Nhật triển khai thêm quân để bảo vệ Quần đảo Senkaku

Senkaku-islands-via-AFP

Nguồn:Japan to deploy troops near Senkaku“, The Straits Times, 26/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Hãng Jiji Press hôm qua đưa tin chính phủ Nhật Bản có kế hoạch triển khai khoảng 500 binh lính tới thành phố Ishigaki nằm trên một hòn đảo gần quần đảo Senkaku đang bị tranh chấp.

Động thái này là nhằm tăng cường phòng thủ cho quần đảo xa xôi nằm về phía tây nam này của Nhật Bản, một nguồn tin chính phủ cho biết hôm qua.

Việc triển khai sẽ bổ sung vào kế hoạch đồn trú thêm quân trên các đảo gần đó ở tỉnh Okinawa, vùng lãnh thổ Nhật Bản gần Đài Loan và Trung Quốc nhất. Continue reading “Nhật triển khai thêm quân để bảo vệ Quần đảo Senkaku”

Số phận Assad quyết định tương lai xung đột Syria

ST_20151124_VNASSAD_1861321

Nguồn:Assad’s fate pivotal to resolving Syrian conflict”, The Straits Times, 24/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Phần lớn thế giới đều đồng ý rằng Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria (ISIS) phải bị tiêu diệt. Nhưng đạt được điều đó bằng cách nào và liệu loại bỏ Tổng thống Syria Bashar al-Assad có giúp thúc đẩy hay cản trở tiến trình đó vẫn còn là một đề tài gây tranh cãi kịch liệt.

Các cuộc tấn công khủng bố tại Paris đã thúc đẩy các nỗ lực quốc tế nhằm giải quyết cuộc nội chiến ở Syria vốn góp phần dẫn tới sự trỗi dậy của ISIS, nhóm chiến binh chịu trách nhiệm về các cuộc tàn sát khiến 130 người thiệt mạng tại thủ đô nước Pháp.

Tuy nhiên, sau hơn 4 năm rưỡi, những trở ngại đối với hòa bình ở Syria vẫn không thay đổi, trong đó trở ngại lớn nhất là số phận của Tổng thống Bashar al-Assad. Continue reading “Số phận Assad quyết định tương lai xung đột Syria”

Đề nghị mới của Trung Quốc về Biển Đông bị nghi ngờ

1200x-11

Nguồn: Kor Kian Beng, “Scepticism over China’s new isle approach”, The Straits Times, 24/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Trung Quốc đã đưa ra một cách tiếp cận mới đối với tranh chấp Biển Đông trong một nỗ lực dường như là nhằm gạt Nhật Bản ra bên lề và giành lại ảnh hưởng đối với các quốc gia Đông Nam Á khi Bắc Kinh tỏ ra sẵn sàng tuân thủ luật pháp quốc tế.

Nhưng các nhà phân tích nói rằng chừng nào Bắc Kinh còn giữ lập trường rằng các đảo tranh chấp là tài sản của tổ tiên mình để lại thì nước này sẽ khó mà giữ vững được lời đề nghị này. Và nếu Trung Quốc duy trì các hành động quyết đoán như cải tạo đất ở Biển Đông thì ASEAN sẽ tiếp tục ủng hộ sự can dự của Nhật Bản.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á thường niên diễn ra vào hôm Chủ nhật, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã công bố một phương pháp tiếp cận năm điểm, qua đó cho thấy Bắc Kinh lần đầu tiên gắn vấn đề Biển Đông với lời kêu gọi tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc và bảo vệ kết quả của Thế chiến II cũng như trật tự hậu chiến. Continue reading “Đề nghị mới của Trung Quốc về Biển Đông bị nghi ngờ”

