Singapore: Nghịch lý phát triển

Tác giả: Hồ Sĩ Quý *

Tóm tắt: Singapore là hiện tượng kỳ diệu của thế giới ở thế kỷ 20. Từ một thị trấn nghèo qua 3 thập niên với ý chí quyết đoán của người đứng đầu là Lý Quang Diệu, Singapore đã trở thành “thiên đường của chủ nghĩa tư bản”. Năm 2014, GNP đầu người của nước này là 72.000 USD tính theo PPP. Xã hội thịnh vượng. Môi trường trong lành. Quan chức liêm khiết. Cả thế giới muốn bắt chước, nhưng có nhiều điều không thể bắt chước và cũng có nhiều điều người ta không muốn bắt chước. Bởi Singapore phát triển trong những nghịch lý không dễ lý giải, mà nghịch lý lớn nhất là “cất cánh” rồi “hóa rồng” trong môi trường ít nhiều độc đoán, độc tài. Tự do, dân chủ bị quản lý chặt. Nhà nước can thiệp sâu vào đời sống, thậm chí đời sống riêng tư của người dân. Kinh tế thị trường sôi động nhưng “bàn tay vô hình” của nó bị điều khiển bởi nhà nước. Tôn vinh đặc thù châu Á nhưng rất gần với phương Tây. Rất chú ý đến tính xã hội của sự phát triển nhưng lại xây dựng thành công một kiểu xã hội tư bản chủ nghĩa. Continue reading “Singapore: Nghịch lý phát triển”

Bước ngoặt mới cho quan hệ Việt-Mỹ?

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Năm 2015, TBT Nguyễn Phú Trọng đến thăm Mỹ và được Tổng thống Obama tiếp chính thức tại Phòng Bầu Dục ở Nhà Trắng như khi đón tiếp nguyên thủ quốc gia. Trong phát biểu của Phó Tổng thống Biden khi chiêu đãi TBT Nguyễn Phú Trọng tại Bộ Ngoại Giao, ông đã đọc câu thơ Kiều “Trời còn để có hôm nay. Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời”. Không biết ông Biden có định “bói Kiều” hay không, nhưng có lẽ năm nay là thời điểm phù hợp để “vén mây giữa trời” và nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ. Continue reading “Bước ngoặt mới cho quan hệ Việt-Mỹ?”

“Kế hoạch Hòa bình Ukraine” của Trung Quốc thực chất là về Đài Loan

Nguồn: Craig Singleton, “China’s Ukraine Peace Plan Is Actually About Taiwan,” Foreign Policy, 06/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đề xuất của Bắc Kinh đã đặt ra các điều kiện để nước này giành chiến thắng trong một cuộc chiến ở Đông Á.

Sau 12 tháng dài đằng đẵng, Trung Quốc dường như không còn khả năng ảnh hưởng đến kết quả cuộc chiến của Nga ở Ukraine so với lúc xung đột mới bắt đầu. Giờ đây, khi chỉ còn là một người quan sát, vai trò chính của Bắc Kinh là cung cấp cho Moscow một huyết mạch tài chính bằng cách tăng cường mua dầu thô và than đá với giá chiết khấu, đồng thời cũng gặp được vận may bất ngờ từ lượng xuất khẩu tăng mạnh sang Nga. Tuy nhiên, những biện pháp này và các biện pháp nửa vời khác của Trung Quốc có lẽ chỉ nhằm mục đích đảm bảo Nga sẽ có những gì nước này cần để duy trì nền kinh tế thời chiến của mình – chứ không phải thực sự giành chiến thắng trong cuộc chiến. Continue reading ““Kế hoạch Hòa bình Ukraine” của Trung Quốc thực chất là về Đài Loan”

Nguyễn Thế Anh: Sử gia đi trên lằn ranh

Nguồn: Louis Raymond, “Nguyễn Thế Anh, l’historien sur le fil”, Les Cahiers du Nem, 19/07/2021

