Mạc Đăng Dung truyền ngôi cho Mạc Đăng Doanh

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Mạc Đăng Dung quê tại làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương [Hải Phòng]. Cụ tổ bảy đời là Mạc Đĩnh Chi, ở làng Đông Cao, huyện Bình Hà, tức làng Long Động, huyện Chí Linh, Hải Dương bây giờ; đậu Trạng nguyên khoa Giáp Thìn (1304) thời Vua Trần Anh Tông, làm quan đến chức Nhập nội hành khiển Thượng thư môn hạ Tả bộc xạ, kiêm Trung thư lệnh, tri quân dân trọng sự. Rất thanh liêm thận trọng, tiếng tăm lừng lẫy cả nước ta và Trung Quốc. Continue reading “Mạc Đăng Dung truyền ngôi cho Mạc Đăng Doanh”

Đa số người dân ASEAN ủng hộ Trung Quốc hơn là Mỹ

Nguồn: Tsubasa Suruga, “Majority of ASEAN people favor China over U.S., survey finds,” Nikkei Asia, 02/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lần đầu tiên, Bắc Kinh trở thành lựa chọn ưa thích của Đông Nam Á so với Washington.

Hôm thứ Ba, một cuộc khảo sát khu vực của một viện chính sách có trụ sở tại Singapore tiết lộ: hơn một nửa dân số Đông Nam Á hiện muốn liên kết với Trung Quốc hơn là với Mỹ nếu ASEAN buộc phải lựa chọn giữa hai siêu cường đối thủ, phản ánh ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh trong khu vực. Continue reading “Đa số người dân ASEAN ủng hộ Trung Quốc hơn là Mỹ”

Không ai thực sự biết Putin sẽ làm gì tiếp theo

Nguồn: Stephen M. Walt, “Nobody Actually Knows What Russia Does Next,” Foreign Policy, 02/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngày càng có nhiều cảnh báo của phương Tây về kế hoạch tương lai của Vladimir Putin – nhưng chúng vẫn không thuyết phục hơn chút nào.

Các thành viên chủ chốt của giới tinh hoa chính sách đối ngoại phương Tây hẳn phải là những người có khả năng đọc suy nghĩ của người khác: Họ tuyên bố mình biết chính xác ý định của Tổng thống Nga Vladimir Putin là gì. Các quan chức nổi tiếng và các nhà bình luận chính trị ngày càng đồng ý rằng tham vọng của ông ấy là vô hạn và Ukraine chỉ là mục tiêu đầu tiên của ông mà thôi. Continue reading “Không ai thực sự biết Putin sẽ làm gì tiếp theo”

Người Hong Kong đang xóa bỏ tàn tích quá khứ tự do của họ

Nguồn: Maya Wang, “Hong Kongers Are Purging the Evidence of Their Lost Freedom,” New York Times, 26/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

“Tôi nên làm gì với số báo Apple Daily đó?”

Một người Hong Kong mà tôi vừa trò chuyện qua điện thoại dạo gần đây đã đột nhiên hạ giọng khi hỏi câu này, nhắc tới tờ báo ủng hộ dân chủ mà chính phủ Trung Quốc buộc đóng cửa vào năm 2021.

“Tôi nên ném chúng đi hay gửi chúng cho bà?”

Những cuộc trò chuyện của tôi với những người bạn Hong Kong giờ đây tràn ngập những lời thì thầm như vậy. Tuần trước, thành phố này đã ban hành một luật an ninh hà khắc – cuộc tấn công qua kênh lập pháp thứ hai đối với các quyền tự do của Hong Kong kể từ năm 2020. Được gọi là Điều 23 (Article 23), đạo luật mới mở rộng Luật An ninh Quốc gia và hình sự hóa những hành vi mơ hồ như sở hữu thông tin “có lợi trực tiếp hoặc gián tiếp cho thế lực bên ngoài.” Continue reading “Người Hong Kong đang xóa bỏ tàn tích quá khứ tự do của họ”

Trung Quốc vẫn đang trỗi dậy

Nguồn: Nicholas R. Lardy, “China Is Still Rising,” Foreign Affairs, 02/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đừng đánh giá thấp nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Trong hơn hai thập niên, thành tích kinh tế phi thường của Trung Quốc đã gây ấn tượng và cũng gây lo ngại cho phần lớn thế giới, bao gồm cả Mỹ, đối tác thương mại hàng đầu của nước này. Nhưng kể từ năm 2019, tốc độ tăng trưởng chậm chạp của Trung Quốc đã khiến nhiều nhà quan sát kết luận rằng nước này đã đạt đến đỉnh cao của một cường quốc kinh tế. Tháng 3 vừa qua, Tổng thống Joe Biden khẳng định trong Thông điệp Liên bang: “Suốt nhiều năm, tôi đã nghe nhiều người bạn từ Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ nói rằng Trung Quốc đang trên đà phát triển và Mỹ đang tụt lại phía sau. Họ đã nói ngược rồi.”