Chiếc bẫy của Nhà nước Hồi giáo dành cho châu Âu

ISIS-Global-Conquest-Map

Nguồn:  Harleen Gambhir , “The Islamic State’s trap for Europe”, The Washington Post, 15/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Tuần trước, Tổng thống Obama nói rằng Nhà nước Hồi giáo (ISIS) đã được “kiềm chế” trong phạm vi Iraq và Syria, nhưng các cuộc tấn công của nhóm này ở Paris ngay sau đó cho thấy chúng đặt ra một mối đe dọa cho phương Tây lớn hơn bao giờ hết. Nhà nước Hồi giáo đang thực hiện một chiến lược toàn cầu để bảo vệ lãnh thổ của mình ở Iraq và Syria, nuôi dưỡng các chi nhánh ở các khu vực có người Hồi giáo chiếm đa số, cũng như khuyến khích và chỉ đạo các cuộc tấn công khủng bố trên khắp thế giới. Chúng đã xuất khẩu sự tàn bạo và các biện pháp quân sự sang cho các nhóm ở Libya, Ai Cập, Afghanistan và những nơi khác. Bây giờ chúng đang sử dụng các kỹ năng chiến thuật thu được tại chiến trường Trung Đông để khiêu khích một phản ứng chống Hồi giáo dữ dội, qua đó sẽ tạo ra thêm nhiều tân binh cho ISIS ngay trong các xã hội phương Tây. Hoa Kỳ và các đồng minh của mình phải nhanh chóng phản ứng với mối đe dọa này. Continue reading “Chiếc bẫy của Nhà nước Hồi giáo dành cho châu Âu”

Cuộc tấn công Paris đã làm thay đổi mọi thứ

paris

Nguồn: Richard Cohen,”The Paris attacks change everything“, The Washington Post, 14/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tất cả mọi thứ đã thay đổi.

Ngay sau các cuộc tấn công Paris, thật khó để tưởng tượng (bác sĩ) Ben Carson vào làm chủ Nhà Trắng. Thật khó có thể hình dung một người thiếu kinh nghiệm đối ngoại như vậy lại đóng vai trò tổng tư lệnh quân đội. Cũng không thể nghĩ tới cảnh Donald Trump ngồi trong Phòng Bầu dục. Sẽ thật kinh hoàng khi nghĩ tới cảnh ông ta ngồi đó, suy nghĩ về thế giới như một trò chơi cờ – đương nhiên là trò chơi về bất động sản, có thể là trò Monopoly-  với niềm tin rằng thế giới sẽ tuân phục theo sự vĩ đại của mình. Tương tự, cũng sẽ thật khó để tưởng tượng ra cảnh Carly Fiorina ngồi đó, một người cũng nghĩ rằng tham vọng đồng nghĩa với kinh nghiệm. Bernie Sanders cũng vậy, đã hết thời rồi. Đột nhiên, các ngân hàng lớn là vấn đề nhỏ nhặt nhất đối với chúng ta. Continue reading “Cuộc tấn công Paris đã làm thay đổi mọi thứ”

Trung Quốc đang đi vào vùng biển dữ

ma-xi

Nguồn: Gideon Rachman, “China is sailing into a sea of troubles”, Financial Times, 09/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

“Không gì có thể tách rời chúng ta. Chúng ta là một gia đình”. Tập Cận Bình nói như vậy sau khi trở thành chủ tịch nước đầu tiên của Trung Quốc bắt tay với một vị tổng thống của Đài Loan. Cuộc gặp giữa ông Tập và ông Mã Anh Cửu rõ ràng là mang tính lịch sử.

Tuy nhiên việc ông Tập dùng từ “gia đình” nhắc tôi nhớ lại cách mà các ông trùm mafia trong phim của Hollywood sử dụng từ này – pha trộn sự dụ dỗ lẫn đe dọa. Thực tế là Bắc Kinh vẫn khẳng định Đài Loan là một “tỉnh nổi loạn” và có quyền tấn công thành viên gia đình của mình nếu Đài Loan tuyên bố độc lập. Continue reading “Trung Quốc đang đi vào vùng biển dữ”

Bà Suu Kyi sẽ điều hành chính phủ từ hậu trường

_84315245_hi028013340

Nguồn:Defiant Suu Kyi reaffirms she will call the shots”, Today Online, 11/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Lãnh tụ phe đối lập Myanmar Aung San Suu Kyi đã nói rõ ngày hôm qua rằng bà đã sẵn sàng để thách thức những nỗ lực mạnh mẽ của quân đội nhằm hạn chế quyền lực của bà trong bối cảnh các kết quả mới có từ cuộc bầu cử lịch sử hôm Chủ nhật cho thấy đảng của bà đang hướng đến một chiến thắng vang dội.

Theo kết quả kiểm phiếu dần được thông báo, Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi dường như chắc chắn sẽ kiểm soát hầu hết các hội đồng khu vực cũng như giành quyền thành lập chính phủ trung ương, một chiến thắng sẽ định hình lại cảnh quan chính trị Myanmar.

