Kishore Mahbubani thảo luận về tương lai châu Á và Trung Quốc

Nguồn: Stefan Aust und Kishore Mahbubani: „Ich garantiere Ihnen, dass China in einem solchen Fall den Krieg erklären wird“, WELT, 27/11/2021.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Kishore Mahbubani được đánh giá là một trong những nhà tư tưởng địa chiến lược sáng giá nhất ở châu Á hiện nay. Trong một cuộc trao đổi với Stefan Aust, vị cựu đại sứ Singapore này cáo buộc phương Tây đánh giá sai về Trung Quốc do thói kiêu ngạo của mình. Ông coi 200 năm vừa qua là một tai nạn lịch sử.

Theo lời mời của Quỹ Konrad Adenauer tại Singapore, Stefan Aust, nhà xuất bản báo WELT (Đức) đã có cuộc trao đổi với ông Kishore Mahbubani, cựu Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đại sứ lâu năm của Singapore ở nhiều nước, trong đó có Hoa Kỳ. Ông cũng là giáo sư Khoa học Chính trị tại Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore, một trong những nhà lãnh đạo tư tưởng quan trọng nhất ở châu Á. Chủ đề: “Tập Cận Bình và vai trò của Trung Quốc trong một thế giới đang biến đổi”. 50 khách mời, bao gồm một số đại sứ và thành viên quốc hội, đã họp mặt trong phòng tiệc của khách sạn Shangri-La ở Singapore. Stefan Aust tham gia cuộc gặp gỡ từ Hamburg. Sự kiện này là dịp kỷ niệm 25 năm thành lập chương trình truyền thông Châu Á của Quỹ Konrad Adenauer. Continue reading “Kishore Mahbubani thảo luận về tương lai châu Á và Trung Quốc”

Võ Văn Ba: Điệp viên hàng đầu của VNCH và CIA ở Nam Việt Nam

Tác giả: Tina Hà Giang p/v Frank Snepp

Chỉ gần đây mới có tin chính thức về cái chết của Võ Văn Ba, người từng được coi là ‘điệp viên hàng đầu của CIA ở Nam VN’, khi báo chí Hà Nội gọi đây là ‘tên nội gián nguy hiểm’, bí số X92, Frank Snepp đã biết chắc về cái chết sẽ đến của điệp viên này từ ngày 17/4/1975.

“Lúc ấy tôi biết tính mệnh của Võ Văn Ba đang lâm nguy, và có đủ lý do để tin là một nhân viên CIA biết rõ về nhiệm vụ của ông đã bị phe cộng sản bắt tại Phan Rang, và ngờ rằng khi bị tra tấn, người này sẽ khiến ông bị lộ. Một trong những ác mộng kinh hoàng nhất của tôi trong những ngày cuối cuộc chiến – là người anh hùng này, người đã liều lĩnh làm mọi thứ để hỗ trợ đồng minh – và đảm bảo sự thành công của đợt không vận khẩn cấp cuối cùng đưa nhiều người Việt di tản khỏi VN – có thể đã không sống sót. Continue reading “Võ Văn Ba: Điệp viên hàng đầu của VNCH và CIA ở Nam Việt Nam”

Đài Loan: Cục xương khó nuốt đối với Bắc Kinh?

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Kẻ nhân nhượng cho cá sấu ăn với hy vọng nó sẽ ăn thịt mình cuối cùng” (an appeaser is someone who feeds a crocodile hoping it will eat him last – Churchill).

Gần đây, câu hỏi Trung Quốc có đánh chiếm Đài Loan không và nếu có thì bao giờ đã làm giới nghiên cứu đau đầu và dư luận lo ngại, nhưng vẫn chưa có lời giải thỏa đáng, các giả thuyết vẫn chưa rõ ràng. Trong thế giới “hậu chiến tranh lạnh” (Mỹ – Xô) hay “chiến tranh lạnh kiểu mới” (Mỹ – Trung), yếu tố “bất định” và “khó lường” ngày càng tăng, làm cho điều chỉnh chiến lược thời Trump và thời Biden vẫn chưa hoàn chỉnh. Continue reading “Đài Loan: Cục xương khó nuốt đối với Bắc Kinh?”

