Điểm yếu của Tập Cận Bình (P1)

Nguồn: Thái Hà (Cai Xia), “The Weakness of Xi Jinping”, Foreign Affairs, 09-10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thói tự cao và chứng hoang tưởng đã đe dọa tương lai của Trung Quốc như thế nào?

Không lâu trước đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng cực kỳ thành công. Ông củng cố quyền lực của mình trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đưa bản thân lên ngang hàng với nhà lãnh đạo biểu tượng của đảng, Mao Trạch Đông, và loại bỏ giới hạn đối với nhiệm kỳ chủ tịch nước, cho phép ông trở thành lãnh đạo trọn đời. Trong nước, ông khoe khoang mình đã có bước tiến vượt bậc trong công cuộc xóa đói giảm nghèo; còn ở nước ngoài, ông tuyên bố đã nâng uy tín quốc tế của đất nước lên tầm cao mới. Đối với nhiều người Trung Quốc, chiến thuật lãnh đạo cứng rắn (strongman) của Tập là cái giá có thể chấp nhận được để phục hưng đất nước. Continue reading “Điểm yếu của Tập Cận Bình (P1)”

Ý nghĩa lệnh động viên quân sự đầu tiên của Nga sau Thế chiến II

Nguồn: 柳玉鹏, 张 锦, 白云怡, 赵觉珵 “ 二战后俄首个军事动员令意味着什么?”,

环球时报 (Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc), 21/09/2022.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 21/9, Tổng thống Nga Putin tuyên bố ký Lệnh động viên quân sự từng phần, bắt đầu thực hiện công tác động viên liên quan. Tin này đã gây ra sự quan tâm cao độ của dư luận. Được hãng tin Reuters gọi là lần động viên quân sự từng phần “đầu tiên sau Thế chiến II”, đợt động viên này sẽ huy động những người nào và tài nguyên quân sự nào của nước Nga? Nó sẽ gây ra những ảnh hưởng sâu rộng nào đối với cuộc xung đột Nga-Ukraine? Phát biểu hôm 21/9 của Tổng thống Nga Putin và Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu hé lộ nhiều thông tin quan trọng về vấn đề này. Continue reading “Ý nghĩa lệnh động viên quân sự đầu tiên của Nga sau Thế chiến II”

Lý Khắc Cường: ‘Sông Hoàng Hà và sông Dương Tử sẽ không chảy ngược dòng’

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “In cryptic lingo, Premier Li says rivers only flow forward,” Nikkei Asia, 08/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc nhấn mạnh vào cải cách và mở cửa sẽ cản trở các chính sách kinh tế của Tập.

Khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc nói về việc trao lại sự nghiệp cho thế hệ tiếp theo, hoặc thảo luận về các xu hướng chính sách quan trọng, họ thường sử dụng các phép so sánh với sông Hoàng Hà và sông Dương Tử.

Hai con sông lớn nhất của đất nước đã bồi đắp cho nền văn minh Trung Hoa từ thời cổ đại. Các nhà lãnh đạo thường thích lồng ghép cảm xúc cá nhân vào chúng. Sẽ dễ nói về các chủ đề tế nhị hơn nếu ta so sánh chúng với những dòng sông. Continue reading “Lý Khắc Cường: ‘Sông Hoàng Hà và sông Dương Tử sẽ không chảy ngược dòng’”

Chuyên gia quân sự châu Âu đánh giá triển vọng chiến trường Ukraine

Nguồn: Dann wäre ein russischer Atomwaffeneinsatz denkbar“, WELT, 19/09/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Sai lầm về chiến thuật, quân đội nhụt ý chí chiến đấu và những vấn đề nghiêm trọng về hậu cần. Quân đội Nga ở Ukraine đang phải vật lộn với những khó khăn lớn. Liệu đây có phải là lý do để Điện Kremlin đi đến các biện pháp cực đoan trong tương lai gần? Gustav Gressel, nhà phân tích quân sự tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Châu Âu, nhìn nhận hai kịch bản để Putin có thể sử dụng vũ khí hạt nhân.