Trong hai cuộc phỏng vấn ngày hôm qua, người đoạt giải Nobel Hòa Bình cho rằng, bất cứ ai được bổ nhiệm làm Tổng thống bởi lưỡng viện Quốc hội sẽ đều do bà quyết định. Continue reading “Bà Suu Kyi sẽ điều hành chính phủ từ hậu trường”

16/09/1960: Đại sứ Mỹ cảnh báo tình hình Sài Gòn

Taxis in Saigon, Vietnam ca. 1960's (5)

Nguồn: “U.S. Ambassador in Saigon warns that situation is worsening“, History.com, truy cập ngày 15/09/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1960, trong một bức điện gửi Ngoại trưởng Christian A. Herter, Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn Elbridge Durbrow phân tích hai mối đe dọa riêng biệt nhưng có liên quan đến nhau đối với chế độ Ngô Đình Diệm, đó là mối nguy từ các cuộc biểu tình hoặc đảo chính, chủ yếu là có nguồn gốc “phi cộng sản”; và sự nguy hiểm của việc Việt Cộng mở rộng dần dần sự kiểm soát đối với các vùng nông thôn.

Durbrow giải thích rằng bất kỳ cuộc đảo chính nào sẽ được thúc đẩy một phần bởi “mong muốn chân thành ngăn chặn lực lượng Cộng sản chiếm quyền kiểm soát toàn bộ Việt Nam”. Ông nói tới các phương pháp Diệm có thể sử dụng để giảm thiểu hai mối đe dọa, bao gồm cho em trai mình là Ngô Đình Nhu (chỉ huy lực lượng cảnh sát mật) ra nước ngoài và cải thiện quan hệ với nông dân. Continue reading “16/09/1960: Đại sứ Mỹ cảnh báo tình hình Sài Gòn”

15/09/1916: Xe tăng được sử dụng lần đầu trong lịch sử

Mark_IV

Nguồn: “Tanks introduced into warfare at the Somme“, History.com, truy cập ngày 14/09/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1916 trong trận Somme (Pháp), quân Anh khởi động một cuộc tấn công lớn chống lại Đức, trong đó xe tăng được sử dụng lần đầu tiên trong lịch sử. Tại Flers Courcelette, khoảng 40 chiếc xe tăng sơ khai đã tiến khoảng hơn một dặm vào phòng tuyến kẻ thù nhưng do di chuyển quá chậm nên không thể để giữ vững được vị trí của mình sau các cuộc phản công của quân Đức và gặp phải các sự cố về cơ khí. Tuy nhiên, Tướng Douglas Haig, chỉ huy lực lượng Đồng Minh tại Somme, nhìn thấy sự hứa hẹn của công cụ chiến tranh mới này và yêu cầu Bộ Quốc phòng cho sản xuất thêm hàng trăm cỗ xe tăng mới. Continue reading “15/09/1916: Xe tăng được sử dụng lần đầu trong lịch sử”

14/09/1901: Theodore Roosevelt trở thành Tổng thống Mỹ

teddy-campaign-P

Nguồn: “An adoptive westerner becomes president of the United States“, History.com, truy cập ngày 11/09/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1901, Theodore Roosevelt, 42 tuổi, đột nhiên trở thành ông chủ Nhà Trắng khi Tổng thống McKinley bị ám sát. Dù cái chết bất ngờ của McKinley đã đưa Roosevelt trở thành tổng thống, 17 năm trước hai cái chết khác đã khiến chàng trai trẻ Roosevelt chạy trốn sang miền Viễn Tây, nơi những tham vọng chính trị của ông đã gần như bị quên lãng.

Vào tháng Hai năm 1884, người vợ trẻ của Roosevelt qua đời sau khi sinh một cô con gái; và chỉ 12 giờ sau đó người mẹ yêu quý của ông cũng qua đời. Đau đớn vì cái chết của hai người thân cùng lúc, Roosevelt đã tìm đến sự bình yên của những không gian rộng mở vùng Viễn Tây, sống tại hai trang trại ở vùng Badlands thuộc Lãnh thổ Dakota. Continue reading “14/09/1901: Theodore Roosevelt trở thành Tổng thống Mỹ”

13/09/1940: Ý xâm lược Ai Cập

italienische_Panzer_M13-40

Nguồn:Italy invades Egypt”, History.com, truy cập 13/09/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1940, các lực lượng của Mussolini cuối cùng đã vượt qua biên giới Libya tiến sang Ai Cập, giành được cái mà Mussolini gọi là “vinh quang” mà nước Ý đã tìm kiếm trong ba thế kỷ.

