24/08/1914: Nhà thơ Alan Seeger tình nguyện tham gia quân đội Pháp

Nguồn: Poet Alan Seeger volunteers in French army, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, nhà thơ người Mỹ Alan Seeger đã tình nguyện phục vụ trong Binh đoàn Lê dương Pháp trong Thế chiến I.

Sinh ra tại Thành phố New York vào năm 1888, Seeger đã theo học tại Đại học Harvard, và những người bạn học nổi tiếng của ông trong Khóa 1910 bao gồm nhà thơ John Reed và nhà báo Walter Lippmann. Sau khi sống ở New York để viết thơ và làm việc tại tạp chí American do Reed biên tập, Seeger đã chuyển đến Paris vào năm 1912, nơi ông sống ở khu Tả ngạn Paris cùng với một nhóm người Mỹ xa xứ cho đến khi Thế chiến I nổ ra vào mùa hè năm 1914. Continue reading “24/08/1914: Nhà thơ Alan Seeger tình nguyện tham gia quân đội Pháp”

22/08/1962: de Gaulle sống sót sau khi bị ám sát hụt

Nguồn: Citroen helps de Gaulle survive assassination attempt, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, Tổng thống Charles de Gaulle của Pháp đã sống sót sau một trong số nhiều vụ ám sát nhắm vào ông nhờ hiệu suất vượt trội của chiếc xe hơi dành cho tổng thống: Chiếc Citroen DS 19 bóng bẩy, với thiết kế khí động học, được gọi là La Deesse (Nữ thần).

Citroen DS đã có màn ra mắt gây chấn động tại Triển lãm Xe hơi Paris năm 1955; hình dáng thanh thoát, giản dị đã giúp nó nổi bật giữa những chiếc xe có cánh đuôi và mạ crôm phổ biến vào thời đó. Khác xa với chiếc 2CV nổi tiếng của Citroen (thường được gọi là “vịt con xấu xí”), DS có động cơ 1,9 lít và hệ thống sang số, ly hợp, lái và phanh trợ lực. Continue reading “22/08/1962: de Gaulle sống sót sau khi bị ám sát hụt”

Tại sao chế độ Putin bền bỉ đến vậy?

Nguồn: Julian G. Waller, “Putin the Resilient,” Foreign Affairs, 14/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc dự đoán sự sụp đổ chế độ ở Nga là suy nghĩ viển vông.

Chế độ chính trị mà Tổng thống Vladimir Putin lãnh đạo ngày hôm nay khác với chế độ khi ông bắt đầu cuộc chiến vào năm 2022. Nga đã là một quốc gia chuyên chế suốt nhiều năm, với các cuộc bầu cử quốc gia nghiêng hẳn về đảng của Putin, và giới tinh hoa cầm quyền được kết nối thông qua mạng lưới những người bảo trợ lâu năm. Nhưng kể từ cuộc xâm lược Ukraine, Nga đã trở thành một chế độ chuyên chế theo chủ nghĩa cá nhân thực sự, với quyền lực không được kiểm soát nằm gọn trong tay một người – Putin – trong khi các thể chế chính trị còn lại của đất nước bị đẩy xuống các vị trí phụ thuộc trong hệ thống phân cấp chuyên chế. Continue reading “Tại sao chế độ Putin bền bỉ đến vậy?”

Giới học giả Trung Quốc đang phủ nhận thực tế về cuộc chiến ở Ukraine

Nguồn: Jude Blanchette, “China Is in Denial About the War in Ukraine,” Foreign Affairs, 13/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao các học giả Trung Quốc lại đánh giá thấp cái giá phải trả của sự đồng lõa trong cuộc xâm lược của Nga.

Trong những tuần sau khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng 2/2022, chính phủ Trung Quốc đã thận trọng bày tỏ quan điểm ủng hộ Moscow. Người phát ngôn của chính phủ Trung Quốc liên tục nhấn mạnh rằng Nga có quyền quản lý công việc của mình theo cách mà họ thấy phù hợp, cáo buộc rằng “xâm lược” là cách giải thích các sự kiện của phương Tây, và cho rằng Mỹ đã khiêu khích Tổng thống Nga Vladimir Putin bằng cách ủng hộ mở rộng NATO. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thậm chí còn bày tỏ sự đồng cảm với “những lo ngại chính đáng” của Nga. Continue reading “Giới học giả Trung Quốc đang phủ nhận thực tế về cuộc chiến ở Ukraine”

20/08/1833: Ngày sinh Benjamin Harrison

Nguồn: Benjamin Harrison is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1833, Benjamin Harrison, tổng thống tương lai của nước Mỹ, đã chào đời tại North Bend, Ohio.

