Chiến tranh văn hóa bên trong cuộc xung đột Gaza

Nguồn: The culture war over the Gaza war”, The Economist, 28/10/2023.

Biên dịch: Cung Nguyễn Thế Anh

Cuộc xung đột đang hoành hành trên đường phố và màn ảnh ở phương Tây.

“Từ sông ra biển, Palestine sẽ được tự do!” Gần đây, khẩu hiệu sống động này đang vang vọng khắp các quảng trường từ Toronto đến Berlin. Đeo những chiếc khăn quàng cổ ca rô keffiyeh, các sinh viên ở California hô lớn khẩu hiệu khi di chuyển qua các hành lang trường đại học. Các nhà hoạt động cũng treo những dòng chữ này lên tường tại một trường đại học ở Washington, DC.

Cụm từ này có ý nghĩa gì? Bề ngoài, nó như một lời thề giải phóng. Tồn tại đã từ lâu, nó cũng ẩn chứa một thông điệp đe dọa. “Sông” ám chỉ dòng sông Jordan, “biển” ám chỉ biển Địa Trung Hải, và trong bối cảnh này, “tự do” ám chỉ sự hủy diệt của nhà nước Israel. Đây là cách Hamas sử dụng khẩu hiệu này. Vào ngày 21 tháng 10, người biểu tình đã hô vang khẩu hiệu này trong một cuộc tuần hành ủng hộ Palestine tại Tượng đài Nelson, London. Trừ một số trẻ em tham gia, những người hiểu được hàm ý của khẩu hiệu đã tỏ ra khó chịu khi bị hỏi về ý nghĩa của nó. Continue reading “Chiến tranh văn hóa bên trong cuộc xung đột Gaza”

Lý do nhiều thanh niên Trung Quốc muốn tìm việc ở Nhật Bản

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Dear Japan, China asks, do you have any jobs for us?,” Nikkei Asia, 26/10/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thanh niên Trung Quốc vẫn cố gắng tìm việc làm ở Nhật dù vụ bắt giữ giám đốc điều hành Astellas đã làm rạn nứt quan hệ hai nước.

Một quan chức cấp cao chính quyền địa phương ở nội địa Trung Quốc gần đây đã liên hệ với một người bạn cũ ở Nhật Bản với một yêu cầu tha thiết.

“Chúng tôi muốn Nhật Bản chấp nhận nhiều thực tập sinh kỹ thuật hơn từ khu vực của tôi, dù chỉ một chút,” vị quan chức Đảng đứng đầu một khu vực đang có nền kinh tế suy thoái, khẩn khoản. Continue reading “Lý do nhiều thanh niên Trung Quốc muốn tìm việc ở Nhật Bản”

Nạn “chảy máu” tầng lớp tinh hoa ở Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tháng 6/2010, chính phủ Trung Quốc công bố Đề cương Quy hoạch phát triển nhân tài trung dài hạn 2010-2020, đề xuất mục tiêu đến năm 2020 Trung Quốc phải tiến vào hàng ngũ các cường quốc tài nguyên con người (chữ Hán là “nhân tài cường quốc”, “nhân tài” ở đây là tài nguyên con người).

Một số nhà phân tích cho rằng mục tiêu trên khó đạt được, bởi lẽ lâu nay ở Trung Quốc đang có tình trạng ra đi ngày một nhiều của cộng đồng tinh hoa với đại diện là tầng lớp người mới giàu lên sau 30 năm cải cách mở cửa. Một số người lại cho rằng nếu Trung Quốc kịp thời đưa ra và thực thi tốt chiến lược phấn đấu trở thành cường quốc nhân tài thì hoàn toàn có thể chấm dứt được tình trạng “chảy máu” tầng lớp tinh hoa, đưa Trung Quốc trở thành cường quốc nhân tài hàng đầu thế giới. Continue reading “Nạn “chảy máu” tầng lớp tinh hoa ở Trung Quốc”

Nga đang hưởng lợi từ xung đột Israel – Hamas như thế nào?

