Năm mươi năm sau Chiến tranh Sáu ngày

Nguồn: Richard N. Haass, “The Six-Day War at 50,” Project Syndicate, 23/05/2017.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Thế giới sắp kỷ niệm 50 năm cuộc chiến tranh nổ ra vào tháng 6 năm 1967 giữa Israel với Ai Cập, Jordan, và Syria – một cuộc xung đột vẫn tiếp tục là một dấu ấn lớn tại một khu vực có lịch sử hiện đại được định hình chủ yếu bởi bạo lực. Cuộc chiến này kéo dài chưa đầy một tuần, nhưng di sản của nó vẫn còn dai dẳng trong hàng nửa thế kỷ sau đó.

Bản thân cuộc chiến được châm ngòi bởi một cuộc tấn công phủ đầu của Israel vào lực lượng không quân Ai Cập nhằm đáp trả quyết định của Ai Cập về việc trục xuất lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc ra khỏi Gaza và Bán đảo Sinai và đóng cửa Eo biển Tiran đối với tàu thuyền Israel. Israel tấn công trước, nhưng hầu hết các nhà quan sát đều xem đó là một hành động tự vệ chính đáng chống lại một mối đe dọa sát sườn. Continue reading “Năm mươi năm sau Chiến tranh Sáu ngày”

Nhân tố Dalai Lama trong quan hệ Trung – Ấn

Nguồn: Shashi Tharoor, “The Dalai Lama Factor in Sino‑Indian Relations”, Project Syndicate, 10/4/2017.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã không thật sự nồng ấm trong những tháng qua. Gần đây hai nước đã trở nên lạnh nhạt với việc các nhà lãnh đạo Trung Quốc phẫn nộ vì chuyến thăm của Đức Dalai Lama đến bang đông bắc Ấn Độ Arunachal Pradesh, nơi mà Trung Quốc đang có yêu sách chủ quyền. Vào ngày 8 tháng 4, bất chấp sự phản đối mạnh từ chính phủ Trung Quốc, Đức Dalai Lama đã thuyết giảng với các tín đồ từ khắp nơi tại một tu viện lịch sử ở thị trấn biên giới Tawang, nơi Đức Dalai Lama thứ Sáu được sinh ra cách đây hơn ba thế kỷ.

Ấn Độ và Trung Quốc nhìn nhận về Đức Dalai Lama và Arunachal Pradesh một cách rất khác biệt. Theo quan điểm của Ấn Độ, Dalai Lama là nhà lãnh đạo tinh thần của cộng đồng Phật giáo Tây Tạng và vì vậy cũng có quyền quản lý các tín đồ của ông tại đại tu viện Phật giáo Tây Tạng ở Tawang. Và do Arunachal Pradesh là một bang thuộc liên bang Ấn Độ, nên điều gì diễn ra tại đây sẽ thuộc quyền quyết định của riêng Ấn Độ. Continue reading “Nhân tố Dalai Lama trong quan hệ Trung – Ấn”

Cơn nghiện đồng đô-la Mỹ

Nguồn: Carmen Reinhart, “Addicted to Dollars”, Project Syndicate, 02/03/2017.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Kể từ khi Thế chiến II kết thúc, tỷ trọng của Hoa Kỳ trong GDP thế giới đã giảm từ gần 30% xuống còn khoảng 18%. Các nền kinh tế tiên tiến khác cũng trải qua các mức sụt giảm liên tục về tỉ trọng của mình trong chiếc bánh toàn cầu. Nhưng bạn sẽ không biết được điều đó nếu nhìn vào hệ thống tiền tệ quốc tế.

Cũng trong giai đoạn đó, tỷ trọng của Trung Quốc trong GDP thế giới tăng gấp gần 4 lần, đạt khoảng 16% (chỉ sau Mỹ), và các thị trường mới nổi hiện chiếm khoảng 60% sản lượng toàn cầu, từ mức khoảng 40% trong những năm ngay sau Thế chiến. Trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế tiên tiến vẫn ảm đạm, những xu hướng này có thể sẽ tiếp diễn – ngay cả khi đang diễn ra sự giảm tốc rõ rệt ở Trung Quốc và các thị trường mới nổi khác. Continue reading “Cơn nghiện đồng đô-la Mỹ”

Mỹ có nên tuần tra quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc?

678e9ac35b4160eec2b2c85e0b120019

Nguồn: Andrew Chubb, “Should the US patrol around China’s artificial islands?”, East Asia Forum, 21/09/2015.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Kế hoạch mang tính khiêu khích của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ về việc khẳng định quyền tự do hàng hải bằng cách tuần tra gần các đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông dường như đã bị đình trệ. Nhưng nếu Mỹ từ bỏ chính sách này, nó sẽ bỏ qua một cơ hội quan trọng giúp ổn định các vùng biển tranh chấp ở châu Á.

