Cách mạng Văn hóa: Thảm họa bị ‘lãng quên’

maocr

Nguồn: Ma Jian, “The Revolution will not be memorialized”, Project Syndicate, 31/05/2006.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bốn mươi năm trước, Mao Trạch Đông phát động cuộc Cách mạng Văn hóa. Ban Tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền hiện đã ban hành một lệnh cấm bất cứ loại ý kiến đánh giá lại hay hoạt động tưởng niệm nào đối với thảm họa này như một phần nỗ lực của Đảng nhằm khiến người Trung Quốc quên đi thập niên mất mát đó.

Tuy nhiên, khi lên án người Nhật thờ ơ về vụ Thảm sát Nam Kinh trong Thế Chiến II, các quan chức Trung Quốc đã tuyên bố rằng việc lãng quên quá khứ là phản bội nhân dân. Tuy nhiên, với nhân dân Trung Quốc, cuộc Cách mạng Văn hóa chính nó là một sự phản bội, một điều tiếp diễn cho tới ngày nay. Tất cả những sự kiện khủng khiếp sau đó, từ vụ thảm sát Quảng trường Thiên An Môn, vụ đàn áp Pháp Luân Công và việc trấn áp các nhà hoạt động dân sự, tất cả đều là hậu quả tai hại của một tội lỗi gốc khó gột rửa đó. Continue reading “Cách mạng Văn hóa: Thảm họa bị ‘lãng quên’”

Hậu quả từ nền cai trị bị cá nhân hóa của Trung Quốc

df828f18-b283

Nguồn: Carl Minzner, “Is China authoritanism decaying into personalised rule?”, East Asia Forum, 24/04/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trung Quốc đang trải qua một cuộc đàn áp chính trị trong nước kéo dài nhất kể từ sau sự kiện Quảng trường Thiên An Môn. Nhiều sự quan tâm đã được dành cho tình trạng đàn áp ngày càng tăng của nhà nước nhằm vào các luật sư, các nhà báo và các nhà hoạt động xã hội dân sự. Tuy nhiên, còn có một mối quan ngại riêng biệt và cơ bản hơn.

Các nguyên tắc chuyên chế của chế độ vốn thống trị từ buổi đầu của thời kỳ cải cách hiện đại đang dần sụp đổ. Bất chấp tất cả những vấn đề liên quan tới hệ thống chủ nghĩa chuyên chế hiện tại của Trung Quốc, những hậu quả thậm chí còn tồi tệ hơn sẽ nổi lên khi những nguyên tắc này phai nhạt. Continue reading “Hậu quả từ nền cai trị bị cá nhân hóa của Trung Quốc”

Thách thức trong quan hệ giữa châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ

turkey-eu

Nguồn: Joschka Fischer, “Realism for Europe and Turkey”, Project Syndicate, 04/04/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Quan hệ giữa châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã được đặc trưng bởi một mâu thuẫn sâu sắc. Trong khi hợp tác an ninh (đặc biệt là trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh) và quan hệ kinh tế trở nên mạnh mẽ, thì những nền tảng quan trọng của dân chủ – nhân quyền, tự do báo chí, quyền của người thiểu số, và một nền tư pháp độc lập để thực thi pháp quyền – vẫn còn yếu ở Thổ Nhĩ Kỳ. Lịch sử cũng đã chia rẽ hai bên, khi các tranh cãi về việc thừa nhận nạn diệt chủng người Armenia trong Thế chiến I là một minh chứng.

Sau khi Đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền hiện nay lên nắm quyền dưới thời Abdullah Gul năm 2002 và sau đó là dưới thời Recep Tayyip Erdogan, những xung đột này dường như đã được giải quyết. Trong những năm đầu tiên nắm quyền, các đảng viên AKP muốn Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Liên minh châu Âu và hiện đại hóa nền kinh tế. Và đảng này đã tiến hành những cải cách thực sự, đặc biệt là trong các lĩnh vực như tư pháp, điều vốn cần thiết cho mục tiêu trở thành thành viên EU của Thổ Nhĩ Kỳ. Continue reading “Thách thức trong quan hệ giữa châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ”