Nguồn: Hanna Notte, “Putin Is Getting What He Wants,” New York Times, 26/10/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khi Israel và Hamas dần bước vào một cuộc chiến tổng lực, Nga trông giống như kẻ đứng bên lề hơn là vai chính. Không có bằng chứng nào cho thấy Moscow trực tiếp hỗ trợ hoặc tiếp tay cho cuộc tấn công khủng bố của Hamas chống lại Israel vào ngày 7/10, bất chấp một số gợi ý ban đầu. Tương tự, về mặt ngoại giao, Điện Kremlin có tầm quan trọng không đáng kể, không thể xoa dịu căng thẳng đang lan rộng. Continue reading “Nga đang hưởng lợi từ xung đột Israel – Hamas như thế nào?”

Tranh luận ở Phương Tây về triển vọng kinh tế Trung Quốc

Nguồn: Bob Davis, “Maybe China’s Economy Isn’t So Doomed,” Foreign Policy, 17/10/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong lúc Bắc Kinh vật lộn với suy thoái, một số chuyên gia đã dự đoán về một tương lai sáng sủa hơn.

Những ngày này thật cô đơn đối với những ai còn lạc quan về nền kinh tế Trung Quốc. Hiện tại, có sự nhất trí rộng rãi giữa các nhà quan sát Trung Quốc – và đây là một nhóm lớn – rằng nước này đã bước vào thời kỳ khó khăn và tình hình chắc chắn sẽ sớm tệ hơn rất nhiều.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gọi nền kinh tế Trung Quốc là “quả bom hẹn giờ.” Paul Krugman của New York Times nhận định vài năm tới “có thể sẽ khá tồi tệ” đối với Trung Quốc. “Những đám mây đen đang bao trùm nền kinh tế Trung Quốc,” Fareed Zakaria của CNN nói. Cựu giám đốc điều hành PIMCO Mohamed El-Erian thì tuyên bố ông không chắc rằng nền kinh tế Trung Quốc có thể vượt qua nền kinh tế Mỹ, dù quy mô nền kinh tế Trung Quốc gần bằng 3/4 nền kinh tế Mỹ và thậm chí còn tăng trưởng nhanh hơn Mỹ. Continue reading “Tranh luận ở Phương Tây về triển vọng kinh tế Trung Quốc”

Ukraine đã phản công thành công hơn chúng ta nghĩ

Nguồn: Oz Katerji và Vladislav Davidzon, “Ukraine’s Counteroffensive Is More Successful Than You Think,” Foreign Policy, 20/10/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc tập trung vào những trì trệ của cuộc chiến trên bộ đã che khuất những thành công lớn ở Crimea và Biển Đen.

Gần đây, việc đưa tin về chiến tranh Ukraine trên các phương tiện truyền thông phương Tây đã tập trung nhiều vào chiến dịch trên bộ của Kyiv, đặc biệt là những nỗ lực tiến về phía bờ Biển Đen. Phần lớn các phân tích, dù đúng hay sai, đều tập trung vào việc Kyiv đã không đạt tiến bộ đáng kể nào từ đầu năm đến nay, chẳng gì có thể so sánh được với các cuộc tấn công mang tính đột phá năm ngoái ở Kharkiv và Kherson. Continue reading “Ukraine đã phản công thành công hơn chúng ta nghĩ”

Tại sao Mỹ nên sợ Trung Quốc hơn chiến tranh Trung Đông?

Nguồn: Ross Douthat, “Why We Should Fear China More Than Middle Eastern War,” New York Times, 21/10/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hôm thứ Năm, Tổng thống Joe Biden đã có bài phát biểu liên hệ cuộc xung đột Israel-Hamas với cuộc xâm lược Ukraine của Nga, đồng thời khẳng định sự can dự của Mỹ là một phần trong đại chiến lược nhằm kiềm chế kẻ thù và đối thủ của chúng ta. Ông tuyên bố “Chừng nào những kẻ khủng bố chưa phải trả giá cho tội ác khủng bố của chúng, chừng nào những kẻ độc tài chưa phải trả giá cho sự hung hãn của chúng, thì chúng vẫn sẽ tiếp tục. Và cái giá phải trả cũng như các mối đe dọa đối với nước Mỹ và thế giới sẽ còn gia tăng.” Continue reading “Tại sao Mỹ nên sợ Trung Quốc hơn chiến tranh Trung Đông?”

Tại sao người Trung Quốc đổ xô mua nhà ở Nhật Bản?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s property market woes prompt buying spree in Japan,” Nikkei Asia, 19/10/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các nhà đầu tư đang mua những bất động sản mà họ có thể cải tạo và cho khách du lịch thuê.