Bên trong cuộc sống của các nhà ngoại giao ở Triều Tiên

Nguồn: Colum Lynch, “The Life of Diplomats in North Korea”, Foreign Policy, 22/11/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Các tài liệu nội bộ của Liên Hợp Quốc nêu chi tiết gánh nặng mà các nhà ngoại giao nước ngoài phải đối mặt do các lệnh trừng phạt và một chính phủ kiểm soát chặt đến ngột ngạt ở Bình Nhưỡng.

Ngày 12 tháng 9 năm 2011, đại sứ Nga tại Triều Tiên lúc bấy giờ, Valery Sukhinin, đã kể trước quan khách một cuộc họp của các nhà ngoại giao tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về các thách thức của đời sống ngoại giao ở Bình Nhưỡng trong bối cảnh Triều Tiên bị cấm vận.

Ông phàn nàn việc Đại sứ quán Nga phải vận chuyển những bao tiền mặt từ Moscow và Bắc Kinh để trang trải chi phí và trả lương cho nhân viên, vì các ngân hàng phương Tây không chấp thuận các giao dịch ngân hàng với Triều Tiên. Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản, bao gồm Toyota và Mitsubishi, do cảnh giác với các lệnh trừng phạt, đã không bán ô tô hoặc phụ tùng để phục vụ đội xe của Đại sứ quán, trong khi Volkswagen từ chối yêu cầu mua một chiếc xe jeep để Lãnh sự quán Nga sử dụng tại một khu vực không có đường nhựa, khẳng định rằng chiếc xe là một mặt hàng xa xỉ bị cấm xuất sang Triều Tiên. Continue reading “Bên trong cuộc sống của các nhà ngoại giao ở Triều Tiên”

Trung Quốc trở thành mục tiêu mới của các nhóm thánh chiến Hồi giáo

Nguồn: Raffaello Pantucci, “How China Became Jihadis’ New Target”, Foreign Policy, 22/11/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Các tổ chức khủng bố quốc tế từ lâu chỉ coi Bắc Kinh là một mục tiêu thứ yếu. Điều đó đã thay đổi.

Đầu tháng 10, một kẻ đánh bom của Nhà nước Hồi giáo-Khorasan đã giết chết gần 50 người tại một nhà thờ Hồi giáo ở Kunduz, Afghanistan. Việc nhóm chiến binh nhận trách nhiệm về vụ tấn công không có gì đáng ngạc nhiên, nhưng trong một diễn biến mới đáng lo ngại đối với Bắc Kinh, họ cũng quyết định liên hệ vụ thảm sát với Trung Quốc: Nhóm này nói rằng kẻ đánh bom là người Duy Ngô Nhĩ và cuộc tấn công là nhằm trừng phạt Taliban vì đã hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc bất chấp các hành động của Trung Quốc chống lại người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Continue reading “Trung Quốc trở thành mục tiêu mới của các nhóm thánh chiến Hồi giáo”

Hệ lụy từ việc Đảng Cộng sản Trung Quốc siết chặt khu vực tư nhân

Nguồn: China’s communist authorities are tightening their grip on the private sector”, The Economist, 18/11/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nhiều người có thể nhầm tưởng rằng đó là một trong những nhà đầu tư công nghệ thông minh nhất thế giới. Danh mục đầu tư của Quỹ Đầu tư Internet Trung Quốc (CIIF) là nỗi ghen tị của các nhà đầu tư mạo hiểm ở khắp mọi nơi. Quỹ này sở hữu một phần chi nhánh của ByteDance, công ty mẹ của tập đoàn truyền thông xã hội TikTok có trụ sở tại Bắc Kinh, và Weibo, một nền tảng giống Twitter. Họ cũng có cổ phần trong SenseTime, một trong những tập đoàn về trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến nhất của Trung Quốc, và Kuaishou, một dịch vụ video ngắn phổ biến. Danh mục đầu tư của công ty này giống như danh sách của những công ty nổi tiếng trong ngành. Continue reading “Hệ lụy từ việc Đảng Cộng sản Trung Quốc siết chặt khu vực tư nhân”

Cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan đã mở đầu và kết thúc như thế nào?