Ý đã chiếm đóng Libya từ năm 1912, một sự “bành trướng” kinh tế thuần túy. Năm 1935, Mussolini đã bắt đầu gửi hàng vạn người Ý sang Libya, chủ yếu là nông dân và lao động nông thôn, một phần để làm giảm sự lo lắng về quá tải dân số ở Ý. Vì vậy, cho tới lúc bùng nổ Thế chiến II, Ý đã có sự hiện diện lâu dài tại Bắc Phi, và Mussolini bắt đầu mơ tưởng về việc mở rộng sự hiện diện đó – luôn luôn hướng tới các vùng lãnh thổ mà Đế chế La Mã xưa kia từng có trong các cuộc chinh phạt của mình. Đứng đầu trong số những nước này là Ai Cập. Continue reading “13/09/1940: Ý xâm lược Ai Cập”

12/09/1990: Các nước Đồng minh từ bỏ quyền chiếm đóng Đức

image-17505-galleryV9-abcd

Nguồn: “German occupation rights are relinquished”, History.com, truy cập ngày 11/09/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1990, đại diện Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Liên Xô đã ký một thỏa thuận từ bỏ tất cả các quyền chiếm đóng ở Đức. Hành động mang tính biểu tượng này đã dọn đường cho Đông Đức và Tây Đức tái thống nhất.

Năm 1945, các cường quốc Đồng minh gồm Mỹ, Anh, Pháp và Liên Xô đồng ý rằng nước Đức phát xít bại trận sẽ được chia thành bốn khu vực chiếm đóng, mỗi quốc gia phụ trách một khu vực. Berlin sẽ được chia tương tự như vậy. Việc chia tách được dự kiến chỉ mang tính tạm thời, nhưng những thù hận Chiến tranh Lạnh nhanh chóng phát triển sau Thế chiến II và sự phân chia giữa các vùng do Liên Xô và ba quốc gia còn lại kiểm soát đã trở thành vĩnh viễn. Continue reading “12/09/1990: Các nước Đồng minh từ bỏ quyền chiếm đóng Đức”

11/09/1971: Lãnh đạo Liên Xô Khrushchev qua đời

tumblr_static_khrushchev_remembers

Nguồn: “Nikita Khrushchev dies”, History.com, truy cập ngày 09/09/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1971, nguyên lãnh đạo Liên Xô cũ Nikita Khrushchev, một trong những nhân vật quan trọng nhất của Chiến tranh Lạnh và chắc chắn là một trong những nhân vật màu mè nhất, đã qua đời. Trong thời gian ở đỉnh cao quyền lực của mình vào cuối những năm 1950 và đầu những năm 1960, Khrushchev đã tham gia vào một số sự kiện quan trọng nhất của Chiến tranh Lạnh.

Khrushchev sinh ra ở Nga vào năm 1894. Ông là một trong những thành viên ban đầu của phong trào cộng sản ở nước Nga, nhưng con đường quan lộ của ông chỉ thực sự bắt đầu vào những năm 1930. Lòng trung thành với lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin đã có ích cho ông trong thập kỷ đầy biến động đó khi nhiều vị lãnh đạo cộng sản khác đã trở thành nạn nhân trước cơn thịnh nộ và ngờ vực của Stalin. Khrushchev đã leo lên cao trong hệ thống đảng, và kỹ năng tổ chức của ông trong các lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp đã mang lại cho ông uy tín trong thời kỳ Thế chiến II. Continue reading “11/09/1971: Lãnh đạo Liên Xô Khrushchev qua đời”

10/09/1977: Pháp thôi tử hình bằng máy chém

ac_unity_guillotine_by_diablo_by_diabloazazel-d7pgl03

Nguồn: “The guillotine falls silent”, History.com, truy cập ngày 08/09/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1977 tại nhà tù Baumetes ở Marseille, Pháp, Hamida Djandoubi, một người nhập cư Tunisia bị kết tội giết người, đã trở thành người cuối cùng ở Pháp bị tử hình bằng máy chém.