Chính trị từ lâu đã là một truyền thống của gia đình Harrison. Vào thời điểm ông được sinh ra, cha của Harrison đang là hạ nghị sĩ đại diện cho Ohio, trong khi ông nội của ông, William Henry Harrison, đang phục vụ với tư cách là thượng nghị sĩ của Indiana và sẽ trở thành tổng thống thứ chín của Mỹ chỉ sau tám năm nữa. Ông cố của ông, và cũng là người mà ông được đặt tên theo, Benjamin Harrison, thì từng là thống đốc thuộc địa Virginia và là một trong những người ký Tuyên ngôn Độc lập. Continue reading “20/08/1833: Ngày sinh Benjamin Harrison”

Lý do Thủ tướng Fumio Kishida từ chức và triển vọng chính trị Nhật Bản

Nguồn: Linda Sieg, “Japan’s Public Didn’t Buy Fumio Kishida’s New Capitalism,” Foreign Policy, 15/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thêm một thủ tướng khác từ chức và kỷ nguyên liên tục thay đổi lãnh đạo có thể sẽ quay trở lại.

Khi Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida rời nhiệm sở vào tháng tới, ông sẽ để lại một Nhật Bản có liên minh chặt chẽ hơn với Mỹ và quan hệ nồng ấm hơn với Hàn Quốc. Nhưng di sản trong nước của ông lại không vững chắc như vậy, vì công chúng đã nổi giận với cách ông điều hành nền kinh tế và vẫn còn những câu hỏi chưa được giải đáp về cách để tài trợ cho khoản chi ông đã hứa nhằm củng cố quân đội và vực dậy tỷ lệ sinh đang giảm sút. Continue reading “Lý do Thủ tướng Fumio Kishida từ chức và triển vọng chính trị Nhật Bản”

18/08/1988: Thẩm phán Gary M. Little tự tử

Nguồn: A Seattle judge involved in a sex scandal dies by suicide, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày năm 1988, Thẩm phán Gary M. Little đã tự tử chỉ vài giờ trước khi tờ Seattle Post-Intelligencer cho đăng bài báo cáo buộc ông lạm dụng quyền lực bằng cách tấn công tình dục các bị cáo ở độ tuổi vị thành niên mà ông từng xét xử. Bài báo trên trang nhất này cũng ám chỉ rằng ông đã lạm dụng các học sinh tuổi teen của mình khi còn là giáo viên vào thập niên 1960 và 1970. Vụ bê bối này đã đặt ra câu hỏi về hệ thống tư pháp, vì thực chất Little đã bị điều tra và kỷ luật, nhưng các cuộc điều tra đã được giữ bí mật. Continue reading “18/08/1988: Thẩm phán Gary M. Little tự tử”

17/08/1943: Tướng Patton giành chiến thắng trong Cuộc đua đến Messina

Nguồn: General George S. Patton wins race to Messina, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, Tướng Mỹ George S. Patton và Tập đoàn quân số 7 của ông đã đến Messina vài giờ trước Thống chế Anh Bernard L. Montgomery và Tập đoàn quân số 8 của ông, giành chiến thắng trong cái gọi là “Cuộc đua đến Messina” và hoàn thành cuộc chinh phục Sicily của Đồng minh.

Chào đời tại San Gabriel, California, vào năm 1885, Patton lớn lên trong một gia đình có truyền thống lâu đời trong quân ngũ. Sau khi theo học tại West Point, ông đã phục vụ với tư cách là sĩ quan xe tăng trong Thế chiến I, và những trải nghiệm này, cùng với quá trình học tập sâu rộng trong lĩnh vực quân sự, đã khiến ông trở thành một người ủng hộ tầm quan trọng cốt yếu của xe tăng trong chiến tranh trong tương lai. Continue reading “17/08/1943: Tướng Patton giành chiến thắng trong Cuộc đua đến Messina”

Liệu có hồi kết nào cho xung đột giữa Israel và Hezbollah?

Nguồn: Daniel Byman, “Does Israel’s Conflict with Hezbollah Have an Endgame?,” Foreign Policy, 12/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhóm phiến quân Lebanon sẽ vẫn là mối đe dọa đối với Israel ngay cả sau chiến tranh.