Trong tháng 5, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter được đưa tin là đã yêu cầu quân đội Mỹ phát triển các kế hoạch gửi máy bay và tàu vào trong phạm vi 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc – phạm vi bán kính vùng lãnh hải và không phận theo luật quốc tế đối với các cấu trúc lãnh thổ hợp pháp. Continue reading “Mỹ có nên tuần tra quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc?”

Cách CIA điều hành một ‘gián điệp tỷ đô’ ở Moskva

1436220597601

Nguồn: David E. Hoffman, “How the CIA ran a ‘billion dollar spy’ in Moscow”, The Washington Post, 04/7/2015.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Xem thêm: CIA, cuộc đảo chính chống lại Allende và sự nổi lên của Pinochet

Điệp viên đã biến mất.

Ông là điệp viên có giá trị và thành công nhất trong lòng Liên Xô mà Hoa Kỳ đã điều hành trong hai thập niên. Các tài liệu và bản vẽ của ông đã mở khóa những bí mật về nghiên cứu vũ khí và radar của Liên Xô cho tới nhiều năm trong tương lai. Ông đã lén đưa các bảng mạch và bản thiết kế ra khỏi phòng thí nghiệm quân sự của mình. Hoạt động gián điệp của ông giúp đưa Hoa Kỳ lên vị trí thống trị các vùng trời trong chiến đấu trên không và xác nhận các lỗ hổng của hệ thống phòng không Liên Xô – nó cho thấy rằng tên lửa hành trình và máy bay ném bom chiến lược của Mỹ có thể bay mà không bị radar phát hiện.

Vào cuối thu và đầu đông năm 1982, CIA đã mất liên lạc với ông ta. Năm cuộc hẹn gặp đều bị bỏ lỡ. Hoạt động giám sát của KGB được tiến hành trên khắp đường phố. Ngay cả các nhân viên CIA “có vỏ bọc rất kín” tại căn cứ Moskva mà KGB không hề biết cũng không thể vượt qua được. Continue reading “Cách CIA điều hành một ‘gián điệp tỷ đô’ ở Moskva”

Tại sao Mỹ nên tham gia AIIB?

america-tests-out-a-new-whining-offensive-in-asia-1426615286

Nguồn: Paolo Mauro, ‘Why America Should Join the AIIB’, Project Syndicate, 12/06/2015.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hoa Kỳ, cùng với Canada và Nhật Bản, đã vắng mặt khỏi các cuộc bàn thảo về việc thành lập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB). Tổng cộng có 57 quốc gia – từ châu Âu, châu Á và Mỹ Latinh – đã tham gia ngân hàng do Trung Quốc khởi xướng với mục tiêu chi 100 tỷ USD vào các tuyến đường bộ, đường sắt, cầu cống, bến cảng trên khắp khu vực (châu Á). Nhưng chính quyền Tổng thống Barack Obama vẫn không sẵn lòng tham gia – phần nhiều do sự hoang mang, lo ngại về chính phủ Trung Quốc.

Việc tiếp tục giữ lập trường đó sẽ là một sai lầm. Mỹ có cơ hội để gây ảnh hưởng đến thiết kế của AIIB mà không trông có vẻ như là đang bơi ngược dòng. Để đổi lại việc tham gia vào định chế này, chính quyền Obama có thể và nên yêu cầu rằng AIIB cần tập trung vào cung cấp tài chính cho các dự án cơ sở hạ tầng nào giúp làm giảm lượng khí thải CO2 và đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường cao nhất. Continue reading “Tại sao Mỹ nên tham gia AIIB?”

Thế lưỡng nan của Mỹ đối với chế độ Pol Pot

505464449OH030_CAMBODIANS_A

Nguồn: Charles Parkinson, Alice Cuddy và Daniel Pye, “The Pol Pot dilemma”, Phnompenh Post, 29/5/2015.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Hiệu đính: Phạm Thị Thoa

Một kho tư liệu hơn 500.000 bức điện tín ngoại giao Mỹ từ năm 1978 do WikiLeaks công bố hôm thứ Tư bao gồm hàng trăm bức điện đã vẽ nên một bức tranh sống động về một chính quyền Mỹ bị giằng xé giữa nỗi khiếp sợ sự tàn bạo của chính quyền Pol Pot và lo sợ về ảnh hưởng của Việt Nam nếu chính quyền Pol Pot sụp đổ.

