lập chống lại Lon Nol. Bắc Việt Nam, Mặt trận Giải phóng Dân tộc (Việt Cộng), và lực lượng cộng sản Pathet Lào ngay lập tức cam kết ủng hộ cho tổ chức mới này. Continue reading “23/03/1970: Sihanouk kêu gọi vũ trang chống Lon Nol”

21/03/1943: Âm mưu ám sát Hitler thất bại

von

Nguồn:Another plot to kill Hitler foiled”, History.com (truy cập 21/3/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1943, âm mưu thứ hai trong một tuần của một số quân nhân nhằm ám sát Hitler đã thất bại.

Từ mùa hè năm 1941, Trung tướng Henning von Tresckow, một thành viên của Tập đoàn Quân Trung ương dưới quyền Đại tướng Fedor von Bock, đã lãnh đạo nhiều âm mưu ám sát Adolf Hitler. Cùng với nhân viên của mình là Trung úy Fabian von Schlabrendorff, cùng hai kẻ âm mưu khác, những người tin rằng Hitler đang dẫn nước Đức đến chỗ ô nhục, Tresckow đã lên kế hoạch bắt giữ vị Quốc trưởng khi ông đến thăm trụ sở chính của Tập đoàn quân tại Borisov, lúc đó đóng trong lãnh thổ Liên Xô. Nhưng sự ngây thơ của họ trong vấn đề này trở nên rõ ràng khi Hitler được bao quanh bởi các vệ sĩ SS và ngồi trong một chiếc xe trong một đội hình xe. Họ không bao giờ có cơ hội lại được gần Hitler. Continue reading “21/03/1943: Âm mưu ám sát Hitler thất bại”

20/03/1953: Khrushchev bắt đầu trỗi dậy nắm quyền

khrushchev

Nguồn:Khrushchev begins his rise to power”, History.com (truy cập ngày 20/3/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1953, Chính phủ Liên Xô thông báo rằng Nikita Khrushchev là một trong năm người được bầu vào Ban Bí thư mới được thành lập của Đảng Cộng sản. Việc Khrushchev được lựa chọn là một bước quan trọng đầu tiên dẫn đến sự trỗi dậy nắm quyền của ông ở Liên Xô – một bước tiến mà cuối cùng giúp Khrushchev được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản vào tháng 9 năm 1953, và sau đó là Thủ tướng vào năm 1958.

Cái chết của Joseph Stalin vào ngày 5 tháng 3 năm 1953 đã tạo ra một khoảng trống rất lớn trong dàn lãnh đạo Liên Xô. Stalin đã cai trị Liên Xô từ những năm 1920. Với việc ông qua đời, người thừa kế hiển nhiên là Georgy Maksimilianovich Malenkov, người được chỉ định làm thủ tướng và Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản ngay sau cái chết của Stalin. Tuy nhiên, sự chuyển tiếp tưởng như trơn tru này lại ẩn dấu một cuộc đấu tranh quyền lực ngày càng tăng giữa Malenkov và Nikita Khrushchev. Continue reading “20/03/1953: Khrushchev bắt đầu trỗi dậy nắm quyền”

Tại sao nhiều cử tri Mỹ không tin tưởng bà Clinton?

20160206_blp538

Nguồn:Why the Clinton Foundation is so controversial“, The Economist, 07/02/2016.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Một trong những vấn đề chính của bà Hillary Clinton trong quá trình tìm cách trở thành nữ tổng thống đầu tiên của nước Mỹ là sự thiếu tin tưởng của cử tri vào bà. Một cuộc thăm dò của The Economist / YouGov hồi tháng 12 cho thấy 53% số người được hỏi xem bà là không trung thực và không đáng tin cậy. Chỉ Donald Trump là ứng cử viên tổng thống khác có hơn 50% số người được khảo sát xem là không trung thực và không đáng tin cậy. Trong khi đó, đối thủ chính của bà Clinton, Bernie Sanders, được 41% số người trả lời coi là trung thực và đáng tin cậy. Đây là tỉ lệ cao nhất mà bất kỳ ứng cử viên chính nào đạt được, và chỉ có 27% số người trả lời nói rằng họ không tin tưởng ông. Đặc biệt, các cử tri trẻ tuổi có xu hướng không tin tưởng bà Clinton và tin vào tất cả mọi thứ ông Sanders, một thượng nghị sĩ đến từ bang Vermont, nói với họ. Continue reading “Tại sao nhiều cử tri Mỹ không tin tưởng bà Clinton?”