Hỏi: Thưa ông Gressel, quân đội Nga đã suy sụp trong vòng vài ngày sau cuộc tiến công của Ukraine ở khu vực Kharkov. Quân Nga dường như hoàn toàn bị bất ngờ. Ông có nghĩ rằng công tác tình báo của Nga trước đó đã hoàn toàn thất bại hay không? Continue reading “Chuyên gia quân sự châu Âu đánh giá triển vọng chiến trường Ukraine”

Phong trào chủ chiến cực hữu: Đối thủ mới của Putin

Nguồn: Alexey Kovalev, “Putin Has a New Opposition—and It’s Furious at Defeat in Ukraine,” Foreign Policy, 12/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những thành viên cánh hữu theo chủ nghĩa dân tộc đang truyền bá câu chuyện về “kẻ đâm sau lưng” để giải thích cho thất bại của Nga.

Một phong trào đối lập mới đang dần thành hình ở Nga, nhưng nó không ủng hộ dân chủ, cũng không phải phong trào phản chiến. Thay vào đó, nó là hình thái cực đoan nhất của nhóm ủng hộ Tổng thống Nga Vladimir Putin, những người đang ngày càng trở nên phẫn nộ với thảm họa quân sự của Nga sau 6 tháng chiến đấu ở Ukraine. Họ muốn Putin leo thang chiến tranh, sử dụng các loại vũ khí tàn khốc hơn, và tấn công thường dân Ukraine theo những cách thậm chí còn tàn nhẫn hơn. Họ đã công khai chỉ trích giới lãnh đạo quân sự và chính trị Nga vì đã kiềm chế, không sử dụng toàn bộ sức mạnh của Nga – dù rằng họ hiếm khi nhắc tên Putin. Continue reading “Phong trào chủ chiến cực hữu: Đối thủ mới của Putin”

Tập có thể sửa điều lệ Đảng để củng cố quyền lực như thế nào?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi prepares to wave magic wand for more power,”Nikkei Asia, 15/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những thay đổi sắp tới trong điều lệ đảng sẽ là tiền đề cho những thay đổi lớn hơn vào mùa xuân năm sau.

Trong cuộc họp Bộ Chính trị vào ngày 09/09 – ngày mà người cha lập quốc Mao Trạch Đông qua đời cách đây 46 năm – các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhất trí về việc sửa đổi điều lệ Đảng Cộng sản tại đại hội toàn quốc, dự kiến bắt đầu từ ngày 16/10.

Đối với Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư Tập Cận Bình, điều lệ đảng là chiếc đũa thần mà ông có thể sử dụng để biến mọi điều ước thành hiện thực. Bộ quy tắc ràng buộc hơn 96 triệu đảng viên được xem là bản hướng dẫn điều hành nhà nước Trung Quốc. Nguyên tắc cơ bản là đảng luôn đứng đầu. Continue reading “Tập có thể sửa điều lệ Đảng để củng cố quyền lực như thế nào?”

Thời báo Hoàn Cầu: TQ chưa bao giờ ‘cưỡi lưng hổ’ trong xung đột Ukraine

Nguồn:社评:中国从未骑在俄乌冲突的“虎背”上”, 环球时报, 13/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trong tuần qua, tình hình chiến trường cuộc xung đột Nga-Ukraine đã có những chuyển biến phức tạp. Hôm thứ Hai 12/9, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết: kể từ cuộc “phản công” vào đầu tháng 9, các lực lượng Ukraine đã tái chiếm 6.000 km vuông lãnh thổ. Lời giải thích công khai của phía Nga là quân đội Nga đã tự nguyện rút lui về “giải phóng Donbass” để tái tập hợp quân. Tình hình thực tế vẫn chưa rõ ràng, nhưng giới truyền thông Mỹ và phương Tây nóng lòng ăn mừng “chiến thắng vĩ đại trong cuộc phản công” của Ukraine. Continue reading “Thời báo Hoàn Cầu: TQ chưa bao giờ ‘cưỡi lưng hổ’ trong xung đột Ukraine”

Bắc Kinh Nhật báo: Chiến trường Ukraine đang xảy ra biến đổi quan trọng!

