Khủng hoảng âm thầm nhen nhóm trong quan hệ Mỹ – Hàn

Nguồn: Christian Davies, “The ‘quiet’ crisis brewing between the US and South Korea,” Financial Times, 27/05/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Căng thẳng thương mại đang gia tăng, liên minh quân sự đang chịu áp lực, và chính trị nội bộ Hàn Quốc đang rối ren. Liệu Seoul có thể đàm phán để thoát khỏi tình hình này không?

Tháng này, Hàn Quốc và Mỹ đã tổ chức cuộc tập trận hải quân chung mới nhất. Các tàu khu trục và máy bay tuần tra đã diễn tập ứng phó với các cuộc xâm nhập tiềm tàng của máy bay không người lái và lực lượng đặc nhiệm Triều Tiên qua biên giới trên biển. Continue reading “Khủng hoảng âm thầm nhen nhóm trong quan hệ Mỹ – Hàn”

Thế lưỡng nan trong chính sách răn đe của Mỹ về vấn đề Đài Loan

Nguồn: Oriana Skylar Mastro và Brandon Yoder,  “The Taiwan Tightrope,” Foreign Affairs, 20/05/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Răn đe là một hành động cân bằng, nhưng Mỹ đang bắt đầu gặp khó khăn trong khía cạnh này.

Trong lúc căng thẳng dâng cao ở Eo biển Đài Loan, cuộc tranh luận về chính sách tại Washington vẫn còn gây chia rẽ. Chiến lược của Mỹ nhìn chung xoay quanh việc ngăn chặn Trung Quốc tấn công Đài Loan, và trong ba nhiệm kỳ tổng thống gần đây, chiến lược này bao gồm ba thành phần cốt lõi: tăng cường khả năng phòng thủ quân sự của Mỹ và Đài Loan; sử dụng ngoại giao để báo hiệu quyết tâm của Mỹ trong việc bảo vệ Đài Loan, đồng thời trấn an Trung Quốc rằng Washington không ủng hộ hòn đảo giành độc lập; và sử dụng áp lực kinh tế để làm chậm nỗ lực hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc. Continue reading “Thế lưỡng nan trong chính sách răn đe của Mỹ về vấn đề Đài Loan”

Sự phân cực của giới tinh hoa Nga và nỗ lực đào tạo thế hệ kế thừa của Putin

Nguồn: Chu Lực, 周力:关于俄罗斯社会的精英问题, Aisixiang, 22/05/2025.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Không rõ từ khi nào, thuật ngữ “tinh hoa” đã lan truyền khắp thế giới. Giới tinh hoa là những ai? Họ đóng vai trò gì trong sự phát triển của xã hội? Theo ấn bản thứ 5 của Từ điển Hán ngữ hiện đại, “tinh hoa” chỉ “những người vượt trội hơn mức bình thường”. Trong Từ điển tiếng Nga do Sergey Ivanovich Ozhegov biên soạn, từ “tinh hoa” được định nghĩa là “những đại diện xuất sắc nhất của một bộ phận hoặc một nhóm người nhất định trong xã hội”. Wikipedia thì định nghĩa tinh hoa là “một nhóm nhỏ sở hữu quyền lực xã hội mạnh mẽ, nắm giữ địa vị mà người bình thường không có được”. Trong khi đó, câu trả lời được đưa ra bởi Tencent Yuanbao mới ra mắt gần đây là: “Một nhóm thiểu số nắm giữ vị thế ưu thế trong xã hội, sở hữu tầm ảnh hưởng hoặc năng lực chuyên môn vượt trội, thường ở vị trí dẫn đầu về quyền lực, sự giàu có, tri ​​thức hoặc kỹ năng, và có tác động đáng kể đến sự phát triển của xã hội”. Continue reading “Sự phân cực của giới tinh hoa Nga và nỗ lực đào tạo thế hệ kế thừa của Putin”

Vai trò của Bộ trưởng Công an Vương Tiểu Hồng trong đàm phán thuế quan với Mỹ

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s drug czar plays outsized role in US tariff talks,” Nikkei Asia, 22/05/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mức thuế trả đũa fentanyl 20% của Donald Trump gây ảnh hưởng đến nền kinh tế Trung Quốc.