“Chúng tôi tin rằng một nước Campuchia phải tồn tại ngay cả khi chúng tôi tin rằng chế độ Pol Pot là chế độ vi phạm quyền con người tồi tệ nhất thế giới”, theo một bức điện của Bộ Ngoại giao Mỹ gửi đến 6 đại sứ quán Mỹ tại châu Á vào ngày 11 tháng 10 năm 1978. “Chúng tôi không thể ủng hộ chính quyền Pol Pot, nhưng một Campuchia độc lập phải tồn tại”. Continue reading “Thế lưỡng nan của Mỹ đối với chế độ Pol Pot”

Singapore: Chống tham nhũng thành công nhờ chuyên chế?

33613954555e

Nguồn: Alfred Stepan & Richa Maheshwari, “Good-Government Authoritarianism?”, Project Syndicate, 23/4/2015.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nhiều lời tán dương dành cho Lý Quang Diệu – Thủ tướng phục vụ lâu năm của Singapore mất hồi tháng Ba – đã nêu bật cuộc chiến chống tham nhũng thành công của ông. Điểm ẩn ý thường thấy trong phân tích này (khi không được nêu rõ ràng) là việc chính phong cách cai trị chuyên chế của Lý Quang Diệu đã giúp hiện thực hóa những thành tựu (chống tham nhũng) của ông.

Ngoài những ngụ ý mang tính phản dân chủ sâu sắc của giả thuyết này, nó còn không chính xác về mặt thực nghiệm. Vâng, Singapore xếp thứ 7 trong số hơn 170 quốc gia được khảo sát về tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế hồi năm ngoái. Nhưng nếu xem xét các quốc gia khác trong nhóm 15 nước dẫn đầu chúng ta sẽ phát hiện ra rằng tất cả những nước đó đều là những nền dân chủ đang phát triển vững mạnh. Continue reading “Singapore: Chống tham nhũng thành công nhờ chuyên chế?”

Cuộc chiến các giá trị với Nga

Ukraine

Nguồn: Anders Fogh Rasmussen, “A War of Values with Russia”, Project Syndicate, 20/04/2015.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giới chức Nga gần đây đã đe dọa nhắm tên lửa hạt nhân vào các tàu chiến Đan Mạch nếu Đan Mạch tham gia hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO. Đây rõ ràng là một mối đe dọa gây phẫn nộ nhằm vào một đất nước không có ý định tấn công Nga. Nhưng nó cũng phản ánh một yếu tố cơ bản hơn trong chính sách đối ngoại của Kremlin: sự tuyệt vọng trong nỗ lực duy trì ảnh hưởng chiến lược của Nga tại một thời điểm xuất hiện những thách thức chưa từng có đối với quyền lực của nó.

Tất nhiên, các nhà lãnh đạo của Nga biết rất rõ rằng phòng thủ tên lửa của NATO không nhằm trực tiếp vào đất nước của họ. Continue reading “Cuộc chiến các giá trị với Nga”

Việt Nam thất thế về mặt chiến lược quân sự?

HQ183 Ho Chi Minh City Vietnam navy 2

Tác giả: Shang-su Wu | Biên dịch: Trần Anh Phúc

Sự đầu tư đáng kể gần đây của Việt Nam vào khí tài quân sự là nhằm mục đích đối phó với một môi trường chiến lược đang biến chuyển. Nhưng liệu điều đó có tạo nên bất kỳ khác biệt đáng kể nào trong việc cân bằng lại sức mạnh quân sự của Trung Quốc ở biển Đông hay không?

Trong mười năm qua, Việt Nam đặc biệt tập trung các khoản đầu tư quốc phòng vào năng lực không quân và hải quân, bao gồm việc mua máy bay ném bom chiến đấu Su-30MK2, tàu ngầm Project 636, cùng với một số loại tên lửa và tàu nổi. Continue reading “Việt Nam thất thế về mặt chiến lược quân sự?”