Nguồn: David Zucchino, “The U.S. War in Afghanistan: How It Started, and How It Ended“, The New York Times, 07/10/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Sứ mệnh của người Mỹ tại Afghanistan đã đi đến hồi kết trong hỗn loạn và bi thương. Mỹ hoàn tất việc rút quân vào ngày 30 tháng 8, sớm hơn một ngày so với dự kiến, đánh dấu sự kết thúc của 20 năm chiếm đóng Afghanistan và để quốc gia này rơi vào tay lực lượng Taliban. Theo một ước tính, khi chuyến bay sơ tán cuối cùng cất cánh, ít nhất 100.000 người có thể đủ điều kiện xin thị thực khẩn cấp đi Mỹ đã bị bỏ lại.

Ngày 15 tháng 8, vài giờ sau khi tổng thống Ashraf Ghani rời khỏi đất nước, chiến dịch tấn công mùa hè dữ dội của Taliban đã đem lại thắng lợi cho lực lượng này. Các lãnh đạo của Taliban tiến vào tiếp quản Dinh Tổng thống, sự kiện đã khiến hàng chục nghìn người kéo ra khu vực biên giới. Những người người khác thì tràn vào phi trường quốc tế ở Kabul, tranh giành để được lên các chuyến bay sơ tán dành cho công dân nước ngoài và người Afghanistan cộng tác với NATO. Continue reading “Cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan đã mở đầu và kết thúc như thế nào?”

Xuất xứ và ý nghĩa của hai từ “lương dân” – “giáo dân”

Tác giả: Nguyễn Văn Nghệ

Chúng ta thường nghe nói “Đoàn kết Lương- Giáo”, nhưng khi hỏi xuất xứ cũng như ý nghĩa của hai chữ “Lương- Giáo” thì rất ít người hiểu thấu đáo.

Theo sách Khâm định Việt sử, thì từ năm Nguyên Hòa nguyên niên đời vua Trang Tông nhà Lê (1533) có người Tây tên là I-nê-khu đi đường bể vào giảng đạo Thiên Chúa ở làng Ninh Cường, làng Quần Anh, thuộc huyện Nam Chân (tức Nam Trực) và ở làng Trà Lũ, thuộc huyện Giao Thủy.[1] Continue reading “Xuất xứ và ý nghĩa của hai từ “lương dân” – “giáo dân””

Hàm ý từ nghị quyết thứ ba về lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Analysis: Xi’s need to overtake Deng poses big risk for Taiwan”, Nikkei Asia, 18/11/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Khoảng một phần tư thế kỷ sau khi qua đời, cựu lãnh đạo tối cao Đặng Tiểu Bình vẫn được nhiều người tôn kính vì đã giúp Trung Quốc giàu lên. Chính sách “cải cách khai phóng” của ông đã đưa hàng triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo.

Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua “nghị quyết thứ ba về lịch sử” vào tuần trước, câu hỏi lớn là: Tập Cận Bình, đương kim tổng bí thư kiêm chủ tịch nước, có thực sự vượt qua Đặng về mặt thành tích?

Nhiều đảng viên không còn cách nào khác là phải im lặng trước câu hỏi cực kỳ nhạy cảm này, điều mà mọi người chắc chắn đang quan tâm. Continue reading “Hàm ý từ nghị quyết thứ ba về lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc”

Kịch tính trước thềm bầu cử tổng thống Philippines

Nguồn: Aries A. Arugay, “The 2022 Philippine Elections: Like Father, like Daughter-te”, Fulcrum, 17/11/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Con trai của vị cựu độc tài Ferdinand Marcos và con gái của vị tổng thống dân túy đương nhiệm Rodrigo Duterte đang tìm cách củng cố quyền lực của liên minh giữa hai gia đình. Việc hình thành một liên minh giữa các “triều đại” này sẽ có những tác động đến bối cảnh chính trị của đất nước trong nhiều năm tới.

Trong gần một tuần, người dân Philippines đã chứng kiến ​​sự hỗn loạn chính trị chưa từng thấy trong suốt lịch sử của nền dân chủ bầu cử ở nước mình. Màn kịch chính trị xoay quanh việc ai sẽ là ứng cử viên tổng thống đại diện chính quyền sắp mãn nhiệm của Tổng thống Rodrigo Duterte. Trong khi đảng chính thức của ông Duterte là PDP-Laban đã đăng ký được một thượng nghị sĩ đương nhiệm cho vị trí này, Ronald dela Rosa chỉ được coi là người giữ chỗ cho con gái ông, Thị trưởng thành phố Davao Sara Duterte. Continue reading “Kịch tính trước thềm bầu cử tổng thống Philippines”