Thỏa thuận đình chiến thuế quan kéo dài 90 ngày giữa Mỹ và Trung Quốc đã mang lại sự giải thoát vô cùng cần thiết đối với nhiều công ty Trung Quốc đang gặp khó khăn, đặc biệt là các nhà sản xuất vừa và nhỏ chuyên về những mặt hàng tương đối rẻ để xuất khẩu sang Mỹ.

Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới gần đây đã đồng ý tạm thời giảm 115% thuế nhập khẩu hàng hóa của nhau trong vòng 90 ngày, chấm dứt tình trạng leo thang thuế quan ăn miếng trả miếng đã làm thị trường toàn cầu phải chao đảo. Continue reading “Vai trò của Bộ trưởng Công an Vương Tiểu Hồng trong đàm phán thuế quan với Mỹ”

Hiểm họa từ cơn sốt vàng toàn cầu

Nguồn: Sasha Lezhnev và John Prendergast, “The Deadly Global Gold Rush,” Foreign Affairs, 19/05/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Làm thế nào để ngăn chặn việc khai thác và buôn bán vàng bất hợp pháp – nguồn cơn của chiến tranh và đàn áp?

Hàng năm, một lượng vàng bất hợp pháp trị giá hơn 30 tỷ USD đã được tuồn khắp thế giới, bao gồm vàng có nguồn gốc từ các khu vực xung đột và các quốc gia độc tài. Phần lớn số vàng này được buôn lậu đến các trung tâm giao dịch vàng như Dubai hoặc Hong Kong trước khi âm thầm len lỏi vào thị trường toàn cầu. Khác với buôn bán ma túy, nhiều người ở phương Tây không xem việc buôn bán vàng bất hợp pháp là vấn đề khẩn cấp, bởi vì nạn nhân chính của nó không nằm ở các quốc gia giàu có. Tuy nhiên, hoạt động này đang tiếp tay cho những cuộc khủng hoảng chết người trên khắp thế giới. Nó đang tài trợ cho cả hai phe trong cuộc nội chiến Sudan; chế độ độc tài của Nicolás Maduro ở Venezuela; các mạng lưới tội phạm xuyên quốc gia, chẳng hạn như Tren de Aragua của Venezuela, mà gần đây đã bị Mỹ chỉ định là một tổ chức khủng bố nước ngoài; nhiều nhóm vũ trang ở Cộng hòa Dân chủ Congo; và cuộc chiến của Nga ở Ukraine. Continue reading “Hiểm họa từ cơn sốt vàng toàn cầu”

Putin đang ‘Triều Tiên hóa’ nước Nga như thế nào?

Nguồn:  Andrei Yakovlev, Vladimir Dubrovskiy & Yuri Danilov, “Putin’s New Hermit Kingdom”, Foreign Affairs, 16/05/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump chủ động tiếp cận Nga kể từ khi nhậm chức vào tháng 1 đã tạo ra một sự thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Sau nhiều năm cô lập Kremlin, chính quyền Trump đã đưa ra nhiều nhượng bộ cho Tổng thống Nga Vladimir Putin, làm dấy lên hy vọng trong một số nhà quan sát phương Tây rằng Mỹ có thể chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine sau hơn ba năm giao tranh. Tuy nhiên, dù Nga đã thể hiện sự quan tâm đến việc hợp tác với Trump, nhưng có rất ít dấu hiệu cho thấy họ sẵn sàng giảm bớt các chiến dịch quân sự. Thậm chí nếu nỗ lực của chính quyền Mỹ thành công trong việc đưa chính phủ Nga đến bàn đàm phán, thì vẫn còn một trở ngại lớn hơn nhiều để đạt được hòa bình: sự biến đổi nội bộ mạnh mẽ của Nga kể từ khi chiến tranh bắt đầu. Continue reading “Putin đang ‘Triều Tiên hóa’ nước Nga như thế nào?”

