Tại sao Việt Nam cần đánh giá lại chiến lược mua sắm vũ khí?

Nguồn: Khang Vu, “Why Vietnam Needs to Reevaluate its Weapons Procurement Strategy”, The Diplomat, 30/04/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Các lo ngại ngày càng gia tăng về dự án kênh đào Campuchia do Trung Quốc tài trợ nhấn mạnh sự cần thiết phải chuyển hướng từ an ninh hàng hải sang an ninh lục địa.

Continue reading “Tại sao Việt Nam cần đánh giá lại chiến lược mua sắm vũ khí?”

14/04/1975: Chiến dịch “Không vận Trẻ em” kết thúc

Nguồn: Operation “Baby Lift” concludes after flying 2,600 South Vietnamese orphans to the U.S., History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, cuộc không vận mà người Mỹ thực hiện nhằm đưa trẻ mồ côi Việt Nam đến Mỹ đã kết thúc sau khi 2.600 trẻ hạ cánh an toàn trên đất Mỹ.

Chiến dịch bắt đầu trong thảm khốc vào ngày 04/04, khi một máy bay vận chuyển của Không Lực Mỹ gặp sự cố ngay sau khi cất cánh từ căn cứ không quân Tân Sơn Nhất ở Sài Gòn. Hơn 138 hành khách, chủ yếu là trẻ em, đã thiệt mạng. Continue reading “14/04/1975: Chiến dịch “Không vận Trẻ em” kết thúc”

01/09/1966: De Gaulle kêu gọi Mỹ rút quân khỏi Việt Nam

Nguồn: De Gaulle urges the United States to get out of Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1966, trong bài phát biểu trước 100.000 người ở Phnom Penh, Campuchia, Tổng thống Charles de Gaulle của Pháp đã công khai tố cáo chính sách của Mỹ tại Việt Nam và kêu gọi chính phủ nước này rút quân khỏi Đông Nam Á. Continue reading “01/09/1966: De Gaulle kêu gọi Mỹ rút quân khỏi Việt Nam”

19/03/1966: Hàn Quốc gửi thêm quân đến Việt Nam

Nguồn: Seoul agrees to send additional troops, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1966, Quốc hội Hàn Quốc đã bỏ phiếu quyết định gửi thêm 20.000 quân đến Việt Nam để gia nhập lực lượng 21.000 lính Hàn Quốc đang phục vụ trong vùng chiến sự ở đó. Binh lính Hàn Quốc là một phần của Lực lượng Quân sự Thế giới Tự do (Free World Military Forces), một nỗ lực của Tổng thống Lyndon B. Johnson nhằm lôi kéo các nước khác trở thành đồng minh của Mỹ và Nam Việt Nam. Bằng cách giành được sự hỗ trợ từ các quốc gia khác, Johnson hy vọng sẽ xây dựng được sự đồng thuận quốc tế đằng sau các chính sách của mình tại Việt Nam. Nỗ lực này còn được gọi là chương trình “nhiều lá cờ”. Continue reading “19/03/1966: Hàn Quốc gửi thêm quân đến Việt Nam”

06/12/1972: Giao tranh tiếp diễn bất chấp hòa đàm Paris

Nguồn: Fighting continues in South Vietnam while negotiators talk in Paris, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này nắm 1972, giao tranh ở miền Nam Việt Nam ngày càng khốc liệt trong khi cuộc hòa đàm bí mật ở Paris được tiếp tục sau 24 giờ tạm dừng. Giao tranh tiếp diễn là do cả hai bên đều cố gắng giành lợi thế ở vùng nông thôn để chuẩn bị cho khả năng đạt được lệnh ngừng bắn ở Paris. Continue reading “06/12/1972: Giao tranh tiếp diễn bất chấp hòa đàm Paris”

24/2/1968: Quân đội Việt Nam CH tái chiếm Huế

Nguồn: Hue recaptured, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, quân đội miền Nam Việt Nam đã tái chiếm được Kinh thành Huế. Mặc dù hơn một tuần sau đó Trận Mậu Thân tại Huế mới chính thức được tuyên bố kết thúc, nhưng nó đã là trận đánh lớn cuối cùng của Chiến dịch Tết Mậu Thân.