Biên dịch: Phản Tư

Nguyễn Thế Anh là sử gia chuyên về Việt Nam và Đông Nam Á, sinh năm 1936, tác giả của hơn 120 ấn phẩm gồm sách và bài viết. Nhà làm phim tài liệu Florence Tran, sau khi lên kế hoạch quay một loạt phỏng vấn với ông trong tháng Sáu và tháng Bảy năm 2021, đã đề nghị tôi dẫn chương trình cho một trong số đó. Tôi nhận lời với tất cả nhiệt tình vì đây là lần đầu tiên tôi được gặp một tác giả mà các tác phẩm của ông chưa bao giờ thôi cuốn hút tôi. Nguyễn Thế Anh là một nhà trí thức đi trên lằn ranh, luôn cố gắng làm công việc của mình và không dính dáng tới chính trị, ngay cả khi bị kẹt giữa hai làn đạn. Continue reading “Nguyễn Thế Anh: Sử gia đi trên lằn ranh”

Ukraine và tính bất định của trật tự toàn cầu (P2)

Nguồn: Hal Brands, “Ukraine and the Contingency of Global Order,” Foreign Affairs, 14/2/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

Có thể và có lẽ

Hãy xem xét những ngày đầu đầy hỗn loạn của cuộc chiến, khi Ukraine lâm vào tình thế khó khăn nghiêm trọng. Quân đội của nước này được trang bị kém và phải chịu áp đảo về quân số trên các mặt trận quan trọng, thậm chí lên đến tỷ lệ 12:1 ở các vùng xung quanh Kyiv. Lực lượng Nga khi đó đã càn quét miền nam Ukraine, chiếm Kherson và thiết lập một hành lang đường bộ nối với Crimea. Ở phía bắc và phía đông, các thành phố lớn – gồm cả Kyiv và Kharkiv – đã bị bao vây. Những kẻ phá hoại và sát thủ người Nga nhanh chóng xuất hiện ở Kyiv, tìm cách giết Zelensky và tiêu diệt chính phủ Ukraine. Continue reading “Ukraine và tính bất định của trật tự toàn cầu (P2)”

Ukraine và tính bất định của trật tự toàn cầu (P1)

Nguồn: Hal Brands, “Ukraine and the Contingency of Global Order,” Foreign Affairs, 14/2/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Điều gì sẽ xảy ra nếu cuộc chiến ở Ukraine diễn ra theo một cách khác – hoặc chuyển hướng đột ngột?

Người ta nói rằng vòng cung đạo đức của vũ trụ rất dài, nhưng nó luôn hướng về phía công lý. Đây là một cách hay để phân tích năm đầu tiên của cuộc chiến của Nga ở Ukraine. Đúng là người Ukraine khó mà thấy được công lý trong một cuộc xung đột đã tàn phá lãnh thổ, nền kinh tế, và con người của đất nước họ. Nhưng chí ít, cuộc chiến cũng đã hủy hoại quân đội của Tổng thống Nga Vladimir Putin và làm tiêu tan khát vọng đế quốc của ông. Cuộc chiến đã chứng kiến Ukraine vượt xa gần như tất cả những kỳ vọng ban đầu. Nó đã thống nhất và tiếp thêm sinh lực cho phương Tây. Dường như, người tốt đang chiến thắng, còn kẻ xấu đang phải nhận sự trừng phạt mà vũ trụ dành cho những ai chọn đứng về lề trái của lịch sử. Continue reading “Ukraine và tính bất định của trật tự toàn cầu (P1)”

Hàn Quốc: Độc tài, hóa rồng và dân chủ

Tác giả: Hồ Sĩ Quý*

Hàn Quốc là tấm gương chưa từng có tiền lệ trong lịch sử để các nước đi sau nghiên cứu, tham khảo. Nhưng con đường tăng trưởng, phát triển rồi hóa rồng thông qua phương thức độc tài để đi đến dân chủ ở Hàn Quốc là một quá trình nghiệt ngã, đầy mâu thuẫn và không nên đánh giá một cách giản đơn. Bài viết muốn tìm hiểu quá trình phức tạp này. Continue reading “Hàn Quốc: Độc tài, hóa rồng và dân chủ”

Chiến tranh Ukraine còn lâu mới kết thúc

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

“Vì chiến tranh bắt đầu từ trong đầu óc con người, nên việc bảo vệ hòa bình phải được kiến tạo từ trong đầu óc con người” – Hiến chương UNESCO.

Người ta nói chiến tranh là sự nối tiếp của chính trị. Mọi cuộc chiến tranh đều phải kết thúc, dù sớm hay muộn. Nhưng một khi đã nổ ra thì chiến tranh như một con quái vật hung dữ, rất khó kiểm soát. Chiến tranh Ukraine mà Nga gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” tuy đã diễn ra hơn một năm, gây tổn thất nặng nề cho cả Ukraine và Nga, nhưng đa số các chuyên gia cho rằng chiến tranh Ukraine “còn lâu mới kết thúc”. Continue reading “Chiến tranh Ukraine còn lâu mới kết thúc”

Chuyến thăm Nga của Tập thực sự có ý nghĩa gì?