Nguồn: “俄乌战场,形势正发生重大变化!”, 北京日报, 11/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Phía Ukraine nói, trong mấy ngày qua, quân đội Ukraine phát động tấn công mãnh liệt tại gần Kharkiv, thành phố lớn thứ hai Ukraine, quân đội Nga tan tác tháo lui toàn diện, quân đội Ukraine thu hồi nhiều thị trấn, không ít trang thiết bị của quân đội Nga rơi vào tay quân đội Ukraine.

Các video đã công bố cho thấy hình ảnh một đơn vị quân đội Ukraine đang tiến đánh thành phố quan trọng Izyum, một số tù binh Nga bị trói tay. Izyum là căn cứ chủ yếu của quân đội Nga tại vùng Kharkiv, cách đây 5 tháng bị quân đội Nga chiếm. Continue reading “Bắc Kinh Nhật báo: Chiến trường Ukraine đang xảy ra biến đổi quan trọng!”

Cuộc chiến ở Ukraine đã đi đến bước ngoặt

Nguồn: Gideon Rachman, “The Ukraine war has reached a turning point,” Financial Times, 12/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sau khi người Nga thất thế, một giai đoạn mới và nguy hiểm hơn trong cuộc xung đột đã bắt đầu.

Cảnh tượng quân đội Nga rút lui thành hàng dài ở Ukraine là điều đáng chú ý – nhưng không có gì đáng ngạc nhiên.

Đối với Nga, cuộc chiến này đã đi theo hướng tồi tệ ngay từ những ngày đầu. Vladimir Putin đã không đạt được chiến thắng chớp nhoáng mà ông mong muốn vào ngày 24/02. Đến tháng 4, người Nga đã buộc phải rút lui trong nhục nhã sau khi tìm cách chiếm đóng Kyiv. Continue reading “Cuộc chiến ở Ukraine đã đi đến bước ngoặt”

Có phải Trung Quốc đã đạt đến đỉnh cao quyền lực?

Nguồn: Oriana Skylar Mastro và Derek Scissors, “China Hasn’t Reached the Peak of Its Power,” Foreign Affairs, 22/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bắc Kinh thực sự vẫn còn thời gian?

Khi quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong nửa thế kỷ qua, một quan điểm mới, đáng sợ đã xuất hiện ở một số nhà phân tích và hoạch định chính sách Mỹ. Quan điểm này cho rằng cánh cửa cơ hội để Trung Quốc “thống nhất” với Đài Loan – một trong những mục tiêu chính sách đối ngoại cốt lõi của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình – đang khép lại, gia tăng sức ép buộc Bắc Kinh phải hành động nhanh chóng và mạnh mẽ khi vẫn còn cơ hội. Continue reading “Có phải Trung Quốc đã đạt đến đỉnh cao quyền lực?”

Học thuyết Hải quân Mới của Nga: Xoay trục sang châu Á?

Nguồn: Daniel Rakov, “Russia’s New Naval Doctrine: A ‘Pivot to Asia’?,” The Diplomat, 19/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Học thuyết hải quân mới của Nga đã nâng cao tầm quan trọng của Thái Bình Dương và Bắc Cực.

Ngày 31/07/2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chính thức ký phiên bản cập nhật của Học thuyết Hải quân Liên bang Nga. Đây là tài liệu hoạch định chiến lược ở cấp cao nhất, trình bày chi tiết cách tiếp cận chính thức của Moscow đối với lĩnh vực hải quân. Phiên bản mới có sự thay đổi đáng kể so với phiên bản trước đó, được công bố từ năm 2015.