Tại sao nguy cơ chiến tranh tại Eo biển Đài Loan đang ngày càng cao hơn?

Nguồn:  Bonny Lin, John Culver, và Brian Hart, “The Risk of War in the Taiwan Strait Is High—and Getting Higher”, Foreign Affairs, 15/05/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Nỗi lo của Bắc Kinh về tương lai có thể sớm dẫn đến một tính toán sai lầm chết người.

Tình hình căng thẳng ở eo biển Đài Loan đang gia tăng. Ngay cả trước khi Đài Loan bầu ông Lại Thanh Đức làm tổng thống vào tháng 1 năm 2024, Trung Quốc đã mạnh mẽ phản đối ông, gọi ông là “kẻ ly khai” và “kẻ gây chiến”. Trong những tháng gần đây, Bắc Kinh đã gia tăng các cuộc công kích bằng lời lẽ: vào giữa tháng 3, người phát ngôn Văn phòng Sự vụ Đài Loan của Trung Quốc gọi ông Lại là “kẻ phá hoại hòa bình eo biển” và cáo buộc ông đẩy Đài Loan đến “bờ vực chiến tranh nguy hiểm”. Hai tuần sau, khi Bắc Kinh tiến hành một cuộc tập trận quân sự quy mô lớn xung quanh Đài Loan, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã lan truyền các hình ảnh biếm họa mô tả ông Lại như một con côn trùng. Còn có một hình ảnh còn vẽ đôi đũa gắp “ký sinh trùng” Lại ra khỏi một Đài Loan đang bốc cháy. Continue reading “Tại sao nguy cơ chiến tranh tại Eo biển Đài Loan đang ngày càng cao hơn?”

Sự cần thiết của việc xây dựng một hệ thống thống kê kinh tế mới

Nguồn: Diane Coyle, “The World Needs Better Balance Sheets,” Foreign Affairs, 16/05/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các biện pháp truyền thống không thể nắm bắt được hết sự phức tạp của nền kinh tế toàn cầu.

Những tranh chấp và hỗn loạn xảy ra sau khi Mỹ đột ngột áp đặt thuế quan toàn diện vào tháng 4 vừa qua đã đe dọa làm tan vỡ cấu trúc chặt chẽ của sản xuất toàn cầu. Khoảng 300 triệu công ty trên toàn thế giới, kết nối với nhau thông qua khoảng 13 tỷ liên kết cung ứng, hiện đang phải đối mặt với sự bất ổn chưa từng có. Nhưng sự rối ren hiện tại chỉ là ví dụ mới nhất về những gián đoạn kinh tế vốn là đặc trưng trong nửa thập kỷ qua. Kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu vào năm 2020, những điểm nghẽn bất ngờ trong chuỗi cung ứng toàn cầu đã khiến các nhà nghiên cứu phải đánh giá lại cách nền kinh tế vận hành. Việc sản xuất chậm lại và tình trạng thiếu hụt hàng hóa từ nước rửa tay (vốn cần các hóa chất đặc biệt nhập khẩu vào Mỹ trong thời kỳ đại dịch) đến máy bay (Airbus phải đối mặt với sự chậm trễ trong việc đáp ứng nhu cầu do thiếu hụt các bộ phận quan trọng vào năm 2024) đã phơi bày những điểm yếu của một hệ thống kinh tế toàn cầu trong đó hàng hóa vượt qua biên giới nhiều lần ở các giai đoạn sản xuất và lắp ráp liên tiếp. Chúng cũng đặt ra thách thức cho những hiểu biết thông thường về cách tốt nhất để đo lường tăng trưởng và năng suất. Continue reading “Sự cần thiết của việc xây dựng một hệ thống thống kê kinh tế mới”

Hà Lập Phong trở thành trung tâm của đàm phán thương mại Trung – Mỹ

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping’s basketball buddy at center of US trade talks,” Nikkei Asia, 15/05/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Phó Thủ tướng Hà Lập Phong sẽ bị thử thách trong thời gian “đình chiến” 90 ngày.