Nguồn: Gideon Rachman, “The real meaning of Xi’s visit to Putin,” Financial Times, 20/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những cuộc thảo luận về một kế hoạch hòa bình cho Ukraine sẽ làm che khuất mối quan hệ đang được thắt chặt giữa Trung Quốc và Nga.

“Tình hình quốc tế hiện đã bước sang một bước ngoặt mới. Ngày nay, trên thế giới có hai luồng gió, gió đông và gió tây… Tôi tin rằng, gió đông đang thổi bạt gió tây.”

Những bình luận như vậy giống như một lời tiên đoán về phát biểu mà Tập Cận Bình đưa ra trong chuyến thăm Moscow tuần này. Nhưng thực ra, chúng được lấy từ bài phát biểu của một nhà lãnh đạo Trung Quốc khác, Mao Trạch Đông – khi ông đến thăm Moscow năm 1957. Continue reading “Chuyến thăm Nga của Tập thực sự có ý nghĩa gì?”

Điều gì khiến Nga mê hoặc Pháp?

Nguồn:What’s behind France’s fatal fascination with Russia”, The Economist, 16/02/2023.

Biên dịch: Phạm Tuấn Đạt

Lịch sử lâu dài giữa hai nước đã khiến Paris khó hoàn toàn tách khỏi Moscow

Nhà triết học người Pháp Voltaire bị quyến rũ bởi nước Nga đến mức ông viết những bức thư ca ngợi gửi cho nữ hoàng Ekaterina (Catherine) Đại đế. Trong những năm 60, 70 của thế kỉ 18, nhà tư tưởng thời Khai sáng và nữ hoàng Nga đã trao đổi 197 bức thư tay bằng tiếng Pháp, ngôn ngữ được ưa chuộng bởi tầng lớp quý tộc Nga lúc bấy giờ. Voltaire khen ngợi Ekaterina là “đức vương khai minh”, và nói rằng: “Nếu tôi trẻ hơn, tôi sẽ trở thành người Nga”. Vào năm 1773, nữ hoàng còn đón tiếp nhà bác học Denis Diderot tại cung điện St. Petersburg. Từ đó, trong trí tưởng tượng của người Pháp, Nga là điểm hẹn của nghệ thuật và văn chương, là nơi văn minh vượt lên trên hỗn mang. Continue reading “Điều gì khiến Nga mê hoặc Pháp?”

Bài học cho Mỹ từ việc Ả Rập Saudi và Iran bình thường hóa quan hệ

Nguồn: Stephen M. Walt, “Saudi-Iranian Détente Is a Wake-Up Call for America,” Foreign Policy, 14/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thỏa thuận lần này là một thỏa thuận quan trọng – và không phải ngẫu nhiên mà trung gian đàm phán lại là Trung Quốc.

Hòa giải giữa Ả Rập Saudi và Iran – trong đó Trung Quốc đóng vai trò hỗ trợ – không quan trọng bằng chuyến thăm Trung Quốc năm 1972 của Richard Nixon, chuyến đi của Anwar Sadat tới Jerusalem năm 1977, hay Hiệp ước Molotov-Ribbentrop năm 1939. Nhưng ngay cả thế, nếu thỏa thuận này được duy trì, nó vẫn sẽ là một thỏa thuận lớn. Quan trọng nhất, nó là hồi chuông cảnh tỉnh đối với chính quyền Biden cũng như các thành viên còn lại của giới hoạch định chính sách đối ngoại Mỹ, bởi nó phơi bày những khuyết điểm mà họ tự gây ra cho mình, vốn đã làm tê liệt chính sách Trung Đông của Mỹ. Nó cũng làm nổi bật cách Trung Quốc cố gắng thể hiện mình là một lực lượng vì hòa bình trên thế giới, danh hiệu mà người Mỹ gần như đã từ bỏ trong những năm gần đây. Continue reading “Bài học cho Mỹ từ việc Ả Rập Saudi và Iran bình thường hóa quan hệ”

Lý giải “chính phủ hạng nhẹ” của Tập Cận Bình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Heavyweight Xi Jinping gives himself a lightweight cabinet,” Nikkei Asia, 16/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các bộ trưởng kinh tế đã bị gạt ra ngoài lề trong lúc Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm toàn quyền hoạch định chính sách.