Triển vọng thỏa thuận ngừng bắn ở Syria

20160213_blp537

Nguồn:A questionable agreement to stop the war in Syria“, The Economist, 12/02/2016.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Thỏa thuận đạt được vào đêm thứ Năm tại Hội nghị An ninh Munich thường niên giữa John Kerry, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, và Sergei Lavrov, Ngoại trưởng Nga – và một số đại diện các nước trong khu vực và các tổ chức quốc tế, hứa hẹn sẽ cung cấp các hàng cứu trợ nhân đạo trong vài ngày tới cho các thị trấn bị bao vây của Syria, nơi nhiều người dân tuyệt vọng đối mặt với nạn đói. Theo dự kiến, trong vòng một tuần sau đó sẽ là một giai đoạn “chấm dứt thù địch”, điều sẽ giúp chuẩn bị điều kiện cho một lệnh ngừng bắn chính thức hơn.

Các cuộc đàm phán hòa bình bị tạm ngưng ở Geneva được lên kế hoạch sẽ nhóm họp lại vào ngày 25 tháng 2, nhưng sẽ chỉ diễn ra nếu phe đối lập Syria tin rằng tất cả các bên tham gia đàm phán, trong đó bao gồm chế độ Bashar al-Assad với những người bảo trợ là Nga và Iran, sẽ tuân thủ các điều khoản của Nghị quyết số 2254 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc được thông qua hồi tháng 12/2015. Continue reading “Triển vọng thỏa thuận ngừng bắn ở Syria”

12/02/1912: Hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc thoái vị

pho nghi

Nguồn:Last emperor of China abdicates”, History.com (truy cập ngày 11/2/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1912, Tuyên Thống (Hsian-T’ung), vị hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc, bị buộc phải thoái vị sau cuộc Cách mạng Tân Hợi do Tôn Dật Tiên lãnh đạo. Một chính phủ lâm thời được thành lập thay thế cho triều đình, chấm dứt 267 năm cai trị của người Mãn Châu và hơn 2.000 năm cai trị của chế độ phong kiến tại Trung Quốc. Vị cựu hoàng, lúc đó chỉ mới 6 tuổi, được phép tiếp tục sống trong Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, và ông đã lấy tên là Henry Phổ Nghi (Pu Yi). Continue reading “12/02/1912: Hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc thoái vị”

11/02/1990: Nelson Mandela được thả ra khỏi tù

mandela

Nguồn:Nelson Mandela released from prison”, History.com (truy cập ngày 11/2/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Nelson Mandela, lãnh tụ của phong trào đòi chấm dứt nạn phân biệt chủng tộc (apartheid) ở Nam Phi, đã được ra tù sau 27 năm vào ngày 11 tháng 2 năm 1990.

Năm 1944, Mandela, lúc đó là một luật sư, đã tham gia Đại hội Dân tộc Phi (ANC), tổ chức chính trị lâu đời nhất của người da đen tại Nam Phi, nơi ông trở thành một lãnh đạo của phong trào thanh niên đảng này tại thành phố Johannesburg. Năm 1952, ông trở thành phó chủ tịch quốc gia của ANC, ủng hộ phản kháng bất bạo động để chống lại apartheid – một hệ thống được thể chế hóa ở Nam Phi nhằm bảo vệ quyền tối thượng của người da trắng và tách biệt chủng tộc. Tuy nhiên, sau cuộc thảm sát những người biểu tình da đen ôn hòa tại Sharpeville năm 1960, Nelson đã giúp tổ chức một nhánh bán quân sự của ANC để tham gia vào chiến tranh du kích chống lại chính phủ thiểu số da trắng. Continue reading “11/02/1990: Nelson Mandela được thả ra khỏi tù”

10/02/1965: Việt Cộng tấn công trại lính Mỹ ở Qui Nhơn

QuiNhonblast-1

Nguồn:Viet Cong blow up U.S. barracks”, History.com (truy cập 9/2/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1965, các du kích Việt Cộng đã đánh bom một trại lính của Hoa Kỳ tại Qui Nhơn, nằm cách 75 dặm về phía đông Pleiku trên bờ biển miền Trung, với một khối chất nổ nặng 45kg đặt dưới tòa nhà. Tổng cộng có 23 nhân viên Hoa Kỳ, cũng như hai du kích Việt Cộng, bị thiệt mạng. Để phản ứng lại cuộc tấn công, Tổng thống Lyndon B. Johnson đã ra lệnh tiến hành một chiến dịch không kích trả đũa vào Bắc Việt Nam gọi là Chiến dịch Flaming Dart II (Phi tiêu lửa). Continue reading “10/02/1965: Việt Cộng tấn công trại lính Mỹ ở Qui Nhơn”

09/02/1950: McCarthy cáo buộc cộng sản xâm nhập BNG Mỹ

p19-20AUG12-620x452

Nguồn: “McCarthy accuses State Department of communist infiltration”, History.com.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1950, Joseph Raymond McCarthy, một thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa tương đối ít người biết đến từ bang Wisconsin, đã tuyên bố trong một bài phát biểu tại Wheeling, West Virginia, rằng ông ta có trong tay danh sách 205 người cộng sản đã thâm nhập vào Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Lời tuyên bố vô căn cứ, vốn không hơn gì một chiêu thức gây chú ý, đột nhiên đẩy Thượng nghị sĩ McCarthy trở thành tâm điểm chú ý của quốc gia.

Khi được đề nghị tiết lộ các tên trong danh sách, vị thượng nghị sĩ liều lĩnh và cơ hội này đã nêu tên một số các quan chức mà ông ta xác định có tội bằng cách gán ghép, chẳng hạn như Owen Lattimore, một chuyên gia về văn hóa và các vấn đề Trung Quốc làm tư vấn cho Bộ Ngoại giao. McCarthy đã mô tả Lattimore là một “điệp viên hàng đầu của Nga” ở Mỹ. Continue reading “09/02/1950: McCarthy cáo buộc cộng sản xâm nhập BNG Mỹ”

07/02/1990: ĐCS Liên Xô từ bỏ độc quyền lãnh đạo

aptopix-russia

Nguồn: Soviet Communist Party gives up monopoly on political power”, History.com (truy cập ngày 06/02/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1990, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đồng ý tán thành đề nghị của Tổng thống Mikhail Gorbachev cho phép đảng từ bỏ sự độc quyền lãnh đạo chính trị kéo dài 70 năm của mình. Quyết định của Ủy ban cho phép sự thách thức chính trị đối với sự thống trị của đảng ở Nga là một tín hiệu khác cho thấy sự sụp đổ sắp đến của hệ thống Xô-viết.

Vào cuối ngày thứ ba của kỳ họp cực kỳ căng thẳng bàn về các cải cách kinh tế và chính trị ở Liên Xô, Ủy ban Trung ương Đảng đã thông báo rằng ủy ban ủng hộ ý tưởng Đảng Cộng sản Liên Xô không nên “đòi hỏi bất kỳ vai trò đặc biệt nào phải được ghi rõ trong Hiến pháp” vốn lúc đó đang được viết lại. Đề xuất này là một trong nhiều đề xuất do Tổng thống Gorbachev đưa ra trong các cuộc họp. Continue reading “07/02/1990: ĐCS Liên Xô từ bỏ độc quyền lãnh đạo”

06/02/1952: Elizabeth trở thành Nữ hoàng Anh

queen-elizabeth-ii-crown

Nguồn:Elizabeth becomes queen”, History.com, (truy cập ngày 05/02/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1952, sau một cơn bệnh dài, Vua George VI của Vương quốc Anh và Bắc Ireland, đã qua đời khi đang ngủ tại dinh thự hoàng gia ở Sandringham. Công chúa Elizabeth, con gái lớn trong số hai cô con gái của nhà vua và là người kế vị ông, đang ở Kenya tại thời điểm xảy ra cái chết của cha mình. Bà đã đăng quang trở thành Nữ hoàng Elizabeth II vào ngày 2 tháng 6 năm 1953, ở tuổi 27.

Vua George VI, con trai thứ hai của vua George V, lên ngôi vào năm 1936 sau khi anh trai của ông, vua Edward VIII, tự nguyện thoái vị để cưới bà Wallis Simpson, một người Mỹ đã ly dị. Trong Thế chiến II, vua George đã làm việc để tập hợp sự đoàn kết của người Anh bằng cách đi thăm các vùng chiến sự, thực hiện một loạt các chương trình phát thanh nhằm củng cố tinh thần của người dân (vì điều này ông đã vượt qua được chứng nói lắp). Continue reading “06/02/1952: Elizabeth trở thành Nữ hoàng Anh”

05/02/1989: Liên Xô rút quân khỏi Kabul

article-132412

Nguồn:The last Soviet troops leave Kabul”, History.com (truy cập ngày 3/2/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Trong một động thái quan trọng báo hiệu sự kết thúc gần một thập niên can thiệp quân sự của Liên Xô vào Afghanistan, những người lính Nga cuối cùng đã rút khỏi thủ đô Kabul. Chưa đầy hai tuần sau đó, toàn bộ quân Liên Xô đã rút khỏi Afghanistan, kết thúc điều mà nhiều nhà quan sát gọi là “chiến tranh Việt Nam của Liên Xô.”

Lực lượng vũ trang của Liên Xô tiến vào Afghanistan vào tháng 12 năm 1979 để hỗ trợ chính phủ cộng sản thân Liên Xô của quốc gia này trong các cuộc chiến với phiến quân Hồi giáo. Gần như ngay lập tức, Liên Xô nhận ra mình đã bị sa lầy trong một cuộc xung đột leo thang nhanh chóng. Phiến quân Afghanistan tiến hành kháng chiến mạnh mẽ một cách bất ngờ chống lại sự can thiệp của người Nga. Continue reading “05/02/1989: Liên Xô rút quân khỏi Kabul”

Tại sao bầu cử sơ bộ diễn ra đầu tiên ở bang Iowa?

iowa

Nguồn:Election 101: Why is Iowa first?”, History.com, 01/02/2016.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Kể từ năm 1972, bầu cử sơ bộ ở bang Iowa đã trở thành cuộc tranh cử đầu tiên của các ứng viên trên con đường giành được đề cử (làm ứng viên tổng thống chính thức) của mỗi đảng. Nhưng tại sao lại là Iowa? Nguyên nhân  bắt nguồn từ hội nghị của đảng Dân chủ năm 1968.

Các sự kiện dẫn tới hội nghị này đã rất biến động. Chiến tranh Việt Nam bước vào năm thứ 14, cả Martin Luther King, Jr. và ứng cử viên tổng thống Robert Kennedy đều bị ám sát vào mùa xuân năm đó, và Tổng thống Lyndon Johnson đã rút lui khỏi cuộc đua vào hồi tháng 3, quyết định không tìm cách ở lại thêm một nhiệm kỳ nữa. Tháng 4 năm đó, Hubert Humphrey – phó tổng thống của Johnson – đã nhảy vào cuộc đua. Continue reading “Tại sao bầu cử sơ bộ diễn ra đầu tiên ở bang Iowa?”

04/02/1945: Khai mạc Hội nghị Yalta

Yalta-summit-1945

Nguồn:The Yalta Conference commences”, History.com (truy cập ngày 3/2/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1945, Tổng thống Franklin D. Roosevelt (Mỹ), Thủ tướng Winston Churchill (Anh), và Thủ tướng Joseph Stalin (Liên Xô) đã gặp nhau tại Yalta, Crimea, để thảo luận và lập kế hoạch cho thế giới hậu chiến – cụ thể là giải quyết sự phân bổ lại quyền lực và ảnh hưởng. Nhiều người cho rằng chính tại Yalta Chiến tranh Lạnh đã ra đời.

Các cường quốc đã xác định rằng một nước Đức bại trận sẽ được chia cắt thành các khu vực chiếm đóng của Hoa Kỳ, Anh, Pháp, và Liên Xô, các cường quốc chính của phe Đồng Minh. Một khi đã vào Đức, quân đội Đồng Minh sẽ giám sát việc giải thể bộ máy quân đội Đức và truy tố các tội phạm chiến tranh. Một ủy ban đặc biệt cũng sẽ xác định việc bồi thường chiến phí. Continue reading “04/02/1945: Khai mạc Hội nghị Yalta”

Nghi lễ mổ bụng seppuku diễn ra như thế nào?

seppuku

Nguồn:What is Seppuku?”, History.com, 14/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Thường được gọi là “hara-kiri” ở phương Tây, seppuku (mổ bụng) là một nghi lễ tự sát bắt nguồn từ tầng lớp chiến binh samurai cổ xưa của Nhật Bản. Hành động ghê rợn này thường bao gồm việc tự đâm vào bụng mình bằng một thanh gươm ngắn, mổ phanh dạ dày, sau đó đâm ngược lưỡi gươm lên trên để đảm bảo vết thương sẽ gây tử vong. Một số người thực hành nghi lễ này chấp nhận chết từ từ, nhưng họ thường nhờ đến sự giúp đỡ của một “kaishakunin”, hay người giúp đỡ thứ hai, người sẽ giúp chặt đầu họ bằng một thanh kiếm ngay sau khi họ mới bắt đầu mổ bụng. Toàn bộ quá trình được tổ chức thành một nghi lễ trang trọng. Trong số các nghi lễ có việc cá nhân chuẩn bị mổ bụng thường uống rượu sake và sáng tác một bài thơ ngắn nói về cái chết của mình trước khi cầm dao. Continue reading “Nghi lễ mổ bụng seppuku diễn ra như thế nào?”