Bàn về sự truyền bá và ảnh hưởng của chữ Hán ở Việt Nam

Tác giả: Mã Đạt* | Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trích yếu [của Mã Đạt]: Trước giữa thế kỷ 10, vùng Bắc và Trung bộ Việt Nam hiện nay từng thuộc về Trung Quốc. Năm 968, sau khi xây dựng quốc gia tự chủ, Việt Nam lại giữ mối “quan hệ phiên quốc — chính quốc” lâu dài với Trung Quốc. Chữ Hán là chữ viết thông dụng của vùng này. Năm 1945, chữ Việt Nam Latin hoá trở thành chữ viết chính thức của Việt Nam. Trong tiến trình lịch sử lâu dài, văn hoá Trung Quốc với vật mang là chữ Hán đã được truyền bá rộng rãi ở Việt Nam và có ảnh hưởng quan trọng tới nước này.

Bốn giai đoạn truyền bá chữ Hán tại Việt Nam

Nhà văn tự học nổi tiếng Châu Hữu Quang từng có lời bàn rất sâu sắc về sự truyền bá và phát triển chữ viết. Ông nói: “Ở phương Tây lưu truyền một quan điểm nói ‘chữ viết đi theo tôn giáo ’, thực tế là ‘chữ viết đi theo văn hoá‘ . Chữ viết nào thay mặt nền văn hoá cao hơn thì mãi mãi truyền bá tới các dân tộc có văn hoá thấp. Nói chung, sự truyền bá và phát triển chữ viết trải qua 4 giai đoạn: giai đoạn học tập, giai đoạn mượn dùng, giai đoạn phỏng tạo và giai đoạn sáng tạo. Tính giai đoạn của sự truyền bá thể hiện rõ nhất trong lịch sử chữ Hán.”[1] Continue reading “Bàn về sự truyền bá và ảnh hưởng của chữ Hán ở Việt Nam”

Đài Loan sẽ an toàn cho đến năm 2027, trừ khi điều này xảy ra

Nguồn: Derek Grossman, “Taiwan is safe until at least 2027, but with one big caveat”, Nikkei Asia, 10/11/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Sáu năm. Đó là khoảng thời gian còn lại Đài Loan có thể có trước khi hứng chịu một cuộc tấn công quân sự của Trung Quốc. Ít nhất, đó là ước tính của vị tư lệnh sắp mãn nhiệm tại Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Đô đốc Philip Davidson, hồi tháng 3 khi phát biểu tại một phiên điều trần mở của Quốc hội.

Kể từ đó, các nhà quan sát đã dựa vào các bình luận của Davidson – vốn rõ ràng ám chỉ dịp lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) vào năm 2027 có thể là một sự kiện mà Trung Quốc muốn kỷ niệm bằng cách chinh phục Đài Loan – để ủng hộ quan điểm của họ về việc Bắc Kinh có sớm thực hiện một bước đi nguy hiểm hay không. Continue reading “Đài Loan sẽ an toàn cho đến năm 2027, trừ khi điều này xảy ra”

Người Trung Quốc bình luận về giải Nobel văn 2009

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Cuối cùng thì cơn khát giải Nobel của cả tỷ người Trung Quốc đã được giải toả khi giải Nobel Văn học năm 2012 được trao cho một đồng bào của họ — nhà văn Mạc Ngôn. Trước đó, hàng năm, mỗi lần đến “Mùa Nobel”, họ đều ngạc nhiên và thất vọng vì chờ đợi mãi mà vẫn chưa thấy công dân Trung Quốc nào được trao giải. Không năm nào dư luận nước này không bình luận, tranh cãi om xòm về chuyện này.

Có thể thông cảm: Trung Quốc có nền văn minh vẻ vang 5000 năm, số dân chiếm một phần 5 nhân loại, cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới… cái gì cũng nhất nhì toàn cầu, chỉ riêng bảng vàng giải Nobel thì trước năm 2012 vẫn vắng bóng trên cả hai lĩnh vực khoa học kỹ thuật và văn học. Họ không thể không bực bội, suy nghĩ, tranh cãi vì sao lại có nghịch lý quái ác như vậy. Continue reading “Người Trung Quốc bình luận về giải Nobel văn 2009”

Tranh luận ‘chiếc bánh kinh tế’ quay lại TQ trước thềm Đại hội Đảng

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi’s ‘common prosperity’ puts cake debate back in oven”, Nikkei Asia, 04/11/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc ngày càng có dấu hiệu suy yếu, các chính sách của Chủ tịch Tập Cận Bình đang gặp phải những trở ngại khi ông theo đuổi mục tiêu “thịnh vượng chung”, hay nói cách khác là chia sẻ thành quả của sự phát triển.