Những người nghi ngờ việc Trung Quốc sẽ tiếp tục trỗi dậy thường viện dẫn mức chi tiêu hộ gia đình kém, đầu tư tư nhân giảm, và tình trạng giảm phát cố hữu. Họ lập luận rằng, trước khi vượt qua Mỹ, Trung Quốc có thể sẽ bước vào một cuộc suy thoái kéo dài, thậm chí có thể là một thập kỷ mất mát. Continue reading “Trung Quốc vẫn đang trỗi dậy”

Trump chỉ ‘tạm thời’ kiểm soát Đảng Cộng hoà?

Nguồn: Masahiro Okoshi, “Trump’s grip on Republican Party ‘temporary’: ex-U.S. Speaker Ryan,” Nikkei Asia, 02/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vị chính khách về hưu nhìn thấy cơ hội đoàn kết về chính trị, nhưng có lẽ không phải bây giờ.

Nghị sĩ Mỹ đã nghỉ hưu Paul Ryan nhận thấy rằng sự kiểm soát của cựu Tổng thống Donald Trump đối với Đảng Cộng hòa sẽ không kéo dài mãi mãi. Ông nói với Nikkei rằng điều đó “không bền vững, theo quan điểm của tôi.” Continue reading “Trump chỉ ‘tạm thời’ kiểm soát Đảng Cộng hoà?”

Ai đang tấn công nước Nga?

Nguồn: Bret Stephens, “Who Is Blowing Up Russia?,” New York Times, 26/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Có hai giả thuyết hợp lý nhằm giải thích vụ tấn công khủng bố hôm thứ Sáu ngày 22/03/2024 vào một nhà hát bên ngoài Moscow, khiến ít nhất 139 người thiệt mạng. Giả thuyết thứ nhất: đây là một công việc nội bộ – được dàn dựng bởi các cơ quan an ninh Nga, hoặc chí ít cũng được thực hiện với sự biết trước của họ.

Giả thuyết thứ hai là không phải vậy.

Trong các xã hội mở, các thuyết âm mưu thường chỉ dành cho kẻ lập dị. Nhưng trong các xã hội khép kín, chúng là một cách hợp lý (không phải lúc nào cũng đúng) để hiểu các hiện tượng chính trị. Continue reading “Ai đang tấn công nước Nga?”

Người Trung Quốc bài Nhật vô tình nhắm vào ngôi chùa may mắn của Tập

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Japan-bashing Chinese unwittingly target Xi’s lucky temple,” Nikkei Asia, 28/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trà xanh đóng chai là mục tiêu mới nhất của những người chỉ trích Nhật Bản trên mạng xã hội Trung Quốc.

Gã khổng lồ nước giải khát Nông Phu Sơn Tuyền (Nongfu Spring) đang bị buộc tội “tâng bốc Nhật Bản” vì hình ảnh ngôi chùa trên nhãn chai đã gợi nhớ đến kiến trúc Nhật Bản. Dòng chữ trên nhãn cũng bị chỉ trích vì “quảng bá văn hóa Nhật” khi giải thích quá trình một nhà sư Nhật Bản mang phong tục trà đạo từ Trung Quốc về nước mình vào thế kỷ 13. Continue reading “Người Trung Quốc bài Nhật vô tình nhắm vào ngôi chùa may mắn của Tập”