Những người Trung Quốc lớn tuổi sống sót sau Cách mạng Văn hóa (1966-1976) và các sự kiện hỗn loạn khác đã không khoanh tay đứng nhìn khi chính phủ của họ không thể giải quyết tình hình suy thoái của thị trường bất động sản trong nước.

Đối với những người này và nhiều người Trung Quốc khác, thị trường nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản, đang tạo ra một lối thoát cho nguồn tiền của họ, một phần nhờ vào các ứng dụng điện thoại thông minh. Continue reading “Tại sao người Trung Quốc đổ xô mua nhà ở Nhật Bản?”

Chính sách của Mỹ về vấn đề Đài Loan đang chệch hướng?

Nguồn: Oriana Skylar Mastro, “This Is What America Is Getting Wrong About China and Taiwan,” New York Times, 16/10/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Suốt nửa thế kỷ qua, Mỹ đã tránh gây chiến với Trung Quốc về vấn đề Đài Loan, phần lớn nhờ vào sự cân bằng tinh tế giữa răn đe và trấn an.

Nhưng sự cân bằng đó đã bị đảo lộn. Trung Quốc đang xây dựng và phô trương sức mạnh quân sự của mình, và những lời lẽ thù địch bắt đầu đến từ cả Bắc Kinh và Washington. Dường như, chiến tranh ngày càng dễ xảy ra hơn. Continue reading “Chính sách của Mỹ về vấn đề Đài Loan đang chệch hướng?”

Tại sao Tiến trình Hoà bình Oslo thất bại?

Nguồn: Aaron David Miller, “Why the Oslo Peace Process Failed,” Foreign Policy, 13/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Và điều đó có ý nghĩa gì đối với các nhà đàm phán tương lai?

Ngồi trên Bãi cỏ phía Nam của Nhà Trắng vào ngày 13/09/1993, tôi không thể tin vào những gì mình đang nhìn thấy. Dưới bầu trời trong vắt không một gợn mây, một vị thủ tướng Israel khó chịu và một nhà lãnh đạo Palestine rạng rỡ nắm tay nhau vì hòa bình, trong khi một tổng thống Mỹ hồ hởi ôm lấy bộ đôi này, mỉm cười như một bậc cha mẹ đầy tự hào. Continue reading “Tại sao Tiến trình Hoà bình Oslo thất bại?”

Căng thẳng quan hệ Trung – Nhật nhìn từ ngành hải sản Hokkaido

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “How Xi Jinping haunts remote Hokkaido fishing towns,” Nikkei Asia, 12/10/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hải sâm và sò điệp cao cấp đã mất giá vì Trung Quốc cấm nhập khẩu.

Đối với ngư dân ở Rishiri, một hòn đảo xa xôi ngoài khơi cực bắc Hokkaido của Nhật Bản, việc kiểm tra điện thoại thông minh để biết tin tức về Trung Quốc đã trở thành thói quen hàng ngày. Người dân đặc biệt quan tâm đến việc Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo quyền lực của Trung Quốc, sẽ làm gì.

Các ngư dân này kiếm sống nhờ hải sâm, một loại đặc sản dù có vẻ ngoài kỳ dị nhưng lại có giá hơn 2.000 USD/kg nhờ nhu cầu rất lớn của người tiêu dùng Trung Quốc. Continue reading “Căng thẳng quan hệ Trung – Nhật nhìn từ ngành hải sản Hokkaido”

Tổng thống De Gaule dập tắt âm mưu đảo chính năm 1961 như thế nào?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong suy nghĩ của mọi người, để dập tắt một cuộc đảo chính quân sự, hầu như bao giờ cũng phải sử dụng vũ lực, và do đó khó tránh khỏi đổ máu, tàn phá. Nhưng để dập tắt cuộc đảo chính năm 1961 của các tướng lĩnh cấp cao chỉ huy quân đội Pháp đóng tại Algeria, Tổng thống Pháp De Gaule (Đờ-Gôn) đã sử dụng một thứ “vũ khí” duy nhất là … những chiếc đài thu thanh bán dẫn! Continue reading “Tổng thống De Gaule dập tắt âm mưu đảo chính năm 1961 như thế nào?”

Chính trị nội bộ Mỹ ảnh hưởng đến chính sách Trung Quốc như thế nào?