Người bạn cùng chơi bóng rổ thời xưa của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu sau khi Trung Quốc và Mỹ đạt được thỏa thuận đình chiến thương mại trong 90 ngày.

Với tư cách là ông trùm kinh tế Trung Quốc, Phó Thủ tướng Hà Lập Phong, người đồng thời là thành viên Bộ Chính trị đầy quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã tham dự các cuộc đàm phán thương mại cấp cao với Mỹ tại Thụy Sĩ vào thứ Bảy và Chủ Nhật ngày 10-11/05. Continue reading “Hà Lập Phong trở thành trung tâm của đàm phán thương mại Trung – Mỹ”

Một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng Tây

Nguồn: Lý Gia Trung, Tạp chí Lịch sử Đảng (Trung Quốc), 07/02/2023.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Tên tuổi Hồ Chí Minh từ lâu đã được nhân dân Trung Quốc biết đến rộng rãi. Ông sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890, mất ngày 2 tháng 9 năm 1969, hưởng thọ 79 tuổi. Hồ Chí Minh là nhà cách mạng vô sản kiệt xuất, chiến sĩ quốc tế nổi tiếng, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam và là người bạn thân thiết của nhân dân Trung Quốc. Trong suốt 60 năm hoạt động cách mạng, có một nửa thời gian ông phải bôn ba ở nước ngoài. Trong đó, việc ông bị bắt giam tại Quảng Tây, Trung Quốc là một giai đoạn quan trọng trong thời kỳ hoạt động cách mạng ở hải ngoại. Continue reading “Một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng Tây”

Sự phụ thuộc nguy hiểm nhất của Mỹ

Nguồn:  Heidi Crebo-Rediker, “America’s Most Dangerous Dependence”, Foreign Affairs, 07/05/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Washington cần đảm bảo nguồn cung khoáng sản quan trọng mà Trung Quốc không kiểm soát

Trước thềm Thế chiến II, Mỹ đã trở nên quá phụ thuộc đến mức nguy hiểm vào nguồn nhập khẩu khoáng sản và kim loại quan trọng từ nước ngoài – mặc dù các quan chức đã cảnh báo về sự mong manh của chuỗi cung ứng này cả thập kỷ trước đó. Quốc hội đã thông qua đạo luật thành lập Kho Dự trữ Quốc phòng vào năm 1939. Nhưng khi Mỹ bước vào chiến tranh một năm sau, quy mô và tính cấp bách của nhu cầu quốc phòng ngay lập tức đã vượt xa đáng kể năng lực khai thác và sản xuất trong nước, cũng như kho dự trữ vũ khí mới. Continue reading “Sự phụ thuộc nguy hiểm nhất của Mỹ”

Tại sao chúng ta cần thảo luận về “phương Nam toàn cầu”?

Nguồn: Ân Chi Quang, 殷之光:我们为什么要讨论全球南方?, Sina Finance, 13/05/2025.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Ngày nay, giới lý thuyết quan hệ quốc tế phương Tây cho thấy sự nghèo nàn “triết học” rõ ràng khi thảo luận về “phương Nam toàn cầu” (Global South). Các nhà lý thuyết quan hệ quốc tế, các nhà phân tích chính sách và ý kiến ​​của giới truyền thông đại chúng tới từ các nước thuộc nhóm G7 thường có xu hướng sử dụng các khái niệm mang đậm dấu ấn kinh nghiệm lịch sử phương Tây, như liên minh chính trị hay liên minh quốc gia, để giải thích về khái niệm “phương Nam toàn cầu”.