Máy chém ban đầu trở nên nổi tiếng trong cuộc Cách mạng Pháp khi vị bác sĩ và nhà cách mạng Joseph-Ignace Guillotin thuyết phục được Quốc hội thông qua một đạo luật yêu cầu tất cả các án tử hình đều phải được thực hiện “bởi một cỗ máy”. Máy chặt đầu đã được sử dụng trước đó ở Ireland và Anh, và những người ủng hộ Guillotin xem máy chém là nhân đạo hơn các biện pháp tử hình khác, chẳng hạn như treo cổ hoặc xử bắn. Continue reading “10/09/1977: Pháp thôi tử hình bằng máy chém”

09/09/1976: Mao Trạch Đông qua đời

mao-communist-snake

Nguồn: “Mao Zedong dies”, History.com, truy cập ngày 08/09/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Bài liên quan: Mao Trạch Đông trong mắt người TQ hiện nay

Mao Trạch Đông – người đã lãnh đạo nhân dân Trung Quốc trải qua một cuộc cách mạng kéo dài và sau đó lãnh đạo chính phủ cộng sản của quốc gia này từ khi thành lập vào năm 1949 – đã qua đời. Cùng với V.I. Lenin và Joseph Stalin, Mao là một trong những nhà cộng sản quan trọng nhất của Chiến tranh Lạnh.

Mao chào đời vào năm 1893. Trong những năm 1910, ông tham gia phong trào dân tộc chủ nghĩa chống lại triều đình suy đồi và kém hiệu quả của Trung Quốc cũng như những kẻ ngoại bang lợi dụng triều đình để bóc lột Trung Quốc. Tuy nhiên, đến những năm 1920, Mao bắt đầu mất niềm tin vào các lãnh đạo của phong trào dân tộc chủ nghĩa. Ông dần tin rằng chỉ có một sự thay đổi mang tính cách mạng trong xã hội Trung Quốc mới có thể đưa Trung Quốc thoát khỏi ách thống trị và sự nô dịch của phương Tây. Continue reading “09/09/1976: Mao Trạch Đông qua đời”

08/09/1954: SEATO được thành lập

Nguồn:SEATO established”, History.com, truy cập ngày 08/09/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Được Tổng thống Dwight D. Eisenhower chỉ đạo phải dựng lên một liên minh để kiềm chế sự xâm lấn của chủ nghĩa cộng sản vào các lãnh thổ tự do thuộc Việt Nam, Lào, Campuchia và Đông Nam Á nói chung, Ngoại trưởng John Foster Dulles đã cho hình thành một thỏa thuận nhằm thiết lập nên liên minh quân sự có tên gọi Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO).

Các bên tham gia ký hiệp ước, bao gồm Pháp, Anh, Úc, New Zealand, Philippines, Pakistan, Thái Lan, và Hoa Kỳ, cam kết sẽ “hành động để chống lại các mối nguy hiểm chung” trong trường hợp xảy ra xâm lược chống lại bất kỳ quốc gia tham gia hiệp ước nào. Một nghị định thư riêng biệt gắn với Hiệp ước coi Lào, Campuchia, và “các lãnh thổ tự do thuộc thẩm quyền của Quốc gia Việt Nam [Nam Việt Nam]” là các khu vực chịu sự điều chỉnh của Hiệp ước này. Continue reading “08/09/1954: SEATO được thành lập”

07/09/1813: Mỹ được đặt biệt danh là Chú Sam

UncleSam5

Nguồn:United States nicknamed Uncle Sam“, History.com, truy cập ngày 07/09/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1813, Hoa Kỳ bắt đầu được đặt biệt danh là “chú Sam”. Tên gọi này gắn liền với Samuel Wilson, một người buôn thịt từ vùng Troy, New York vốn cung cấp thịt bò đóng thùng cho quân đội Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh năm 1812. Wilson (1766-1854) đóng lên các thùng thịt chữ “U.S.” viết tắt cho chữ “United States”, nhưng những người lính đã bắt đầu gọi trại thành “Uncle Sam” (chú Sam). Các tờ báo địa phương hưởng ứng câu chuyện này và “Uncle Sam” cuối cùng đã được chấp nhận rộng rãi làm biệt danh cho chính phủ liên bang Hoa Kỳ. Continue reading “07/09/1813: Mỹ được đặt biệt danh là Chú Sam”