Rạng sáng ngày mùng một Tết Mậu Thân, lực lượng Việt Cộng được hỗ trợ bởi một lượng lớn quân đội miền Bắc, đã thực hiện đợt tấn công phối hợp lớn nhất và hiệu quả nhất trong chiến tranh Việt Nam, đánh vào trung tâm của bảy thành phố lớn nhất miền Nam Việt Nam và tấn công 30 tỉnh lị từ đồng bằng sông Cửu Long đến khu vực phi quân sự. Huế, Đà Lạt, Kontum, Quảng Trị là những thành phố bị chiếm trong bốn ngày đầu tiên của đợt tấn công; ở phía bắc, năm tỉnh lị đều bị chiếm. Việt Cộng cũng chiếm được nhiều sân bay và căn cứ của đồng minh. Continue reading “24/2/1968: Quân đội Việt Nam CH tái chiếm Huế”

17/02/1979: Trung Quốc xâm lược Việt Nam

Nguồn: China invades Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1979, trước việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia, Trung Quốc đã phản ứng bằng một cuộc xâm lược Việt Nam.

Căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc gia tăng đáng kể sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam vào năm 1975. Cố gắng để mở rộng ảnh hưởng của mình, Việt Nam đã thiết lập một sự hiện diện quân sự tại Lào; tăng cường mối quan hệ với đối thủ của Trung Quốc là Liên Xô; và lật đổ chế độ của Pol Pot tại Campuchia vào năm 1979. Continue reading “17/02/1979: Trung Quốc xâm lược Việt Nam”

19/01/1950: CHND Trung Hoa công nhận Việt Nam DCCH

Nguồn: Communist China recognizes North Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1950, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) đã chính thức công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hành động này giúp chế độ cộng sản của Hồ Chí Minh có được những hỗ trợ tài chính và quân sự mà họ cần trong cuộc chiến chống Pháp. Đồng thời, nó cũng thúc đẩy Mỹ giữ một vai trò tích cực và năng động hơn trong xung đột ở khu vực Đông Nam Á.

Thực dân Pháp và lực lượng cách mạng của Hồ Chí Minh đã tranh giành quyền kiểm soát Việt Nam kể từ khi kết thúc Thế chiến II. Mặc dù duy trì lập trường trung lập, chính quyền của Tổng thống Harry S. Truman thực ra vẫn hỗ trợ người Pháp về tiền và vật chất. Continue reading “19/01/1950: CHND Trung Hoa công nhận Việt Nam DCCH”

19/12/1946: Pháp đàn áp Việt Minh

Nguồn: French crack down on Vietnamese rebels, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1946, vào buổi sáng sau khi lực lượng Việt Minh dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh phát động cuộc nổi dậy vào đêm hôm trước ở Hà Nội, thực dân Pháp đã tiến hành đàn áp Việt Minh. Hồ Chí Minh cùng các binh sĩ của mình nhanh chóng rời khỏi thủ đô và tập hợp lại tại vùng nông thôn. Tối hôm đó, Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến:

“Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. Continue reading “19/12/1946: Pháp đàn áp Việt Minh”

11/07/1995: Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam

screen-shot-2015-05-03-at-9-41-00-pm-1030x527

Nguồn:US establishes diplomatic relations with Vietnam,” History.com (truy cập ngày 10/7/2015).

Biên dịch: Phạm Văn Chính | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1995, hơn hai thập niên sau khi Sài Gòn sụp đổ, tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton đã thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với Việt Nam, đề cập tới sự hợp tác của Việt Nam trong việc tìm kiếm 2.238 người Mỹ nằm trong danh sách mất tích trong Chiến tranh Việt Nam (như một lý do cho quyết định này).

Việc bình thường hóa của Hoa Kỳ với quốc gia cựu thù bắt đầu từ đầu năm 1994, khi tổng thống Clinton tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại kéo dài 19 năm với Việt Nam. Bất chấp việc dỡ bỏ lệnh cấm vận, hàng rào thuế quan cao vẫn tiếp tục được áp lên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, nước đang chờ được trao quy chế “tối huệ quốc,” một quy chế thương mại của Hoa Kỳ mà Việt Nam có thể đạt được sau khi mở rộng chương trình cải cách thị trường tự do. Continue reading “11/07/1995: Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam”