03/02/1994: Mỹ dỡ bỏ cấm vận đối với Việt Nam

pcoca

Nguồn:Clinton ends trade embargo of Vietnam”, History.com (truy cập ngày 02/02/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1994, Tổng thống Bill Clinton đã dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại kéo dài 19 năm đối với nước CHXHCN Việt Nam. Lệnh cấm vận đã được áp đặt từ năm 1975 khi quân đội Bắc Việt chiếm được thành phố Sài Gòn ở Nam Việt Nam trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

Tổng thống Clinton dỡ bỏ cấm vận chủ yếu để khuyến khích các nỗ lực hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam nhằm tìm kiếm các tù nhân chiến tranh người Mỹ (POW) và những người mất tích trong chiến tranh (MIA) vẫn chưa được tìm thấy sau chiến tranh. Ông cũng tin tưởng rằng quan hệ kinh doanh được cải thiện giữa Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ có lợi cho nền kinh tế của cả hai nước. Continue reading “03/02/1994: Mỹ dỡ bỏ cấm vận đối với Việt Nam”

02/02/1943: Đức đầu hàng, trận Stalingrad kết thúc

stalingrad-german-pow

Nguồn:Battle of Stalingrad ends“, History.com (truy cập ngày 1/2/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1943, các binh sĩ cuối cùng của Đức tại thành phố Stalingrad của Liên Xô đã đầu hàng Hồng quân, kết thúc một trong những trận đánh then chốt của Thế chiến II.

Ngày 22 tháng 6 năm 1941, bất chấp các điều khoản của Hiệp ước bất tương xâm Xô – Đức năm 1939, phát xít Đức đã phát động một cuộc xâm lược lớn chống lại Liên Xô. Được hỗ trợ bởi lực lượng không quân hùng mạnh hơn, quân đội Đức đã nhanh chóng băng qua vùng đồng bằng Nga, gây tổn thương khủng khiếp cho Hồng quân và người dân Liên Xô. Với sự hỗ trợ của quân đội các nước đồng minh trong phe Trục, người Đức đã chinh phục được một vùng lãnh thổ rộng lớn, và tới giữa tháng 10, các thành phố lớn của nước Nga là Leningrad và Moskva đã bị bao vây. Tuy nhiên, Liên Xô tiếp tục cầm cự, và mùa đông sắp tới buộc Đức phải tạm dừng các cuộc tấn công. Continue reading “02/02/1943: Đức đầu hàng, trận Stalingrad kết thúc”

01/02/1908: Vua và thái tử Bồ Đào Nha bị ám sát

0000493e_medium

Nguồn:Portuguese king and heir assassinated“, History.com (truy cập ngày 31/01/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1908, vua Carlos I của Bồ Đào Nha và con trai cả của ông, Luis Filipe, đã bị ám sát bởi các nhà cách mạng khi đang ngồi trên một xe ngựa diễu hành qua các đường phố của Lisbon, thủ đô Bồ Đào Nha.

Carlos lên ngôi vua Bồ Đào Nha vào năm 1889 sau cái chết của cha mình, vua Louis I. Mặc dù ông có tài quản lý hành chính, nhưng vương quốc mà Carlos thừa hưởng đầy rẫy sự trì trệ cũng như các rắc rối về chính trị và tài chính, đặc biệt là liên quan đến sự suy giảm nhanh chóng đế chế thuộc địa của Bồ Đào Nha ở châu Phi. Continue reading “01/02/1908: Vua và thái tử Bồ Đào Nha bị ám sát”

31/01/1606: Guy Fawkes bị đưa ra hành quyết

guy-fawkes-king-james-i

Nguồn:The death of Guy Fawkes”, History.com (truy cập 30/01/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1606, tại Westminster ở London, Guy Fawkes, người chủ mưu trong một âm mưu làm nổ tung tòa nhà Quốc hội Anh, đã tự tử ít giây trước khi ông bị hành quyết vì tội phản quốc.

Vào đêm trước của một phiên họp quốc hội được dự kiến diễn ra ​​vào ngày 5 tháng 11 năm 1605, Sir Thomas Knyvett phát hiện ra Guy Fawkes đang ẩn nấp trong tầng hầm của tòa nhà Quốc hội. Fawkes bị bắt giam và tòa nhà bị lục soát kỹ lưỡng. Gần hai tấn thuốc súng đã được tìm thấy giấu trong hầm. Trong quá trình thẩm vấn, Fawkes tiết lộ rằng ông tham gia vào một âm mưu của lực lượng Công giáo Anh do Robert Catesby tổ chức nhằm tiêu diệt toàn bộ chính phủ Tin Lành của Anh, bao gồm cả vua James I. Nhà vua dự kiến sẽ tham dự kỳ họp Quốc hội vào ngày 5 tháng 11. Continue reading “31/01/1606: Guy Fawkes bị đưa ra hành quyết”

30/01/1968: Cuộc tấn công Tết Mậu Thân bắt đầu

cholon

Nguồn:Tet Offensive begins”, History.com (truy cập ngày 29/01/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Rạng sáng ngày đầu tiên của đợt ngừng bắn Tết Mậu Thân năm 1968, các lực lượng Việt Cộng – được hỗ trợ bởi một số lượng lớn quân Bắc Việt – đã bắt đầu các cuộc tấn công lớn nhất và được phối hợp tốt nhất trong Chiến tranh Việt Nam, đánh vào trung tâm của bảy thành phố lớn nhất của Nam Việt Nam và tấn công 30 tỉnh lị trải dài từ đồng bằng sông Cửu Long đến khu vực phi quân sự (DMZ).

Trong số các thành phố bị chiếm trong bốn ngày đầu tiên của cuộc tấn công có Huế, Đà Lạt, Kontum, và Quảng Trị; và ở phía Bắc (của Nam Việt Nam), tất cả năm thị xã tỉnh lỵ đã bị đánh chiếm. Đồng thời, lực lượng Việt Cộng đã pháo kích nhiều sân bay và các căn cứ của quân Đồng Minh. Continue reading “30/01/1968: Cuộc tấn công Tết Mậu Thân bắt đầu”

29/01/1979: Đặng và Carter ký thỏa thuận lịch sử

DengCarter

Nguồn:Deng Xiaoping and Jimmy Carter sign accords”, History.com (truy cập ngày 28/01/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1979, Đặng Tiểu Bình, phó thủ tướng Trung Quốc, đã gặp Tổng thống Jimmy Carter, và họ cùng nhau ký các thỏa thuận lịch sử mới, qua đó đảo ngược hàng thập kỷ chống Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Hoa Kỳ.

Đặng Tiểu Bình đã trải qua quá trình biến đổi đầy đủ và toàn diện của Trung Quốc. Là con trai của một địa chủ, ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào năm 1920 và tham gia vào cuộc Vạn Lý Trường Chinh của Mao Trạch Đông vào năm 1934. Năm 1945, ông được bổ nhiệm vào Ủy ban Trung ương Đảng, và với chiến thắng năm 1949 của phe cộng sản trong cuộc Nội chiến Trung Quốc, ông trở thành lãnh đạo đảng tại khu vực Tây Nam Trung Quốc. Được điều về Bắc Kinh làm phó thủ tướng vào năm 1952, ông đã thăng tiến nhanh chóng, trở thành tổng bí thư ĐCSTQ vào năm 1954, và là thành viên của Bộ Chính trị cầm quyền vào năm 1955. Continue reading “29/01/1979: Đặng và Carter ký thỏa thuận lịch sử”

28/01/1915: Đức đánh chìm tàu buôn Mỹ

28012016

Nguồn:Germans sink American merchant ship“, History.com (truy cập ngày 27/01/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1915, trong cuộc tấn công đầu tiên của Đức chống lại các lợi ích hàng hải của Mỹ trên biển, thuyền trưởng của một tuần dương hạm Đức đã ra lệnh phá hủy tàu buôn Mỹ có tên William P. Frye.

William P. Frye, một tàu thép bốn cột buồm được đóng ở Bath, Maine, năm 1901 và được đặt tên theo tên Thượng nghị sĩ William Pierce Frye (1830-1911) nổi tiếng của Maine. Con tàu chờ lúa mì và đang trên đường tới Anh. Vào ngày 27/01, nó bị chặn bởi một tuần dương hạm của Đức ở phía Nam Đại Tây Dương ngoài khơi bờ biển Brazil và được lệnh phải vứt bỏ hàng hóa vì Đức cho rằng đó là hàng buôn lậu. Khi thủy thủ đoàn của con tàu Mỹ không thực hiện đầy đủ mệnh lệnh vào ngày hôm sau, thuyền trưởng người Đức đã ra lệnh phá hủy con tàu. Continue reading “28/01/1915: Đức đánh chìm tàu buôn Mỹ”

27/01/1944: Liên Xô phá vỡ cuộc bao vây Leningrad

957d03b

Nguồn:Siege of Leningrad is lifted“, History.com (truy cập ngày 26/01/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1944, các lực lượng Liên Xô đã phá vỡ cuộc bao vây Leningrad, kết thúc cuộc vây hãm thành phố kéo dài 900 ngày của Đức, trong đó hàng trăm ngàn người Nga đã bị thiệt mạng.

Cuộc bao vây chính thức bắt đầu vào ngày 8 tháng 9 năm 1941. Người dân Leningrad bắt đầu xây dựng các công sự chống xe tăng và đã thành công trong việc tạo ra một thế phòng thủ ổn định bảo vệ thành phố, nhưng đồng thời do đó bị mất đường tiếp cận các tài nguyên quan trọng trong nội địa Liên Xô, nhất là Moskva. Năm 1942, ước tính có khoảng 650.000 người dân Leningrad bỏ mạng vì nạn đói, bệnh tật, trúng bom đạn, và bị thương từ các đợt pháo kích liên tục của quân Đức. Continue reading “27/01/1944: Liên Xô phá vỡ cuộc bao vây Leningrad”

26/01/1788: Australia được thành lập

ausdayagain

Nguồn:Australia Day“, History.com (truy cập ngày 25/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1788, thuyền trưởng Arthur Phillip dẫn đầu một đội tàu 11 chiếc của Anh chở các tù nhân đến thuộc địa New South Wales, qua đó đặt nền móng cho nước Australia ngày nay. Sau khi vượt qua một giai đoạn khó khăn, thuộc địa non trẻ đã bắt đầu ăn mừng ngày lễ kỷ niệm này.

Australia, từng được gọi là New South Wales, ban đầu được dự định làm một thuộc địa cho các tù nhân. Tháng 10 năm 1786, chính phủ Anh bổ nhiệm thuyền trưởng Arthur Phillip của tàu HMS Sirius, và giao cho ông thành lập một trại lao động nông nghiệp cho tù nhân Anh ở đó. Do không biết rõ những gì mình có thể mong đợi từ các vùng đất bí ẩn và xa xôi kia, Phillip gặp khó khăn rất lớn trong việc tập hợp được đội tàu để bắt đầu cuộc hành trình. Continue reading “26/01/1788: Australia được thành lập”

Tại sao EU đang đau đầu vì Ba Lan?

20160116_blp533

Nguồn:Why is Poland’s government worrying the EU?”, The Economist, 12/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Ba Lan đang khiến cho châu Âu đau đầu. Kể từ khi Đảng Công  lý và Pháp luật (viết tắt là PiS trong tiếng Ba Lan) có xu hướng bảo thủ về mặt xã hội và có phần bài châu Âu giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử quốc hội vào ngày 25 tháng 10, nước này đã không còn là gương mặt tiêu biểu của hội nhập châu Âu nữa mà trở thành một “đứa con hư” của tổ chức này. Chính phủ mới đã bất chấp các cảnh báo của Liên minh châu Âu, thông qua các đạo luật mà các nhà phê bình coi là đã làm suy yếu cơ chế kiểm soát và cân bằng của hiến pháp cũng như tự do báo chí. Những nhà chính trị theo hướng trung dung và tự do cảnh báo về khả năng “Orban hóa” vì sợ rằng Ba Lan đang đi theo con đường phi tự do của Viktor Orban, Thủ tướng Hungary. Continue reading “Tại sao EU đang đau đầu vì Ba Lan?”

Nguyên nhân dẫn tới Chiến tranh Ba mươi năm là gì?

20160109_blp555

Nguồn:  “What happened in the Thirty Years War?”, The Economist, 13/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Căng thẳng ở Trung Đông giữa Saudi Arabia (do nhà Saud dòng Sunni cai trị) và Iran (lãnh đạo phe Shia) đã khiến nhiều nhà bình luận so sánh tình trạng này với cuộc Chiến tranh Ba mươi năm (1618-1648) ở châu Âu. Đó là một cuộc xung đột gây ra hậu quả tàn phá cho Trung Âu, với khoảng 20% ​​dân số của Đức bị giết. Cuộc chiến tranh này có nguồn gốc tôn giáo khi các Hoàng đế của Đế chế La Mã Thần thánh (ban đầu là Ferdinand II của triều Habsburg) đã cố gắng áp đặt sự thống trị của Công giáo lên các khu vực của người Tin Lành thuộc đế quốc. Cuộc Cải cách Kháng cách (Reformation) đã bắt đầu ở Đức năm 1517 với các luận đề của Martin Luther và nhiều quân vương thuộc đế quốc (vốn có một cấu trúc gần như một liên bang) đã cải đạo sang Tin Lành. Continue reading “Nguyên nhân dẫn tới Chiến tranh Ba mươi năm là gì?”

Container giúp đẩy mạnh thương mại như thế nào?

20130525_blp502

Nguồn:  “Why have containers boosted trade so much?”, The Economist, 21/03/2013.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Thoạt nhìn chúng có vẻ chỉ là những thùng kim loại đơn giản. Nhưng container (công-ten-nơ) – những chiếc thùng đồng nhất có thể dễ dàng được dịch chuyển giữa các xe tải, xe lửa và tàu biển – đã định hình thương mại toàn cầu trong vài thập niên qua. Tại sao container lại giúp đẩy mạnh thương mại nhiều như vậy? Continue reading “Container giúp đẩy mạnh thương mại như thế nào?”

Thái Anh Văn: Ứng viên tổng thống hàng đầu Đài Loan

thaianhvan

Nguồn:Taiwan’s Tsai a study in steely determination”, Financial Times, 11/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Lần cuối cùng một phụ nữ điều hành một đất nước nơi người Hoa chiếm đa số là hồi đầu thế kỷ thứ 8, khi hoàng hậu nổi tiếng hung dữ Võ Tắc Thiên cai trị Trung Quốc. Người phụ nữ tiếp theo sẵn sàng kế tục vai trò đó nhưng không nổi tiếng vì tàn nhẫn như Võ Tắc Thiên là TS. Thái Anh văn (Dr Tsai Ing-wen), nhưng bên dưới vẻ bề ngoài của một học giả có vẻ nhàm chán của bà là một quyết tâm sắt đá. Từng là một giáo sư luật, giờ bà Thái là ứng viên dẫn đầu trong cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan.

Sinh năm 1956, khi Đài Loan đang gặp phải những mâu thuẫn Chiến tranh Lạnh với Trung Quốc, bà Thái lớn lên trong một gia đình khá giả ở Đài Bắc. Cha bà, người điều hành một doanh nghiệp sửa chữa ô tô, mong chờ bà sẽ làm việc chăm chỉ nhưng không khuyến khích những tham vọng cao xa. Continue reading “Thái Anh Văn: Ứng viên tổng thống hàng đầu Đài Loan”

Giải pháp ‘một nhà nước’ cho Israel và Palestine là gì?

israelobama

Nguồn:Why is there talk of a “one-state solution” for Israelis and Palestinians?”, The Economist, 20/03/2013.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Tổng thống Barrack Obama gặp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ở Israel lần đầu tiên hồi tháng 3/2013. Họ đã trao đổi về nhiều vấn đề khác nhau, nhưng một mục tiêu đối ngoại của Mỹ là việc Tổng thống Obama sẽ nêu vấn đề tạo ra một nhà nước Palestine riêng biệt song song với Israel- tức giải pháp hòa bình “hai nhà nước” nổi tiếng ở Trung Đông. Tuy nhiên, gần đây người ta cũng đã thảo luận nhiều về một giải pháp “một nhà nước” cho vấn đề nan giải này. Điều gì đang xảy ra? Continue reading “Giải pháp ‘một nhà nước’ cho Israel và Palestine là gì?”

Vị giáo sĩ bị hành quyết ở Ả-rập Saudi là ai?

20160109_blp540

Nguồn:Who was the Shia cleric killed in Saudi Arabia?“, The Economist, 04/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Quan hệ giữa người Hồi giáo Sunni và Shia đã xấu đi ở rất nhiều nơi do việc hành quyết một giáo sĩ Shia tên là Nimr Baqr al-Nimr ở Ả-rập Saudi. Sau khi một đám đông xông vào Đại sứ quán Ả-rập Saudi tại Tehran để phản đối, nước này đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran; Bahrain và Sudan cũng cắt quan hệ theo, còn Các tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) đã hạ cấp quan hệ ngoại giao với nước này. Về phần mình, Iran cáo buộc Ả-rập Saudi sử dụng cuộc tấn công vào đại sứ quán nước này để gia tăng căng thẳng phe phái vốn đã dâng cao trước vụ hành quyết. Vậy người đàn ông đã bị hành quyết là ai? Continue reading “Vị giáo sĩ bị hành quyết ở Ả-rập Saudi là ai?”

Tại sao Thủ tướng Canada đề nghị Giáo Hoàng xin lỗi?

20160102_amp501

Nguồn:Why Trudeau wants the pope to make an apology”, The Economist, 04/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Trong hơn một thế kỷ, chính phủ Canada đã vận hành một hệ thống các trường nội trú cho trẻ em người thổ dân, tách chúng khỏi cha mẹ – bằng vũ lực nếu cần – và đưa chúng vào các cơ sở nơi nhiều em bị đánh đập và lạm dụng tình dục. Bảy năm trước, Stephen Harper, thủ tướng Đảng Bảo thủ lúc đó, đã thay mặt chính phủ xin lỗi 150.000 trẻ em và gia đình của họ vì những nỗ lực tàn bạo để tiêu diệt nền văn hóa của các thổ dân. Ngày 15 tháng 12 vừa qua, Justin Trudeau, thủ tướng mới của Đảng Tự do, lại xin lỗi một lần nữa, nói rằng hệ thống “đáng ghê tởm” đó đại diện cho “một trong những chương đen tối nhất trong lịch sử Canada”. Sau đó, ông cho biết ông sẽ yêu cầu cả Đức Giáo Hoàng Francis cũng phải xin lỗi quá. Tại sao Giáo Hoàng lại liên quan ở đây? Continue reading “Tại sao Thủ tướng Canada đề nghị Giáo Hoàng xin lỗi?”

Saudi Arabia quy định trang phục phụ nữ như thế nào?

20150131_blp904

Nguồn: “Saudi Arabia’s dress code for women“, The Economist, 28/01/2015.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Các nhà bình luận, chủ yếu không phải là người Saudi, đã bình luận ồn ào khi bà Michelle Obama, đệ nhất phu nhân của nước Mỹ, có mặt tại Saudi Arabia vào ngày 27 tháng Giêng trong một bộ quần áo rộng với màu sắc sặc sỡ và không mang khăn trùm đầu. Vương quốc giàu dầu mỏ này nổi tiếng với những phụ nữ mặc các bộ áo choàng dài màu đen được gọi là abaya, thường kết hợp với hijab (khăn trùm đầu) hay niqab (khăn trùm chỉ hở mắt), hoặc một bộ burqa (bộ đồ trùm từ đầu đến chân, chỉ hở đôi mắt). Vậy phụ nữ Saudi và nước ngoài thực sự nên ăn mặc như thế nào ở Saudi Arabia? Continue reading “Saudi Arabia quy định trang phục phụ nữ như thế nào?”

Trung Quốc cấm nêu quan ngại về cải cách quân đội

GettyImages-486276312-676x450

Nguồn:Chinese officers banned from airing concerns over military reform“, Reuters, 08/12/2015.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc hôm qua cho biết các sĩ quan cấp cao không được nêu các quan ngại về cải cách quân đội và phải đi đầu gương mẫu để đảm bảo rằng binh sĩ cấp dưới của mình đều tuân theo.

Chủ tịch Tập Cận Bình công bố một đề cương cải cách vào tháng trước, qua đó tìm cách hiện đại hóa hơn nữa của cơ cấu chỉ huy của lực lượng vũ trang lớn nhất thế giới, bao gồm cả việc cắt giảm quân số, để giúp quân đội nước này có thể giành chiến thắng trong một cuộc chiến tranh hiện đại. Continue reading “Trung Quốc cấm nêu quan ngại về cải cách quân đội”

Cờ trắng trở thành biểu tượng đầu hàng từ khi nào?

GettyImages-542028119-E

Nguồn:When did the white flag become associated with surrender?”, History.com, 02/12/2015.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Các chiến binh đã sử dụng cờ trắng để báo hiệu việc đầu hàng cả hàng ngàn năm nay. Nhà biên niên sử La Mã cổ đại Livy đã mô tả một con tàu của xứ Carthage được trang trí bằng “len màu trắng và các cành ô liu” như một biểu tượng hòa đàm trong Chiến tranh Punic lần thứ hai, và Tacitus sau này cũng đã viết về việc cờ trắng được giương lên khi các lực lượng của tướng Vitellius đầu hàng tại Trận Cremona lần thứ 2 năm 69 sau Công nguyên. Continue reading “Cờ trắng trở thành biểu tượng đầu hàng từ khi nào?”

Chiến dịch ‘Thế giới ngầm’ trong Thế chiến II là gì?

Lucky_Luciano_mugshot_1931-E

Nguồn:What was Operation Underworld?”, History.com, 16/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Để ngăn chặn tình trạng bị địch phá hoại ở trong nước thời kỳ Thế Chiến II, chính phủ Mỹ đã bí mật nhờ tới sự giúp đỡ của một đối tác không tưởng:  các băng nhóm Mafia.

Vào chiều ngày 9 tháng 2 năm 1942, khói bao phủ khu vực phía tây của Manhattan khi một ngọn lửa nhấn chìm tàu SS Normandie, một tàu chở khách cao cấp lớn của Pháp được cải tạo thành tàu vận chuyển binh lính Mỹ phục vụ Thế Chiến II. Mặc dù các nhân chứng báo cáo rằng tia lửa từ máy hàn ô-xy của công nhân đã gây ra trận hỏa hoạn, nhiều người sợ rằng thủ phạm chính là những kẻ phá hoại do Đức Quốc xã tuyển dụng, đặc biệt là sau vụ bắt giữ 33 điệp viên Đức chỉ vài tháng trước đó. Continue reading “Chiến dịch ‘Thế giới ngầm’ trong Thế chiến II là gì?”