Một nguồn tin Trung Quốc quen thuộc với các chính sách kinh tế của nước này nhận định rằng một bài báo đăng ngày 24/10 của Tân Hoa xã cho thấy sự lo lắng đó.

Nguồn tin cho biết: “Chúng ta cần nghĩ xem tại sao ‘cuộc tranh luận về chiếc bánh’ lại tái xuất hiện sau 10 năm. Đó là bằng chứng cho thấy đã có cuộc tranh luận nội bộ sôi nổi về việc làm thế nào để tiến tới thịnh vượng chung.” Continue reading “Tranh luận ‘chiếc bánh kinh tế’ quay lại TQ trước thềm Đại hội Đảng”

Tại sao sai lầm khi gọi cạnh tranh Mỹ – Trung là ‘Chiến tranh Lạnh’?

Nguồn: Joseph Nye, “When It Comes to China, Don’t Call It a ‘Cold War’”, The New York Times, 02/11/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Một ý tưởng mới đang ngày càng phổ biến trong số các chính trị gia và nhà hoạch định chính sách ở Washington là Hoa Kỳ đang ở trong một cuộc “Chiến tranh Lạnh” với Trung Quốc. Đó là một ý tưởng tồi trên cả khía cạnh lịch sử lẫn chính trị và không tốt cho tương lai của chúng ta.

Chính quyền Biden đã khôn ngoan đẩy lùi cách đóng khung như vậy. Nhưng hành động của tổng thống cho thấy chiến lược của ông để đối phó với Trung Quốc thực sự có thể đã bị ảnh hưởng bởi tư duy Chiến tranh Lạnh, điều khiến tâm trí của chúng ta bị khóa chặt vào mô hình bàn cờ hai chiều truyền thống. Continue reading “Tại sao sai lầm khi gọi cạnh tranh Mỹ – Trung là ‘Chiến tranh Lạnh’?”

Tương lai ảm đạm của Joe Biden và Đảng Dân chủ

Nguồn: No one loves Joe Biden”, The Economist, 30/10/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Người Mỹ đã bầu cho Joe Biden để loại bỏ người tiền nhiệm của ông. Họ không chắc ông ấy có thể làm được gì khác.

Arlington, quê hương của tướng Robert E. Lee và là nơi đặt một nghĩa trang được đào một cách thù hận ngay trên bãi cỏ phía trước nhà ông, tưởng như không phải nằm ở Virginia trong những ngày này. Các khu căn hộ các công ty từ lâu đã khiến thành phố này trông giống như một phần mở rộng của Washington. Điều đó giúp cho Joe Biden cảm thấy tương đối an toàn trong một buổi tối giá lạnh và nhiều gió trong tuần này, khi ông băng qua sông Potomac để tham gia vận động cho cuộc đua giành ghế thống đốc bang Virginia. Continue reading “Tương lai ảm đạm của Joe Biden và Đảng Dân chủ”

Tại sao Đảng Cộng sản đang dần trở thành đảng đối lập ở Nga?

Nguồn: Russia’s once-tame Communist Party is becoming an opposition force”, The Economist, 30/10/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Ekaterina Engalycheva chưa bao giờ nhận được huy hiệu Lenin khi còn nhỏ. Vào tuần lễ cô sắp sửa trở thành đội viên thiếu niên Oktiabriata (tức “thiếu niên tháng Mười”), như tất cả những đứa trẻ Liên Xô khác lúc 7 tuổi, thì Liên bang Xô viết tan rã. Nhưng 30 năm sau, Engalycheva là đảng viên Đảng Cộng sản và là ủy viên hội đồng thành phố Moskva. Cô vận động chống lại chủ nghĩa tư bản thân hữu của Vladimir Putin; điều Lenin chắc chắn sẽ ủng hộ. Nhưng Lenin có lẽ sẽ kinh hoàng trước những mong muốn khác của cô: bầu cử tự do và công bằng. Cô đã bị giam giữ và phạt tiền vì phản đối việc bỏ tù Alexei Navalny, nhà lãnh đạo đối lập của Nga, và gần đây đã phải tự nhốt mình trong văn phòng trong khi cảnh sát đợi để bắt cô ở bên ngoài. Continue reading “Tại sao Đảng Cộng sản đang dần trở thành đảng đối lập ở Nga?”