Cuộc chiến của Israel ở Gaza từ lâu đã gắn liền với một cuộc xung đột khu vực rộng lớn hơn, với Iran; với lực lượng Houthi ở Yemen; và quan trọng nhất là với lực lượng Hezbollah của Lebanon, những người tấn công Israel dưới danh nghĩa đoàn kết ủng hộ Hamas. Mỗi cuộc xung đột nhỏ này đang có nguy cơ trở nên căng thẳng hơn sau hai vụ ám sát liên tiếp của Israel, nhắm vào chỉ huy cấp cao Fuad Shukr của Hezbollah vào cuối tháng 7 ở Beirut và lãnh đạo chính trị Ismail Haniyeh của Hamas tại nơi trú ẩn an toàn của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo ở trung tâm Tehran. Continue reading “Liệu có hồi kết nào cho xung đột giữa Israel và Hezbollah?”

Nạn nhân sống sót đầu tiên sau khi bị cướp nội tạng ở Trung Quốc lên tiếng

Nguồn: Tasnim Nazeer, “First Known Survivor of China’s Forced Organ Harvesting Speaks Out,” The Diplomat, 10/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lời khai của Trình Bội Minh đã cung cấp một cái nhìn hiếm hoi và đáng lo ngại về nỗi kinh hoàng mà các tù nhân lương tâm ở Trung Quốc phải đối mặt.

Trong một tiết lộ rùng rợn, Trình Bội Minh, người sống sót đầu tiên được biết đến của chiến dịch cướp nội tạng do nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn, đã trò chuyện với nhà báo Tasnim Nazeer của tờ The Diplomat về quá trình sống sót trước nghịch cảnh của mình. Continue reading “Nạn nhân sống sót đầu tiên sau khi bị cướp nội tạng ở Trung Quốc lên tiếng”

15/08/2021: Kabul rơi vào tay Taliban sau khi Mỹ rút quân

Nguồn: Kabul falls to the Taliban after U.S. withdrawal, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2021, chỉ hai tuần trước khi quân đội Mỹ chuẩn bị chính thức rút khỏi Afghanistan, các thủ lĩnh Taliban tiến vào thủ đô Kabul và giành lại quyền lực mà không gặp phải sự kháng cự nào. Chính phủ Afghanistan sụp đổ, Tổng thống Ashraf Ghani chạy trốn, trong khi nhiều thường dân Afghanistan tuyệt vọng bị bỏ lại phía sau. Continue reading “15/08/2021: Kabul rơi vào tay Taliban sau khi Mỹ rút quân”

Ai có thể quản lý Gaza?

Nguồn: Daniel Byman, “Can Anyone Govern Gaza?,” Foreign Affairs, 30/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Con đường trắc trở đến tương lai.

Khi cuộc chiến tàn khốc ở Dải Gaza kết thúc, ai đó sẽ phải cai trị vùng đất này. Đó là công việc mà nhiều nhóm đã đảm nhiệm. Israel đã chiếm đóng dải đất từ năm 1967, khi nước này chinh phục Gaza, cho đến năm 1994, khi họ chuyển giao quyền kiểm soát chính thức hầu hết mọi vấn đề cho Chính quyền Palestine (PA) mới thành lập trong giai đoạn đầu của các cuộc đàm phán hòa bình ở Oslo – dù người Israel vẫn duy trì 21 khu định cư ở đó mãi cho đến năm 2005. Năm 2006, Hamas đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử lập pháp ở vùng lãnh thổ Palestine, và vào năm 2007, tổ chức này đã đẩy các đối thủ của mình ra khỏi Gaza bằng vũ lực. Kể từ đó, Hamas bắt đầu cai trị Gaza, dù vẫn còn bị Israel hạn chế về nhiều mặt, cho đến khi Israel đánh bật tổ chức này để đáp trả các cuộc tấn công ngày 07/10/2023. Ngày nay, Gaza không có chính phủ nào hoạt động. Continue reading “Ai có thể quản lý Gaza?”

Đâu mới là cuộc khủng hoảng kinh tế thực sự của Trung Quốc?

Nguồn: Zongyuan Zoe Liu, “China’s Real Economic Crisis,” Foreign Affairs, 06/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao Bắc Kinh không chịu từ bỏ một mô hình thất bại?