Nguồn: Giuseppe Paparella, “What US National (Dis)Unity Means for China Policy”, The Diplomat, 10/06/2023

Biên dịch: Cung Nguyễn Thế Anh

Lịch sử cho thấy, mối quan hệ của Mỹ với Trung Quốc thường phản ánh các biến động của sự đoàn kết trong nước.

Trong các diễn ngôn chính trị gần đây, ngày càng có nhiều người Mỹ bày tỏ lo ngại rằng cuộc đấu đá chính trị nội bộ đang làm suy yếu các chính sách đối ngoại và an ninh của Mỹ đối với Trung Quốc. Một mặt, các vụ truy tố cựu Tổng thống Donald Trump và cuộc điều tra con trai Tổng thống Joe Biden có thể làm lung lay sự ổn định trong nước; mặt khác, chiến dịch tranh cử tổng thống sắp tới có thể khiến quan hệ Mỹ – Trung tiếp tục xấu đi. Với hơn 80% người dân Mỹ có quan điểm không tốt về Trung Quốc, cả hai đảng dự kiến sẽ củng cố các luận điệu chống Trung Quốc để chiếm sự ủng hộ của công chúng. Continue reading “Chính trị nội bộ Mỹ ảnh hưởng đến chính sách Trung Quốc như thế nào?”

Trung Quốc đẩy căng thẳng trên Biển Đông nhằm giảm sức ép nội bộ?

Tác giả: Hùng Nguyễn
 
Thời gian vừa qua, tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines trở lên căng thẳng, tiềm ẩn nguy cơ đụng độ trực tiếp dẫn đến đối đầu quân sự. Mới đây nhất, ngày 4/10, Trung Quốc đã triển khai tàu Hải cảnh ngăn chặn quân đội Philippines tiếp tế cho binh lính đồn trú trên Bãi Cỏ Mây bằng cách di chuyển cắt mũi tàu tuần tra BRP Sindangan của Philippines ở khoảng cách 4 mét, khiến tàu này buộc phải đảo chiều động cơ để tránh đâm vào tàu Trung Quốc. Trước đó vào ngày 5/8, tàu Hải cảnh Trung Quốc đã tiến hành xịt vòi rồng vào tàu của Philippines để ngăn chặn hoạt động tiếp tế tại đây. Continue reading “Trung Quốc đẩy căng thẳng trên Biển Đông nhằm giảm sức ép nội bộ?”

Tác động hạn chế của việc Trung Quốc cấm xuất khẩu Gallium và Germanium

Nguồn: Tim Worstall, “Don’t Worry About China’s Gallium and Germanium Export Bans,” The Diplomat, 10/10/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Giống như khi Trung Quốc ra lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm năm 2010, các nước phương Tây sẽ mất nhiều nhất là vài năm để đảm bảo nguồn cung thay thế.

Trung Quốc đã hoàn toàn không xuất khẩu gallium và germanium trong tháng 8 vừa qua. Người ta có thể nghĩ rằng chẳng có gì đáng báo động, bởi vì lượng hàng xuất khẩu đã tăng gấp đôi mức thông thường trong tháng 7. Một cách phải ứng khác, giống như chậu dã yên thảo trong cuốn Hitchhiker’s Guide to the Galaxy, sẽ là thốt ra câu “Lại nữa à?” Nguyên nhân là do chính phủ Trung Quốc bắt đầu hạn chế xuất khẩu từ ngày 1/8 – như họ từng làm với đất hiếm vào năm 2010. Continue reading “Tác động hạn chế của việc Trung Quốc cấm xuất khẩu Gallium và Germanium”

Lợi và hại của việc kết nạp Ukraine và Moldova vào EU

Nguồn: Carl Bildt, “The Promise and Peril of EU Expansion,” Foreign Affairs, 28/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Liên minh châu Âu cần phải kết nạp Ukraine – nhưng mọi chuyện sẽ không đơn giản.

Trong sáu thập niên vừa qua, không có khía cạnh nào trong quá trình hội nhập châu Âu gây tác động lớn như việc mở rộng dần dần tổ chức mà ngày nay là Liên minh châu Âu. Sự mở rộng của EU đã mang nền dân chủ đến những nơi từng chỉ biết đến độc tài. Nó đã biến một lục địa thường xuyên xung đột trở thành một trong những khu vực thịnh vượng nhất trên thế giới. Continue reading “Lợi và hại của việc kết nạp Ukraine và Moldova vào EU”

Đúng, trật tự thế giới hiện nay là đa cực!