Học thuyết lần này nhấn mạnh sự đối đầu toàn cầu với phương Tây, vai trò nổi trội của lăng kính an ninh trong việc xác định các mục tiêu quốc gia, và việc tái định hướng chính sách đối ngoại của Nga hướng về các nước phương Nam (Global South) sau cuộc xâm lược Ukraine. Điện Kremlin dự định tăng cường khả năng tác chiến của hải quân trên toàn thế giới, và tuyên bố đã sẵn sàng hơn trong việc sử dụng các phương tiện quân sự để thúc đẩy lợi ích của mình trên các vùng biển quốc tế, bao gồm cả ý định tăng cường hiện diện hải quân trên các vùng biển này. Để làm được như vậy, học thuyết mới kêu gọi tái cấu trúc toàn bộ ngành công nghiệp đóng tàu, phát triển khả năng sản xuất và công nghệ, cả trong lĩnh vực quân sự và dân sự. Continue reading “Học thuyết Hải quân Mới của Nga: Xoay trục sang châu Á?”

Nữ hoàng Elizabeth: Người tận tụy với nghĩa vụ của Hoàng gia Anh

Nguồn:Elizabeth II never laid down the heavy weight of the crown.” The Economist, 08/09/2022.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Đối với hàng triệu người đón xem lễ đăng quang của Nữ hoàng Anh vào ngày 2 tháng 6 năm 1953 — lần đầu tiên một lễ đăng quang như vậy được phát trên truyền hình — phần xúc động nhất nằm ở cuối buổi lễ. Đó là khi chiếc vương miện hoàng gia, nạm 2.868 viên kim cương và nặng hơn một kg, được đặt lên mái tóc đen mỏng của Elizabeth Windsor và đưa bà trở thành Nữ hoàng Elizabeth II.

Nhưng đối với Nữ hoàng, theo lời của một số ít nhân vật thân thiết, phần áp lực nhất của buổi lễ diễn ra trước nghi thức trao vương miện, và không được phát trên truyền hình. Như các đời vua trước từ thời Trung cổ, Elizabeth phải cởi bỏ y phục ngoài để thực hiện nghi thức xức dầu thánh: một biểu trưng cho thấy vương quyền không chỉ đến từ dòng máu Hanover, mà còn từ Chúa. Đó là lời nhắc nhở rằng bà có một nghĩa vụ linh thiêng và vĩnh cữu. Và Nữ hoàng chưa bao giờ quên điều đó. Continue reading “Nữ hoàng Elizabeth: Người tận tụy với nghĩa vụ của Hoàng gia Anh”

Liệu Uông Dương có thể trở thành thủ tướng Trung Quốc tiếp theo?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Next premier must save the economy. Is Wang Yang the one?,” Nikkei Asia, 01/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhân vật số 4 của Trung Quốc tuy có tiểu sử phù hợp nhưng không phải là một cái tên quá chính thống.

Nền kinh tế Trung Quốc đang rơi vào khó khăn bất thường.

Tỷ lệ người thất nghiệp trong độ tuổi từ 16 đến 24, nhóm nhân khẩu học có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của đất nước, đã đạt đến một mức cao trong lịch sử – gần 20%. Trong khi đó, thu nhập của công chức, đặc biệt là những người ở khu vực nông thôn, trong một số trường hợp đã giảm đến 30%.

Ai sẽ là người đứng ra với tư cách là thủ tướng tiếp theo, để cứu vãn nền kinh tế đang trong cơn khốn đốn? Một số người trong giới kinh doanh Trung Quốc đang đề cử Uông Dương (Wang Yang), vị chủ tịch 67 tuổi của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (Chính Hiệp, CPPCC), cơ quan cố vấn chính trị hàng đầu của nước này. Continue reading “Liệu Uông Dương có thể trở thành thủ tướng Trung Quốc tiếp theo?”

Các lệnh trừng phạt Nga có hiệu quả không?

Nguồn: “Are sanctions on Russia working?”, The Economist, 25/8/2022

Biên dịch: Phạm Quốc Hào

Những bài học từ kỷ nguyên mới của chiến tranh kinh tế.