Vai trò quan trọng của tự do báo chí

fpr

Nguồn: Lucy P. Marcus, “Why Press Freedom is Good Business”, Project Syndicate, 15/03/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Theo Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới năm 2015 (2015 World Press Freedom Index), tự do báo chí và báo chí độc lập, một thành phần chủ yếu của nền dân chủ trên toàn thế giới, đang suy giảm với một tốc độ đáng báo động. Tuy nhiên, sự minh bạch và cảnh giác mà một nền báo chí tự do và độc lập cung cấp là rất quan trọng không chỉ đối với nền dân chủ. Chúng còn là những thứ vũ khí mạnh mẽ chống lại các lực lượng từ tham nhũng tới các hoạt động kinh doanh xấu đang hủy hoại sự thịnh vượng kinh tế. Đơn giản là, nếu không có một nền báo chí chất lượng cao, việc xây dựng các nền kinh tế tốt hơn, mạnh hơn và vững chắc hơn là không thể. Continue reading “Vai trò quan trọng của tự do báo chí”

Tiền từ Nhật giúp Triều Tiên phát triển tên lửa?

p00xftgs

Nguồn: Yuriko Koike, “North Korea’s Pachinko Missile”, Project Syndicate, 01/03/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ba cảnh tượng thường là chủ đề của những bức ảnh được du khách nước ngoài đến thăm Nhật Bản chụp: Một là một rừng cột điện; một cảnh khác là những chiếc ô tô được nâng lên trong các bãi đỗ xe cơ khí. Thứ ba là pachinko.

Pachinko là một loại trò chơi đánh bạc dạng pinball (hình), và người chơi xếp hàng dài trước những chiếc máy được xếp thẳng đứng trông giống như họ đang làm việc trong một nhà máy. Theo một báo cáo (bằng tiếng Nhật), có 11,5 triệu người nghiện chơi pachinko, và thị trường trò chơi này có giá trị tới 24,5 nghìn tỷ Yên, gần gấp đôi doanh thu của nhà sản xuất ô tô Toyota năm ngoái. Continue reading “Tiền từ Nhật giúp Triều Tiên phát triển tên lửa?”

Tác động từ sự ‘giãy chết’ của dầu mỏ

low-oil-prices

Nguồn: Harold James, “The Death Throes of Oil”, Project Syndicate, 03/02/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giá dầu thường được xem là một loại nhiệt kế để đo lường sức khỏe của nền kinh tế thế giới. Điều ít được chú ý là nó còn có thể được dùng làm một khí áp kế nhằm cảnh báo về những cơn bão địa chính trị đang tới gần. Thực sự, sự lao dốc đột ngột của giá một thùng dầu thô – từ gần 150 USD vào tháng 6/2008 xuống khoảng 30 USD hiện nay – chắc chắn sẽ thúc đẩy các biến động liên tục vượt ra ngoài các thị trường năng lượng và hàng hóa cơ bản của thế giới, với những tác động đặc biệt đáng lo ngại cho Liên minh châu Âu (EU).

Giá dầu giảm rõ ràng có liên quan tới sự bất ổn tài chính, nhưng các dòng tác động nhân quả không chỉ theo hướng mà phần lớn các học giả dường như tin tưởng. Trái lại, khi giá dầu tăng sẽ khiến cho chi phí gia tăng tại hầu hết các nền kinh tế giàu, công nghiệp hóa; do đó, việc giá dầu tăng làm kìm hãm tăng trưởng. Giá dầu tăng cao đã dẫn tới các cuộc suy thoái toàn cầu vào các năm 1973, 1979, 2000 và 2008. Continue reading “Tác động từ sự ‘giãy chết’ của dầu mỏ”

Tại sao Gibraltar là lãnh thổ của Anh?

gibraltar

Nguồn:Why is Gibraltar British territory”, The Economist, 07/08/2013.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tây Ban Nha đang một lần nữa phản đối Anh về một dải đá nằm ở lối vào Địa Trung Hải. Gibraltar, một bán đảo có diện tích 6,7 km vuông, nơi sinh sống của khoảng 30.000 người, vốn là một lãnh thổ thuộc Anh mà Tây Ban Nha từ lâu đã tuyên bố chủ quyền. Tuần này, cuộc tranh cãi cũ lại nổi lên khi các quan chức Tây Ban Nha tăng cường kiểm soát biên giới, làm giao thông ở khu vực biên giới chậm lại và Thủ tướng Tây Ban Nha cảnh báo áp đặt mức phí đi qua biên giới lên tới 67 USD, khiến người dân ở cả hai bên biên giới lo lắng. Các biện pháp này dường như là để phản ứng lại quyết định của chính quyền Gibraltar cho thả các khối bê tông có đinh nhọn xuống biển để ngăn chặn những ngư dân Tây Ban Nha bị cáo buộc đánh trộm cá của Gibraltar. Continue reading “Tại sao Gibraltar là lãnh thổ của Anh?”