Bế tắc cải cách tại Trung Quốc

121018095950-china-growth-story-top

Nguồn: Keyu Jin, “China’s reform stalemate”, Project Syndicate, 26/01/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Minh | Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Kế hoạch cải cách của Trung Quốc đã đi vào thế bế tắc, với những xung đột lợi ích căn bản và các cơ chế phản kháng tinh vi đang ngăn chặn tiến trình này. Cho tới khi những rào cản này được loại bỏ, gần như không có hi vọng nào về việc nền kinh tế đang tăng trưởng chậm của Trung Quốc – với chỉ số tăng trưởng 7,4% năm 2014, thấp nhất trong khoảng một phần tư thế kỉ gần đây – có thể dựa vào cải cách để tạo động lực phát triển cần thiết.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã quá quen với khó khăn trong việc tiến hành những cải cách quyết liệt. Khi Đặng Tiểu Bình triển khai kế hoạch cấp tiến của mình về “cải cách và mở cửa” vào năm 1978, ông đã đối mặt với sự phản đối dữ dội – hầu hết từ các nhà tư tưởng cực đoan và các nhà cách mạng bảo thủ. Cũng giống như vị thế và sức mạnh của Đặng Tiểu Bình đã giúp ông qua mặt các đối thủ và tiếp tục quá trình hiện đại hóa nền kinh tế Trung Quốc, sự lãnh đạo quyết đoán của Chủ tịch Tập Cận Bình cũng có thể vượt qua được các nhóm lợi ích cố hữu để tiến hành những cải cách cần thiết.  Continue reading “Bế tắc cải cách tại Trung Quốc”

Tại sao giảm phát lại tồi tệ?

B6HYHG_3090984b

Nguồn:Why deflation is bad”, The Economist, 07/01/2015

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp & Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Giá cả ở khu vực đồng euro đang hạ xuống. Số liệu công bố ngày 7/1 cho thấy giá tiêu dùng trong năm 2014 tính đến tháng 10 đã tụt 0,2%, đánh dấu sự quay trở lại của giảm phát lần đầu tiên kể từ năm 2009. Mức cầu yếu do chính sách thắt lưng buộc bụng, nợ và sự thiếu hụt tăng trưởng đang kéo mức giá cả xuống. Giá dầu giảm cũng khiến hàng hóa rẻ hơn. Người ta có thể nghĩ rằng giá cả giảm là một điều đáng để ăn mừng, nhưng những lo ngại về bẫy giảm phát và vòng xoáy suy thoái vẫn đang tồn tại khắp nơi. Ngân hàng Trung ương Châu Âu có thể sẽ khởi động chương trình nới lỏng định lượng trong tháng này để ngăn chặn nguy cơ ấy. Vậy tại sao các nhà kinh tế học lại rất sợ việc giá cả giảm? Continue reading “Tại sao giảm phát lại tồi tệ?”

#189 – Lý Quang Diệu viết về vấn đề dân số của Singapore

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Singapore: Population”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 217-227.

Biên dịch: Ngô Trần Thanh Hiền | Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn One Man’s View of the World

Nếu tôi phụ trách Singapore ngày nay, tôi sẽ áp dụng chương trình thưởng sinh nở tương đương với 2 năm lương trung bình của một người Singapore. Tổng số tiền sẽ đủ để nuôi đứa bé tới khi nó bắt đầu vào tiểu học là ít. Tôi có kỳ vọng số lượng trẻ em sẽ tăng lên đáng kể không? Không. Tôi tin rằng thậm chí cả những khoản khuyến khích bằng tiền hậu hĩnh cũng sẽ chỉ có tác động nhỏ lên tỉ lệ sinh nở. Nhưng tôi vẫn sẽ hành động và đưa ra chương trình thưởng, ít nhất 1 năm, chỉ để chứng minh rằng tỉ lệ sinh nở thấp của chúng ta chẳng liên quan gì tới những nhân tố kinh tế hay tài chính, như chi phí sống đắt đỏ hay thiếu hụt trợ giúp của chính phủ cho các bậc cha mẹ. Thực ra đây là kết quả của phong cách sống và nếp nghĩ thay đổi. Continue reading “#189 – Lý Quang Diệu viết về vấn đề dân số của Singapore”