Nguồn: Emma Ashford và Evan Cooper, “Yes, the World Is Multipolar,” Foreign Policy, 05/10/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bài liên quan: Không, trật tự thế giới hiện nay không phải là đa cực!

Nhưng đó không phải là tin xấu đối với Mỹ.

Một thuật ngữ học thuật ít được mọi người biết đến đột nhiên trở nên thịnh hành trong các vấn đề quốc tế. Trật tự đa cực – ý tưởng cho rằng có nhiều cường quốc quan trọng trên toàn cầu, chứ không phải chỉ một vài siêu cường – đang được các nhà lãnh đạo, CEO, và học giả coi là tương lai. Tin tức khắp nơi đang gợi ý tầm quan trọng ngày càng tăng của các cường quốc tầm trung, từ Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil đến Hàn Quốc và Australia. Continue reading “Đúng, trật tự thế giới hiện nay là đa cực!”

Những điều cần biết về xung đột Israel-Hamas

Nguồn: Daniel Byman và Alexander Palmer, “What You Need to Know About the Israel-Hamas Violence,” Foreign Policy, 07/10/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tình hình đang rất hỗn loạn, giao tranh vẫn tiếp diễn. Nhưng đã có thể rút ra một số quan sát như sau.

Sáng ngày 7/10, Hamas, nhóm chiến binh người Palestine, đã thực hiện một cuộc tấn công lớn vào Israel với quy mô và phạm vi gần như chưa từng có tiền lệ. Theo Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Hamas đã bắn tên lửa từ Gaza và các thành viên của tổ chức này đã thâm nhập qua biên giới Israel, nơi họ tham gia các cuộc đọ súng tại bảy địa điểm khác nhau ở miền nam Israel. Có ít nhất 250 người Israel đã thiệt mạng và con số này dự kiến sẽ còn tăng lên, với hơn 1.400 người bị thương, trong đó ít nhất 18 người bị thương nặng và 267 người trong tình trạng nghiêm trọng. Hamas cũng được cho là đã bắt hàng chục người Israel làm con tin, công bố video để khẳng định tuyên bố của mình. Continue reading “Những điều cần biết về xung đột Israel-Hamas”

Bên trong cuộc thanh trừng quân đội của Tập Cận Bình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Inside Xi Jinping’s great military purge,” Nikkei Asia, 05/10/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự vắng mặt của nhiều sĩ quan trong tiệc mừng Quốc Khánh thể hiện quyết tâm của Tập Cận Bình trong việc củng cố lòng trung thành của quân đội.

Một cuộc đại thanh trừng quân đội đang được tiến hành ở Trung Quốc.

Sự vắng mặt của các nhân vật chủ chốt của quân đội trong bữa tiệc chiêu đãi kỷ niệm ngày thành lập nước Trung Hoa thời hiện đại vào tuần trước đã làm rõ thực tế đó và khiến chính giới Bắc Kinh phải suy nghĩ về ý định của Chủ tịch Tập Cận Bình. Continue reading “Bên trong cuộc thanh trừng quân đội của Tập Cận Bình”

Tác động từ sự trỗi dậy của Phương Nam toàn cầu

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Cuộc chiến tại Ukraine đã phục vụ như một lời nhắc nhở đối với các nhà quan sát phương Tây rằng có một thế giới rộng lớn tồn tại bên ngoài các cường quốc và đồng minh cốt lõi của họ. Thế giới này, chủ yếu bao gồm các quốc gia Châu Phi, Trung Đông, Châu Á, và Mỹ Latinh, đã tránh chọn phe rõ ràng trong cuộc xung đột này. Từ đó, cuộc chiến này đã có một hậu quả bất ngờ – làm nổi bật Phương Nam toàn cầu (Global South) như một nhân tố chính trong bối cảnh địa chính trị thế kỷ 21. Bối cảnh địa chính trị ngày nay không chỉ được xác định bởi những căng thẳng giữa Mỹ và hai cường quốc đối thủ chính là Trung Quốc và Nga, mà còn bởi những quyết định của các cường quốc bậc trung như Việt Nam và Argentina, hay các tiểu cường như Serbia và Kenya. Continue reading “Tác động từ sự trỗi dậy của Phương Nam toàn cầu”