Sáu tháng trước, Nga xâm lược Ukraine. Trên chiến trường, một cuộc chiến tranh tiêu hao đang diễn ra dọc theo hàng nghìn km tiền tuyến của sự chết chóc và tàn phá. Ngoài ra, một cuộc đấu tranh khác đang diễn ra gay gắt, đó là xung đột kinh tế khốc liệt với quy mô chưa từng thấy kể từ những năm 1940. Các nước phương Tây cố gắng làm tê liệt nền kinh tế trị giá 1,8 nghìn tỷ đô la của Nga bằng một  kho vũ khí trừng phạt mới. Hiệu quả của lệnh cấm vận này là chìa khóa cho cục diện cuộc chiến tại Ukraine. Nhưng nó cũng tiết lộ rất nhiều về năng lực của các nền dân chủ tự do trong việc thể hiện quyền lực trên toàn cầu trong giai đoạn từ nay tới cuối những năm 2020 và xa hơn nữa, bao gồm cả việc chống lại Trung Quốc. Một điều đáng lo ngại là cho đến nay cuộc chiến cấm vận vẫn chưa diễn ra như mong đợi. Continue reading “Các lệnh trừng phạt Nga có hiệu quả không?”

Phân tích phản ứng của khu vực đối với chuyến thăm Đài Loan của Nancy Pelosi

Nguồn: Derek Grossman, “After Pelosi’s Visit, Most of the Indo-Pacific Sides With Beijing,” Foreign Policy, 22/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Gần như toàn bộ khu vực đang ủng hộ Trung Quốc, nhưng cách hành xử của nước này cũng khiến người ta tăng cường ủng hộ Đài Loan.

Chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đến Đài Loan trong tháng này đã kích động Trung Quốc tiến hành các cuộc tập trận quân sự chưa từng có xung quanh hòn đảo, ở tất cả các phía, bắn tên lửa qua không phận Đài Loan, và thực hiện nhiều hành động gây hấn khác. Căng thẳng gia tăng tại Eo biển Đài Loan cũng dẫn đến phản ứng của nhiều quốc gia ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, những nước ủng hộ nguyên tắc “Một Trung Quốc” của Bắc Kinh – rằng Đài Loan là một phần của đại lục. Tuy nhiên, chuyến đi của Pelosi cũng là minh chứng rõ ràng rằng các đồng minh quan trọng của Mỹ đang ủng hộ Đài Loan một cách mạnh mẽ, đặc biệt là trước nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh giành hòn đảo, theo đó gợi ý rằng hành vi hung hăng của Bắc Kinh đang dần khiến nước này bị xa lánh bởi những quốc gia đáng lẽ đã đứng ngoài cuộc về vấn đề Đài Loan. Continue reading “Phân tích phản ứng của khu vực đối với chuyến thăm Đài Loan của Nancy Pelosi”

Sự trở lại của ‘đạo quân thứ năm’

Nguồn: Harris Mylonas và Scott Radnitz, “The Disturbing Return of the Fifth Column,” Foreign Affairs, 26/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những ‘kẻ phản bội’ – cả thực tế lẫn tưởng tượng – đang ảnh hưởng đến địa chính trị như thế nào?

Sau khi xâm lược Ukraine, chính phủ Nga đã tiến hành một cuộc đàn áp quy mô lớn chống lại những công dân được cho là phản đối chiến tranh. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói rõ ý định của mình trong một bài phát biểu vào tháng 3, cảnh báo rằng phương Tây “sẽ cố gắng đặt cược vào cái gọi là đạo quân thứ năm, vào những kẻ phản bội – vào những kẻ kiếm tiền ở một nơi, nhưng sống ở một nơi khác. Sống ở đây không phải là theo nghĩa địa lý, mà là trong tư tưởng, trong tư duy nô lệ của họ.” Continue reading “Sự trở lại của ‘đạo quân thứ năm’”

Đằng sau việc Trung Quốc phóng tên lửa vào EEZ của Nhật Bản

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi ditched milder options in sending missiles toward Japan,” Nikkei Asia, 25/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Quân đội Trung Quốc đã chuẩn bị các phương án thay thế vào phút chót để tránh gây tranh cãi.