Theo cách tiếp cận áp dụng khái niệm này một cách cứng nhắc, một số học giả cho rằng “phương Nam toàn cầu” không có sự thống nhất và mang ý nghĩa mơ hồ, không thể được áp dụng như một phạm trù phân tích trong các cuộc thảo luận về quan hệ quốc tế. Lý do khiến các nước “phương Nam toàn cầu” không có sự thống nhất là do sự đa dạng về trình độ phát triển kinh tế, sức mạnh quốc gia và thậm chí cả văn hóa của các nước này. So với các liên minh quốc gia như G7 hay NATO, “phương Nam toàn cầu” rõ ràng thiếu sự thống nhất nội tại và không có khả năng hoạt động như một tập thể thực thụ hay tạo ra các hành động thống nhất mạnh mẽ trên trường quốc tế. Continue reading “Tại sao chúng ta cần thảo luận về “phương Nam toàn cầu”?”

Tại sao đây là thời điểm tốt nhất để trừng phạt Nga?

Nguồn: Christian Caryl, “Why This Is the Best Time to Sanction Russia,” Foreign Policy, 13/05/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nếu Trump muốn chấm dứt chiến tranh, ông nên gây sức ép với Putin ngay bây giờ.

Trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, dường như Tổng thống Mỹ Donald Trump cuối cùng cũng sẵn sàng cứng rắn với Nga. Trong bài đăng ngày 26/04 trên nền tảng Truth Social của mình, ông gay gắt chỉ trích Tổng thống Nga Vladimir Putin vì đã để lực lượng của mình ném bom dân thường Ukraine bất chấp việc đã bày tỏ mong muốn ngừng bắn. Trump viết: “Điều đó khiến tôi nghĩ rằng có lẽ ông ấy không muốn dừng chiến tranh, ông ấy chỉ đang lợi dụng tôi, và tôi phải đối phó theo cách khác, thông qua ‘Ngân hàng’ hoặc ‘Trừng phạt thứ cấp?’ Quá nhiều người đang chết!!!” Continue reading “Tại sao đây là thời điểm tốt nhất để trừng phạt Nga?”

Sự kết hợp đáng sợ của quyền lực công nghệ và quyền lực nhà nước

Nguồn: Ian Bremmer, “The Technopolar Paradox,” Foreign Affairs, 13/05/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tháng 2/2022, trong lúc lực lượng Nga tiến vào Kyiv, chính phủ Ukraine đã phải đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng: vì mạng lưới Internet và truyền thông của nước này đã bị tấn công, nên quân đội và các nhà lãnh đạo sẽ sớm bị ngắt liên lạc. Nhưng Elon Musk – người đứng đầu trên thực tế của Tesla, SpaceX, X (trước đây là Twitter), xAI, Boring Company, và Neuralink – đã vào cuộc. Chỉ trong vài ngày, SpaceX đã triển khai hàng nghìn thiết bị đầu cuối Starlink đến Ukraine và kích hoạt dịch vụ Internet vệ tinh miễn phí. Bằng việc duy trì kết nối trực tuyến cho Ukraine, Musk đã được ngợi ca như một anh hùng. Continue reading “Sự kết hợp đáng sợ của quyền lực công nghệ và quyền lực nhà nước”

Sự kết thúc của ngành công nghiệp viện trợ toàn cầu

Nguồn:  Zainab Usman, “The End of the Global Aid Industry”, Foreign Affairs, 05/05/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Sự suy tàn của USAID là cơ hội để ưu tiên công nghiệp hóa hơn viện trợ từ thiện.