“Thuần hóa” giới tinh hoa Ấn Độ

20130727_BRD000_0

Nguồn: Sanjeev Sanyal, “Taming India’s Elite”, Project Syndicate, 08/01/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đã hơn một năm rưỡi trôi qua kể từ khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi lên nắm quyền với một lời hứa xây dựng nước Ấn Độ mới, một đất nước được thiết lập dựa trên sự tuyệt giao căn bản với quá khứ. Vẫn còn quá sớm để đánh giá tác động của các chính sách kinh tế và đối ngoại của ông nhưng có một lĩnh vực nơi chính phủ của ông đang tạo ra tiến bộ có thể cảm nhận rõ nét: “Thuần hóa” giới tinh hoa lâu đời của Ấn Độ.

Ấn Độ có dân số 1,2 tỷ người, nhưng nước này từ lâu đã bị thống trị bởi một tầng lớp tinh hoa nhỏ: Khoảng hai trăm gia đình mở rộng, tổng cộng có lẽ khoảng 4.000 – 5.000 người. Nhiều quốc gia có giới tinh hoa hùng mạnh với tầm ảnh hưởng lớn, nhưng ở Ấn Độ, giới tinh hoa cha truyền con nối kiểm soát những vị trí hàng đầu ở mọi lĩnh vực của đời sống công cộng: Chính trị, kinh doanh, truyền thông và thậm chí cả Bollywood. Continue reading ““Thuần hóa” giới tinh hoa Ấn Độ”

Saudi Arabia: Nỗ lực thoát khỏi sự lệ thuộc vào dầu lửa

saudi-arabia-oil

Nguồn: Gassan Al-Kibsi, “The Kingdom Beyond Oil”, Project Syndicate, 23/12/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng |Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Trong mấy tuần qua, chính phủ Saudi Arabia đã tiến hành một cuộc tổng kết chính sách chiến lược chưa từng có tiền lệ có thể ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống kinh tế và xã hội của quốc gia này. Chi tiết đầy đủ của cuộc tổng kết này được dự kiến công bố vào tháng 1/2016 nhưng rõ ràng là Saudi Arabia – nền kinh tế lớn thứ mười chín trên thế giới – đang cực kì cần một cuộc cải cách sâu rộng.

Có hai nguyên nhân lý giải tại sao việc thay đổi chính sách lại trở nên cấp thiết. Nguyên nhân đầu tiên là do giá dầu thế giới giảm đột ngột, từ trên 100 USD/thùng vào giữa năm 2014 xuống dưới 40 USD/thùng hiện nay. Với việc xuất khẩu dầu mỏ chiếm gần 90% thu nhập của chính phủ, nền tài chính của Saudi Arabia đang phải chịu áp lực cực lớn; cán cân tài chính chuyển từ thặng dư thấp năm 2013 sang thâm hụt hơn 21% GDP trong năm 2015, theo các dự đoán của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Continue reading “Saudi Arabia: Nỗ lực thoát khỏi sự lệ thuộc vào dầu lửa”

Nhật Bản – Ấn Độ củng cố quan hệ chiến lược

modi-abe-7591

Nguồn: Purnendra Jain, “Abe and Modi deepen Japan – India ties”, East Asia Forum, 17/12/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Quan hệ Ấn Độ – Nhật Bản chưa bao giờ mạnh mẽ như hiện nay. Quỹ đạo của quá trình phát triển đi lên này bắt đầu một thập niên trước đây và đã tăng tốc trong vài năm qua. Nhưng chính chất xúc tác mới giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi đã đưa mối quan hệ này lên tầm cao mới.

Thủ tướng Abe đã thăm Ấn Độ từ 11-13/12/2015 như một phần trong chuỗi các cuộc gặp cấp cao thường niên kể từ năm 2007. Trong chuyến thăm này, hai nhà lãnh đạo đã ký một số hiệp định và các bản ghi nhớ mới. Một số hiệp định trong số đó đã được dự kiến từ trước, nhưng cũng có một vài tuyên bố bất ngờ có ý nghĩa lớn. Continue reading “Nhật Bản – Ấn Độ củng cố quan hệ chiến lược”

Tại sao đánh ISIS bằng bộ binh là ảo tưởng?

isis_20

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “Blinded by ISIS”, Project Syndicate, 04/12/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Kể từ cuộc tàn sát ở Paris tháng trước, trong cộng đồng quốc tế xuất hiện một ý kiến dường như đang được nhiều người tán đồng: Nhà nước Hồi giáo tự xưng (ISIS) chỉ có thể bị đánh bại bằng một cuộc xâm lược trên mặt đất nhằm thẳng vào “nhà nước” của chúng. Niềm tin này là ảo tưởng. Ngay cả khi phương Tây và các đồng minh tại khu vực này (bao gồm người Kurd, phe đối lập Syria, Jordan và các quốc gia Ả-rập Sunni khác) có thể nhất trí về việc bên nào sẽ cung cấp lực lượng bộ binh chủ lực, thì ISIS đã thay đổi cơ cấu chiến lược của chúng rồi. Nhà nước Hồi giáo giờ đây đã là một tổ chức toàn cầu, với các chi nhánh cơ sở ở khắp mọi nơi, đủ khả năng tàn phá các thủ đô của phương Tây. Continue reading “Tại sao đánh ISIS bằng bộ binh là ảo tưởng?”

Liệu bà Suu Kyi có trở nên độc đoán?

0,,15852863_303,00

Nguồn:Suu Kyi, long a symbol of dignified defiance, sounds a provocative note”, The New York Times, 17/11/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hai thập kỷ qua, bà Aung San Suu Kyi là một biểu tượng rạng rỡ của sự phản kháng bất bạo động một cách chân chính. Phần lớn khoảng thời gian đó bà bị quản thúc tại gia bởi các tướng lĩnh vốn đã cai trị Myammar trong nửa thế kỷ qua. Ngày nay, bà đang ở đỉnh cao của sự ngưỡng mộ và quyền lực tại quốc gia này vì đã lãnh đạo đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà đi tới thắng lợi lớn vào tháng này trong các cuộc bầu cử quốc hội làm đảo ngược cấu trúc quyền lực của Myanmar.

Bà đã đặt sự hòa giải với các tướng lĩnh ở một vị trí cao trong chương trình nghị sự, nhưng khi bà chuyển sang địa vị thống trị, ngôn từ của bà cũng đã trở nên khiêu khích.

Sự khiêu khích đầu tiên của bà đến ngay trước cuộc bầu cử ngày 8/11, khi bà gạt sang một bên quy định của Hiến pháp ngăn cản bà nắm quyền Tổng thống bởi vì bà là vợ của một người nước ngoài và mẹ của những đứa con sinh ra ở nước ngoài. Continue reading “Liệu bà Suu Kyi có trở nên độc đoán?”

Tương lai Đài Loan sau bữa tối giữa Tập và Mã

maxi

Nguồn: Chris Patten, “A Chinese Dinner for Two”, Project Syndicate, 10/11/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một lượng nước lớn đã chảy qua eo biển Đài Loan trong 70 năm qua kể từ khi nhà lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc là Mao Trạch Đông gặp gỡ Tưởng Giới Thạch – thủ lĩnh Quốc Dân Đảng đối lập. Do đó cuộc gặp gần đây ở Singapore giữa những người kế thừa của họ: Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và người đồng nhiệm Đài Loan Mã Anh Cửu có thể đáng được miêu tả là một sự kiện mang tính lịch sử.

Cuộc đàm phán ngoại giao diễn ra trước cuộc gặp này rất phức tạp, thậm chí bao gồm cả việc ai nên trả tiền cho bữa tối (họ đã chia tiền hóa đơn). Tuy nhiên, sau cuộc gặp ngắn đằng sau những cánh cửa khép kín đã không có một tuyên bố chung nào được đưa ra và chỉ có một bài tường thuật được rà soát kỹ lưỡng về cuộc gặp được phát trên các phương tiện truyền thông nhà nước của Trung Quốc. Vậy tại sao cuộc gặp này diễn ra và nó báo trước điều gì? Continue reading “Tương lai Đài Loan sau bữa tối giữa Tập và Mã”

Ván cờ mới của các cường quốc

20151017_LDP002_0

Nguồn:The new game”, The Economist, 17/10/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một châu lục phân cách những chiến trường đẫm máu của Syria với những rạn san hô và bãi cát ngầm ở Biển Đông. Tuy nhiên, theo những cách thức khác nhau, cả hai nơi này đều đang chứng kiến sự chuyển dịch đáng kể trong các mối quan hệ giữa các cường quốc kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ.