Khi Trung Quốc phóng 5 tên lửa đạn đạo vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản sau chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi, đã chẳng có nghi ngờ gì về người đưa ra mệnh lệnh đó.

Quân đội Trung Quốc, với tên gọi Quân Giải phóng Nhân dân (PLA), phục vụ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tất cả các hành động quân sự đều do Quân ủy Trung ương của đảng quyết định. Và chủ tịch Quân ủy hiện nay chính là Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình. Continue reading “Đằng sau việc Trung Quốc phóng tên lửa vào EEZ của Nhật Bản”

Tại sao Mỹ nên cân nhắc lại chính sách xoay trục sang châu Á?

Nguồn: Loren Thompson, “Five Reasons The Ukraine War Could Force A Rethink Of Washington’s Pivot To Asia”, Forbes, 21/06/2022.

Biên dịch: Trần Hoàng Minh Quân

Việc Nga xâm lược Ukraine đã làm phức tạp hóa rất nhiều các tính toán ngoại giao và quân sự của Mỹ, nhưng dường như điều đó không làm thay đổi niềm tin chính thức của Washington rằng Trung Quốc là mối đe dọa lớn hơn.

Một tờ thông tin về chiến lược quốc phòng của chính quyền Biden do Lầu Năm Góc phát hành đã mô tả cách tiếp cận của Hoa Kỳ để ngăn chặn xâm lược là “ưu tiên thách thức mà CHND Trung Hoa gây ra ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, sau đó là thách thức mà Nga gây ra ở châu Âu.” Continue reading “Tại sao Mỹ nên cân nhắc lại chính sách xoay trục sang châu Á?”

Nhìn trước tương lai: Dự báo và mô phỏng trong hoạch định chiến lược

Tác giả: Ngô Di Lân

Liệu Nga có sử dụng vũ khí hạt nhân hay không nếu quân đội nước này không còn kiểm soát được vùng Donbas? Nếu có thì sẽ ở cấp độ chiến thuật hay chiến lược, nhằm vào ai?

Uy tín của Mỹ với các đồng minh sẽ bị ảnh hưởng ra sao nếu nước này công khai từ bỏ cam kết an ninh đối với Đài Loan?

Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào nếu Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên “đối tác chiến lược” trong tương lai? Continue reading “Nhìn trước tương lai: Dự báo và mô phỏng trong hoạch định chiến lược”

Phân tích các kịch bản leo thang chiến tranh ở Ukraine

Nguồn: John J. Mearsheimer, “Playing With Fire in Ukraine,” Foreign Affairs, 17/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Về những rủi ro không được đánh giá đúng mực của leo thang chiến tranh.

Các nhà hoạch định chính sách phương Tây dường như đã đạt được đồng thuận về cuộc chiến ở Ukraine: xung đột sẽ đi vào bế tắc kéo dài, và cuối cùng, nước Nga suy yếu sẽ chấp nhận một thỏa thuận hòa bình có lợi cho Mỹ và các đồng minh NATO, cũng như Ukraine. Dù các quan chức thừa nhận cả Washington và Moscow đều có thể leo thang để giành lợi thế, hoặc để ngăn thất bại, nhưng họ cho rằng vẫn có thể tránh được leo thang thảm khốc. Hiếm có ai cho rằng lực lượng Mỹ sẽ trực tiếp tham gia vào cuộc giao tranh, hay Nga sẽ dám sử dụng vũ khí hạt nhân.

Washington và các đồng minh đang quá ung dung. Dù đúng là có thể tránh được thảm họa leo thang, nhưng khả năng quản lý mối nguy này của các bên tham chiến là không chắc chắn. Về cơ bản thì rủi ro lớn hơn đáng kể so với những gì chúng ta nghĩ. Và bởi vì hậu quả của leo thang có thể bao gồm một cuộc chiến lớn ở châu Âu, thậm chí bao gồm sự hủy diệt hạt nhân, nên lại càng có lý do chính đáng để lo ngại. Continue reading “Phân tích các kịch bản leo thang chiến tranh ở Ukraine”