Cứ khoảng mười năm một lần, ngành công nghiệp viện trợ toàn cầu lại thấy mình phải chuyển đổi để tồn tại. Trong những giai đoạn thay đổi này, các quốc gia tài trợ tái cấu trúc các cơ quan viện trợ của họ, thu hẹp hoặc mở rộng ngân sách hỗ trợ, và vận động hành lang cho việc thành lập hoặc giải thể một hoặc hai sáng kiến của Liên Hợp Quốc. Thông thường, một khi ngành công nghiệp viện trợ tuân theo những ý thích bất chợt của các quốc gia tài trợ, cuộc khủng hoảng sẽ được ngăn chặn và mọi việc lại tiếp tục như thường lệ. Kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai, ngành công nghiệp viện trợ đã thấy mình ở một bước ngoặt khác. Chính quyền Trump đã làm suy yếu nghiêm trọng USAID, cơ quan phát triển lớn nhất thế giới, chấm dứt 86% chương trình viện trợ của cơ quan này, đóng cửa trụ sở và sa thải gần như toàn bộ 10.000 nhân viên. Đồng thời, chính quyền Trump đã cắt giảm tài trợ cho nhiều sáng kiến đa phương khác nhau về khí hậu, y tế toàn cầu và giáo dục. Continue reading “Sự kết thúc của ngành công nghiệp viện trợ toàn cầu”

Trung Quốc sẽ gia tăng đối đầu quân sự với Mỹ?

Nguồn: Triệu Thông (Tong Zhao), “Will China Escalate?,” Foreign Affairs, 02/05/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bất chấp sự ổn định ngắn hạn, nguy cơ khủng hoảng quân sự đang gia tăng.

Năm 2021, tại cuộc họp đầu tiên đầy căng thẳng giữa các quan chức ngoại giao cấp cao của Trung Quốc và những người đồng cấp của họ trong chính quyền Biden, nhà ngoại giao hàng đầu của Bắc Kinh, Dương Khiết Trì, đã tuyên bố rằng Mỹ không còn có thể “nói chuyện với Trung Quốc từ vị thế của kẻ mạnh.” Tuyên bố này – có lẽ khiến Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan bối rối – đã cho thấy rõ quan điểm chiến lược của Trung Quốc. Trong bốn năm qua, Bắc Kinh hành động dựa trên giả định rằng đang có một sự thay đổi sâu sắc trong cán cân quyền lực giữa hai nước. Các nhà chiến lược Trung Quốc nhận thấy “điểm yếu chiến lược” kéo dài hàng thập kỷ của đất nước họ trong cuộc cạnh tranh với Mỹ đã biến mất, nhờ vào những tiến bộ ổn định trong năng lực công nghiệp, công nghệ, và quân sự của Trung Quốc và sự gia tăng ảnh hưởng quốc tế của nước này. Tiến trình này theo đó mở ra cái mà Bắc Kinh gọi là “bế tắc chiến lược” với Mỹ, trong đó hai bên hiện sở hữu sức mạnh tương đương. Continue reading “Trung Quốc sẽ gia tăng đối đầu quân sự với Mỹ?”

Cuộc tấn công ngoại giao quyến rũ của Trung Quốc

Nguồn: Joe Leahy, “China’s diplomatic charm offensive,” Financial Times, 06/05/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang đi khắp thế giới để đẩy lùi ảnh hưởng của Mỹ, đồng thời củng cố thị trường xuất khẩu khi thặng dư thương mại của nước này tăng lên.

Sau khi Trung Quốc đơn phương dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với một số thành viên của Nghị viện châu Âu vào tuần trước, chính phủ nước này đã nói rất rõ rằng họ không chỉ quyết định chơi đẹp.

Bắc Kinh đã nhấn mạnh cái giá phải trả để dỡ bỏ lệnh trừng phạt – vốn được áp dụng cách đây bốn năm trong một cuộc tranh chấp xoay quanh cáo buộc vi phạm nhân quyền ở khu vực Tân Cương – là sự hợp tác với Trung Quốc về thương mại. Continue reading “Cuộc tấn công ngoại giao quyến rũ của Trung Quốc”

Xung đột Ấn Độ-Pakistan có thể phát triển thành tranh chấp lãnh thổ về ‘Đế chế Bharat’

Nguồn: Diêu Viễn Mai, 姚远梅:印巴局势已超越克什米尔争端,上升为“婆罗多帝国”领土之争, Guancha, 08/05/2025.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Gần đây, tại khu du lịch Pahalgam thuộc khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát đã xảy ra một vụ nổ súng khiến hàng chục người thương vong. Điều này khiến tình hình giữa Ấn Độ và Pakistan đột ngột trở nên xấu đi, đồng thời cũng thu hút sự chú ý của toàn thế giới và gây ra nhiều ý kiến ​​trái chiều. Tình hình giữa Ấn Độ và Pakistan đang diễn ra như thế nào? Nó sẽ tác động ra sao đến Trung Quốc? Liệu một cuộc chiến tranh toàn diện có nổ ra không?

Để tháo được chuông thì phải tìm người treo chuông. Bài viết này sẽ hệ thống hóa một số sự thật khách quan liên quan đến vụ xả súng ở Pahalgam, nhằm làm sáng tỏ những vấn đề trên. Continue reading “Xung đột Ấn Độ-Pakistan có thể phát triển thành tranh chấp lãnh thổ về ‘Đế chế Bharat’”

Washington có thể hối tiếc vì kiểm soát chip AI quá mức

Nguồn: Ray Wang, “Washington May Regret Overextended AI Chip Controls,” Foreign Policy, 30/04/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những hạn chế ngày càng thắt chặt đang thúc đẩy các công ty Trung Quốc.

Ngày 15/04 vừa qua, nhà sản xuất chip Mỹ Nvidia đã công bố một hồ sơ gửi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ, trong đó cho biết chính phủ đã hạn chế công ty bán bộ xử lý đồ họa (GPU) kém tiên tiến hơn của mình – H20 – cho Trung Quốc. Theo hồ sơ, Nvidia được yêu cầu phải xin giấy phép từ Cục Công nghiệp và An ninh của Bộ Thương mại Mỹ trước khi bán H20 và bất kỳ chip nào khác “có băng thông bộ nhớ, băng thông kết nối, hoặc cả hai tính năng này, tương đương với H20” cho Trung Quốc. Continue reading “Washington có thể hối tiếc vì kiểm soát chip AI quá mức”

Ấn Độ và Pakistan đang tiến đến bờ vực chiến tranh như thế nào?

Nguồn:  Sushant Singh, “India and Pakistan Are Perilously Close to the Brink”, Foreign Affairs, 29/04/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Ngày 24 tháng 4, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đứng trước đám đông ở bang Bihar phía bắc và, khác với thường lệ vẫn nói bằng tiếng Hindi, đã đưa ra lời cảnh báo bằng tiếng Anh: “Ấn Độ sẽ tìm ra và trừng trị mọi kẻ khủng bố cùng những kẻ hậu thuẫn chúng”. Chúng tôi sẽ truy đuổi chúng đến tận cùng trái đất. Tinh thần Ấn Độ sẽ không bao giờ bị khuất phục bởi chủ nghĩa khủng bố. Chủ nghĩa khủng bố sẽ không thoát khỏi sự trừng phạt.” Thông điệp này, được đưa ra chỉ hai ngày sau vụ tấn công đẫm máu nhất vào dân thường ở khu vực Kashmir do Ấn Độ quản lý trong hơn hai thập kỷ, không chỉ dành cho người dân trong nước hay cho Pakistan, quốc gia mà New Delhi cáo buộc đứng sau vụ tấn công; đó là một tín hiệu gửi đến thế giới rằng Ấn Độ đang chuẩn bị một phản ứng quân sự mạnh mẽ. Continue reading “Ấn Độ và Pakistan đang tiến đến bờ vực chiến tranh như thế nào?”