Ở Syria, lần đầu tiên kể từ Chiến tranh Lạnh, Nga triển khai lực lượng ra xa bên ngoài lãnh thổ để dập tắt một cuộc cách mạng và hỗ trợ một chính quyền phụ thuộc. Trên vùng biển nằm giữa Việt Nam và Philippines, Mỹ sẽ sớm gửi tín hiệu rằng nước này không công nhận các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với hàng loạt các đảo đá và bãi ngầm bằng cách thi hành quyền tự do hàng hải trong phạm vi vùng biển 12 hải lí xung quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc. Continue reading “Ván cờ mới của các cường quốc”

Cuộc đối đầu giữa Bắc Kinh và tỷ phú Lý Gia Thành

sirkashingli

Nguồn: Sin-ming Shaw, “Beijing versus the billionaire”, Project Syndicate, 07/10/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giữa chính phủ Trung Quốc và người giàu nhất Hồng Kông được nhiều người mến mộ Lý Gia Thành (Li Ka-shing) đang diễn ra một cuộc cãi vã kịch liệt ngày càng trông giống một cuộc ly hôn cay đắng được phơi bày trên các báo lá cải. Thật vậy, truyền thông Trung Quốc gần đây đã đả kích không thương tiếc ông Lý. “Tội danh” của ông Lý ư? Mua rẻ ở châu Âu và bán đắt ở Trung Quốc, nghĩa là vì ông Lý hành động như một nhà đầu tư.

Việc kích hoạt cho làn sóng khinh miệt ông Lý ở Trung Quốc là do ông bán tháo các tài sản quan trọng ở Thượng Hải sau khi chuyển nơi đăng ký doanh nghiệp của mình từ Hồng Kông sang quần đảo Cayman. Đây là một quyết định kinh doanh hoàn toàn thực tế và hợp lý nhằm giảm thiểu nghĩa vụ thuế. Thật vậy, khoảng 70% các công ty niêm yết tại Hồng Kông có đăng ký doanh nghiệp tại vùng Caribê, và thậm chí một số công ty lớn của đại lục, bao gồm cả người khổng lồ Internet Alibaba, đã đăng ký trụ sở tại các thiên đường thuế ở nước ngoài. Continue reading “Cuộc đối đầu giữa Bắc Kinh và tỷ phú Lý Gia Thành”

Nợ: Tổ mối làm mục ruỗng nền tảng kinh tế Trung Quốc

cctv_beijing_oma_220307_12

Nguồn: Gene Frieda, “China’s Debt Termites”, Project Syndicate, 19/08/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Không có phép ẩn dụ nào về những thách thức kinh tế mà Trung Quốc đang phải đối mặt tốt hơn là kiệt tác kiến trúc mang hơi hướng tương lai được thiết kế để làm trụ sở của Đài truyền hình nhà nước của quốc gia này, đài CCTV. Vài tháng trước khi tòa nhà này được hoàn thành năm 2009, các quan chức của đài đã cho phép tiến hành một màn bắn pháo hoa trái phép làm bùng lên một đám cháy thiêu rụi một tòa nhà nhỏ hơn trong khu phức hợp, vốn có hình chiếc nêm mà người dân Bắc Kinh đặt biệt danh là Tổ Mối.

Đám cháy đã làm trì hoãn việc hoàn thành trụ sở CCTV mãi tới năm 2012. Tổ Mối vẫn chưa được khánh thành và đưa vào sử dụng; sự toàn vẹn trong kết cấu tòa nhà nhỏ hơn đã bị ảnh hưởng bởi đám cháy nhưng nó không thể được tháo dỡ xuống do lo ngại ảnh hưởng tới tòa tháp lớn hơn. Phần còn tốt của kết cấu này không thể chống đỡ nổi gánh nặng của những phần xấu. Continue reading “Nợ: Tổ mối làm mục ruỗng nền tảng kinh tế Trung Quốc”