Triển vọng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc

Tác giả: Phạm Quang Hiền

Trong không gian hậu Chiến tranh Lạnh các vấn đề an ninh toàn cầu không chỉ bó hẹp trong xung đột quân sự mà còn mở rộng thêm nhiều thách thức an ninh phi truyền thống: khủng bố, tội phạm… Cùng với toàn cầu hóa kinh tế, đầu tư ra nước ngoài gia tăng đi kèm với nhu cầu đảm bảo an ninh cho công dân và tài sản ở nước sở tại. Từ đó các tổ chức an ninh tư nhân (PSC) ra đời cung cấp dịch vụ bảo an ở những điểm nóng. Trước những cái tên nổi tiếng như Wagner của Nga hay Blackwater của Mỹ, Trung Quốc cũng có những tổ chức an ninh tư nhân riêng nhưng cách thức hoạt động và nhiệm vụ thực hiện có những khác biệt so với các tổ chức an ninh tư nhân của hai siêu cường trên. Với quá trình triển khai sáng kiến BRI rộng rãi vai trò của các tổ chức an ninh tư nhân với Trung Quốc đương đại thể hiện ra sao? Xu hướng phát triển trong tương lai của những tổ chức này như thế nào? Continue reading “Triển vọng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc”

Nghệ thuật quân sự độc đáo dưới thời Lê sơ

Tác giả: Mai Viết Nhân

Nhà Lê sơ được sử cũ nhắc đến như thời kỳ hoàng kim của chế độ phong kiến Việt Nam, dưới thời vua Lê Thái Tổ và Lê Thái Tông càng thấy rõ hơn điều ấy. Riêng công tác biên phòng, nhà Lê đã có cái nhìn sâu sắc: “Biên phòng hảo vị trù phương lược/ Xã tắc ưng tu kế cửu an”. Tư tưởng vĩ đại ấy không chỉ khắc trên đá núi miền biên cương Tây Bắc mà đã trao truyền và khảm sâu vào nhận thức và lý trí của các thế hệ mai sau. Sức mạnh của nhân dân dưới thời Lê sơ được chú trọng hơn bao giờ hết, đặc sắc nhất là nghệ thuật quân sự “Lấy dân làm gốc”. Continue reading “Nghệ thuật quân sự độc đáo dưới thời Lê sơ”

Mỹ cần quản lý vũ khí hạt nhân chặt chẽ hơn khi có một tổng thống bất ổn

Nguồn: Adam Mount, “There’s Nothing Between an Unstable President and the Nuclear Button,” Foreign Policy, 18/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đã đến lúc phải thiết lập các khung pháp lý để ngăn chặn thảm họa.

Trong dấu hiệu mới nhất cho thấy niềm đam mê sử dụng vũ khí hạt nhân của mình, vào tháng 1, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói với đám đông rằng một trong những lý do khiến ông cần quyền miễn trừ là để không bị truy tố vì sử dụng vũ khí hạt nhân tại một thành phố, giống như cựu Tổng thống Harry Truman đã làm với Hiroshima và Nagasaki.

Khi Trump đang trên đường trở thành ứng viên tổng thống của Đảng Cộng hòa, đã đến lúc phải đảm bảo rằng không tổng thống nào có thể cho phép tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân không cần thiết hoặc bất hợp pháp. Continue reading “Mỹ cần quản lý vũ khí hạt nhân chặt chẽ hơn khi có một tổng thống bất ổn”

Trung Quốc bẻ cong lịch sử có chọn lọc để phục vụ tham vọng lãnh thổ

Nguồn: Frederik Kelter, “China Is Selectively Bending History to Suit Its Territorial Ambitions,” Foreign Policy, 18/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc Bắc Kinh không sẵn lòng từ bỏ một số yêu sách cụ thể cho thấy còn nhiều mối đe dọa khác ngoài mong muốn đảo ngược những tổn thất lãnh thổ trong quá khứ.

Tại vùng nước ở Biển Đông, tàu hải cảnh Trung Quốc đã nhiều lần đụng độ với tàu Philippines. Trên bầu trời Eo biển Đài Loan, máy bay chiến đấu Trung Quốc liên tục thách thức các máy bay chiến đấu của Đài Loan. Còn tại các thung lũng của Dãy Himalaya, quân đội Trung Quốc đã giao tranh với lính canh Ấn Độ. Continue reading “Trung Quốc bẻ cong lịch sử có chọn lọc để phục vụ tham vọng lãnh thổ”

Tại sao dự án cầu lục địa qua Eo Kra sẽ khó thành công?

Nguồn: Francesca Regalado, “Thai ports bemoan competitive decline as Srettha pushes land bridge,” Nikkei Asia, 22/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngành vận tải đang đặt câu hỏi về nhu cầu tiềm năng đối với siêu dự án trị giá 28 tỷ USD.

Vào một buổi chiều tháng 2 nóng nực, một con tàu container dài 170 mét cập cảng Songkhla. Trên tàu vẫn còn nhiều chỗ trống, đơn giản vì cảng lớn nhất miền nam Thái Lan không đủ sâu để tiếp nhận các tàu chở đầy hàng.

Tình trạng này đang làm tăng thêm chi phí cho các nhà xuất khẩu, khi hàng hóa phải được chuyển sang các tàu lớn hơn ở Malaysia hoặc Singapore, đồng thời chính khu cảng cũng bị giảm thu nhập vì họ tính phí bốc dỡ theo container và phí cập cảng theo ngày. Để cắt giảm chi phí, một số công ty công nghiệp phía nam đã chọn bỏ qua Songkhla, thay vào đó, họ gửi cao su và gỗ bằng xe tải qua biên giới tới cảng Penang của Malaysia. Continue reading “Tại sao dự án cầu lục địa qua Eo Kra sẽ khó thành công?”

Quan hệ Tập–Putin gặp nguy hiểm khi người Trung Quốc tràn vào Nga

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi-Putin honeymoon at risk as Chinese flood into Russia,” Nikkei Asia, 21/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lịch sử đã ghi lại việc người Ukraine bị lợi dụng để đối trọng với sự hiện diện của người Trung Quốc.

Dù đã kéo dài khá lâu, nhưng quan hệ giữa Tập Cận Bình và Vladimir Putin vẫn diễn ra tốt đẹp.

Để chứng tỏ điều này, Chủ tịch Trung Quốc đã nhanh chóng gửi điện mừng tới người đồng cấp Nga ngay sau khi Putin đắc cử nhiệm kỳ thứ 5 vào cuối tuần qua. Continue reading “Quan hệ Tập–Putin gặp nguy hiểm khi người Trung Quốc tràn vào Nga”

Mạc Đăng Dung tiếm ngôi nhà Lê, tự xưng hoàng đế

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Cung Hoàng đế tên huý là Xuân, cháu bốn đời của Vua Thánh Tông, cháu nội Kiến Vương Tân, con thứ Cẩm Giang Vương Sùng, là em cùng mẹ với Vua Chiêu Tông. Vua sinh ngày 26 tháng 7 năm Đoan Khánh thứ 3 [2/9/1507]; ở ngôi 5 năm. Vào ngày 15 tháng 6 năm Thống Nguyên thứ 6 [12/7/1527], Mạc Đăng Dung bắt phải nhường ngôi, sau đó mấy tháng bị Đăng Dung giết, chôn ở lăng Hoa Dương.

Khởi đầu sự nghiệp, trong chiếu lên ngôi lấy cớ anh ruột là Vua Chiêu Tông bị kẻ gian bắt hiếp đưa ra ngoài, bèn lên ngôi vua, niên hiệu Thống Nguyên. Continue reading “Mạc Đăng Dung tiếm ngôi nhà Lê, tự xưng hoàng đế”

Biden cần tăng áp lực lên Netanyahu

Nguồn: Gideon Rachman, “Biden needs to increase the pressure on Netanyahu,” Financial Times, 18/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ủng hộ Israel và ủng hộ thủ tướng nước này là hai việc không giống nhau.

“Ai mới là siêu cường cơ chứ?”, Bill Clinton nói sau cuộc gặp đầu tiên với Benjamin Netanyahu vào năm 1996. Cựu Tổng thống Mỹ đã rất tức giận trước thái độ kiêu ngạo, hống hách của tân thủ tướng Israel.

Gần 30 năm sau, Netanyahu một lần nữa trở thành nhà lãnh đạo Israel – và Joe Biden chắc hẳn cũng muốn lặp lại những lời của Clinton. Kể từ cuộc tấn công của Hamas vào Israel vào ngày 7/10 năm ngoái, Tổng thống Mỹ đã cung cấp cho chính phủ Israel sự hỗ trợ quân sự và ngoại giao cho cuộc tấn công trả đũa dữ dội của họ ở Gaza. Nhưng Biden nhận lại được rất ít từ Netanyahu. Với việc người Israel ngăn nguồn lương thực và viện trợ nhân đạo vào Gaza – và khiến người Palestine bị đe dọa bởi nạn đói – Mỹ đã phải dùng đến cách thả thực phẩm xuống Gaza bằng đường không và lên kế hoạch xây dựng một bến tàu nổi để chuyển hàng viện trợ. Continue reading “Biden cần tăng áp lực lên Netanyahu”