Chiến tranh Đài Loan có thể sớm nổ ra?

Nguồn: Elbridge Colby, “The Fight for Taiwan Could Come Soon”, Wall Street Journal, 27/10/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Bắc Kinh có thể nghĩ rằng họ có cơ hội để chiếm Đài Loan trước khi các khoản đầu tư quân sự của phương Tây mang lại kết quả.

Mỹ và Trung Quốc đang tham gia vào một “cuộc cạnh tranh chiến lược”, như cách nói của chính quyền Biden, trong đó Đài Loan nổi lên là tâm điểm. Nhưng một quan điểm đang dần chiếm ưu thế trong chính quyền Mỹ dường như cho rằng mặc dù Trung Quốc là một thách thức nghiêm trọng về kinh tế, chính trị và công nghệ đối với lợi ích của Mỹ, nước này không gây ra một mối đe dọa quân sự trực tiếp nào. Đây là một giả định rất thiếu thận trọng, có thể dẫn đến chiến tranh và cuối cùng là thất bại của Mỹ. Để tránh kết cục thảm hại đó, Hoa Kỳ phải nhận ra rằng Trung Quốc là một mối đe dọa quân sự, và xung đột có thể sớm xảy ra. Continue reading “Chiến tranh Đài Loan có thể sớm nổ ra?”

Tại sao các nước Bắc Âu không còn là ‘thiên đường xã hội chủ nghĩa’?

Nguồn: Nima Sanandaji, “Nordic Countries Aren’t Actually Socialist”, Foreign Policy, 27/10/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Các nước Bắc Âu thường được quốc tế sử dụng để chứng minh rằng chủ nghĩa xã hội có thể hoạt động. Đúng là các đảng dân chủ xã hội đang thành công ở khu vực này của thế giới. Tuy nhiên, trong khi các quốc gia Bắc Âu đang chứng kiến ​​sự trở lại một phần của các đảng dân chủ xã hội, các chính sách của họ trên thực tế không phải là xã hội chủ nghĩa, mà là trung dung.

Các quốc gia Bắc Âu, đặc biệt là Thụy Điển, đã theo đuổi chủ nghĩa xã hội từ khoảng năm 1970 đến 1990. Tuy nhiên, trong suốt 30 năm qua, cả các chính phủ bảo thủ và dân chủ xã hội đều hướng về phía trung dung. Ngày nay, các nhà dân chủ xã hội Bắc Âu đã áp dụng các chính sách nhập cư chặt chẽ hơn, thắt chặt các điều kiện hưởng phúc lợi xã hội, có lập trường cứng rắn hơn đối với tội phạm và thực hiện các chính sách thân thiện với doanh nghiệp. Continue reading “Tại sao các nước Bắc Âu không còn là ‘thiên đường xã hội chủ nghĩa’?”

Vì sao người Nhật không thích bàn chuyện “trỗi dậy”?

tau cao toc

Tác giả: Canh Hân (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời người dịch: Năm 2006, dư luận Trung Quốc rung chuyển dưới tác động của bộ phim tài liệu có tên “Nước lớn trỗi dậy” chiếu trên đài Truyền hình trung ương. Đó là do bộ phim đã đáp ứng nguyện vọng khao khát của 1,3 tỷ dân nước này –– từ lâu họ đã vô cùng quan tâm vấn đề “Phục hưng Trung Hoa” và “Trung Quốc trỗi dậy”. Đạo diễn Nhiệm Học An cho biết ông có ý định làm phim này vào cuối năm 2003, khi nghe tin Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc 9 lần học tập thể về lịch sử phát triển 500 năm qua của 9 nước từng “trỗi dậy” như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Nga, Mỹ. Phim làm trong 3 năm, gồm 12 tập, mỗi tập 50 phút, năm 2006 bắt đầu chiếu làm hai đợt. Continue reading “Vì sao người Nhật không thích bàn chuyện “trỗi dậy”?”