Lý giải sự nguyên tắc của Đức trong khủng hoảng Eurozone

germany-leading-the-eurozone-out-of-stagnation

Nguồn: Harold James, “Rule, Germania”, Project Syndicate, 30/7/2015

Biên dịch: Trần Văn Thắng, Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Một đề tài xuyên suốt – và thực sự là nét chủ đạo – trong cách thức các nhà lãnh đạo nước Đức thảo luận về khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), là họ luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ các nguyên tắc. Theo sau điệp khúc này là một đoạn đồng ca từ những nước còn lại trong liên minh tiền tệ này, đòi hỏi được biết lý do tại sao nước Đức lại thực thi đường lối cứng nhắc như vậy. Câu trả lời phản ánh cách thức hệ thống chính phủ liên bang Đức định hình quá trình hoạch định chính sách của nước này cũng như kinh nghiệm lịch sử của họ với các cuộc khủng hoảng nợ. Continue reading “Lý giải sự nguyên tắc của Đức trong khủng hoảng Eurozone”

Những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản cộng sản Trung Quốc

20101211_bkd001

Nguồn: Pranab Bardhan, “The Contradictions of China’s Communist Capitalism”, Project Syndicate, 16/07/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sự tuột dốc chóng mặt gần đây của hai sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến đã đặt ra một cuộc thử nghiệm độc đáo cho các nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc. Chừng nào các thị trường còn tăng lên, nghịch lý về sự phát triển tư bản chủ nghĩa mạnh mẽ dưới sự giám sát của đảng Cộng sản lớn nhất và mạnh nhất trên thế giới chỉ khiến các học giả và các nhà Mác-xít theo trường phái cũ thêm bối rối. Khi giới tinh hoa của Đảng Cộng sản Trung Quốc và họ hàng của họ, các thiết chế tài chính nước ngoài và nhiều nhà đầu tư nhỏ của Trung Quốc (được phép vay ký quỹ) hái ra tiền nhờ chứng khoán, không một ai quan tâm tìm hiểu “sinh vật đột biến gien mà họ đang vỗ béo”. Continue reading “Những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản cộng sản Trung Quốc”

Triết lý “càng đơn giản càng tốt” của Putin

Vladimir-Putin-009

Nguồn: Georgy Satarov, “Putin Made Simple”, Project Syndicate, 30/06/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Ba tuần trước khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đắc cử lần đầu tiên vào tháng 3 năm 2000, ban vận động tranh cử của ông đã phát hành cuốn sách “Nhân vật số một: những cuộc trò chuyện với Vladimir Putin”, dựa trên 24 giờ phỏng vấn giữa Putin và 3 nhà báo. Với các trích dẫn như “Thực sự, cuộc sống rất đơn giản”, cuốn sách bộc lộ một niềm tin chủ chốt, đóng vai trò nền tảng cho phong cách lãnh đạo của Putin: thế giới phức tạp này có thể và phải được làm cho đơn giản đi. Continue reading “Triết lý “càng đơn giản càng tốt” của Putin”

Sam Rainsy và Hun Sen: Từ kẻ thù thành đối tác đối thoại

1567724_-_main

Nguồn: Pierre Gillette & Emmanuel Scheffer, “Rainsy and CPP: From Enemies to ‘Negotiating Partners’“, Khmer Times, 18/06/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mặc dù mái tóc còn đen nhánh, ông Sam Rainsy đã bước sang tuổi 66 vào tháng Ba (năm 2015). Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Thời báo Khmer tuần này, rõ ràng thủ lĩnh phe đối lập của Campuchia đang trở nên nhẹ nhàng hơn. Không nhất thiết phải là một nhà khoa học chính trị mới có thể nhận ra điều đó khi ông nói: “Khi ngày càng lớn tuổi, bạn trở nên bình tĩnh hơn, bạn suy nghĩ nhiều hơn về dài hạn”.

“Văn hóa đối thoại”, chính sách mới mà ông đang thúc đẩy cùng với Thủ tướng Hunsen 62 tuổi là gì?

Ông nói: “Trước đây, tôi coi họ là kẻ thù; giờ đây, có lẽ tôi xem họ là đối thủ. Nhưng trong bất cứ trường hợp nào, tôi cũng coi họ là những “interlocuteur” – một từ tiếng Pháp có nghĩa là “người đối thoại” hoặc “đối tác đối thoại”. Continue reading “Sam Rainsy và Hun Sen: Từ kẻ thù thành đối tác đối thoại”