Một năm miễn nhiệm hai chủ tịch nước và triển vọng chính trị Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam chiều hôm qua ra thông báo đã chấp nhận đơn xin từ chức của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khỏi mọi chức vụ trong Đảng và chính quyền. Sáng nay, Quốc hội sẽ triệu tập phiên họp bất thường để chính thức bỏ phiếu về việc để ông Thưởng từ chức, chỉ một năm sau khi ông được bổ nhiệm. Ông Thưởng được cho là có dính líu đến một vụ bê bối hối lộ liên quan đến nhà tập đoàn Phúc Sơn, hiện đang bị điều tra và truy tố về các tội danh tham nhũng khác nhau. Các nguồn tin không chính thức nhưng đáng tin cậy cho biết trong thời gian ông còn giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi (2011-2014), một người thân của ông Thưởng ở huyện Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long, đã nhận 60 tỷ đồng từ Phúc Sơn, được cho là để giúp ông Thưởng xây nhà thờ họ. Continue reading “Một năm miễn nhiệm hai chủ tịch nước và triển vọng chính trị Việt Nam”

Kênh đào Phù Nam do Trung Quốc tài trợ chia rẽ Campuchia và Việt Nam

Nguồn: Jack Brook, “Cambodia to divert Mekong trade via China-built canal, vexing Vietnam,” Nikkei Asia, 12/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Kế hoạch xây kênh đào kết nối Phnom Penh với Vịnh Thái Lan đã làm gia tăng báo động trong bối cảnh tranh giành ảnh hưởng trong khu vực.

Từ ngôi nhà của mình bên bờ sông Mekong, cách Phnom Penh một giờ đồng hồ, Mao Sarin có thể ngắm nhìn những con tàu chở đầy container đang trên đường đến Việt Nam cũng như vùng đồng bằng châu thổ khổng lồ.

Nếu chính phủ của tân Thủ tướng Campuchia Hun Manet tuân theo đúng kế hoạch của mình, các chuyến hàng trong tương lai sẽ đi dọc theo con kênh trị giá 1,7 tỷ USD do Trung Quốc tài trợ – một dự án sẽ xóa sổ ngôi nhà lợp mái tôn của Sarin. Kênh đào Phù Nam (Funan Techo canal) sẽ kết nối trực tiếp Phnom Penh với các cảng biển của Campuchia trên Vịnh Thái Lan, thoát khỏi con đường vốn do Việt Nam trấn giữ ngay cửa sông Mekong, một trong những tuyến đường thủy lớn nhất châu Á. Continue reading “Kênh đào Phù Nam do Trung Quốc tài trợ chia rẽ Campuchia và Việt Nam”

Về những vấn đề nóng phủ bóng cuộc họp Nhân đại Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “The story behind Chinese leaders’ unspoken words“, Nikkei Asia, 14/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thông tin về vị cựu ngoại trưởng và Nhật Bản đã không được nhắc đến tại Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc.

Trong chính trị Trung Quốc, những điều không được nói ra thường ám chỉ một sự thật phũ phàng.

Điều này càng trở nên rõ ràng hơn tại Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Nhân đại) năm nay, kết thúc vào ngày 11/03 vừa qua, nhưng để lại một loạt câu hỏi chưa được trả lời. Continue reading “Về những vấn đề nóng phủ bóng cuộc họp Nhân đại Trung Quốc”

Tại sao NATO không nên chấp nhận Ukraine?

Nguồn: Stephen M. Walt, “NATO Should Not Accept Ukraine—for Ukraine’s Sake,” Foreign Policy, 05/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dưới đây là năm lý do tại sao việc mở rộng NATO sẽ khiến tình hình trở nên tệ hơn cho Kyiv.

Trong lúc cục diện chiến trường xoay chuyển theo hướng bất lợi cho Ukraine, và giữa bối cảnh có những nghi ngờ về việc liệu Quốc hội Mỹ có thông qua một đợt viện trợ mới hay không, các chuyên gia có ảnh hưởng như cựu lãnh đạo NATO Anders Fogh Rasmussen và cựu Đại sứ Mỹ tại NATO Ivo Daalder đang lặp lại lời kêu gọi trước đó của họ về việc đưa Ukraine vào NATO sớm hơn. Bước đi này vừa được cho là một cách để thuyết phục Nga rằng chiến dịch quân sự của họ không thể giữ Ukraine nằm ngoài liên minh, vừa là động thái cần thiết để cung cấp an ninh đầy đủ cho Ukraine khi chiến tranh cuối cùng cũng kết thúc. Continue reading “Tại sao NATO không nên chấp nhận Ukraine?”