Sự kết thúc nền chính trị đồng thuận của Trung Quốc

zhou1

Tác giả: John Minnich | Biên dịch: Trần Anh Phúc

Chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình là nỗ lực rộng lớn và sâu sắc nhất để thanh trừng, tổ chức lại và chấn chỉnh vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản kể từ sau cái chết của Mao Trạch Đông vào năm 1976 và sự nổi lên của Đặng Tiểu Bình hai năm sau đó. Chiến dịch này đã điều tra hơn 182.000 quan chức ở nhiều khu vực và ở mọi cấp chính phủ. Nó đã tóm được những cán bộ cấp thấp, công chức tầm trung và lãnh đạo các Bộ và các doanh nghiệp nhà nước lớn. Nó cũng đã đánh đổ các quan chức quân sự hàng đầu và thậm chí cả một cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị – cơ quan quản lý cao nhất của Trung Quốc – lâu nay vốn được hưởng quyền miễn trừ (xử lý hình sự). Hơn một năm sau khi chính thức bắt đầu và hơn hai năm kể từ khi bắt đầu một cách không chính thức với việc hạ bệ Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, chiến dịch cho thấy không có dấu hiệu khoan nhượng. Continue reading “Sự kết thúc nền chính trị đồng thuận của Trung Quốc”

#190 – Phương diện chính trị của các Giá trị châu Á

Nguồn: Richard Robison (1996). “The politics of ‘Asian values’”, The Pacific Review, Vol. 9, No. 3, pp. 309-327.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài viết này lập luận rằng một loạt các tư tưởng chính trị chuyên chế và bảo thủ đã được những người châu Á ủng hộ coi như là một cấu thành văn hóa trong xã hội Á châu. Thông qua đó, họ cố bảo vệ quan điểm của mình trước giới phê bình trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, những giá trị về hệ thống trung ương tập quyền ẩn chứa trong các “giá trị châu Á” phải hứng chịu sức ép khi mà chủ nghĩa tư bản công nghiệp làm chuyển đổi xã hội châu Á và các nền kinh tế khu vực trở nên quốc tế hóa. Trớ trêu thay, các giá trị châu Á được các nhà tân bảo thủ theo định hướng thị trường ở phương Tây mô tả như là mô hình cho tương lai. Các giá trị này kết hợp với nhautrong phức hợp giữa chủ nghĩa bảo thủ xã hội với các chính sách nhấn mạnh tăng trưởng kinh tế. Continue reading “#190 – Phương diện chính trị của các Giá trị châu Á”

Các vấn đề của chiến lược xoay trục: Những gì Washington nên nhượng bộ ở Châu Á

Tác giả: Jennifer Lind | Biên dịch: Trần Anh Phúc

img-obamashinzoabe090513_113027343217.jpg_item_large

Những lời hứa bảo vệ đồng minh ở Đông Á của Hoa Kỳ là nền tảng của an ninh khu vực. Tuy nhiên, những lời bàn tán về độ tin cậy của những lời hứa đó đang ngày càng tăng. Trong khi đó, Trung Quốc lại tiếp tục khẳng định các yêu sách của mình đối với các quần đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông và biển Hoa Nam (Biển Đông) thông qua cái gọi là chiến thuật “cắt từng lát” (chiến thuật salami): lần lượt tiến hành các động thái khiêu khích nối tiếp, giống như cắt từng lát salami. Mỗi hành động khiêu khích góp phần nâng cao lập trường của Trung Quốc nhưng lại là quá nhỏ để phải nhận một phản ứng mạnh mẽ. Nhiều nhà bình luận cho rằng Hoa Kỳ phải tăng cường răn đe bằng cách đưa ra những cam kết rõ ràng và mạnh mẽ hơn đối với các đồng minh của mình. Continue reading “Các vấn đề của chiến lược xoay trục: Những gì Washington nên nhượng bộ ở Châu Á”

#111 – Giới chóp bu và cải cách ở Lào, Campuchia và Việt Nam

Nguồn: Martin Gainsborough (2012). “Elites vs. Reform in Laos, Cambodia, and Vietnam”, Journal of Democracy, Vol. 23, No. 2 (April), pp. 34-46.>>PDF

Biên dịch và Hiệu đính: Trần Anh Phúc

Nếu xem xét cùng với nhau, Việt Nam, Campuchia và Lào mang lại một điều gì đó khó hiểu. Trong khi Việt Nam và Lào vẫn duy trì chế độ nhà nước cộng sản độc đảng, thì Campuchia trải qua quá trình chuyển đổi dân chủ vào năm 1993 dưới sự giám sát của cộng đồng quốc tế. Nhưng cả ba nước cuối cùng đều có cùng một nền chính trị rất tương đồng với đặc trưng là sự thiếu cam kết đối với các giá trị tự do. Khi nỗ lực giải thích cho điều này, chúng ta nên cân nhắc tầm quan trọng của văn hóa chính trị và “chính trị tiền bạc”, trong khi cũng chú ý đến một thực tế là sự năng động của xã hội dân sự và biểu tình tự phát đang dần trở nên phổ biến hơn. Continue reading “#111 – Giới chóp bu và cải cách ở Lào, Campuchia và Việt Nam”