Nền kinh tế Trung Quốc đang bế tắc. Sau quyết định của Bắc Kinh – đột ngột chấm dứt chính sách “zero COVID” hà khắc vào cuối năm 2022, nhiều nhà quan sát cho rằng động lực tăng trưởng của Trung Quốc sẽ nhanh chóng quay trở lại. Sau nhiều năm phong tỏa vì đại dịch khiến một số lĩnh vực kinh tế gần như đình trệ, việc đất nước mở cửa trở lại được cho là sẽ châm ngòi cho một sự phục hồi mạnh mẽ. Nhưng thay vào đó, sự phục hồi đã chững lại, với GDP tăng trưởng chậm chạp, niềm tin của người tiêu dùng sụt giảm, xung đột ngày càng gay gắt với phương Tây, và giá bất động sản lao dốc khiến một số công ty lớn nhất nước vỡ nợ. Vào tháng 7/2024, dữ liệu chính thức của Trung Quốc tiết lộ rằng tăng trưởng GDP đang tụt lại sau mục tiêu của chính phủ, khoảng 5%. Chính phủ cuối cùng đã cho phép người dân Trung Quốc rời khỏi nhà, nhưng họ không thể ra lệnh cho nền kinh tế trở lại sức mạnh trước đây. Continue reading “Đâu mới là cuộc khủng hoảng kinh tế thực sự của Trung Quốc?”

Việc Ukraine chiếm lãnh thổ Nga có thể giúp sớm kết thúc chiến tranh

Nguồn: Andreas Umland, “Ukraine’s Invasion of Russia Could Bring a Quicker End to the War,” Foreign Policy, 09/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một trong những mục đích của chiến dịch bất ngờ này có thể là để Kyiv đạt được đòn bẩy trong các cuộc đàm phán.

Chỉ trong vòng 4 ngày, cuộc chiến Nga-Ukraine đã thay đổi đáng kể. Cuộc xâm nhập của lực lượng Ukraine vào khu vực Kursk của Nga đã nhanh chóng trở thành chiến thắng lãnh thổ lớn nhất kể từ các cuộc phản công thành công của Ukraine ở Kharkiv và Kherson vào mùa thu năm 2022. Hiện tại, vẫn chưa rõ liệu lực lượng Nga bị dàn mỏng và được trang bị kém có thể ngăn chặn được cuộc tiến công của Ukraine hay không, khi báo cáo về các đoàn quân tiếp viện Nga bị thiêu cháy gợi nhớ đến những ngày đầu của cuộc chiến. Continue reading “Việc Ukraine chiếm lãnh thổ Nga có thể giúp sớm kết thúc chiến tranh”

12/08/1776: Tướng Washington dự đoán quân Anh sẽ phong tỏa New York

Nguồn: General Washington anticipates British blockade of New York, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, Tướng George Washington viết thư cho Thiếu tướng Charles Lee rằng tình hình của Quân đội Lục địa đã xấu đi do dịch đậu mùa bùng phát và vấn đề đào ngũ. Washington lo ngại rằng lực lượng hải quân Anh hùng mạnh có thể phong tỏa New York, theo đó cô lập thành phố này khỏi việc liên lạc với các tiểu bang khác. Continue reading “12/08/1776: Tướng Washington dự đoán quân Anh sẽ phong tỏa New York”

Dự thảo về định danh Internet của Tập làm dấy lên phản đối ở Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping’s draft Internet ID law sparks ‘1984’ fears,” Nikkei Asia, 08/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những lời chỉ trích đã lan truyền trên mạng rồi đột ngột biến mất vào đêm trước mật nghị Bắc Đới Hà.

Động thái của Trung Quốc nhằm giới thiệu hệ thống định danh Internet quốc gia đã làm dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi, đặc biệt là trên mạng xã hội, với những người chỉ trích cho rằng hệ thống này sẽ chỉ tiếp tục bóp nghẹt ý kiến của cư dân mạng.

Cuộc tranh cãi xảy ra vào một thời điểm nhạy cảm về chính trị, khi cuộc họp thường niên Bắc Đới Hà của các nhà lãnh đạo đảng đương nhiệm và lão thành của Đảng Cộng sản Trung Quốc đang diễn ra tại khu nghỉ mát ven biển ở tỉnh Hà Bắc. Continue reading “Dự thảo về định danh Internet của Tập làm dấy lên phản đối ở Trung Quốc”

11/08/1864: Tướng Hợp bang Jubal Early rời Winchester, Virginia

Nguồn: Confederate general Jubal Early abandons Winchester, Virginia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1864, Tướng Hợp bang miền Nam Jubal Early đã rút khỏi Winchester, Virginia, trong khi Tướng Liên minh miền Bắc Philip Sheridan tiến đến thành phố. Lo sợ kẻ thù mới, Early đã chuyển đi để tránh vướng vào xung đột.