“Yếu một cách đáng ngạc nhiên” là cách mà một số nhà quan sát mô tả đội hình mới của Quốc vụ viện Trung Quốc, tức chính phủ của nước này, khi thông tin được công bố tại kỳ họp thường niên gần đây của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc.

Các quan chức kinh tế chủ chốt của Trung Quốc, bao gồm Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (tức ngân hàng trung ương), đã không còn nằm trong ban lãnh đạo cao nhất. Continue reading “Lý giải “chính phủ hạng nhẹ” của Tập Cận Bình”

Vũ khí Trung Quốc có thể hồi sinh cuộc chiến thất bại của Nga?

Nguồn:Chinese arms could revive Russia’s failing war”, The Economist, 02/03/2023.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai

Nhưng đồng thời các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang cẩn thận trong từng bước đi của mình

Trong nhiều thập niên qua, Nga đã cung cấp vũ khí cho Trung Quốc. Trung bình, từ năm 2001 đến 2010, mỗi năm Nga bán cho Trung Quốc 2 tỷ đô la vũ khí, cùng với một hợp đồng lớn trị giá 7 tỷ đô la vào năm 2015. Nhưng bây giờ gió đã đổi chiều khi Nga đã mất hơn 9.400 thiết bị, trong đó có hơn 1.500 xe tăng, trong cuộc xâm lược bất thành vào Ukraine. Họ thiếu vũ khí đạn dược một cách trầm trọng. Mỹ tuyên bố có thông tin tình báo cho thấy Trung Quốc đang xem xét liệu có nên cung cấp vũ khí cho Nga hay không. Việc này có thể thay đổi tiến trình của cuộc chiến, đồng thời gây ra một cuộc khủng hoảng sâu sắc hơn nữa trong quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ và châu Âu. Continue reading “Vũ khí Trung Quốc có thể hồi sinh cuộc chiến thất bại của Nga?”

Đánh cắp trẻ em: Nga đang phạm tội ác diệt chủng ở Ukraine

Nguồn: Azeem Ibrahim, “Russia’s Theft of Children in Ukraine Is Genocide,” Foreign Policy, 01/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Moscow đang cố gắng tiêu diệt cả một dân tộc.

Mọi chuyện đang dần trở nên sáng tỏ rằng cuộc xâm lược Ukraine của Nga là một cuộc chiến diệt chủng. Gắn kết với ý định diệt chủng, kiên định với nỗ lực diệt chủng, cuộc chiến này là một cuộc tấn công không chỉ nhắm vào người Ukraine và đất nước Ukraine, mà còn vào chính ý niệm Ukraine.

Cuộc chiến có liên quan đến việc sát hại hàng loạt và hãm hiếp hàng loạt thường dân Ukraine. Ngoài ra, người Nga còn đánh cắp hàng loạt trẻ em Ukraine – một hành động cưỡng bức di dân phù hợp với định nghĩa về tội ác diệt chủng theo Công ước Diệt chủng năm 1948. Continue reading “Đánh cắp trẻ em: Nga đang phạm tội ác diệt chủng ở Ukraine”

Gautam Adani và Chủ nghĩa Tư bản Ấn Độ Mới

Nguồn: Salil Tripathi, “Gautam Adani and the New Indian Capitalism,” Foreign Policy, 26/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Gautam Adani xuất thân từ Gujarat, Ấn Độ, nhưng ông lại giống với các ông trùm Đông Nam Á trong quá khứ, những người đã thành lập các công ty độc quyền thông qua sự bảo trợ chính trị.

Mọi việc đã từng rất tốt đẹp đối với Gautam Adani. Năm 2022, ông trở thành người giàu thứ hai thế giới. Đầu năm nay, tờ India Today vinh danh ông là người đàn ông của năm với một bộ hồ sơ bóng bẩy, đi kèm là danh hiệu “vua tăng trưởng”. Hồi tháng 1, Tập đoàn Adani dự kiến sẽ thực hiện đợt chào bán cổ phiếu tiếp theo với hy vọng thu được 2,4 tỷ USD. Vị doanh nhân và tập đoàn của ông dường như bất khả chiến bại. Continue reading “Gautam Adani và Chủ nghĩa Tư bản Ấn Độ Mới”