Từ tháng 6, Early và 14.000 quân của ông đã tiến hành các chiến dịch quân sự ở Thung lũng Shenandoah và khu vực xung quanh. Ông được phái đến bởi Tướng Robert E. Lee, người mà Đội quân Bắc Virginia của ông đã bị quân đội của Tướng Liên minh Ulysses S. Grant bao vây gần Richmond, Virginia. Các chiến dịch của Early là nhằm mục đích đánh lạc hướng Grant, và ông đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Continue reading “11/08/1864: Tướng Hợp bang Jubal Early rời Winchester, Virginia”

Stephen Walt: Hai xu hướng lớn toàn cầu đang đối đầu nhau

Nguồn: Stephen M. Walt, “The Two Biggest Global Trends Are at War,” Foreign Policy, 06/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các nhà lãnh đạo thế giới sẽ phải học cách giải quyết những mâu thuẫn của trật tự thế giới mới.

Trong trường hợp khó xảy ra, là Donald Trump, Kamala Harris, hoặc các nhà lãnh đạo thế giới đầy tham vọng khác đến xin lời khuyên của tôi về chính sách đối ngoại, tôi rất sẵn lòng nói chuyện với họ về nhiều vấn đề. Đó là biến đổi khí hậu, cách đối phó với Trung Quốc, lý do tại sao chủ nghĩa bảo hộ là ngu ngốc, phải làm gì với Gaza, vai trò của các chuẩn mực, ý nghĩa thực sự của lý thuyết cân bằng mối đe dọa, và một loạt các chủ đề khác. Nhưng có lẽ tôi sẽ bắt đầu bằng cách thu hút sự chú ý của họ đến hai xu hướng cạnh tranh nhau trong nền chính trị thế giới, vốn đã bắt nguồn từ hàng thập kỷ, nếu không muốn nói là hàng thế kỷ trước. Hai xu hướng này mâu thuẫn với nhau theo những cách quan trọng, việc không đánh giá đúng cách chúng tương tác với nhau đã khiến nhiều quốc gia đi chệch hướng. Continue reading “Stephen Walt: Hai xu hướng lớn toàn cầu đang đối đầu nhau”

10/08/1993: Ruth Bader Ginsburg nhậm chức thẩm phán Tối cao Pháp viện Mỹ

Nguồn: Ruth Bader Ginsburg sworn in as Supreme Court justice, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1993, Ruth Bader Ginsburg trở thành người phụ nữ thứ hai – và là người phụ nữ Do Thái đầu tiên – phục vụ tại Tối cao Pháp viện Mỹ. Là một nhà đấu tranh cho quyền của phụ nữ, Ginsburg đã trở thành biểu tượng văn hóa đại chúng trong suốt 27 năm phục vụ tại tòa.

Khi Tổng thống Bill Clinton đề cử Ginsburg vào Tối cao Pháp viện vào tháng 6/1993, bà đã là một nhân vật quen thuộc tại tòa án. Là con của những người nhập cư sinh ra ở Brooklyn, bà tốt nghiệp Đại học Cornell và Trường Luật Columbia trong khi nuôi dạy hai đứa con với người chồng là Marty Ginsburg. Continue reading “10/08/1993: Ruth Bader Ginsburg nhậm chức thẩm phán Tối cao Pháp viện Mỹ”

08/08/2008: Chiến tranh Nga-Gruzia bắt đầu

Nguồn: 5‑day long Russo‑Georgian War begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2008, cuộc xung đột âm ỉ từ lâu giữa Nga và Gruzia đã bùng nổ thành chiến tranh giữa quốc gia vùng Kavkaz nhỏ bé này và siêu cường nơi nước này từng là một nước cộng hòa thành viên. Cuộc chiến Nga-Gruzia ngắn ngủi kéo dài 5 ngày này là giai đoạn bạo lực nhất trong một cuộc xung đột đã bắt đầu từ hơn một thập kỷ trước. Continue reading “08/08/2008: Chiến tranh Nga-Gruzia bắt đầu”